Bảo Đảm Thực Hiện Chính Sách Hình Sự Của Đảng, Nhà Nước Ta.

phúc thẩm thẩm tra tính hợp pháp, có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm, phát hiện, khắc phục, sửa chữa những thiếu sót, sai phạm trong quá trình xét xử sơ thẩm.

Pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo của mình. Trước khi bắt đầu hoặc cho đến trước khi Hội đồng xét xử nghị án, bị cáo có quyền bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo. Việc sửa đổi, bổ sung đó không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo.

Khi xét xử phúc thẩm, Toà án xem xét lại phần của bản án bị kháng cáo và khi cần thiết có thể xem xét lại cả phần không bị kháng cáo. Song, Toà án cấp phúc thẩm không có nhiệm vụ xem xét lại phần của bản án không bị kháng cáo để tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với bị cáo.

Trước khi xét xử hoặc trong khi xét hỏi tại phiên toà phúc thẩm, bị cáo có quyền thu thập, bổ sung chứng cứ mới. Toà án có nghĩa vụ xem xét, đánh giá các chứng cứ mới này cùng với các chứng cứ trước đây.

Song song với việc bị cáo thực hiện quyền kháng cáo của mình, Toà án có nghĩa vụ xét xử lại vụ án nhưng không có quyền làm xấu hơn tình trạng của bị cáo, tức là không được tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với bị cáo. Đây là một bảo đảm pháp lý vô cùng quan trọng cho bị cáo thực hiện quyền bảo vệ quyền, lợi ích của mình, tạo cho tâm lý của bị cáo được ổn định, tin tưởng vào pháp luật và cơ quan bảo vệ pháp luật.

Và với kháng cáo của bị cáo, trong quá trình xét xử phúc thẩm, thấy có những căn cứ cho rằng bị cáo không phạm tội thì Toà án tuyên bố bị cáo không phạm tội, lưu bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.

Chương 3


Phương hướng hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền con người trong

xét xử hình sự ở nước ta hiện nay

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.


3.1. Quan điểm chung về phương hướng hoàn thiện

Thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân - 9


3.1.1. Bảo đảm thực hiện chính sách hình sự của Đảng, Nhà nước ta.


Quyền con người với các quy định cụ thể ở quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được khẳng định một cách trân trọng trong Hiến pháp 1992, thể hiện bản chất dân chủ - nhân đạo - tiến bộ của Đảng, Nhà nước ta cần được quán triệt để điều chỉnh và bảo vệ bằng các quy phạm của pháp luật hình sự, làm cơ sở để Toà án giải quyết các vụ án.

Trong thư gửi Hội thảo quốc gia nhân kỷ niệm 50 năm Tuyên ngôn nhân quyền Thế giới do Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban tư tưởng văn hoá Trung ương, Bộ ngoại giao, trung tâm Khoa học và nhân văn Quốc gia tổ chức tháng 12/1998, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã khẳng định lại quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là:"Bảo vệ và phát triển quyền con người không chỉ là một nhiệm vụ lớn hiện nay mà chính là lý tưởng phấn đấu của những người Cộng sản; là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa; là cốt lõi của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh" [36,67]. Do đó, trong quá trình xây dựng pháp luật cần "ưu tiên xây dựng các luật về kinh tế, về các quyền công dân" [18,130].

Giá trị cao quý của quyền con người được thừa nhận, được bảo vệ, do đó việc hoàn thiện pháp luật phải: "thể hiện sâu sắc quan điểm, đường lối và chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta, tinh thần kiên quyết đấu tranh chống tội phạm với phương châm giáo dục phòng ngừa là chính, kết hợp với răn đe, giữ nghiêm kỷ cương, cải hoá con người, đề cao bản chất ưu việt và tính nhân đạo của chế độ xã hội chủ nghĩa, phát huy sức mạnh của các cơ quan bảo vệ pháp luật, các tổ chức đoàn thể xã hội và mọi công dân trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm" [49,4].

3.1.2. Bảo đảm quyền con người đối với các bị cáo (bị can) trong các Công ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia, ký kết.

Là thành viên của Liên hiệp quốc, Việt Nam đã tham gia phê chuẩn và cam kết thực hiện 8 Công ước Quốc tế về quyền con người; "tham gia các Công ước này, Nhà nước Việt Nam thừa nhận các giá trị cao quý về các quyền và tự do cơ bản của con người" [37,7]

Do đó, "để nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế và để cho thế giới thấy rằng "sự thừa nhận" này không phải là hình thức - chỉ nằm trên giấy tờ, mà là có thật - được ghi nhận trong pháp luật quốc gia và được thực thi trong cuộc sống, thì hệ thống pháp luật Việt Nam (trong đó có pháp luật hình sự) cần được hoàn thiện cho phù hợp với các nguyên tắc và các quy phạm được thừa nhận chung của pháp luật quốc tế" [11,29].

Tuy nhiên, việc hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực xét xử án hình sự cần phải tính đến các yếu tố, đặc điểm phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, truyền thống pháp lý của dân tộc Việt Nam ta. Có như vậy pháp luật mới có tính khả thi và tồn tại được trong điều kiện Việt Nam.

3.1.3. Bảo đảm cho Toà án xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.


Việc hoàn thiện pháp luật phải tuân thủ các nguyên tắc: pháp chế, dân chủ, nhân đạo, công bằng, cá thể hoá trách nhiệm hình sự. Bảo đảm quyền con người bao gồm nhiều mặt nên việc hoàn thiện pháp luật phải hoàn chỉnh, đồng bộ, mang tính ổn định cao và phải cụ thể, rõ ràng, tránh tình trạng giải thích, áp dụng pháp luật không thống nhất. Như vậy, các quy định về định tội, định khung, xác định chế tài, quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia tố tụng, người tiến hành tố tụng ... phải chặt chẽ, khắc phục kẽ hở, tránh được tuỳ tiện. Chẳng hạn, các quy định về tội danh không được quá chung chung, trừu tượng; các tình tiết định khung trong cấu thành tội phạm phải thực sự đánh dấu sự thay đổi mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm một cách đáng kể... tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng thống nhất pháp luật.

Việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải bảo đảm được tính ổn định đồng thời phải theo kịp bước tiến trong đời sống xã hội. Hơn nữa, các luật mới (sửa đổi, bổ sung) phải có tính khả thi, hạn chế việc cần thiết phải có nhiều văn bản hướng dẫn mới thi hành được.

Đồng thời từ Hiến pháp đến các văn bản dưới luật phải tạo thành một thể thống nhất, trong đó Hiến pháp, luật giữ vị trí tối cao. Điều đó tạo thuận lợi cho hoạt động xét xử của Toà án mà đặc biệt là trong việc áp dụng pháp luật.

Việc hoàn thiện pháp luật một mặt phải nhằm phòng ngừa các hành vi vi phạm quyền con người, mặt khác phải tạo điều kiện cho việc giải quyết nhanh chóng, đúng đắn, nghiêm minh các hành vi phạm tội, có nghĩa là không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.

Để tạo cho Toà án xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật thì trong việc hoàn thiện pháp luật đòi hỏi các chế tài được quy định phải cụ thể, chặt chẽ, thống nhất, phải xây dựng chế tài lựa chọn tương đối dứt khoát, không nên quy định trong một khung hình phạt lại có nhiều loại hình phạt khác nhau về tính chất, mức độ nghiêm khắc cũng như điều kiện áp dụng.


3.2. Nội dung hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền con người trong xét xử hình sự.


Theo tiến trình phát triển của xã hội loài người, quyền con người về mặt pháp lý ngày càng được củng cố, mở rộng. Chính vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền con người nói chung và quyền con người trong xét xử hình sự nói riêng cũng là công việc thường xuyên, liên tục. Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường - trưởng đoàn đại biểu nước ta tham dự khoá họp hàng năm lần thứ 56 của Uỷ ban Nhân quyền Liên hiệp quốc họp tại Giơ ne vơ, ngày 28/3/2000 đã phát biểu: "Phấn đấu để đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền con người là trách nhiệm thường xuyên của mọi quốc gia. Trên thực tế, tất cả các quốc gia trên thế giới cần phấn đấu để vượt qua thách thức này. Điều quan trọng là các Chính phủ luôn coi trọng mục tiêu phấn đấu vì các quyền con người và có chính sách nhất quán để thực hiện mục tiêu đó" [14,8]. Quyền con người của bị cáo, trước tiên phụ thuộc vào các quy định của luật và tính khả thi của nó. Do đó, pháp luật phải có quy định cụ thể, mang nội dung xác định, đặc biệt là quyền và nghĩa vụ giữa một bên là cơ quan tiến hành tố tụng, một bên là bị cáo và đại diện của họ.

Hiện nay, thực tiễn cuộc sống đang đặt ra vấn đề cần hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền con người đối với bị cáo với những nội dung cơ bản như sau:

Về các qui định của pháp luật về tội phạm, trách nhiệm hình sự, về lỗi


Như đã phân tích, Điều 8 BLHS hiện nay liệt kê một cách khá dài các khách thể được luật sự sự bảo vệ. Nhưng chưa hết, sau đó còn phải quy định thêm: xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Như vậy, những khách thể được nêu ra là rất cụ thể nhưng vừa dài lại vừa thiếu. Do đó, cần đưa ra quy định ngắn gọn nhưng vẫn bảo đảm bao quát hết được các khách thể mà luật hình sự cần bảo vệ. Qui định đó có thể như sau:

Điều 8. Khái niệm tội phạm


Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho cá nhân, xã hội, quốc gia hay hoà bình, ổn định và phát triển của quốc tế được qui định trong Bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm các khách thể được luật hình sự bảo vệ.

Qui định như trên là phù hợp ở chỗ, nó bảo đảm tính thống nhất về lô gíc pháp lý, đầy đủ và ngắn gọn về kỹ thuật lập pháp đồng thời mang tính tổng hợp và khái quát cao. Qui định trên cũng đã phân biệt rạch ròi bốn nhóm đối tượng được luật hình sự bảo vệ thuộc cá nhân, xã hội, quốc gia và quốc tế mà không cần thiết phải liệt kê dài các khách thể cụ thể.

Điều 8 BLHS cũng chỉ nên dừng lịa ở việc qui định "khái niệm tội phạm". Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng, trong "khái niệm tội phạm" có thể nêu như thế nào là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là khó thuyết phục. Bởi lẽ, rõ ràng đó là qui định phân loại tội phạm cho nên cần được tách riêng khỏi "khái niệm tội phạm" để bảo đảm tính rành mạch, cụ thể, không chồng chéo của pháp luật.

Điều 8 BLHS có tên gọi là "khái niệm tội phạm" cho nên, thiết nghĩ, ở đó chỉ cần quy định thế nào là tội phạm là đủ và phù hợp. Còn khoản 4 điều này cũng nên được tách riêng thành một điều độc lập. Có nghĩa là, tiếp theo điều qui định về khái niệm tội phạm sẽ là điều qui định không phải là tội phạm sẽ hợp lý hơn.

Chế định trách nhiệm hình sự được coi là chế định quan trọng trong pháp luật hình sự, nên cần được chính thức quy định trong Bộ luật hình sự theo hướng sau:

Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm mang tính cưỡng chế Nhà nước do Toà án áp dụng đối với người phạm tội và được thực hiện bằng hình phạt cụ thể do Bộ luật hình sự qui định.

Trước hết, qui định này khắc phục được "lỗ hổng" trong Bộ luật hình sự. Hay nói cách khác, nó góp phần hoàn chỉnh kỹ thuật lập pháp (hình sự) ở nước ta hiện nay. Qui định này cũng thể chế hoá được qui định tại Điều 72 Hiến pháp, thể hiện rõ tinh thần nhân đạo "không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật". Nó thể hiện được lô gíc: không có tội phạm sẽ không có trách nhiệm hình sự và thể hiện được nguyên tắc: trách nhiệm hình sự do Toà án áp dụng. Đồng thời nó cũng nêu lên được căn cứ duy nhất của trách nhiệm hình sự là việc thực hiện tội phạm.

Thể hiện tinh thần nhân đạo Bộ luật hình sự nước ta quy định chủ thể của luật hình sự chỉ có thể là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Hay nói cách khác, tội phạm chỉ có thể do người người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện. Và hình phạt cũng chỉ có thể được áp dụng đối với người có năng lực trách nhiệm hình sự. Do đó, năng lực trách nhiệm hình sự là gì, cần phải được khảng định trong Bộ luật hình sự.

Năng lực trách nhiệm hình sự có thể được hiểu là trạng thái của người trong thời gian thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến khách thể được luật hình sự bảo vệ có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi do bị thực hiện và có khả năng điều khiển được hành vi đó theo ý định của mình.

Ngoài việc quy định năng lực trách nhiệm hình sự với những nội dung nêu trên, pháp luật hình sự của một số nước (Nga, Pháp, Đức) còn có qui định về năng lực trách nhiệm hình sự hạn chế. Bởi vì, trong thực tiễn cuộc sống, bên cạnh các trường hợp có (đầy đủ) năng lực trách nhiệm hình sự và không có năng lực trách nhiệm hình sự, cũng có cả các trường hợp năng lực trách nhiệm hình sự bị hạn chế. Có nghĩa là người trong khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không phải hoàn toàn mất khả năng nhận thức hoặc khả

năng điều khiển hành vi của mình mà khả năng nhận thức hoặc khả năng điểu khiển hành vi bị hạn chế. Từ thực tiễn đó, Bộ luật hình sự cần qui định năng lực trách nhiệm hình sự hạn chế để bảo đảm tính chặt chẽ của pháp luật đồng thời cũng là cơ sở pháp lý để Toà án áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và xem xét giảm nhẹ mức độ trách nhiệm hình sự. Nội dung của qui định về năng lực trách nhiệm hình sự bị hạn chế, có thể là:

Năng lực trách nhiệm hình sự hạn chế là trạng thái bệnh lý của người trong khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm khách thể được luật hình sự bảo vệ không có khả năng hoàn toàn nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi do mình thực hiện và không có khả năng hoàn toàn điều khiển được hành vi đó.

Lỗi là dấu hiệu không thể thiếu được của tội phạm. Việc xác định lỗi của chủ thể trong tội phạm giúp cho sự phân biệt giữa hành vi có tính chất tội phạm và hành vi không có tính chất tội phạm, đồng thời góp phần phân biệt được mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và của người phạm tội. Chính vì vậy, cần quy định lỗi là gì trong Bộ luật hình sự. Nên chăng, qui định lỗi là thái độ tâm lý của người phạm tội được thể hiện với hình thức cố ý hoặc vô ý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do mình thực hiện và với hậu quả do hành vi đó gây ra.

Qui định này khảng định rằng, chỉ khi nào người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm khách thể được luật hình sự bảo vệ có lỗi thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hay nói cách khác, chỉ người nào thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm khách thể được luật hình sự bảo vệ một cách cố ý hoặc vô ý mới bị coi là có lỗi. Điều này chỉ ra được như thế nào là người có lối trong tội phạm - là vấn đề bắt buộc phải chứng minh rõ trong quá trình tố tụng nói chung và trong xét xử nói riêng. Chứng minh lỗi trong quá trình tố tụng tạo tiền đề quan trọng và cần thiết cho việc xác định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.

- Về mục đích của hình phạt


Điều 20 BLHS nước ta quy định rõ mục đích của hình phạt là không chỉ "trừng trị" mà còn mang nội dung giáo dục. Có thể coi đây là 2 đặc tính không thể tách rời của mục đích hình phạt được đặt ra trong luật hình sự nước ta. Tuy nhiên, nghiên cứu các biện pháp hình phạt được Bộ luật hình sự cũng như thực tế việc áp dụng các biện pháp này thấy

rằng, không phải tất cả mọi biện pháp hình phạt điều toát lên nội dung trừng trị. Song không ai có thể phủ nhận được thuộc tính trừng trị của hình phạt. Hay nói đúng hơn trừng trị là thuộc tính của hình phạt chứ không phải là mục đích của hình phạt trong khoa học luật hình sự hiện tại. Do vậy, Bộ luật hình sự Liên Bang Nga (có hiệu lực từ 01/03/1996) tại Điều 44 quy định: "Hình phạn có mục đích lập lại sự công bằng xã hội cũng như cải tạo người bị kết án và phòng ngừa tội phạm mới [30,15]. Nên chăng, Bộ luật hình sự của nước ta cần qui định theo hướng này, nó sẽ hợp lý hơn theo sự phân tích trên. Đồng thời qui định theo hướng đó sẽ phù hợp với nguyên tắc nhân đạo vốn có của pháp luật Việt Nam, phù hợp với nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin: "sự tàn nhẫn thủ tiêu sự trừng phạt" [22,179], và "điều quan trọng không phải là ở chỗ tội phạm phải trừng phạt nặng mà ở chỗ không một tội phạm nào không bị phát hiện ra" [66,120].

Về thẩm quyền xét xử của Toà án


Hoạt động xét xử của Toà án có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của bị cáo. Cho dù chất lượng của luật có tốt đến đâu nhưng hoạt động xét xử kém hiệu quả đều ảnh hưởng đến quyền con người của bị cáo. Do đó, cải cách hoạt động xét xử của Toà án một cách khoa học, hợp lý sẽ là điều kiện thuận lợi bảo đảm quyền con người của bị cáo.

Trước hết, cần tổ chức lại hệ thống Toà án theo cấp xét xử và chuyên môn hoá các toà. Theo đó, việc xét xử sơ thẩm chủ yếu do Toà án cấp huyện thực hiện. Phải là "chủ yếu" bởi vì, còn một số ít vụ án mang tính đặc biệt, phức tạp sẽ do Toà án cấp tỉnh xét xử. Như vậy, thẩm quyền của Toà án cấp huyện sẽ tăng lên so với quy định hiện nay. Toà án cấp tỉnh chủ yếu xét xử phúc thẩm. Toà án tối cao chủ yếu thực hiện xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.

Trước mắt, do tình hình thực tiễn về trình độ, số lượng Thẩm phán, cơ sở vật chất kỹ thuật, chưa thể "dồn" số lượng các vụ án sơ thẩm cho Toà án cấp huyện được thì cũng phải nên quy định quyền của Toà án đó được xét xử các tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định đến 10 năm tù (thay vì 7 năm hiện nay), trừ những tội xâm phạm an ninh quốc gia, những tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam và một số tội phạm như quy định tại Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2022