Thực Trạng Chỉ Đạo Thực Hiện Kế Hoạch Hđdh Tiếng Anh Theo Cđr

Bảng 2.9. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch HĐDH tiếng Anh theo CĐR



STT


Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch

MỨC ĐỘ


Điểm TB

T

K

BT

CT

SL

SL

SL

SL

1

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch giảng dạy và

học tập

8

12

7

0

3.04


2

Chỉ đạo GV đổi mới phương pháp DH ở các bộ môn theo hướng sử dụng các

phương tiện, kỹ thuật DH hiện đại


5


10


12


0


2.74


3

Chỉ đạo sát sao các hoạt động ngoài giờ

nhằm GD ý thức, thái độ và hứng thú học tập cho SV


2


11


14


0


2.56

4

Chỉ đạo sự phối hợp giữa các tổ bộ môn,

các đơn vị trong giảng dạy

2

13

12

0

2.63

5

Chỉ đạo GV kiểm tra, giám sát và đánh giá

quá trình học tập của SV

6

11

10

0

2.85


6

Chỉ đạo việc phát triển đội ngũ GV có

trình độ cao; đầu tư cơ sở, vật chất, phương tiện dạy học hiện đại


5


9


13


0


2.70


7

Chỉ đạo, định hướng NCKH phục vụ cho công tác giảng dạy của GV và học tập của

SV


3


12


12


0


2.67

8

Chỉ đạo thanh tra, đánh giá hoạt động

giảng dạy của GV

7

12

8

0

2.96

2.77

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

(Nguồn: Kết quả điều tra 11/2018)

Kết quả khảo sát ở bảng 2.9 cho thấy: nhìn chung BGH nhà trường đã quan tâm và thực hiện được vai trò chỉ đạo hoạt động dạy học, nhưng hoạt động này việc chỉ đạo trong từng nội dung có sự đánh giá chênh lệch. Ba nội dung được đánh giá cao nhất là “Chỉ đạo xây dựng kế hoạch giảng dạy và học tập”,

Chỉ đạo thanh tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của GV” “Chỉ đạo GV kiểm tra, giám sát và đánh giá quá trình học tập của SV” với điểm trung bình là: 3.04; 2.96; 2.85. Tuy nhiên, điểm trung bình cũng chỉ ở mức khá. Bên cạnh đó các nội dung còn lại chỉ được đánh giá ở mức trung bình khá. Nội dung thấp nhất là “Chỉ đạo sát sao các hoạt động ngoài giờ nhằm GD ý thức, thái độ và hứng thú học tập cho SV” điểm TB là 2.56.

Như vậy ta có thể đánh giá chung về thực trạng việc chỉ đạo hoạt động dạy học ở đây đạt mức khá (TB = 2.77). Thực tế đã cho thấy nhà trường đã xác định đúng về tầm quan trọng của các hoạt động dạy học. Vì thế, việc tổ chức các hoạt động về chuyên môn của GV và hoạt động học tập của SV được đánh giá cao nhất. Tuy nhiên, trong việc tổ chức các hoạt động dạy học có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau chứ không tách riêng từng nội dung. Vì thế muốn tổ chức dạy và học cho tốt cần có sự hỗ trợ của việc thực hiện kế hoạch chương trình, kiểm tra đánh giá, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp phương tiện dạy học hiện đại….

2.3.2.4. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động DH tiếng Anh theo CĐR

Tìm hiểu việc công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động DH môn Tiếng Anh cho SV ở trường CĐSP Điện Biên, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 18 CBQL và 9 GV tiếng Anh với câu hỏi số 11 phụ lục 1 và được kết quả ở bảng 2.10.

Bảng 2.10 cho thấy, công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học đã được nhà trường thực hiện tương đối tốt. Việc kiểm tra, đánh giá phần lớn là qua các mặt có tính chất định lượng, còn mặt định tính chưa được chú ý đến. Cụ thể:

Điểm trung bình của tất cả các nội dung đều > 2.50 (TB = 2.76). Trong đó ba hoạt động được đánh giá tốt nhất là “Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng và thực hiện nội dung, chương trình giảng dạy”, “Kiểm tra và giám sát chặt chẽ việc sử dụng CSVC và các phương tiện DH của GV và SV” và “Kiểm tra và giám sát chặt chẽ việc thực hiện nội qui và nề nếp dạy học của GV và SV” với điểm TB là: 3.19; 2.96; 2.89.

Bảng 2.10. Thực trạng kiểm tra, đánh giá HĐ DH tiếng Anh theo CĐR



STT


NỘI DUNG

MỨC ĐỘ


Điểm TB

T

K

BT

CT

SL

SL

SL

SL

1

Kiểm tra đánh giá thường xuyên HĐ

giảng dạy của GV và học tập của SV

4

12

11

0

2.74


2

Kiểm tra giám sát và đánh giá việc phối hợp của tổ chuyên môn trong dạy học và

đổi mới PPDH


2


10


12


3


2.41

3

Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng và thực

hiện nội dung, chương trình giảng dạy

10

12

5

0

3.19

4

Kiểm tra và đánh giá hiệu quả đạt được

của HĐ dạy học

3

10

11

3

2.48


5

Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá, xếp

loại cụ thể, chính xác và phù hợp mục tiêu và chuẩn đầu ra


4


11


12


0


2.70


6

Kiểm tra và giám sát chặt chẽ việc GV

kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV theo chuẩn đầu ra


5


11


11


0


2.78


7

Kiểm tra và giám sát chặt chẽ việc sử

dụng CSVC và các phương tiện DH của GV và SV


8


10


9


0


2.96


8

Kiểm tra và giám sát chặt chẽ việc lập và

thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập của GV & SV


2


14


11


0


2.67


9

Kiểm tra và giám sát chặt chẽ việc thực hiện nội qui và nề nếp dạy học của GV

và SV


7


10


10


0


2.89

2.76

(Nguồn: Kết quả điều tra 11/2018)

Hoạt động đánh giá thấp nhất là các hoạt động “Kiểm tra giám sát và đánh giá việc phối hợp các tổ chuyên môn trong dạy học và đổi mới PPDH”; “Kiểm tra và đánh giá hiệu quả đạt được của HĐ dạy học” ( TB = 2.41 và 2.48).

Trên thực tế, ta có thể thấy công tác kiểm tra đánh giá hoạt động dạy và học trong trường CĐSP Điện Biên vẫn còn nhiều hạn chế. Ở khoa vẫn chưa lập kế hoạch chi tiết để kiểm tra đánh giá GV, kiểm tra hoạt động dạy học của GV.

2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý hoạt động DH tiếng Anh theo chuẩn đầu ra

Với việc trưng cầu ý kiến của 18 CBQL và 9 GV trực tiếp giảng dạy về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác QLHĐDH tiếng Anh theo CĐR, kết quả thu được như sau:

Qua biểu đồ 2.4 ta thấy chỉ 5 yếu tố được chọn là có sự ảnh hưởng đến hiệu quả công tác QL hoạt động DH tiếng Anh cho SV ở trường CĐSP. Tuy nhiên, qua khảo sát, mức độ ảnh hưởng có sự khác nhau giữa các yếu tố. Trong đó, hai yếu tố có sự ảnh hưởng nhất là: Thứ 1 là“Điều kiện cơ sở vật chất và tài chính của nhà trường” (96.3%), thứ 2 là: “Chất lượng đầu vào của SV” (88.89%), thứ 3 là: “Công tác kế hoạch hóa còn yếu” (81.48%). Các yếu tố có sự tác động ít nhất là “Do thiếu chỉ đạo từ trên chi tiết cụ thể” (3.7%)“Do thiếu văn bản pháp quy” (11.11%) và “Do công tác thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên” (22.22%).

Biểu đồ 2 1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác QLHĐDH tiếng Anh 1

Biểu đồ 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác QLHĐDH tiếng Anh theo CĐR

Như vậy ta có thế thấy quản lý dạy và học bậc CĐ, ĐH hiện nay muốn nâng cao chất lượng thì những vấn đề cần tập trung ưu tiên trong quản lý dạy học là: nâng

cao điều kiện CSVC và tài chính của nhà trường, nhận thức về quản lý hoạt động dạy học cho hiệu trưởng cán bộ quản lý cấp dưới và các GV, biện pháp về nâng cao trình độ cho GV, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, công tác kế hoạch hóa cần thực hiện tốt, phát động công tác NCKH trong GV …. Nhưng cái chính đối với giáo viên phải có lòng yêu nghề, chịu khó học hỏi tích lũy kinh nghiệm. Cán bộ quản lý là người phải có kiến thức sâu rộng, luôn đề ra biện pháp thích hợp với từng nội dung quản lý thì mới nâng cao chất lượng dạy và học.

2.4. Đánh giá kết quả nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh cho SV tại trường CĐSP Điện Biên

2.4.1. Những điểm mạnh

Qua điều tra và phân tích thực trạng hoạt động dạy học môn Tiếng Anh cho SV tại trường CĐSP Điện Biên trong những năm gần đây có những bước tiến đáng kể. Trường đã thực hiện nghiêm túc điều lệ trường CĐSP và các văn bản pháp quy pháp luật về giáo dục - đào tạo;

BGH nhà trường đã nhận thức đúng về ý nghĩa tầm quan trọng của các nội dung quản lý hoạt động dạy và học trong trường CĐSP và nhận thức được hoạt động dạy học tiếng Anh theo CĐR là hoạt động quan trọng của nhà trường;

BGH nhà trường đã quản lý và tập trung chỉ đạo thành công ở một số nội dung quản lý hoạt động dạy học trong điều kiện cơ sở vật chất của trường mình bằng kinh nghiệm và trình độ quản lý của mình để chất lượng dạy học tiếng Anh ngày càng cao và đạt yêu cầu mục tiêu đề ra ở mức độ nhất định trong điều kiện kinh tế xã hội;

Ngoài ra, BGH và đội ngũ CBQL cũng đã rất chú trọng đến việc cử GV tiếp tục đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hàng năm BGH giao chỉ tiêu cụ thể cho từng đơn vị, luôn động viên, nhắc nhở và tạo mọi điều kiện cho tất cả các GV đi học sau đại học hoặc nghiên cứu sinh;

Đối với GV tiếng Anh, hầu hết là các GV trẻ, nhiệt tình, có ý thức cao trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, chủ động, tìm tòi, sáng tạo trong công tác giảng dạy; đặc biệt là có tinh thần đoàn kết trong tổ bộ môn và luôn giúp

đỡ lẫn nhau;

Đối với SV, phần lớn những SV có ý thức cao trong học tập, thái độ nghiêm túc và luôn thể hiện sự cố gắng, quyết tâm để đạt được kết quả cao nhất trong học tập. Bên cạnh đó, nhiều SV không chuyên ngữ cũng thấy được tầm quan trọng của tiếng Anh nên đã có đầu tư trong học tập, chính vì thế một số SV đã thể hiện được khả năng tiếng Anh rất tốt và rất tự tin trong giao tiếp với GV hoặc với người bản ngữ.

2.4.2. Những điểm còn hạn chế

- BGH và Phòng ĐT&NCKH quản lý tổ bộ môn chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên, việc kiểm tra hồ sơ chuyên môn của GV chủ yếu giao cho tổ trưởng bộ môn, CBQL không kiểm tra định kỳ cũng không kiểm tra đột xuất; việc quản lý còn lỏng lẻo dẫn đến một số GV có HSCM còn sơ sài nhưng vẫn không ảnh hưởng đến việc bình xét thi đua năm học;

- CBQL mặc dù có quan tâm đến việc cử GV đi tham dự hội thảo, tập huấn nhưng kinh phí của nhà trường rất hạn chế nên hàng năm GV trong tổ bộ môn không tiếp cận được những PPDH mới;

- Chỉ đạo HĐDH trên lớp, kiểm tra nề nếp dạy-học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV chưa thường xuyên, chưa sát sao nên vẫn có GV bộ môn còn chưa nghiêm túc trong quá trình đánh giá kết quả học tập của SV;

- CSVC và thiết bị phục vụ dạy học tiếng Anh còn thiếu, không có phương tiện dạy học kỹ thuật hiện đại nên GV không sử dụng thường xuyên dẫn đến tiết dạy còn đơn điệu, ít gây hứng thú cho SV trong giờ học;

- Các hoạt động ngoại khóa còn ít, việc tổ chức cho SV giao lưu với SV bản ngữ chưa được CBQL quan tâm kịp thời;

- Công tác kiểm tra, đánh giá HĐDH còn mang tính hình thức nên hiệu quả chưa cao;

- Công tác quản lý việc học môn tiếng Anh của SV trong nhà trường còn chưa hiệu quả, một số SV còn chưa tích cực, chủ động trong học tập. Đặc biệt công tác quản lý SV tự học bên ngoài nhà trường còn yếu;

- Tổ chức thi đua dạy và học của GV và SV chưa đồng đều dẫn đến kết quả chưa cao. Biện pháp kiểm tra đánh giá một cách toàn diện chưa được quan tâm cao, chưa tạo ra động lực để nâng cao chất lượng dạy và học phát huy tính tích cực học tập của SV, SV chưa được chú trọng giáo dục toàn diện, mục đích học chủ yếu nghiêng về đáp ứng thi cử. Đó cũng chính là những nguyên nhân dẫn tới quản lý chất lượng dạy và học còn nhiều điểm chưa tốt, chưa đáp ứng mục tiêu giáo dục và đổi mới sự nghiệp giáo dục.

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Qua phỏng vấn, điều tra trao đổi với đồng chí hiệu trưởng trường CĐSP Điện Biên, qua kết quả lấy lá phiếu điều tra của cán bộ quản lý cấp dưới và các GV. Chúng tôi có thể nêu ra một số nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo CĐR cho SV tại trường CĐSP Điện Biên như sau:

- Hầu hết CBQL không có chuyên môn tiếng Anh nên việc xây dựng kế hoạch đào tạo hầu như giao cho tổ bộ môn thực hiện; sau khi hoàn thiện kế hoạch cho từng khóa, BGH và Phòng ĐT&NCKH chỉ đạo triển khai cho tổ bộ môn thực hiện theo đúng kế hoạch;

- Mục đích, động cơ học tập của SV chưa cao, chưa có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc dạy và học tiếng Anh nên chưa thực sự chăm chỉ, chưa cố gắng học tập, tự rèn luyện, tự bồi dưỡng tri thức dẫn đến kết quả chưa cao;

- Một bộ phận GV vận dụng đổi mới phương pháp dạy học còn chưa đồng bộ. Một bộ phận GV khác còn chưa tích cực học tập rèn luyện để nâng cao tay nghề. Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn còn nặng về hình thức; một số GV không cùng chuyên môn còn chưa quan tâm đến hoạt động dạy và học tiếng Anh; nhiều GVCNL ít nhắc nhở, đôn đốc SV lớp mình trong việc học tập môn tiếng Anh;

- Một vài GV bộ môn quản lý hoạt động học tiếng Anh còn chưa tốt, chưa thường xuyên nhắc nhở SV học tập tiếng Anh ngoài giờ và tự học ở nhà; các hoạt động ngoại khóa còn ít nên chưa tạo được sự đa dạng cả về hình thức và nội dung;

- Các CBQL chưa hoạch định rõ các chính sách bồi dưỡng GV về chuyên môn cũng như về PPDH và nghiệp vụ sư phạm; chưa có chính sách cụ thể để khuyến khích GV hăng say nghiên cứu tìm tòi đổi mới PPDH điều đó làm cho GV tiếng Anh khó tiếp cận với việc đổi mới PPDH nên việc GV áp dụng PPDH mới chưa thường xuyên;

- Việc tổ chức, giám sát kiểm tra, thi chưa chặt chẽ, tình trạng thả lỏng của GV khi coi kiểm tra, thi còn xảy ra dẫn đến kết quả học tập của SV đôi khi chưa đúng, chưa sát với thực tế.

Từ việc phân tích thực trạng và các nguyên nhân cơ bản của thực trạng, chúng tôi thấy rằng, hoạt động dạy và học tiếng Anh của nhà trường đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý. Vì vậy, nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng dạy học tiếng Anh của GV và SV. Đồng thời, cần đưa ra những biện pháp quản lý hợp lý, có tính khả thi để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của Nhà trường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/06/2023