Kết Quả Khảo Sát Thực Trạng Quản Lí Hoạt Động Của Tổ Chuyên Môn


các ngày kỷ niệm như 20/11; 08/3;…còn thao giảng ở tổ chuyên môn thường không chú ý đến việc đánh giá hiệu quả của việc sử dụng TBDH mà chỉ đi sâu vào nhận xét nội dung giảng dạy, cách thức tổ chức lớp học và PPDH của GV.

2.4.1.4. Quản lí hoạt động của tổ chuyên môn

Hoạt động của các tổ chuyên môn sẽ quyết định chất lượng của các bộ môn trong nhà trường. Nếu lãnh đạo nhà trường quản lí tốt hoạt động của tổ chuyên môn nói chung và hoạt động của tổ chuyên môn Vật lí nói riêng thì chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo của nhà trường sẽ rất cao. Kết quả khảo sát trạng quản lí hoạt động của tổ chuyên môn với đối tượng là CBQL, GVBM Vật lí ở các trường thu được kết quả là:

Bảng 2.23. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí hoạt động của tổ chuyên môn



TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Hiệu quả thực hiện

ĐTB

Hạng

ĐTB

Hạng

1

Qui định chế độ sinh hoạt chuyên môn định kì 2 tuần/lần.

4.00

1

3.84

2

2

Qui định chế độ báo cáo về tình hình giảng dạy của GV, tình hình học tập bộ môn Vật lí của HS.

3.78

4

3.72

5

3

Kiểm tra kế hoạch hoạt động của tổ.

3.82

3

3.78

4

4

Kiểm tra kế hoạch thao giảng, dự giờ, TNTH của tổ chuyên môn.

3.72

5

3.68

6

5

Kiểm tra việc thực hiện kiểm tra định kì, kiểm tra thường xuyên, đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của HS.

3.64

6

3.64

7

6

Kiểm tra việc thực hiện chuyên đề ngoại khóa của tổ chuyên môn.

3.52

7

3.62

8

7

Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên cho GV.

2.38

8

3.88

1

8

Kiểm tra việc lưu trữ hồ sơ của tổ chuyên môn.

3.88

2

3.82

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí các trường trung học phổ thông ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long - 11

(Nguồn: Khảo sát tại các trường THPT ở huyện Trà Ôn tháng 4 năm 2018)


Bảng số liệu cho thấy, thực trạng quản lí hoạt động của tổ chuyên môn Vật lí được lãnh đạo các trường rất quan tâm chỉ đạo, hầu hết các nội dung được CBQL,

GVBM Vật lí đánh giá ở mức rất thường xuyên có ĐTB dao động từ 3.52 4.00

hiệu quả rất cao có ĐTB dao động từ 3.62 3.88 . Đặc biệt, nội dung tổ chức bồi

dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên cho GV được CBQL, GVBM Vật lí đánh giá ở mức không thường xuyên có ĐTB = 2.38 (xếp hạng 8), nhưng hiệu quả lại cao nhất ĐTB = 3.88 (xếp hạng 1). Qua trao đổi với tổ trưởng chuyên môn ở các trường, tôi biết được nguyên nhân: do áp lực công việc nhiều, nên trong các cuộc họp tổ chuyên môn chủ yếu đi sâu vào truyền đạt các sự vụ hành chính, ít trao đổi về chuyên môn.

2.4.2. Thực trạng quản lí hoạt động học môn Vật lí của học sinh‌

2.4.2.1. Quản lí mục tiêu, nội dung học tập của học sinh và quản lí nền nếp, thái độ học tập môn Vật lí của học sinh

* Quản lí mục tiêu, nội dung học tập của học sinh

Quản lí HĐDH môn Vật lí bắt buộc CBQL nhà trường phải đặc biệt chú ý đến việc quản lí mục tiêu, nội dung học tập bộ môn Vật lí của HS. Trong khâu quản lí hoạt động học tập bộ môn này thì GVBM là người đóng vai trò chủ đạo, là người trực tiếp quản lí: mục tiêu, tài liệu tự học của HS; phương pháp tự học của HS; việc thực hiện kế hoạch học tập bộ môn của HS; giáo dục động cơ, thái độ mục đích học tập đúng đắn cho HS thông qua các hoạt động giáo dục; kiểm tra khả năng tự học của HS qua sách, báo, internet hay tự làm các thí nghiệm để kiểm chứng lí thuyết đã học; kiểm tra việc ghi chép bài và làm bài tập của học sinh. Nhằm tìm hiểu thực trạng việc quản lí các nội dung vừa nêu, tôi lập phiếu khảo sát với các đối tượng là CBQL, GVBM Vật lí thì thu được kết quả như sau:


Bảng 2.24. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí mục tiêu, nội dung học tập môn Vật lí của học sinh

TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

T

K

TB

Y

ĐTB

Hạng

1

Quản lí mục tiêu, tài liệu tự học của HS.

8

11

16

15

2.24

6

2

Quản lí phương pháp tự học của HS.

35

9

6

0

3.58

2

3

Quản lí việc thực hiện kế hoạch học tập bộ

môn của HS.

32

14

4

0

3.56

3

4

Quản lí giáo dục động cơ, thái độ mục đích học tập đúng đắn cho HS thông qua

các hoạt động giáo dục.

44

6

0

0

3.88

1

5

Kiểm tra khả năng tự học của HS qua sách, báo, internet hay tự làm các thí

nghiệm để kiểm chứng lí thuyết đã học.

12

14

11

13

2.50

4

6

Kiểm tra việc ghi chép bài và làm bài tập

của HS.

11

12

12

15

2.38

5

(Nguồn: Khảo sát tại các trường THPT ở huyện Trà Ôn tháng 4 năm 2018)

Thực tế cho thấy, nội dung thực hiện rất tốt được CBQL, GVBM Vật lí đánh giá rất cao với ĐTB = 3.88 (xếp hạng 1) là việc quản lí giáo dục động cơ, thái độ mục đích học tập đúng đắn cho HS thông qua các hoạt động giáo dục. Điều này khẳng định rằng trong quá trình đứng lớp giảng dạy thì GVBM Vật lí ngoài việc truyền thụ những kiến thức bộ môn đến các em HS, còn chú ý đến việc giáo dục động cơ, thái độ mục đích học tập đúng đắn cho HS, hay nói cách khác GVBM Vật lí đã làm tốt nhiệm vụ “Dạy chữ - dạy người”.

Tuy nhiên, số liệu cũng chỉ ra rằng, việc quản lí mục tiêu, tài liệu tự học của HS chỉ đạt ở mức độ trung bình với ĐTB = 2.14 (xếp hạng 6), đặc biệt trong thời đại CNTT 4.0 mà quản lí khả năng tự học của HS qua sách báo, qua internet chỉ đạt mức độ trung bình với ĐTB = 2.50 (xếp hạng 4); nội dung kiểm tra việc ghi chép bài và làm bài tập của học sinh đạt mức độ trung bình với ĐTB = 2.38 (xếp hạng 5). Qua trao đổi với GVBM Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long


đều có chung nhận định là: số lượng HS trên lớp khá đông nên việc quản lí khả năng tự học của HS thì GVBM gặp rất nhiều khó khăn, GVBM chỉ làm khá tốt khâu tuyên truyền giới thiệu các kênh thông tin và các trang Web tin cậy để HS truy cập và khai thác, còn công việc kiểm tra thì hầu như bỏ ngõ, kiểm tra việc ghi chép tập của HS cũng không được thực hiện thường xuyên vì số lượng HS đông, GVBM chủ yếu photo tài liệu học tập cho các em. CBQL nhà trường cũng chưa có giải pháp cụ thể để hướng dẫn GVBM Vật lí thực hiện tốt nội dung vừa nêu, mà chỉ nhắc qua loa trong các buổi họp Ban giám hiệu mở rộng, họp hội đồng sư phạm, họp tổ chuyên môn.

* Quản lí nền nếp, thái độ học tập môn Vật lí của học sinh

Quản lí tốt nền nếp, thái độ học tập của HS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Để tìm hiểu thực trạng này tôi khảo sát với CBQL, GVBM Vật lí và HS ở các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long và thu được kết quả sau:

Bảng 2.25. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí nền nếp, thái độ học tập môn Vật lí của học sinh


TT


Nội dung

Mức độ

thực hiện

Hiệu quả

thực hiện

ĐTB

Hạng

ĐTB

Hạng

1

Xây dựng nội qui HS của trường.

3.72

1

3.76

1

2

Qui định việc học môn Vật lí cho HS của GV

bộ môn.

3.51

2

3.65

2

3

Kiểm tra việc chuẩn bị bài, làm bài môn Vật

lí của HS thường xuyên, định kì và đột xuất.

3.31

3

3.48

3

4

Thông báo kết quả học tập môn Vật lí cho

PHHS định kì 2 tháng/lần.

3.21

4

3.31

4

5

Biểu dương, khen thưởng HS có thành tích

xuất sắc môn Vật lí.

1.74

5

2.07

5

(Nguồn: Khảo sát tại các trường THPT ở huyện Trà Ôn tháng 4 năm 2018)


Kết quả khảo sát cho thấy, các trưỡng có quan tâm quản lí nền nếp, thái độ học tập môn Vật lí của học sinh nên ở các nội dung này được đánh giá ở mức rất thường xuyên và hiệu quả rất cao, cụ thể các nội dung như: xây dựng nội qui học sinh của trường có ĐTB = 3.72 (xếp hạng 1) và hiệu quả cao nhất (ĐTB = 3.76), nội dung qui định việc học môn Vật lí cho HS của GVBM có ĐTB = 3.51 (xếp hạng 2). Tuy nhiên, nội dung biểu dương, khen thưởng HS có thành tích xuất sắc môn Vật lí thì CBQL và GVBM Vật lí đánh giá ở mức hầu như không thực hiện với ĐTB = 1.74 (xếp hạng 5). Qua trao đổi với CBQL các trường, tôi biết được nguyên nhân là: kinh phí để khen thưởng cho HS không có, lãnh đạo nhà trường cũng chưa làm tốt công tác xã hội hóa, để lập quĩ khen thưởng HS có thành tích xuất sắc trong học tập.

Mặt khác, việc thông báo kết quả học tập môn Vật lí cho PHHS định kì 2 tháng/lần để họ có biện pháp quản lí nhưng các trường chỉ thực hiện ở mức thường xuyên có ĐTB = 3.2 (xếp hạng 4). Qua trao đổi với CBQL các trường, tôi thấy việc quản lí nền nếp học tập bộ môn Vật lí các trường chưa được quan tâm đúng mức.

2.4.2.2. Quản lí kĩ năng học tập môn Vật lí của học sinh

Để tìm hiểu thực trạng về quản lí kĩ năng học tập môn Vật lí của học sinh tôi lập phiếu khảo sát với các nội dung: hướng dẫn xây dựng kế hoạch và nội dung tự học cho học sinh; kiểm tra hoạt động tự học của học sinh thường xuyên; phát động các phong trào thi đua học tập của bộ môn; tổ chức cho học sinh báo cáo trong các tiết sinh hoạt dưới cờ về phương pháp tự học tốt bộ môn; GVBM trong các tiết dạy trên lớp, tăng cường bồi dưỡng phương pháp học tập và kĩ năng tự học cho HS, với đối tượng CBQL, GVBM và HS các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.


Bảng 2.26. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí kĩ năng học tập môn Vật lí của học sinh


TT


Nội dung

Mức độ

thực hiện

Hiệu quả

thực hiện

ĐTB

Hạng

ĐTB

Hạng

1

Hướng dẫn xây dựng kế hoạch và nội dung

tự học cho HS.

3.31

1

3.48

2

2

Kiểm tra hoạt động tự học của HS thường

xuyên.

1.74

5

3.76

1

3

Phát động các phong trào thi đua học tập

của bộ môn.

2.13

3

2.96

4

4

Tổ chức cho HS báo cáo trong các tiết sinh hoạt dưới cờ về phương pháp tự học tốt bộ

môn.

2.07

4

2.85

5

5

GVBM trong các tiết dạy trên lớp, tăng

cường bồi dưỡng phương pháp học tập và kĩ năng tự học cho HS.

2.26

2

3.13

3

(Nguồn: Khảo sát tại các trường THPT ở huyện Trà Ôn tháng 4 năm 2018)

Bảng số liệu cho thấy, thực trạng quản lí kĩ năng học tập môn Vật lí của HS chưa được CBQL, GVBM Vật lí quan tâm chỉ đạo và thực hiện. Cụ thể, chỉ có nội dung hướng dẫn xây dựng kế hoạch và nội dung tự học cho học sinh được đánh giá ở mức rất thường xuyên có ĐTB = 3.31 (xếp hạng 1), còn các nội dung còn lại chỉ ở

mức rất thấp có ĐTB dao động từ 1.74 2.04 . Đặc biệt nội dung kiểm tra hoạt

động tự học của HS thường xuyên, được đánh giá hiệu quả nhất (ĐTB = 3.76) nhưng GVBM Vật lí ít thường xuyên sử dụng (ĐTB = 1.74). Qua trao đổi với các GVBM Vật lí, tôi biết được nguyên nhân: GVBM lên lớp chỉ lo tổ chức lớp học hết tiết phải hết bài dạy, ngoài ra còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo nhà trường phân công như hướng dẫn HS tham gia các cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn”, “Nghiên cứu khoa học kĩ thuật”, “An


toàn giao thông”,… nên GVBM cũng không có nhiều thời gian để kiểm tra hoạt động tự học của HS.

2.4.2.3. Quản lí việc phối hợp với các lực lượng giáo dục để quản lí hoạt động học tập môn Vật lí của học sinh

Việc phối hợp giữa nhà trường và PHHS có ý nghĩa quyết định đến kết quả học tập của HS trong đó có bộ môn Vật lí. Nếu lãnh đạo nhà trường quản lí được việc phối hợp các lực lượng trong nhà trường với PHHS trong việc học tập của HS thì chất lượng giảng dạy của nhà trường chắc chắn được nâng cao. Để khảo sát thực trạng này, tôi lập phiếu khảo sát ở ba đối tượng CBQL, GVBM Vật lí và HS các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.

Bảng 2.27. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí việc phối hợp với các lực lượng giáo dục để quản lí hoạt động học tập môn Vật lí của học sinh


TT


Nội dung

Mức độ

thực hiện

Hiệu quả

thực hiện

ĐTB

Hạng

ĐTB

Hạng

1

GV dạy bộ môn Vật lí xây dựng mối quan hệ

thân thiện, gần gũi với HS.

2.31

4

3.82

1

2

GVCN lớp động viên khích lệ kịp thời để các

em thực hiện tốt nền nếp và có thái độ nghiêm túc trong học tập.

3.15

2

3.48

3

3

Nhân viên thiết bị nhà trường tạo điều kiện

cho các em hoàn thành các bài TNTH.

3.24

1

3.45

4

4

Đoàn thanh niên phối hợp với TTCM tổ chức các buổi ngoại khóa gắn với các kiến thức

chuyên môn Vật lí.

2.71

3

2.96

5

5

PHHS quản lí việc học tập ở nhà của HS, tạo

điều kiện tốt nhất cho các em học tập.

2.26

5

3.78

2

(Nguồn: Khảo sát tại các trường THPT ở huyện Trà Ôn tháng 4 năm 2018)

Bảng số liệu cho thấy, các trường chưa phối hợp tốt với các lực lượng trong và ngoài nhà trường để quản lí học tập bộ môn Vật lí cho HS. Vì vậy, CBQL và GVBM,


HS đánh giá mức độ thực hiện chỉ ở mức thường xuyên hoặc không thường xuyên với ĐTB dao động từ 2.26 3.24 . Đặc biệt, nội dung GVBM Vật lí xây dựng mối quan hệ thân thiện, gần gũi với HS có hiệu quả cao nhất (ĐTB = 3.82), nhưng GVBM thực hiện ở mức độ không thường xuyên có ĐTB = 2.31 (xếp hạng 4). Qua trao đổi với các GVBM Vật lí ở các trường, tôi ghi nhận được nguyên nhân: HS ở các trường thuộc vùng sâu các em rất rụt rè, nhút nhác nên ngại tiếp xúc với thầy cô, mặt khác GVBM đa số đều khá nghiêm khắc với HS, vì cho rằng nếu gần gũi thân thiết với HS thì dẫn đến các em sẽ không sợ, ỷ lại từ đó không học bài và làm bài.

Mặt khác, thực tế cũng cho thấy, lãnh đạo nhà trường, GVBM cũng ít thường xuyên phối hợp với PHHS trong việc quản lí nhiệm vụ học tại nhà của các em nên điểm đánh giá ở mức trung bình (ĐTB = 2.26), nhưng hiệu quả lại rất cao (3.78). Qua trao đổi với CBQL và GVBM, tôi ghi nhận được nguyên nhân: PHHS đa số ở xa trường, chỉ quan tâm đến làm ăn kinh tế còn việc học của con thì “khoán trắng” cho nhà trường, ít liên hệ với nhà trường để trao đổi thông tin về kết quả học tập của con em.

2.4.3. Hoạt động quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Vật‌

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Vật lí là hoạt động không thể thiếu của

CBQL nhà trường và của GVBM Vật lí, đây là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ nhận thức và năng lực học tập bộ môn Vật lí của HS, từ đó CBQL và GVBM Vật lí sẽ phát hiện các em có năng lực giỏi để bồi dưỡng cho các em thi HSG các cấp, đồng thời cũng có cơ sở để đưa ra các giải pháp phù hợp giúp các em HS có năng lực yếu, kém vươn lên trung bình, khá. Thông qua việc quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá môn Vật lí, lãnh đạo nhà trường sẽ đánh giá được chất lượng HĐDH bộ môn tại đơn vị, để kịp thời có các biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng học tập bộ môn. Kết quả khảo sát thực trạng về nội dung này được CBQL, GVBM đánh giá cụ thể là:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/06/2023