Thực Trạng Sử Dụng Các Phương Tiện, Đồ Dùng Dạy Học Tiếng Anh Đáp Ứng Chuẩn Đầu Ra Ở Trường Cđsp Điện Biên

tính chủ động học tập và kỹ năng thực hành của SV bị hạn chế. Qua khảo sát và trao đổi với một số CBQL, GV và SV, chúng tôi có một nhận xét khái quát: các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học được thường xuyên sử dụng ở trường CĐSP Điện Biên chủ yếu là các phương pháp và hình thức DH truyền thống. Các phương pháp và hình thức DH có tính năng động, có ảnh hưởng trực tiếp và tác động mạnh tới cá nhân sinh viên chưa được sử dụng nhiều. Vì thế chưa hoàn toàn tạo ra được hứng thú; chưa kích thích được tất cả SV nỗ lực học tập; chưa khơi dậy được hứng thú, ý thức tự giác của SV; chưa tạo ra được môi trường, bầu không khí học tập sống động và lôi cuốn SV tích cực tham gia vào hoạt động này. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả, chất lượng của hoạt động dạy học trong nhà trường.

2.3.1.5. Thực trạng sử dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học tiếng Anh đáp ứng chuẩn đầu ra ở trường CĐSP Điện Biên

Tại trường CĐSP Điện Biên hiện nay, việc đầu tư CSVC và TBDH chỉ đáp ứng được một phần, môn tiếng Anh chủ yếu thực hiện tiết dạy trên lớp học lý thuyết; nhà trường đã đầu tư được 02 phòng Lab, 04 máy cassette, và một số loa nhỏ, còn lại đa số GV chủ động chuẩn bị thiết bị dạy học cho giờ giảng của mình như: laptop, băng đĩa, tranh ảnh và các tài liệu tham khảo khác của nước ngoài v.v. nhưng chưa nhiều.

Để có cơ sở đánh giá thực trạng việc vận dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học cho SV ở trường CĐSP Điện Biên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của 40 cán bộ quản lý, giáo viên và 200 SV với câu hỏi số 5, phụ lục 1&2.


Bảng 2.5. Thực trạng vận dụng các phương tiện, đồ dùng DH tiếng Anh đáp ứng chuẩn đầu ra



STT

Phương tiện và đồ dùng dạy học

CBQL&GV

SV

TX

TT

HK

CBG

TX

TT

HK

CBG

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Internet

0

0.0

15

37.5

20

50.0

5

12.5

0

0.0

0

0.0

121

60.5

79

39.5

2

Tranh, ảnh, bản đồ, biểu đồ

15

37.5

25

62.5

0

0.0

0

0.0

78

39.0

112

56.0

10

5.0

0

0.0

3

Băng video/CD/DVD

9

22.5

26

65.0

5

12.5

0

0.0

76

38.0

113

56.5

11

5.5

0

0.0

4

Mô hình, mẫu vật

0

0.0

15

37.5

21

52.5

4

10.0

0

0.0

55

27.5

105

52.5

40

20.0

5

Phần mềm dạy học

0

0.0

5

12.5

7

17.5

18

45.0

0

0.0

0

0.0

25

12.5

175

87.5

6

Giáo án điện tử

35

87.5

5

12.5

0

0.0

0

0.0

179

89.5

21

10.5

0

0.0

0

0.0

7

Phấn, bảng

38

95.0

2

5.0

0

0.0

0

0.0

196

98.0

4

2.0

0

0.0

0

0.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chuẩn đầu ra tại trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, tỉnh Điện Biên - 9

Ghi chú: - Thường xuyên: TX - Thỉnh thoảng: TT - Hiếm khi: HK - Chưa bao giờ: CBG

(Nguồn: Kết quả điều tra 11/2018)


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Số liệu thống kê ở bảng 2.5 cho thấy: Nhìn chung tất cả các phương tiện, đồ dùng đều được sử dụng trong các giờ học nhưng mức độ sử dụng khác nhau.

Đồ dùng sử dụng thường xuyên nhất là: “Phấn, bảng” “Giáo án điện tử” có tỉ lệ phần trăm CBQL&GV = 95%; 87.5% và SV = 98%; 89.5%, còn phương tiện và đồ dùng “Tranh, ảnh, bản đồ, biểu đồ” chỉ chiếm tỉ lệ CBQL&GV = 37.5% và SV = 39% đánh giá ở mức độ thường xuyên. Đây chỉ là những phương tiện đồ dùng tối thiểu cho một giờ học. Trong khi đó các phương tiện và đồ dùng dạy học hiện đại chỉ đánh giá ở mức độ hiếm khi như “Internet” (CBQL&GV = 50% và SV = 60.5%), thậm chí có những hình thức chưa bao giờ được sử dụng như “Phần mềm dạy học” (CBQL&GV = 45% và SV = 87.5%), mặc dù việc sử dụng “Băng video/CD/DVD” đã được đánh giá là sử dụng thường xuyên nhưng cũng chỉ đạt (CBQL&GV = 22.5% và SV = 38%).

Như vậy, thông qua bảng số liệu ta thấy tỉ lệ sử dụng phương tiện và đồ dùng dạy học còn khá thấp, đặc biệt là các phương tiện và đồ dùng dạy học hiện đại so với yêu cầu của dạy học tiếng Anh theo CĐR. Từ đó, cho thấy trong hoạt động DH trường CĐSP Điện Biên việc sử dụng các phương tiện và đồ dùng dạy học chưa thường xuyên. Nguyên nhân của thực trạng này là do nhiều nguyên nhân như: phương tiện, đồ dùng dạy học của trường còn quá ít so với số lớp; chất lượng thiết bị chưa đảm bảo; ý thức bảo vệ đồ dùng và phương tiện dạy học chưa tốt, tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của việc tiếp thu tri thức của sinh viên, và dẫn đến chất lượng của giờ dạy chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

2.3.1.6. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập tiếng Anh của sinh viên theo chuẩn đầu ra ở trường CĐSP Điện Biên

Kiểm tra đánh giá là một bộ phận hợp thành, không thể thiếu được trong quá trình giáo dục. Qua việc kiểm tra đánh giá sẽ nắm bắt được chất lượng dạy và học ở từng GV, nó là cơ sở để đánh giá quá trình và hiệu quả của người dạy lẫn người học.

Để có cơ sở đánh giá thực trạng này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của 40 cán bộ quản lý, giáo viên và 200 SV với câu hỏi số 6, phụ lục 1&2

Bảng 2.6. Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả học tập tiếng Anh của sinh viên theo chuẩn đầu ra ở trường CĐSP Điện Biên


TT


Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV

CBQL&GV

SV

Đúng

K. Đúng

Đúng

K.Đúng

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Theo kế hoạch giảng dạy của

môn học

40

100

0

0.0

198

99

2

1.0

2

Thường xuyên và hệ thống

23

57.5

17

42.5

122

61

78

39

3

PP kiểm tra đa dạng (nói,

viết, thực hành, trắc nghiệm)

40

100

0

0.0

200

100

0

0.0

4

Có nội dung, tiêu chí cụ thể,

rõ ràng

13

32.5

27

67.5

81

40.5

119

59.5

5

Đảm bảo khách quan và tính

phát triển cho SV

40

100

0

0.0

196

98

4

2.0

6

Đánh giá toàn diện các mặt

(kiến thức, kỹ năng và thái độ)

25

62.5

15

37.5

118

59

82

41

7

Chủ yếu do GV thực hiện

39

97.5

1

2.5

200

100

0

0.0

8

Kết hợp đánh giá của GV và

tự đánh giá của SV

4

10

7

17.5

42

21

158

79

(Nguồn: Kết quả điều tra 11/2018)

Qua số liệu thống kê ở bảng 2.6 cho thấy: Chỉ có 59-62.5% có ý kiến được hỏi cho rằng việc đánh giá kết quả học tập của SV tại trường CĐSP Điện Biên là toàn diện đầy đủ các mặt. Còn lại không đồng tình với ý kiến này, qua tìm hiểu nguyên nhân chúng tôi được biết nhiều người cho rằng việc đánh giá kết quả học tập của SV tại trường CĐSP Điện Biên phần lớn dựa vào việc đánh giá kiến thức thu lượm được của SV là chính, chưa đi sâu vào đánh giá các kỹ năng hành động và thái độ, cảm xúc của SV trong học tập. Vì thế, kết quả đánh giá đôi khi thiếu khách quan và chưa hoàn toàn chính xác. Việc đánh giá kết quả học tập của SV như vậy chưa tạo ra được động lực để động viên, khích lệ các em tích cực học tập, rèn luyện. Không những thế nhiều khi nó còn gây ra những tác động phụ không đáng có như dẫn SV đến tình trạng chỉ lo nâng cao kết quả học tập để qua được bộ môn này mà ít chú ý đến rèn luyện để hoàn thiện bản thân.

Hình thức kiểm tra là kiểm tra đồng loạt theo kì, có thông báo trước khi kết thúc học phần.

Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV “Chủ yếu do GV thực hiện” chiếm tỉ lệ khá cao GV = 97.5% và SV = 100%. Trong khi đó hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV “Có nội dung, tiêu chí cụ thể, rõ ràng” “Kết hợp đánh giá của GV và tự đánh giá của SV” thấp nhất (CBQL&GV = 32.5%; 10% và SV = 40.5%; 21%). Điều này cho thấy hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV còn chưa cao và chưa thực sự đồng nhất, không khuyến khích được những mặt tích cực để phát huy và khắc phục những nhược điểm. Nên hoạt động dạy học chưa hoàn toàn đi vào thực chất, phát triển chưa nhanh.

Qua điều tra chúng tôi thấy bên cạnh những việc đã làm được như: kiểm tra đánh giá tương đối toàn diện về hầu hết các hoạt động trong nhà trường, các nội dung kiểm tra tương đối sát và có sự linh hoạt phù hợp với đối tượng và yêu cầu chung,… Bên cạnh đó còn một số điểm hạn chế trong công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên cần được khắc phục đó là: nội dung, tiêu chuẩn đánh giá còn chưa cụ thể rõ ràng; chú trọng nhiều ở kết quả bài thi để đánh giá; việc phối hợp tự đánh giá của SV với đánh giá của giáo viên còn hình thức và mờ nhạt.

2.3.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động DH tiếng Anh theo chuẩn đầu ra tại trường CĐSP Điện Biên

Để đánh giá mức độ thực hiện công tác quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo CĐR, chúng tôi tiến hành khảo sảo ý kiến của 18 CBQL và 9 GV tiếng Anh, thang điểm TB qua các tiêu chí thực hiện: Tốt (4 điểm), Khá (3 điểm), Trung bình (2 điểm) và Chưa tốt (1 điểm).

* Chuẩn đánh giá:

Mức 1 (Tốt): X = 3,25 đến 4,0

Mức 2 (Khá): X = 2,50 đến 3,24

Mức 3 (Trung bình): X = 1,75 đến 2,49 Mức 4 (Chưa tốt): X < 1,75

2.3.2.1. Thực trạng công tác kế hoạch hóa HĐDH tiếng Anh theo CĐR.

Để có cơ sở đánh giá thực trạng kế hoạch hóa hoạt động dạy học môn Tiếng Anh cho SV tại trường CĐSP Điện Biên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của 18 CBQL và 9 GV tiếng Anh với câu hỏi số 8 phụ lục 1 và được kết quả ở bảng 2.7:

Bảng 2.7. Mức độ kế hoạch hóa QL HĐDH tiếng Anh theo chuẩn đầu ra



TT

Kế hoạch quản lý hoạt động dạy học

MỨC ĐỘ


Điểm TB

T

K

BT

CT

SL

SL

SL

SL

1

Cho cả năm

5

20

2

0

3.11

2

Cho từng giai đoạn tương ứng với

từng trình độ

6

17

4

0

3.07

3

Tính khoa học, hợp lý và chặt chẽ

đảm bảo mục tiêu

4

19

4

0

3.00

4

Tính cụ thể, thiết thực của kế

hoạch QL HĐDH

3

20

4

0

2.96

3.04

(Nguồn: Kết quả điều tra 11/2018)

Qua bảng số liệu 2.7 cho thấy những vấn đề chất lượng kế hoạch yêu cầu về tính khoa học, hợp lý, chặt chẽ, đảm bảo mục tiêu cụ thể, chi tiết của kế hoạch cho một hoạt động rất quan trọng lại chưa được quan tâm, thể hiện ở “Tính khoa học, hợp lý và chặt chẽ đảm bảo mục tiêu” có điểm TB = 3.00 và “Tính cụ thể, thiết thực của kế hoạch QL hoạt động DH” với điểm TB = 2.96.

Qua trò chuyện, trao đổi với các CBQL và GV với kết quả khảo sát ý kiến thu nhận được, chúng tôi thấy Hiệu trưởng của trường CĐSP Điện Biên đã có chú ý đến công tác xây dựng kế hoạch cho hoạt động này hàng năm, theo từng giai đoạn đã được tiến hành thường xuyên. Mặc dù vậy nhưng vấn đề chất lượng kế hoạch và yêu cầu về tính khoa học, toàn diện, đồng bộ, cụ thể, chi tiết của kế hoạch cho một hoạt động rất quan trọng và vẫn còn nhiều điểm cần phải được tiếp tục quan tâm giải quyết.

Như vậy ta có thể đánh giá chung về thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động dạy học ở đây là mức khá (TB= 3.04). Thông qua đây chúng ta thấy rằng nhà quản lý và GV chưa có cái nhìn khái quát và cụ thể các hoạt động dạy học trong từng giai đoạn, nên dẫn tới hiệu quả đạt được chưa cao.

2.3.2.2. Thực trạng công tác tổ chức hoạt động DH tiếng Anh theo CĐR

Tìm hiểu việc triển khai tổ chức hoạt động DH môn Tiếng Anh cho SV ở trường CĐSP Điện Biên, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 18 CBQL và 9 GV tiếng Anh với câu hỏi số 9 phụ lục 1 và được kết quả ở bảng 2.8.

Bảng 2.8. Thực trạng công tác tổ chức QLHĐDH tiếng Anh theo CĐR



STT


Công tác tổ chức quản lý HĐDH

MỨC ĐỘ

Điểm TB

T

K

BT

CT

SL

SL

SL

SL


1

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cùng Hiệu

trưởng tham gia tổ chức và giám sát HĐDH môn học


8


10


9


0


2.96


2

Tổ chức thực hiện nội dung, chương trình dạy học môn học phù hợp với SV và đáp

ứng MT, nhiệm vụ DH


5


13


9


0


2.85


3

Tổ chức, phát động các hoạt động NCKH

phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của SV


2


10


3


12


2.07


4

Tổ chức phân công nhiệm vụ giảng dạy cụ thể, phù hợp cho từng cá nhân giảng viên

trong tổ


7


11


9


0


2.93

5

Tổ chức, triển khai các hoạt động sinh hoạt

của tổ chuyên môn

7

5

5

10

2.33

6

Tổ chức kiểm tra đánh giá các hoạt động

giảng dạy của GV và học tập của SV

6

10

11

0

2.81

7

Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và PPDH

cho GV

8

4

8

7

2.48


8

Tổ chức đổi mới phương pháp DH ở bộ môn theo hướng sử dụng các phương tiện,

kỹ thuật DH hiện đại trong DH ngoại ngữ


4


9


5


9


2.30

2.59

(Nguồn: Kết quả điều tra 11/2018)

Qua bảng số liệu 2.8 đã cho thấy việc tổ chức hoạt động dạy học môn Tiếng Anh cho SV ở trường CĐSP Điện Biên có sự đánh giá khác nhau. Hoạt

động quản lý “Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cùng Hiệu trưởng tham gia tổ chức và giám sát HĐDH môn học” và “Tổ chức kiểm tra đánh giá các hoạt động giảng dạy của GV và học tập của SV” được đánh giá cao nhất với điểm TB là 2.96 và 2.93. Hai hoạt động này được thực hiện tương đối tốt, bởi vì trong nhà trường đã nhận thức khá rõ vai trò quan trọng của hoạt động giám sát đôn đốc hoạt động dạy học và vai trò của kiểm tra, đánh giá. Bên cạnh đó bốn nội dung thực hiện chưa tốt nhất là “Tổ chức, phát động các hoạt động NCKH phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của SV”, “Tổ chức đổi mới phương pháp DH ở các bộ môn theo hướng sử dụng các phương tiện, kỹ thuật DH hiện đại”, “Tổ chức, triển khai các hoạt động sinh hoạt của tổ chuyên môn” “Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và PPDH cho GV” nên điểm trung bình chưa cao (< 2.50). Điểm trung bình của những hoạt động này thấp do nhiều nguyên nhân như: phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại còn chưa đầy đủ, kỹ năng tổ chức các phương pháp dạy học mới còn chưa thường xuyên, nhiều GV ngại, không hưởng ứng tham gia NCKH, hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn vẫn mang tính hình thức chủ yếu là triển khai các văn bản, hoàn thiện một số giấy tờ liên quan. Kết quả trên cho thấy việc triển khai kế hoạch, tổ chức hoạt động DH tiếng

Anh cho SV ở trường CĐSP Điện Biên còn chưa đồng bộ, chưa sâu rộng và triệt để tới tất cả các cá nhân, bộ môn. Đây là vấn đề nhà trường cần phải quan tâm, tháo gỡ để hoạt động dạy học môn Tiếng Anh cho SV thực sự là một công tác trọng tâm trong nhà trường.

2.3.2.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch HĐDH tiếng Anh theo CĐR

Để có cơ sở đánh giá thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động DH môn Tiếng Anh cho SV ở trường CĐSP Điện Biên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của 18 cán bộ quản lý và 9 giáo viên bộ môn TA ở trường CĐSP Điện Biên (câu hỏi số 10, phụ lục 1).

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 08/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí