Khái Quát Về Trường Cao Đẳng Sư Phạm Điện Biên

hội, huy động mọi lực lượng tham gia và hỗ trợ giáo dục để thực hiện được các mục tiêu đào tạo.

+ Điều kiện kinh tế văn hoá xã hội ở địa phương: Có ảnh hưởng tới chất lượng dạy và học của nhà trường.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1


Trong các hoạt động quản lý giáo dục của nhà trường, quản lý HĐDH là việc làm thường xuyên, mang tính liên tục nó được tiến hành trước, trong và sau HĐDH, nó bao hàm toàn bộ nội dung, tiến trình của HĐDH. Tuy nhiên, để quản lý hoạt động này một cách hiệu quả là việc làm không phải dễ.

Trong chương 1 của luận văn, trên cơ sở phân tích các tài liệu trong và ngoài nước về dạy học và quản lý hoạt động dạy học, chúng tôi đã trình bày một vài khái niệm, các thuật ngữ, nội dung về quản lý HĐDH tiếng Anh ở trường CĐ liên quan đến những vấn đề nghiên cứu của đề tài về quản lý HĐDH môn tiếng Anh theo CĐR.

Để quá trình quản lý HĐDH môn tiếng Anh theo CĐR cho SV tại các trường CĐ có chất lượng, người quản lý cần tìm ra những biện pháp quản lý có hiệu quả và phù hợp với hoàn cảnh, đặc thù riêng của từng trường trên cơ sở vận dụng lý luận khoa học quản lý và quản lý giáo dục để tổ chức chỉ đạo, điều hành có hiệu quả cao, phát huy được sức mạnh của các lực lượng sư phạm tham gia vào quản lý HĐDH môn tiếng Anh nhằm góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo của nhà trường nói riêng và của ngành giáo dục nói chung.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

MÔN TIẾNG ANH THEO CHUẨN ĐẦU RA TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN‌

2.1. Khái quát về trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên

2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của nhà trường

Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục miền núi của Đảng, Bác Hồ, ngày 22 /7 /1963, Ủy ban hành chính tỉnh Lai Châu ra quyết định số 246/QĐ/TT thành lập Trường Sư phạm Cấp I Lai Châu (tiền thân của trường CĐSP Điện Biên ngày nay). Từ ngày thành lập đến năm 1996 trường đã qua 8 lần di chuyển và sơ tán từ Mường Tùng đến Pa Ham, Phong Thổ, Noong Hẹt, Noong Bua, Tuần Giáo,... đến thành phố Điện Biên Phủ.

Theo Quyết định số 5520/QĐ-BGD&ĐT ngày 13/12/2000 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Trường Sư phạm Cấp I Lai Châu đã được nâng cấp thành Trường CĐSP Điện Biên. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, nhiều thế hệ HSSV đã trưởng thành, mang ánh sáng văn hóa, tri thức khoa học đến với bản, làng Tây Bắc, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Điện Biên nói riêng và cả nước nói chung.

Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên hiện nay có 141 giảng viên, trong đó có: 06 tiến sĩ, 97 thạc sĩ, 38 đại học (20 giảng viên đang học cao học). Trường có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng GV có trình độ CĐSP và các trình độ thấp hơn; bồi dưỡng cán bộ quản lý và nhân viên nghiệp vụ giáo dục trường THCS, tiểu học, mầm non; nghiên cứu khoa học. Với ngành đào tạo ở trình độ Cao đẳng chuyên ngành sư phạm như: Sư phạm Toán học; Sư phạm Sinh học; Sư phạm Ngữ văn; Sư phạm Lịch sử; Sư phạm Tiếng anh; Giáo dục Tiểu học; Giáo dục Mầm non; Giáo dục thể chất trường các ngành đào tạo ở trình độ cao đẳng ngoài sư phạm như: Công tác xã hội; Tin học ứng dụng; Việt Nam học; Quản trị văn phòng. Số lượng sinh viên tham gia học tại trường có những năm học lên tới

gần 3000 sinh viên (năm học 2011 - 2012 trường có 2667 sinh viên). Do nhu cầu của tỉnh về nguồn nhân lực giảm dẫn tới quy mô sinh viên chính quy của nhà trường giảm mạnh: năm học 2012 - 2013 có 2306 sinh viên, năm học 2013- 2014 có 1797 sinh viên, cho đến nay năm học 2018 - 2019 chỉ còn 578 sinh viên).

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

- Ban Giám hiệu: 03 người; trong đó: 01 Hiệu trưởng và 02 Phó Hiệu trưởng.

- Có 06 phòng chức năng: phòng Đào tạo & NCKH; phòng Khảo thí và KĐCLGD; phòng Hành chính-Quản trị; phòng Kế hoạch - Tài chính; phòng Tổ chức cán bộ; phòng Công tác HSSV.

- Có 04 Khoa: Khoa Tiểu học; Khoa Tự Nhiên; Khoa Xã hội; Khoa Bồi dưỡng.

- Có 02 tổ chuyên môn: Tổ Chính trị-Tâm lý giáo dục, Tổ Thể chất- Quốc phòng.

- 01 Trung Ngoại ngữ-Tin học và Hỗ trợ học tập

- 01 Ban quản lý khu nội trú

- Các tổ chức Chính trị-Xã hội: Đảng bộ trường; Công đoàn trường; Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Sinh viên; Hội Khuyến học; Hội chữ thập đỏ.

2.1.3. Vài nét về SV của nhà trường

SV của nhà trường có độ tuổi từ 18 đến 22 tuổi, nhiệt tình, ham học hỏi giàu ước mơ, hoài bão; đa số là con em của nhân dân các dân tộc thiểu số trong tỉnh nên gắn bó với nhau và gắn bó với địa phương.

Đó là điều kiện thuận lợi trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015 - 2020, tỉnh Điện Biên rất quan tâm tới lĩnh vực GD&ĐT, nhằm đào tạo đội ngũ trí thức trẻ đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển tỉnh Điện Biên trong thời kỳ mới.

Bên cạnh những thuận lợi là một số khó khăn:

Điện Biên là một tỉnh miền núi, biên giới, kinh tế, xã hội chậm phát triển. Theo số liệu của phòng Công tác sinh viên, tính đến ngày 28/11/2018, toàn trường CĐSP Điện Biên có 578 SV đang theo học hệ Cao đẳng. Trong đó sinh viên thuộc dân tộc thiểu số như Mông, Thái, Hà Nhì..., chiếm tỉ lệ hơn 90%. Đặc biệt, có 45 sinh viên nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đang theo học tại trường. Nhìn chung, trình độ nhận thức của SV trong nhà trường không đồng đều, còn nhiều hạn chế. Do SV của nhà trường gồm nhiều dân tộc thiểu số khác nhau, mỗi dân tộc lại có những nét đặc thù riêng về ngôn ngữ, chữ viết, phong tục tập quán, văn hóa...đó cũng là những rào cản trong việc giáo dục cho các em một khung chuẩn mực chung.

Với những nét đặc thù như trên, để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo cho SV cần có sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành chức năng, Ban Giám hiệu nhà trường, các nhà QLGD, các thầy cô giáo, các đoàn thể chính trị, chính quyền địa phương và gia đình, để có những biện pháp phù hợp.

2.1.4. Thực trạng về tổ bộ môn tiếng Anh của nhà trường

2.1.4.1. Tình hình chung của tổ tiếng Anh

Đội ngũ giảng viên giảng dạy tiếng Anh của Tổ gồm: 09 GV cơ hữu, trong đó: 01 Tiến sỹ, 04 Thạc sỹ, 03 GV đang học cao học, còn lại là trình độ Đại học.

Trường hiện không có lớp tiếng Anh chuyên ngành do những năm gần đây (từ năm học 2015 - 2016 đến nay) nguồn tuyển sinh khó khăn và nhu cầu nguồn nhân lực của tỉnh giảm, nên giáo viên trong tổ hiện nay chỉ tham gia giảng dạy ở các lớp tiếng Anh không chuyên.

2.1.4.2. Nhiệm vụ và chức năng của tổ tiếng Anh

Đào tạo đội ngũ GV giảng dạy tiếng Anh ở bậc THCS và ở bậc tiểu học có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp giáo dục đào tạo và nhu cầu xã hội. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các trường, cơ quan, đơn vị sự nghiệp,… trên địa bàn tỉnh.

Trang bị kiến thức tiếng Anh cơ bản cho sinh viên không chuyên ngữ trong trường để có thể giúp họ có điều kiện tham khảo tư liệu bằng tiếng Anh, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của mình.

Tham gia nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm phục vụ việc giảng dạy của bộ môn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành tốt mục tiêu đào tạo của trường.

Xây dựng đề cương chi tiết môn học cho các sinh viên lớp chuyên và không chuyên theo từng học phần.

Hiện tại tổ tiếng Anh tham gia giảng dạy 12 lớp với tổng số 578 SV. Tuy nhiên hơn 90% SV là người dân tộc thiểu số như Mông, Thái,...nên việc tiếp thu của SV cũng rất nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, tổ tiếng Anh chỉ tham gia giảng dạy là chính, còn quản lý SV chỉ là những SV thuộc Khoa Xã Hội mà tổ ngoại ngữ đang trực thuộc, còn những SV không chuyên tùy theo các ngành học thuộc các khoa khác nhau quản lý.

2.2. Những vấn đề chung về khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Nhằm thu thập số liệu, thông tin chính xác, xử lý dữ liệu, phân tích và đánh giá được thực trạng dạy học và quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo CĐR ở Trường CĐSP Điện Biên, cung cấp những minh chứng cần thiết làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý HĐ dạy học tiếng Anh theo CĐR nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Thực trạng mức độ thực hiện các khâu của hoạt động dạy học tiếng Anh theo CĐR.

Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo CĐR và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo CĐR ở trường CĐSP Điện Biên.

2.2.3. Phương pháp khảo sát

Sử dụng mẫu phiếu điều tra

Mẫu 1: Điều tra thực trạng mức độ thực hiên các khâu của hoạt động dạy học tiếng Anh theo CĐR.

Mẫu 2: Điều tra thực trạng quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo CĐR và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo CĐR.

2.2.4. Tiêu chí và thang đánh giá

- Đánh giá mức độ thực hiện các khâu của hoạt động dạy học tiếng Anh theo CĐR với tỉ lệ %.

- Đánh giá mức độ thực hiện công tác quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo CĐR theo thang điểm TB qua các tiêu chí thực hiện: Tốt (4 điểm), Khá (3 điểm), Trung bình (2 điểm) và Chưa tốt (1 điểm).

- Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo CĐR thông qua tỉ lệ %.

2.2.5. Đối tượng khách thể khảo sát

Khảo sát trên cán bộ quản lý (31), giảng viên bộ môn tiếng Anh (09) và sinh viên trường CĐSP Điện Biên (200 SV)

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng

2.3.1. Thực trạng hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chuẩn đầu ra tại Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên

2.3.1.1. Nhận thức của CBQL-GV và SV về tầm quan trọng của hoạt động dạy học Tiếng Anh theo chuẩn đầu ra

Dạy học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là cung cấp cho người học một phương tiện giao tiếp mới ngoài tiếng mẹ đẻ. Trong quá trình giảng dạy các học phần tiếng Anh cho SV tại trường CĐSP Điện Biên là giúp SV nắm vững

những kiến thức cơ bản, kỹ năng học ngoại ngữ. Khi các em đã có hệ thống khối

lượng kiến thức và phương pháp học ngoại ngữ, GV cần giúp SV phát triển khẩu ngữ thông qua các kỹ năng và sử dụng chính ngôn ngữ đó để phát triển, để giao tiếp giúp các em có thể vững vàng trong công việc sau này và đáp ứng được các yêu cầu được đặt ra. Như vậy có thể nói về bản chất giảng dạy nói chung và dạy ngoại ngữ nói riêng, là quá trình thiết kế và góp phần thi công của GV, học tập là quá trình tự thiết kế và trực tiếp thi công của SV với sự hướng dẫn và hỗ trợ của GV nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả trong công tác giáo dục.

Công việc giảng dạy cho SV tại trường CĐSP Điện Biên được thực hiện trong điều kiện tương đối thuận lợi, đa phần SV có ý thức học tập cao, tuy nhiên do chất lượng đầu vào còn thấp nên tiếng Anh của nhiều SV còn chưa tốt, SV đến từ các khối học khác nhau, điều này dẫn đến sự chênh lệch đáng kể về trình độ giữa các lớp, nhiều SV còn chưa nhận thức được hết vai trò và ý nghĩa của chương trình học. Tâm lý của một bộ phận SV chưa thật sự thoải mái hoặc hầu như không thích nên cũng không đầu tư, quan tâm nhiều đến tiếng Anh. Trong điều kiện như vậy, GV phải là người thực sự yêu nghề, nhiệt tình, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực sư phạm và tinh thần trách nhiệm cao mới đáp ứng được yêu cầu công việc. Đối với từng kỹ năng dạy, GV phải thực sự yêu thích, say mê với môn học đó mới tạo ra được hứng thú tới SV. Bên cạnh đó, GV cũng cần tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp, tìm hiểu kỹ nội dung để truyền thụ cho SV hiểu bài và vận dụng vào thực tế.

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của 40 CBQL-GV và 200 SV về mức độ nhận thức tầm quan trọng của hoạt động dạy học tiếng Anh theo CĐR (câu hỏi 1, phụ lục 1&2) và đã thu được kết quả ở bảng dưới đây.


Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL - GV và SV về tầm quan trọng của hoạt động dạy học Tiếng Anh theo chuẩn đầu ra



STT

Dạy học tiếng Anh đáp ứng chuẩn đầu ra…

CBQL&GV

SV

RQT

QT

BT

KQT

RQT

QT

BT

KQT

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách SV đáp

ứng yêu cầu của XH


31


77.5


5


13


4


10.0


0


0.0


105


52.5


55


27.5


12


6.0


28


14.0

2

giúp sinh viên có kiến

thức cơ bản về ngôn ngữ

32

80.0

8

20

0

0.0

0

0.0

155

77.5

32

16.0

13

6.5

0

0.0

3

phát triển tư duy ngoại

ngữ cho sinh viên

35

87.5

5

12.5

0

0.0

0

0.0

169

84.5

28

14.0

3

1.5

0

0.0


4

hình thành các kỹ năng cần thiết cho sinh viên, như KN tự học, KN phát hiện và giải quyết vấn đề, KN thích ứng với môi

trường, KN hợp tác,…


37


92.5


3


7.5


0


0.0


0


0.0


182


91.0


11


5.5


7


3.5


0


0.0


5

hình thành ý thức và trách nhiệm cá nhân đối với dân

tộc, đất nước.


23


57.5


11


27.5


4


10.0


5


12.5


111


55.5


40


20.0


40


20.0


7


3.5


6

giúp sinh viên có khả năng giao tiếp tốt bằng

ngôn ngữ Anh văn


38


95.0


2


5.0


0


0.0


0


0


179


89.5


13


6.5


4


2.0


2


1.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chuẩn đầu ra tại trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, tỉnh Điện Biên - 7

Ghi chú: RQT-Rất quan trọng;QT-Quan trọng;BT-Bình thường;KQT-Không quan trọng

(Nguồn: Kết quả điều tra 11/2018)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 08/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí