DANH MỤC CÁC BẢNG
Ký hiệu | Tên bảng | Trang | |
1 | Bảng 2.1 | Thống kê đội ngũ CB-GV-CNV các trường THPT huyện Vũng Liêm. | 46 |
2 | Bảng 2.2 | Thống kê số liệu huy động HS ra lớp và tỉ lệ HS bỏ học. | 47 |
3 | Bảng 2.3 | Thống kê kết quả xếp loại học lực. | 47 |
4 | Bảng 2.4 | Thống kê kết quả xếp loại hạnh kiểm. | 47 |
5 | Bảng 2.5 | Bảng thống kê số lượng tham gia khảo sát. | 49 |
6 | Bảng 2.6 | Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL, GV về vai trò của GVCN. | 51 |
7 | Bảng 2.7 | Khảo sát mức độ thực hiện các hoạt động của GVCN lớp. | 53 |
8 | Bảng 2.8 | Khảo sát mức độ quan trọng của các nội dung QL hoạt động GVCN lớp. | 57 |
9 | Bảng 2.9 | Kết quả khảo sát về mức độ xây dựng kế hoạch QL hoạt động của GVCN lớp. | 59 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lí hoạt động của giáo viên chủ nhiệm ở các trường trung học phổ thông huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long - 1
- Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lí Hoạt Động Của Giáo Viên Chủ Nhiệm.
- Khái Niệm Quản Lí Hoạt Động Của Giáo Viên Chủ Nhiệm Lớp
- Nội Dung Hoạt Động Của Giáo Viên Chủ Nhiệm Lớp Ở Trường Trung Học Phổ Thông
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
Bảng 2.10 | Kết quả khảo sát về mức độ tổ chức thực hiện các nội dung QL hoạt động của GVCN lớp. | 61 | |
11 | Bảng 2.11 | Kết quả khảo sát về mức độ chỉ đạo thực hiện các nội dung QL hoạt động của GVCN lớp. | 63 |
12 | Bảng 2.12 | Kết quả khảo sát về thực hiện kiểm tra, đánh giá các nội dung QL hoạt động của GVCN lớp. | 64 |
13 | Bảng 2.14 | Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến QL hoạt động của GVCN lớp. | 65 |
14 | Bảng 3.1 | Khảo sát mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động của GVCN lớp. | 97 |
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết số 29-NQ/TW tại hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo đã nêu mục tiêu: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”(Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013).
Tiếp tục Văn kiện đại hội Đảng khóa 12 đã nêu “Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội. Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Đề cao trách nhiệm của gia đình và xã hội phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ. Tiếp tục phát triển và nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục, đào tạo. Đầu tư hợp lý, có hiệu quả xây dựng một số cơ sở giáo dục, đào tạo đạt trình độ quốc tế.” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016).
Để thực hiện mục tiêu giáo dục “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách,
phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Luật Giáo dục 2005). Ngành giáo dục đào tạo cần đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra-đánh giá.Tiếp tục phát triển và nâng cấp cơ sở vật chất (CSVC) – trang thiết bị dạy học. Xây dựng đội ngũ giáo viên (GV) đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng.
Bên cạnh đó, cần có sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ quản lí (CBQL) và giáo viên, trong đó giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là lực lượng đặc biệt quan trọng. GVCN là người trực tiếp tổ chức và duy trì hoạt động của lớp học, trực tiếp thực hiện việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh (HS). GVCN còn là cầu nối quan trọng giữa nhà trường - gia đình - xã hội.Chính vì vậy, GVCN là nhân tố quyết định thắng lợi hay thất bại của nhiều kế hoạch hoạt động trong trường phổ thông.
GVCNcó vai trò, nhiệm vụ quan trọng được quy định trong điều lệ trường trung học phổ thông. Ngoài nhiệm vụ của người giáo viên, GVCN có vai trò như: Tìm hiểu và nắm vững HS trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp; cộng tác chặt chẽ với gia đình HS, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục HS của lớp mình chủ nhiệm (CN); nhận xét, đánh giá và xếp loại HS cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật HS, đề nghị danh sách HS được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ HS; báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng (HT).
Trên thực tế về vai trò, hoạt động CN lớp, quản lí hoạt động của GVCN lớp ở cáctrường trung học phổ thông (THPT) huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long hiện nay. GVCN đã phát huy được vai trò của mình, có sự ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên, một bộ phận GVCN chưa theo kịp được với sự biến đổi tâm lý của HS, chưa có sự điềuchỉnh phương pháp giáo dục phù hợp, theo lối mòn trong giáo dục, chưa có nhiều đổi mới trong hình thức tổ chức các hoạt
động. Công tác kiểm tra, quản lí hoạt động của GVCN chưa được thực hiện thường xuyên, chưa đổi mới các hình thức, phương pháp kiểm tra.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, bản thân lựa chọn đề tài “Quản lí hoạt động của giáo viên chủ nhiệm ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long”
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lý luận về hoạt động của GVCN và quản lí (QL) hoạt động của GVCN tại trường THPT. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của GVCN và quản lý hoạt động của GVCN tại các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của GVCN ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Hoạt độngcủa GVCN ở các trường THPT.
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng quản lý hoạt động của GVCN ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác QL hoạt động của GVCN chủ nhiệm ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long thời gian vừa qua đã đạt nhiều kết quả trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động của GVCN. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn những hạn chế như nội dung kiểm tra đánh giá hoạt động của giáo viên chủ nhiệm chưa thật sâu sát.
Vì vậy, việc tìm hiểu cơ sở lý luận và khảo sát, phân tích, đánh giá đúng thực trạng hoạt động của giáo viên chủ nhiệm và quản lí hoạt động của giáo viên chủ nhiệm tại các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long sẽ là cơ sở đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động này.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động của GVCN và quản lí hoạt động của GVCN ở trường trung học phổ thông.
5.2. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động củaGVCN ở một số trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
5.3.Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động của GVCN ở một số trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận nghiên cứu
6.1.1. Quan điểm hệ thống- cấu trúc
Quan điểm hệ thống cấu trúc: Nghiên cứu công tác quản lí hoạt động của GVCN một cách toàn diện, trên nhiều mặt dựa vào việc phân tích đối tượng thành các bộ phận trong một chỉnh thể. Kết quả nghiên cứu được trình bày một cách hệ thống và có cấu trúc theo một trình tự khoa học. Đồng thời các biện pháp được đề xuất phải dựa trên một quy trình cụ thể.
Vận dụng quan điểm hệ thống-cấu trúc vào đề tài này, nghiên cứu thực trạng công tác quản lí hoạt động của GVCN ở các trường THPT. Trong đó, nghiên cứu công tác quản lí hoạt động của GVCN ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long cần nghiên cứu một hệ thống bao gồm những yếu tố cấu thành như: Chủ thể quản lí, đối tượng quản lí, mục tiêu quản lí, chức năng quản lí, nội dung quản lí, phương pháp quản lí, công cụ quản lí, kết quả quản lí.
Khi đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động của GVCN ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, các biện pháp được sắp xếp trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau và theo một chỉnh thể thống nhất.
6.1.2. Quan điểm lịch sử - logic
Quan điểm lịch sử - logic: Tìm hiểu, phát hiện sự nảy sinh phát triển của công tác quản lí hoạt động của GVCN trong những khoảng thời gian và không gian cụ thể với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để điều tra khách quan nhất. Việc đề
xuất, khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí được thực hiện theo một trình tự khoa học.
Mỗi sự vật hiện tượng đều có quá trình phát triển từ quá khứ, hiện tại và tương lai. Ba thời kỳ này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì thế cần dựa vào quan điểm này để đề xuất các biện pháp cho công tác quản lí hoạt động của GVCN đảm bảo phù hợp với thực tiễn, đồng thời thừa hưởng những ưu điểm, kết quả đạt được trong quá khứ cũng như khắc phục những hạn chế nhằm hướng đến sự phát triển trong tương lai.
6.1.3. Quan điểm thực tiễn
Quan điểm thực tiễn: Trên cơ sở xuất phát từ các vấn đề cấp thiết của thực trạng công tác quản lí hoạt động của GVCN ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long còn hạn chế, từ đó người nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhằm góp phần khắc phục những hạn chế, nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động của GVCN ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Phân tích, tổng hợp các tài líệu, các công trình nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước, các bài báo, các tạp chí chuyên ngành, các văn kiện của Đảng và Nhà nước.Các văn bản hướng dẫn của ngành và hệ thống hóa cơ sở lý thuyết có líên quan đến quản lý hoạt độngcủa GVCN nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tàinghiên cứu.
6.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Xây dựng phiếu điều tra bằng hệ thống câu hỏi để khảo sát các đối tượng liên quan đến nội dung nghiên cứu như:
- Ban giám hiệu
- Giáo viên chủ nhiệm
Tại 4 trường THPT trong huyện Vũng Liêm gồm:
thể.
- Trường THPT Nguyễn Hiếu Tự
- Trường THPT Võ Văn Kiệt
- Trường THPT Hiếu Phụng
- Trường THPT Hiếu Nhơn
Thực hiện các bản hỏi rõ ràng, cụ thể, thích hợp đối với từng đối tượng cụ
6.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn.
Đối tượng phỏng vấn:
- Ban giám hiệu
- Giáo viên chủ nhiệm
Nội dung phỏng vấn: Liên quan đến những hoạt động của giáo viên đã thực
hiện trên lớp, công tác quản lí hoạt động của giáo viên chủ nhiệm, sự phối hợp giữa lực lượng trong và ngoài nhà trường. Phỏng vấn lại những nội dung còn chưa rõ trong quá trình điều tra bằng bản hỏi.
6.2.2.3. Phương pháp hỗ trợ
Sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý và phân tích các số liệu từ các phiếu hỏi thu thập được.
7. Giới hạn của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động của giáo viên chủ nhiệm ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long bao gồm các trường
- Trường THPT Nguyễn Hiếu Tự
- Trường THPT Võ Văn Kiệt
- Trường THPT Hiếu Phụng
- Trường THPT Hiếu Nhơn
Về chủ thể quản lí và đối tượng quản lí:
- Chủ thể quản lí: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.