Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lí Hoạt Động Của Giáo Viên Chủ Nhiệm.

- Đối tượng quản lí: Giáo viên chủ nhiệm lớp

8. Cấu trúc luận văn


MỞ ĐẦU

Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lí hoạt động chủ nhiệm lớp

Chương 2. Thực trạng quản lí hoạt động của giáo viên chủ nhiệm ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

Chương 3. Biện pháp quản lí hoạt động chủ nhiệm ở trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM.

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Hoạt động CN lớp giữ một vị trí quan trọng và có vai trò trong nhà trường, đặc biệt đối với HSTHPT, những năm học cuối cấp, các em đang ở lứa tuổi thành niên, các em đang đứng trước ngưỡng cửa mới, trước những lựa chọn mới về học vấn, nghề nghiệp trong tương lai.

Trong thời gian qua, vấn đề QL hoạt động CN lớp ở các trường phổ thông đã được nhiều tác giả, nhà khoa học nghiên cứu. Các vấn đề nghiên cứu, khảo sát đã cung cấp cho những nhà QL, giáo viên những kết quả nhất định, được công bố dưới các hình thức là tài liệu, bài viết, báo cáo khoa học, sách tham khảo, luận văn... Trong đó có một số công trình tiêu biểu về vấn đề này như sau:

- Tác giả Nguyễn Thanh Bình.(2011). với tài liệu “Một số vấn đề trong công tác CN lớp ở trường THPT hiện nay”.

Dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài công tác CN lớp trong trường phổ thông của Viện nghiên cứu sư phạm và căn cứ nhu cầu của GVCN, các tác giả đã chia sẻ với đội ngũ GV đang làm công tác CN ở các trường THPT những tri thức và kỹ năng làm CN lớp. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của các tác giả còn có thể sử dụng trong bồi dưỡng giáo viên về công tác CN lớp hiện nay.

Nội dung nghiên cứu của các tác giả gồm những vấn đề chung về người GVCN lớp ở trường THPT, nội dung này đề cập đến vị trí chức năng nhiệm vụ của người GVCN. Phân tích đặc điểm tâm lý lứa tuổi THPT, những khó khăn người GVCN gặp phải, nêu ra mục tiêu, đề xuất biện pháp, những việc làm cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác CN lớp. Tác giả đã nêu những luận cứ lý luận thực tiễn nhằm nâng cao nhận thức cho CBQL và GVCN, cần làm cái gì, làm như thế nàolà nội dung đã trình bày, tài liệu bồi dưỡng các kỹ năng của GVCN từ kỹ năng lập kế hoạch CN đến tổ chức,QL tập thể. tiếp cận cá nhân, tổ chức giáo dục toàn diện, đánh giá và phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Đặc biệt là nội dung đã được cập nhật những cách tiếp cận phù hợp với đổi mới tư duy hướng vào người học trong giáo dục hiện nay.

- Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hồ Chí Minh (2018) kỷ yếu hội thảo “Công tác QL trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông”.

Kỷ yếu hội thảo công tác QL trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm các bài viết liên quan đến vấn đề GD-ĐT, bồi dưỡng nhà giáo, CBQL, nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay và thời gian sắp tới. Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng CBQL ở trường THPT, phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán. Trong đó có những vấn đề liên quan đến công tác CN lớp như đổi mới giờ sinh hoạt CN ở trường THPT của tác giả Huỳnh Thị Thùy Dung, biện pháp QL giáo dục giá trị gia đình cho HS trung học vùng đồng bằng sông Cửu Long của tác giả Trịnh Văn Anh.

- Nhóm tác giả Phan Thế Sung, Lưu Xuân Mới(2000) với tài liệu “Tình huống và cách ứng xử tình huống trong QL giáo dục và đào tạo”.

Nội dung nghiên cứu được trình bày tài liệu gồm những vấn đề phương pháp ứng xử các tình huống trong dạy và học nói riêng và tình huống trong QL giáo dục nói chung. Các tác giả đã lựa chọn những tình huống tương đối tiêu biểu xuất hiện trong các lĩnh vực từ việc lập kế hoạch QL đến khâu tổ chức nhân sự, xây dựng đội ngũ giáo viên, từ việc chỉ đạo các hoạt động giáo dục diễn ra trong nhà trường cũng như ngoài xã hội đến việc kiểm tra đánh giá. Nội dung tài liệu giúp cho GV, CBQL có cách ứng xử phù hợp, vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật, mềm dẻo linh hoạt, có lý có tình, trách cách xử lý rập khuôn, máy móc.

- Nhóm tác giả Nguyễn Việt Hùng – Hà Thế Truyền (2013) với tài liệu “Chương trình bồi dưỡng thường xuyên – Modun THPT 31,32 – Hoạt động của GVCN”.

Tài liệu cung cấp cho người học về vị trí vai trò của GVCN, ý nghĩa nội dung của phương pháp lập kế hoạch CN lớp ở trường THPT, cách thiết lập kế hoạch CN. Sau khi có kế hoạch công tác CN lớp, hoạt động của GVCN là một trong những năng lực cần thiết quan trọng trong các năng lực làm công tác CN, học tập chương trình này giúp cho người học biết tổ chức các hoạt động được thực hiện trong kế hoạch công tác CN. Nội dung cụ thể bao gồm: Tìm hiểu các hoạt động của GVCN

liên quan đến xây dựng tập thể lớp CN; nghiên cứu và tìm hiểu hoạt động của GVCN về chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học; nghiên cứu và tìm hiểu hoạt động của GVCN về chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện; nghiên cứu và tìm hiểu hoạt động của GVCN trong việc phối hợp với các lực lượng tham gia giáo dục HS.

- Tác giả Hà Nhật Thăng (2004) với tác phẩm “Phương pháp công tác của người giáo viên CN ở trường Trung học phổ thông”.Tác giả đã trình bày vai trò người giáo viên CN lớp ở trường trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Nội dung và phương pháp của giáo viên CN lớp với tập thể HS. Công tác phối hợp của giáo viên CN với các lực lượng khác trong nhà trường. Công tác phối hợp của giáo viên CN với việc liên kết các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường và một số mô hình tổ chức hoạt động giáo dục.

- Tác giả Đặng Diễm Hương (2014) với luận văn thạc sĩ Quản lí giáo dục “Quản lý công tác giáo viên CN lớp tại trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội

-Amsterdam”. Đề tại đã thực hiện khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác giáo viên CN lớp và quản lý công tác giáo viên CN lớp ở trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam. Đề xuất một số biện pháp quản lý công tác giáo viên CN lớp.

- Tác giả Nguyễn Thị Mai Nguyệt (2014) với luận văn thạc sĩ Quản lí giáo dục “Quản lí hoạt động CN lớp ở trường THPT thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên”. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động CN lớp ở trường THPT thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, luận văn đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động CN lớp của nhà trường nhằm nâng cao nhận thức, năng lực, nghiệp vụ cho đội ngũ GVCN lớp và đảm bảo đạt chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Một số bài viết đăng trên Tạp chí giáo dục, trang mạng giaoduc.net; một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu công tác CN lớp, hoạt động CN lớp ở các đơn vị công tác khác nhau trong cả nước.

Tuy nhiên, nghiên cứu vấn đề QL hoạt động của GVCN lớp ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn hiện nay thì chưa có tác

giả nào đề cập đến. Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, kết hợp với thực tiễn, kinh nghiệm công tác của mình, tôi chọn vấn đề: Quản lý hoạt động của GVCN ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Longlàm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Khái niệm hoạt động

Hoạt động là phương thức tồn tại của con người. Theo tâm lí học mácxit, cuộc sống con người là một dòng hoạt động, con người là chủ thể của các hoạt động thay thế nhau. Hoạt động là quá trình con người thực hiện các quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, xã hội. Chúng ta có thể hiểu hoạt động là quá trình tác động qua lại giữa con người với thế giới xung quanh để tạo ra sản phẩm về phía thế giới và sản phẩm về phía con người.

1.2.2. Khái niệm quản lí

Quản lí là một loại hình lao động của con người trong cộng đồng nhằm thực hiện các mục tiêu mà tổ chức hoặc xã hội đặt ra. Trong xã hội loài người, QL là một hoạt động bao trùm mọi mặt đời sống xã hội. QL là nhân tố không thể thiếu được trong đời sống và sự phát triển của xã hội.

Tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất”. (Trần Kiểm, 2014).

Trong quản lí, bao giờ cũng có chủ thể QL và đối tượng QL, quan hệ với nhau bằng những tác động QL. Những tác động QL chính là những quyết định QL, là những nội dung chủ thể QL yêu cầu đối với đối tượng QL.

Quản lí, theo nghĩa chung nhất, là sự tác động của chủ thể QL lên đối tượng QL nhằm đạt được mục tiêu đề ra. QL là một hoạt động có tính chất phố biến, mọi nơi, mọi lúc, trong mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và liên quan đến mọi người. Đó là một hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công và hợp tác làm một công việc để đạt được mục tiêu chung.


Chủ thể QL

Xác định


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động của giáo viên chủ nhiệm ở các trường trung học phổ thông huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long - 3


Đối tượng QL


Mục tiêu QL

Tác động Tác động QL phản hồi


Thực hiện


Theo nghĩa rộng, QL là hoạt động có mục đích của con người. Ọuán lí là hoạt động do một hay nhiều người điều phối hành động của những người khác nhằm đạt được một mục tiêu nào đó một cách có hiệu quả.

Như vậy, QL là sự áp dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để điều khiển nguồn lực thực hiện các tiến trình để giải quyết các vấn đề.

Vai trò của quán ỉí

- QL nhằm tạo ra sự thống nhất ý chí trong tổ chức giữa những người QL và người bị QL; giữa những người bị QL với nhau.

- Định hướng sự phát triển của tổ chức trên cơ sở xác định mục tiêu chung và hướng mọi nỗ lực của các đối tượng QL vào mục tiêu đó.

- Tổ chức, điều hoà, phối hợp và hướng dẫn hoạt động của các cá nhân, tổ chức, giảm độ bất định nhằm đạt được mục tiêu QL.

- Tạo động lực cho mọi cá nhân trong tổ chức bằng cách kích thích, động viên; uốn nắn lệch lạc, sai sót nhằm giảm bớt thất thoát, sai lệch trong quá trình QL.

- Tạo môi trường và điều kiện cho sự phát triển của mọi cá nhân và tổ chức, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững và có hiệu quả.

1.2.3. Chức năng của quản lí

Quản lí là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Quá trình QL có bốn chức năng QL cơ bản mà người QL dù ở cấp QL nào cũng phải thực hiện cụ thể

như sau:

Một là, chức năng kế hoạch hóa là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các biện pháp tốt nhất để đạt các mục tiêu đó. Nội dung thực hiện chức năng kế hoạch: Phân tích bối cảnh, xác định mục tiêu phát triển tổ chức; lập các kế hoạch thực hiện mục tiêu; triển khai thực hiện kế hoạch; đánh giá, điều chỉnh kế hoạch. Kế hoạch hoá là chức năng cơ bản nhất trong số các chức năng QL, nhằm xây dựng quyết định về mục tiêu, chương trình hành động và bước đi cụ thể trong một thời gian nhất định của một hệ thống QL.

Hai là, chức năng tổ chức là quá trình tiếp nhận, phân phối, sắp xếp các nguồn lực tạo ra một cơ cấu tổ chức thích hợp đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đề ra để tổ chức phát triển. Tổ chức chính là sự kết hợp, liên kết những bộ phận riêng rẽ thành một hệ thống, hoạt động nhịp nhàng như một cơ thể thống nhất. Sự phát triển của xã hội đã chứng minh rằng tổ chức là một nhu cầu không thể thiếu được trong mọi hoạt động kinh tế – xã hội.

Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý và năng động, phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm vụ; xây dựng, phát triển đội ngũ đảm bảo yêu cầu của tổ chức; xác lập mối quan hệ và cơ chế hoạt động; tổ chức công việc khoa học.

Một cơ cấu tổ chức được coi là hợp lý khi nó tuân thủ nguyên tắc thống nhất trong mục tiêu, mỗi cá nhân đều góp phần công sức vào các mục tiêu chung của hệ thống.

Một tổ chức cũng được coi là hiệu quả khi nó được áp dụng để thực hiện các mục tiêu của hệ thống với mức tối thiểu về chi phí cho bộ máy.

Ba là, chức năng chỉ đạo là quá trình tác động, ảnh hưởng tới hành vi thái độ của cấp dưới thông qua các hoạt động hướng dẫn, giúp đỡ, đôn đốc, động viên và thúc đẩy những người dưới quyền làm việc với hiệu quả cao nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Động viên nhằm phát huy khả năng vô tận của con người vào quá trình thực hiện mục tiêu của hệ thống. Khi con người tham gia vào một tổ chức để đạt một mục đích mà họ không thể đạt được khi họ hoạt động riêng lẻ. Nhưng điều đó không nhất thiết là mọi người phải đóng góp và làm tất cả những gì tốt nhất đảm bảo cho mục đích và hiệu quả chung cao nhất. Vì vậy, một trong những chức năng

quán lí cần phải xác định những yếu tố tạo thành động cơ thúc đẩy mọi người đóng góp có kết quả và hiệu quả tới mức có thể được cho hệ thống. Động cơ thúc đẩy nói lên các xu hướng, ước mơ, nhu cầu, nguyện vọng của con người.

Điều chỉnh nhằm sửa chữa các sai lệch nảy sinh trong quá trình hoạt động của hệ thống để duy trì các mối quan hệ bình thường giữa bộ phận điều khiển và bộ phận chấp hành; giữa bộ máy QL với hoạt động của hàng trăm, hàng nghìn người sao cho nhịp nhàng, ăn khớp với nhau. Sự điều chỉnh cũng rất phức tạp, bới vì bất cứ một sự rối loạn nào trong một bộ phận, một khâu nào đó đều ảnh hường trực tiếp hoặc gián tiếp đến những bộ phận khác của hệ thống.

Nội dung chức năng chỉ đạo: thực hiện quyền chỉ huy, giao việc và hướng dẫn triển khai nhiệm vụ; đôn đốc, động viên, kích thích tạo động lực làm việc cho nhân viên; giám sát, sửa chữa đảm bảo các hoạt động đúng hướng, bám sát yêu cầu thực thi kế hoạch của tổ chức; xây dựng môi trường thúc đẩy các hoạt động phát triển.

Bốn là, chức năng kiểm tra là quá trình xem xét thực tiễn, đánh giá thực trạng, khuyến khích những cái tốt, phát hiện những sai phạm, điều chỉnh nhằm đạt tới những mục tiêu đặt ra và góp phần đưa toàn bộ hệ thống được QL lên một trình độ cao hơn. Kiểm tra là để đánh giá đúng kết quả hoạt động của hệ thống, bao gồm cả việc đo lường các sai lệch nảy sinh trong quá trình hoạt động, là một chức năng có liên quan đến mọi cấp QL căn cứ vào mục tiêu và kế hoạch đã định. Kế hoạch hướng dẫn việc sử dụng các nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu, còn kiểm tra xác định xem chúng hoạt động có phù hợp với mục tiêu và kế hoạch hay không.

Bốn chức năng này được coi như bốn công đoạn tạo nên một chu trình QL. Các chức năng này có quan hệ chặt chẽ với nhau, đan xen với nhau và đều cần đến thông tin QL. Các chức nãng QL tạo thành một hệ thống thống nhất với một trình tự chặt chẽ, trong QL không được coi nhẹ một chức năng nào.

1.2.4. Khái niệm giáo dục

Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Bản chất của giáo dục là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người. Nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hoá dân tộc, nhân loại được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó xã hội loài người không ngừng tiến lên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2023