Kết Quả Khảo Nghiệm Tính Cần Thiết Của Các Biện Pháp Quản Lý Hđdh Tiếng Anh Theo Chuẩn Đầu Ra Cho Sinh Viên Tại Trường Cđsp Điện Biên

3.3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý HĐDH tiếng Anh theo chuẩn đầu ra cho sinh viên tại trường CĐSP Điện Biên

Để thống kê các ý kiến đánh giá của chuyên gia, CBQL và GV về tính cần thiết của các biện pháp QL HĐDH, đề tài qui ước như sau:

+ Với mỗi ý kiến đánh giá là rất cần thiết (Rất CT): 4 điểm

+ Với mỗi ý kiến đánh giá là cần thiết (CT): 3 điểm

+ Với mỗi ý kiến đánh giá là không cần thiết lắm (Không CT lắm): 2 điểm

+ Với mỗi ý kiến đánh giá: hoàn toàn không cần thiết (HT ko CT): 1 điểm

+ Với ý kiến không đánh giá: 0 điểm

Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp



STT


Biện pháp quản lý

MỨC ĐỘ



𝑋̅


Thứ bậc

RCT

CT

KoCTL

HTKoCT

SL

SL

SL

SL


1

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và SV về tầm quan trọng của môn Tiếng Anh theo CĐR

trong nhà trường


35


5


0


0


155


3.88


1


2

Bồi dưỡng và tăng cường việc áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực

cho đội ngũ GV


33


7


0


0


153


3.83


2

3

Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn.

28

7

4

1

142

3.55

5


4

Tăng cường đầu tư, quản lý và sử dụng hiệu quả

CSVC-TBDH.


32


6


2


0


150


3.75


3


5

Đổi mới công tác kiểm

tra, đánh giá chất lượng giảng dạy tiếng Anh.


27


13


0


0


147


3.68


4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chuẩn đầu ra tại trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, tỉnh Điện Biên - 13

(Nguồn: Kết quả điều tra 11/2018)

Kết quả khảo nghiệm được thống kê ở bảng 3.1 cho thấy: các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo chuẩn đầu ra cho sinh viên tại trường

CĐSP Điện Biên được các CBQL và GV đánh giá tương đối cao (với tỷ lệ hơn 90% số CBQL và giảng viên được hỏi ý kiến đều cho rằng cả năm biện pháp đều ở mức cần thiến và rất cần thiết và cả năm biện pháp đều có điểm trung bình từ

3.55 trở lên). Trong đó, biện pháp 1: “Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và SV về tầm quan trọng của môn Tiếng Anh theo CĐR trong nhà trường” và biện pháp 2: Bồi dưỡng và tăng cường việc áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực cho đội ngũ GV.” được đánh giá cao nhất với số điểm trung bình x = 3,88 và x = 3,83.

Điều này cho thấy, để quản lý thành công việc nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học môn Tiếng Anh cho SV tại trường CĐSP Điện Biên thì phải thực hiện đầy đủ các biện pháp trên.

3.3.3. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp QL HĐDH tiếng Anh theo CĐR cho sinh viên tại trường CĐSP Điện Biên

Các ý kiến đánh giá của CBQL và GV được qui ước bằng điểm số như sau:

+ Với mỗi ý kiến đánh giá là rất khả thi (Rất KT): 4 điểm

+ Với mỗi ý kiến đánh giá là khả thi (KT): 3 điểm

+ Với mỗi ý kiến đánh giá là không khả thi lắm (Không KT lắm): 2 điểm

+ Với mỗi ý kiến đánh giá là hoàn toàn không khả thi (HT ko KT): 1 điểm

+ Với ý kiến không đánh giá: cho điểm 0

Kết quả thống kê các ý kiến đánh giá của CBQL và GV ở bảng 3.2 cho thấy: đa số CBQL, GV đánh giá 05 biện pháp quản lý HĐDH tiếng Anh theo chuẩn đầu ra cho sinh viên tại nhà trường được đề xuất đều có tính khả thi cao với điểm trung bình từ 3.63 trở lên. Các biện pháp quản lý được đánh giá cao nhất là biện pháp “Tăng cường bồi dưỡng năng lực áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong thiết kế bài giảng cho đội ngũ giảng viên giảng dạy môn tiếng Anh dựa theo CĐR.” “Tăng cường đầu tư, quản lý và sử dụng hiệu quả CSVC-TBDH” với điểm TB là (3,78 và 3,73). Biện pháp 5: “Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy tiếng Anh” được các CBQL và GV

đánh giá thấp nhất, với điểm trung bình 𝑋̅= 3.63). Điều này đã chứng tỏ rằng

các cán bộ quản lý và giảng viên rất quan tâm, tin tưởng đến sự thành công của biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo chuẩn đầu ra cho sinh viên tại trường CĐSP Điện Biên đã được đề xuất.

Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp



STT


Biện pháp quản lý

MỨC ĐỘ



𝑋̅


Thứ bậc

RKT

KT

KoKT

HTKoKT

SL

SL

SL

SL


1

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và SV về tầm quan trọng của môn Tiếng Anh theo CĐR

trong nhà trường


31


6


3


0


148


3.70


3


2

Bồi dưỡng và tăng cường việc áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực cho đội ngũ

GV


34


3


3


0


151


3.78


1

3

Nâng cao chất lượng sinh

hoạt tổ chuyên môn

30

7

3

0

147

3.68

4


4

Tăng cường đầu tư, quản lý và sử dụng hiệu

quả CSVC-TBDH.


33


3


4


0


149


3.73


2


5

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng

giảng dạy tiếng Anh.


30


5


5


0


145


3.63


5

(Nguồn: Kết quả điều tra 11/2018)

3.3.4. So sánh mức độ đồng thuận giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐDH tiếng Anh theo chuẩn đầu ra cho sinh viên tại trường CĐSP Điện Biên

Số liệu thống kê tổng hợp thứ bậc về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý HĐDH tiếng Anh theo chuẩn đầu ra cho sinh viên trường

CĐSP Điện Biên ở bảng 3.3 cho thấy có sự đồng thuận nhất định giữa tính cần

thiết và tính khả thi của 5 biện pháp được đề xuất. Phần lớn (4/5) các biện pháp có sự chênh lệch thứ bậc rất ít về mức độ cần thiết và mức độ khả thi. Đó là: biện pháp 2 Bồi dưỡng và tăng cường việc áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực cho đội ngũ(mức độ cần thiết: 𝑋̅= 3,83; xếp thứ 1; mức độ khả thi: 𝑋̅= 3,78; xếp thứ 2); biện pháp 3: “Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn” (mức độ cần thiết: 𝑋̅= 3,55; xếp thứ 5; mức độ khả thi: 𝑋̅= 3,68; xếp thứ 4); biện pháp 4:“Tăng cường đầu tư, quản lý và sử dụng hiệu quả CSVC-TBDH.” (mức độ cần thiết: 𝑋̅= 3,75; xếp thứ 3; mức độ khả thi: 𝑋̅= 3,72; xếp thứ 2) và biện pháp 5: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy tiếng Anh.” (mức độ cần thiết: 𝑋̅= 3,68; xếp thứ 4; mức độ khả thi: 𝑋̅= 3,63; xếp thứ 5). Mức độ khả thi và mức độ cần thiết của biện pháp 1: “Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và SV về tầm quan trọng của môn Tiếng Anh theo CĐR trong nhà trường” có sự chênh lệch về thứ bậc lớn hơn so với 04 biện pháp còn lại (mức độ cần thiết: 𝑋̅

= 3,88; xếp thứ 1; mức độ khả thi: 𝑋̅= 3,70; xếp thứ 3).

Bảng 3.3. Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp



Stt


Biện pháp

Mức độ cần thiết

Mức độ khả thi

𝑋̅

Thứ bậc

𝑋̅

Thứ bậc

1

Biện pháp 1

155

3.88

1

148

3.70

3

2

Biện pháp 2

153

3.83

2

151

3.78

1

3

Biện pháp 3

142

3.55

5

147

3.68

4

4

Biện pháp 4

150

3.75

3

149

3.73

2

5

Biện pháp 5

147

3.68

4

145

3.63

5

Để khẳng định tính chính xác về mức độ đồng thuận giữa tính cần thiết và tính khả thi, đề tài sử dụng công thức tính hệ số tương quan Spearman:

R = 1-

6D2

để tính. R = 0.40

N(N2-1)


- R: hệ số tương quan

- D: hệ số thứ bậc giữa hai đại lượng cần đo

- N: số biện pháp

Từ kết quả khảo nghiệm cho thấy hệ số tương quan thứ bậc R = 0.40 cho phép kết luận tính cần thiết và tính khả thi của năm biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo chuẩn đầu ra cho sinh viên tại trường CĐSP Điện Biên được đề xuất trong đề tài có mối quan hệ khá khăng khít với nhau. Mặc dù, sự đồng thuận giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo chuẩn đầu ra cho sinh viên tại nhà trường được đề xuất không phải là tuyệt đối, nhưng kết quả khảo nghiệm đã khẳng định chắc chắn rằng: tất cả năm biện pháp và từng biện pháp được đề xuất đều có tính rất cần thiết và khả thi cao, có thể ứng dụng vào việc quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo chuẩn đầu ra cho sinh viên tại trường CĐSP Điện Biên trong giai đoạn hiện nay để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học tiếng Anh tại nhà trường.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3


1. Khi đề xuất các biện pháp quản lý phải dựa vào: lý luận về HĐDH và quản lý HĐDH; dựa vào chủ chương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển sự nghiệp GD-ĐT và xây dựng con người Việt Nam mới trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo; bám sát nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo của trường CĐSP Điện Biên; gắn với thực tiễn cụ thể; có những căn cứ, những nguyên tắc xây dựng, đề xuất biện pháp đầy đủ, chính xác, khoa học.

2. Đề tài đã đề xuất được 5 biện pháp chủ yếu của trường CĐSP Điện Biên trong quản lý hoạt động DH tiếng Anh theo chuẩn đầu ra cho sinh viên, đó là:

- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và SV về tầm quan trọng của môn Tiếng Anh theo CĐR trong nhà trường

- Biện pháp 2: Bồi dưỡng và tăng cường việc áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực cho đội ngũ GV

- Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn

- Biện pháp 4: Tăng cường đầu tư, quản lý và sử dụng hiệu quả CSVC-TBDH.

- Biện pháp 5: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy tiếng Anh.

3. Năm biện pháp trên là kết quả của quá trình tìm hiểu, nghiên cứu lý luận về HĐDH tiếng Anh theo chuẩn đầu ra và quản lý HĐDH tiếng Anh theo chuẩn đầu ra; phân tích thực trạng hoạt động này ở trường CĐSP Điện Biên. Đây là một hệ thống biện pháp có mối quan hệ qua lại, hỗ trợ, bổ sung cho nhau tạo nên tính đa dạng, năng động và khả năng thích ứng tốt. Cả năm biện pháp này đều đã được khảo nghiệm là có tính rất cần thiết và tính khả thi cao, nếu được đưa vào ứng dụng sẽ nâng cao hơn nữa chất lượng DH tiếng Anh theo chuẩn đầu ra cho sinh viên của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện cho sinh viên trường CĐSP Điện Biên trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Trên cơ sở phân tích lý luận ở chương 1, đánh giá thực trạng ở chương 2 và đề xuất biện pháp quản lý ở chương 3, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Việc nâng cao chất lượng hoạt động DH môn Tiếng Anh cho SV tại trường CĐSP là không đơn giản. Đó là phải có đủ lượng thời gian thực hành, phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa người dạy và người học và phải được thực hiện đồng bộ. Về phía SV các em phải rèn luyện tính tự chủ trong học tập, có phương pháp học tập đúng, nâng cao khả năng nhận thức và khả năng tự học. Về phía GV phải học tập nâng cao trình độ, cải tiến phương pháp giảng dạy phù hợp với điều kiện hiện có. Về cơ sở vật chất nhà trường nên đầu tư những điều kiện cần thiết cho việc dạy và học của GV và SV. Nhà trường cần phải có chính sách hỗ trợ, động viên GV cả về vật chất và tinh thần giúp họ yên tâm hơn với nghề nghiệp của mình.

Qua nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh, chúng tôi đã lấy đó làm căn cứ khoa học để phân tích, đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh của trường CĐSP Điện Biên.

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng dạy học và công tác quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại nhà trường trong những năm gần đây bằng phương pháp điều tra, lấy ý kiến và phương pháp tổng kết thực tiễn trải nghiệm tại nhà trường. Kết quả cho thấy, công tác giảng dạy Tiếng Anh cho SV tại trường CĐSP Điện Biên đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số vấn đề, như khả năng tự học của sinh viên hay phương pháp giảng dạy của giảng viên còn hạn chế; việc thực hiện các nhiệm vụ của GV chưa đồng bộ, chưa hiệu quả; công tác sinh hoạt chuyên môn của tổ bộ môn chưa chất lượng; công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV chưa được quan tâm đúng mức; công tác đổi mới PPDH và nâng cấp CSVC, TBDH đạt kết quả chưa cao;...

Từ việc tìm hiểu thực trạng HĐDH tiếng Anh theo chuẩn đầu ra ở trường CĐSP Điện Biên, chúng tôi nhận thấy: Trường CĐSP Điện Biên đã có sự quan tâm đến HĐDH tiếng Anh theo chuẩn đầu ra, thực hiện tốt một số khâu trong quá trình DH và quản lý hoạt động này. Tuy nhiên, sự quan tâm ấy cần được cải thiện hơn nữa để chất lượng dạy và học của thầy và trò ngày càng được cải thiện hơn. Bởi SV vẫn còn hạn chế về phương pháp, kỹ năng tự học và tự nghiên cứu.

Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn, để góp phần nâng cao chất lượng DH tiếng Anh theo chuẩn đầu ra cho sinh viên ở trường CĐSP Điện Biên, luận văn đề xuất năm biện pháp chủ yếu trong quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo chuẩn đầu ra cho SV của nhà trường, đó là:

- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và SV về tầm quan trọng của môn Tiếng Anh theo CĐR trong nhà trường

- Biện pháp 2: Bồi dưỡng và tăng cường việc áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực cho đội ngũ GV

- Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn

- Biện pháp 4: Tăng cường đầu tư, quản lý và sử dụng hiệu quả CSVC-TBDH.

- Biện pháp 5: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy tiếng Anh.

Qua kiểm chứng bằng trưng cầu ý kiến đã cho thấy năm biện pháp được đề xuất là rất cần thiết và có tính khả thi cao, có thể áp dụng vào công tác quản lý để nâng cao chất lượng DH tiếng Anh theo chuẩn đầu ra cho SV ở trường CĐSP Điện Biên, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện cho sinh viên trong nhà trường, với điều kiện hệ thống các biện pháp này được triển khai thực hiện đồng bộ, linh hoạt.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 08/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí