Nội Dung Quản Lí Hoạt Động Củagiáo Viên Chủ Nhiệm Lớp Ở Trường Trung Học Phổ Thông

quan trong việc tạo điều kiện để triển khai các hoạt động giáo dục toàn diện cho HS như học tập gắn với thực tiễn sản xuất, thực hiện các dự án cải tạo môi trường, hoạt động công ích, đền ơn đáp nghĩa, phòng chống các tệ nạn xã hội, bảo vệ di tích, tài nguyên môi trường.

1.4. Nội dung quản lí hoạt động củagiáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông

1.4.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động của giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông

Kế hoạch là một nội dung và là chức năng quan trọng nhất của QL. Xây dựng kế hoạch là công việc đầu tiên của hoạt động QL, có kế hoạch mới có các hoạt động khác. Kế hoạch gắn liền với việc lựa chọn và tiến hành các chương trình hành động sắp tới của công việc. Kế hoạch là xác định mục tiêu và quyết định phương pháp tốt nhất để đạt được mục tiêu đó.

Kế hoạch trong QL giáo dục về bản chất là xây dựng chương trình hành động của nhà trường theo năm học, nhằm đảm bảo thực hiện chất lượng giáo dục. Xây dựng kế hoạch QL hoạt động của GVCN nhằm định hướng cho các hoạt động CN lớp đạt được kết quả cao nhất.

Cấu trúc của kế hoạch QL hoạt động của GVCN gồm các nội dung như sau:

- Đặc điểm tình hình, khó khăn, thuận lợi, cơ hội, thách thức

- Phương hướng nhiệm vụ mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu

- Trình bày các nội dung, biện pháp mà GVCN cần thực hiện.

Xây dựng kế hoạch QL hoạt động của GVCN cần dựa trên kế hoạch giáo dục hàng năm của nhà trường, căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ năm học, các chỉ tiêu của nhà trường. Bên cạnh đó cần quan tâm đến đội ngũ, các thông tin, điều kiện hiện có, sự phối hợp giữa đoàn thanh niên với GVCN lớp, sự phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục tham gia giáo dục HS, phối hợp giữa cha mẹ HS với nhà trường. Các nội dung sau đây cần thực hiện khi xây dựng kế hoạch QL hoạt động của

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

GVCN.

- Thứ nhất, HT phải phổ biến kế hoạch năm học của nhà trường đến toàn thể hội đồng sư phạm nhà trường, lực lượng GVCN và các bộ phận có liên quan đến công tác CN lớp phải được tiếp thu đầy đủ kế hoạch của nhà trường.

Quản lí hoạt động của giáo viên chủ nhiệm ở các trường trung học phổ thông huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long - 6

- Thứ hai, nhà trường có trách nhiệm phổ biến đầy đủ các văn bản, hướng dẫn, quy định của các cấp và nhà trường về hoạt động của GVCN lớp, trong đó GVCN phải nắm được các nhiệm vụ và trách nhiệm của người GVCN, cũng như quyền lợi, chế độ giảm giờ làm việc cho GVCN.

- Thứ ba, kế hoạch phải xác định mục tiêu, các giải pháp thực hiện mục tiêu về hoạt động của GVCN lớp cho từng khối lớp, đây là nội dung trọng tâm của kế hoạch.

- Nhà trường xác định các điều kiện để thực hiện tốt hoạt động của GVCN lớp, các điều kiện đó bao gồm điều kiện về đội ngũ GVCN, cơ sở vật chất, tài chính, lực lượng trong và ngoài nhà trường.

1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông‌

Sau khi xây dựng xong kế hoạch, để mục tiêu kế hoạch đó trở thành hiện thực, cần phải tiến hành tổ chức thực hiện với các công việc như sau:

- Xác định các bộ phận tham gia QL hoạt động của GVCN lớp. Các bộ phận ban chỉ đạo gồm: BGH, GVCN, GVBM, Đoàn thanh niên, các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục trong nhà trường. Phân công rõ ràng từng nội dung công việc đến từng người thực hiện. Sự phân công phải thể hiện cụ thể nội dung công việc, thời gian hoàn thành, chất lượng phải đạt được.

- Để thực hiện tốt kế hoạch, BGH nhà trường phổ biến kế hoạch CN năm học của nhà trường đến các GVCN và các bộ phận tham gia QL.

- Xây dựng quy chế phối hợp trong hoạt động của GVCN (GVBM, Đoàn TN, Ban đại diện CMHS). Xác lập cơ cấu phối hợp các bộ phận chức năng để công việc được tiến hành đồng bộ, toàn diện, đúng với tiến độ của kế hoạch chung.

- Trang bị vật chất thiết bị, tài chính và các tài liệu thông tin khoa học mới phục vụ cho công tác giảng dạy và CN lớp.

- Thực hiện sự phối hợp với lực lượng ngoài nhà trường. Các hoạt động CN lớp với đặc thù đa dạng phong phú về nội dung và hình thức, hoạt động đòi hỏi phải có nguồn lực rất lớn cho việc tổ chức thực hiện. Nhưng với đội ngũ, cơ sở vật chất, tài chính của nhà trường phổ thông hiện nay, nhà trường rất cần sự hỗ trợ từ các lực lượng ngoài xã hội. Một số nội dung nhà trường tổ chức phối hợp với lực lượng mà nhà trường cần xác định là tổ chức, cá nhân nào; có cơ chế phối hợp phù hợp với đặc thù từng lực lượng; phân công cán bộ nhà trường phụ trách mối liên hệ thường xuyên với các lực lượng này.

1.4.3. Chỉ đạo hoạt động củagiáo viên chủ nhiệmở trường trung học phổ thông.

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch là định hướng, thúc đẩy, theo dõi và giám sát công việc. Chỉ đạo là quá trình phân công, liên kết, liên hệ giữa các thành viên trong tổ chức để đảm bảo kế hoạch được thực hiện tốt nhất.

Chỉ đạo hoạt động của GVCN, nhà trường cần thực hiện các nội dung như sau:

- Phân công GVCN phụ trách lớp cụ thể.HT chỉ đạo GVCN giải quyết các công việc bất thường xảy ra tại lớp. Chỉ đạo việc tổ chức đánh giá thi đua từng tuần, từng tháng, từng học kỳ.

- BGH triển khai kế hoạch CN trong năm học của nhà trường đến từng GVCN

lớp.

- Phân công các bộ phận, cá nhân giám sát việc thực hiện kế hoạch CN lớp.HT

tổ chức kiểm tra đánh giá thông qua chỉ đạo hiệu phó, tổ trưởng chuyên môn về hoạt động CN lớp, kiểm tra các loại hồ sơ sổ sách có liên quan đến các bộ phận. Trong quá trình phân công, giám sát các bộ phận thực hiện kế hoạch, HT thu thập thông tin phản hồi, điều chỉnh các chỉ đạo cho phù hợp với tình hình nhà trường.

- Thiết lập hồ sơ, sổ sách cần thiết phục vụ hoạt động của GVCN lớp.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông.

Bất kỳ hoạt động giáo dục nào khi tổ chức hoạt động thì người CBQL phải tổ chức kiểm tra để đánh giá chất lượng, hiệu quả giáo dục, từ đó rút kinh nghiệm và

điều chỉnh tổ chức hoạt động nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả cao hơn. Kiểm tra các hoạt động của GVCN bao gồm kiểm tra công việc nêu trong kế hoạch có được thực hiện không, chỉ ra những việc chưa làm được, nguyên nhân, so sánh kết quả với mục đích yêu cầu của kế hoạch.

Việc kiểm tra - đánh giá kết quả hoạt động mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện, chỉ đạo kế hoạch.

Kiểm tra - đánh giá hoạt động của GVCN lớp cần các nội dung cơ bản tập trung thực hiện như :

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động GVCN lớp theo tháng, học kỳ, năm

học.

- Thành lập bộ phận kiểm tra, đánh giá hoạt động GVCN lớp. Các bộ phận

kiểm tra phải gắn liền với công việc CN lớp, có năng lực, có khả năng kiểm tra, giám sát, tư vấn công việc CN lớp đạt kết quả cao,

- Xây dựng chuẩn kiểm tra cho hoạt động, GVCN lớp theo học kỳ, năm học cho từng khối lớp. Xây dựng tiêu chí đánh giá phải căn cứ vào mục đích yêu cầu của mỗi hoạt động để xây dựng chuẩn đánh giá hoạt động đó cho phù hợp, làm cơ sở đánh giá rút kinh nghiệm kiểm tra, điều chỉnh các hoạt động tiếp theo. Để việc kiểm tra, đánh giá hoạt động CN lớp một cách khoa học, tránh hình thức và có hiệu quả cao, kiểm tra để ngăn ngừa là chính, khi kiểm tra phát hiện những vấn đề cần điều chỉnh trong hoạt động CN lớp thì phải góp ý chân thành, tránh vị nể, định kiến; chú ý tôn trọng và giữ uy tín cho giáo viên.

- Xây dựng chế độ kiểm tra HĐGVCN lớp: mục đích kiểm tra, quy trình kiểm tra và các bước kiểm tra. Các hình thức kiểm tra hoạt động GVCN như: HT có thể trực tiếp kiểm tra, có thể giao cho các PHT, giao tổ, khối chủ nhiêm hoặc thành lập các tổ kiểm tra hoạt động CN lớp. Kiểm tra trực tiếp qua hồ sơ, sổ sách như: Sổ CN, sổ điểm, học bạ, sổ sinh hoạt chuyên môn,báo cáo của tổ chuyên môn, tổ CN. Kiểm tra qua dự giờ sinh hoạt lớp, kiểm tra việc thực hiện hoạt động các phong trào của lớp.

Có nhiều hình thức để kiểm tra, thông thường nhà trường có thể sử dụng các

hình thức kiểm tra như sau:

- Dự giờ tiết SHL, tiết NGLL hoặc tiết ngoại khóa.

- Kiểm tra hồ sơ CN.

- Yêu cầu GVCN báo cáo hàng tuần.

- Kiểm tra thông qua GVBM và Đoàn TN.

Các hình thức này khá thiết thực khi thực hiện kiểm tra-giám sát hoạt động của GVCN, vừa có quan sát, dự giờ trực tiếp GVCN thực hiện, vừa có kiểm tra các hồ sơ liên quan, đặc biệt là hồ sơ CN lớp.

1.4.5. Quản lý các điều kiện cho hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp.‌

Trước hết, QL những con người cụ thể là các thầy, cô giáo làm CN lớp; QL hoạt động của người giáo viên; QL những công việc cụ thể.

QL các mối quan hệ: Giữa GVCN lớp với HS, mối quan hệ giữa GVCN lớp với giáo viên khác, giữa GVCN với phụ huynh HS, với xã hội.

QL hồ sơ liên quan đến CN lớp; QL việc sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ GV. Quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu phục vụ cho hoạt động CN lớp.

Phát huy tính chủ động, sáng tạo cho PHT, tổ trưởng, GVCN lớp trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trong QL hoạt động của GVCN lớp.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lí hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp.

1.5.1. Đặc điểm phát triển tâm, sinh lý học sinh THPT

1.5.1.1. Đặc điểm phát triển nhận thức, trí tuệ

Ở lứa tuổi THPT, HS có các hoạt động đa dạng, phong phú hơn. Hoạt động học tập có những tính chất, nội dung riêng, đặc thù, yêu cầu cao về tính năng động, độc lập, đòi hỏi khả năng nhận thức cao, tư duy lý luận, khả năng khái quát hóa, khả năng suy đoán logic. Bên cạnh đó, hoạt động chọn nghề chi phối nhiều đến đời sống tâm lý của HS. Ngoài ra, các hoạt động xã hội khác nhau thu hút sự tham gia của HS cũng có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển tâm lý, nhân cách ở các em, làm phong phú thêm đời sống nội tâm và giúp các em có được những kinh nghiệm xã

hội bổ ích. Các đặc điểm hoạt động của HS lứa tuổi này cũng chi phối sự phát triển mặt nhận thức, trí tuệ của HS.

1.5.1.2. Sự phát triển trong giai đoạn tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì là thời kỳ xảy ra những biến động mãnh liệt về tâm lý của mỗi con người, cũng là thời kỳ then chốt của phát triển tâm lý. Đây là thời kỳ HS phải đối phó với những đổi thay to lớn trong môi trường học tập và rất nhiều những yêu cầu mới của xã hội. Con người đứng trước những thay đổi sinh lý hình thái rất đột ngột về cơ thể, và tất nhiên sẽ dẫn đến hàng loạt những biến động tâm lý. Đặc điểm tâm lý thời kỳ này có 4 đặc điểm chung như sau:

Thứ nhất, về mặt phát triển trí lực và thể lực thì tuổi dậy thì là thời kỳ phát triển trí lực. Về tư duy, đã phát triển tới tư duy logic, trừu tượng. Về mặt học tập, động cơ, thái độ, hứng thú và năng lực học tập đều được nâng cao. Các môn học nhiều thêm, nội dung đã phân biệt, nên tư duy trừu tượng logic được dịp phát triển mạnh. khả năng phân tích, tổng hợp, suy luận và phán đoán cũng được nâng cao. Về thể lực, cơ thể chuyển hoá mạnh mẽ, hiếu động.

Thứ hai, về tính tình: Ở tuổi dậy thì chức năng nội tiết phát triển rất mau lẹ, đặc trưng là tính nết ở tuổi này rất thất thường. Còn nếu phân tích theo nguyên nhân xã hội thì thanh niên có nhiều nhu cầu rất mãnh liệt, muốn thể hiện mình. Nhưng chưa có được nhận thức đầy đủ với tính cách phức tạp của xã hội, chưa hiểu thấu tính hợp lý và tính khả thi trong hành vi của bản thân. Nhìn chung vẫn là tính nết mạnh mẽ, tình cảm phong phú và nhiệt tình, đó vốn là mặt chủ đạo của tuổi thanh niên.

Thứ ba, ý thức xã hội được tăng cường mau chóng, rất nhạy bén với mọi biến động của xã hội, dám nói lên ý kiến và nhân định của bản thân và khao khát muốn được người khác đánh giá, hết sức quan tâm đến sự phát triển tài năng bản thân và trau dồi đạo đức, phẩm chất. Khả năng tự kiềm chế dần được nâng cao, hành vi thiếu tự chủ dần giảm bớt, biết khống chế hành vi của mình theo khuôn phép của xã hội. Đây là thời kỳ quan trọng để phát triển tính cách và ý thức đạo đức.

Thứ tư, Trong giai đoạn này thân thể đã phát triển đến mức gần như người lớn, thanh niên nam nữ thích gần nhau, nảy sinh tình cảm và mến mộ nhau. Đây là giai

đoạn phát sinh tình yêu nam nữ.

1.5.1.3. Sự phát triển ý thức nghề nghiệp và sự chuẩn bị cho cuộc sống tương

lai

Học sinh THPT là những người đang học ở các lớp cuối của hệ thống giáo dục

phổ thông, việc chọn nghề nghiệp được các em ý thức cao. Việc chọn nghề gì sẽ liên quan đến toàn bộ kế hoạch đường đời của HS, vì thế, khác với HS THCS, ý thức chọn nghề ở HS THPT có ý nghĩa nghiêm túc, cấp bách.

1.5.2. Nhận thức của lãnh đạo, giáo viên, học sinh, phụ huynh của nhà trường về hoạt động chủ nhiệm lớp và sự phối hợp của các đối tượng.‌

Công tác CN lớp là nội dung quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục của nhà trường, do đó bất kỳ HT, giáo viên, phụ huynh luôn nhận thức được vai trò của GVCN, luôn tạo điều kiện cho GVCN thực hiện thành công các hoạt động CN.Để nâng cao nhận thức của lãnh đạo, giáo viên, HS, phụ huynh của nhà trường về hoạt động CN lớp và sự phối hợp của các đối tượng. HT cần làm tốt các nội dung như:

Cần có kế hoạch kết hợp giữa các lực lượng trong nhà trường với đội ngũ GVCN để làm tốt công tác giáo dục. Kết hợp giữa công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, giáo viên bộ môn với GVCN lớp để làm tốt công tác tổ chức thực hiện nền nếp, thi đua dạy tốt, học tốt trong nhà trường.

HT cũng phải có kế hoạch tổ chức các hoạt động của GVCN lớp với lực lượng ngoài nhà trường như việc tổ chức họp phụ huynh HS, hội khuyến học, tổ chức giáo dục truyền thống quê hương, giáo dục những nét văn hoá quê hương, làm tốt công tác an ninh, trật tự trong nhà trường, phòng chống tệ nạn xã hội, thực hiện an toàn giao thông. Phối hợp chặt chẽ với gia đình trong công tác giáo dục HS.

Lồng ghép nội dung này trong quy chế khen thưởng chung của nhà trường, tạo sự khuyến khích các lực lượng tham gia hoạt động CN lớp.

HT tìm hiểu, nghiên cứu đầy đủ các văn bản, thông tư về quy chế QL giáo viên, QLHS và tổng hợp thành văn bản của đơn vị.

Tổ chức cho giáo viên thảo luận để đi đến thống nhất thành nghị quyết chung cho toàn bộ hội đồng sư phạm nhà trường.

1.5.3. Chương trình và kế hoạch dạy học‌

Chương trình và kế hoạch dạy học là căn cứ khoa học về những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và cách thức thực hiện nhiệm vụ để đạt những mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. Từ chương trình và kế hoạch dạy học, kế hoạch hoạt động của GVCN được vạch ra một cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong thời gian một năm học với cách thức và trình tự tiến hành nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Từ đó, GVCN sẽ luôn nắm vững mục tiêu và thực hiện một cách khoa học để đạt mục tiêu trong hoạt động.

1.5.4. Tình hình cơ sở vật chất của nhà trường, kinh phí đầu tư cho các hoạt động chủ nhiệm.

Tình hình cơ sở vật chất của nhà trường ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của GVCN lớp. Ngôi trường nào có đầy đủ các phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập sẽ có điều kiện tổ chức nhiều các hoạt động giáo dục, ngoại khóa.

Kinh phí đầu tư cho các hoạt động CN tác động đến chất lượng các hoạt động giáo dục, đặc biệt là hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động về nguồn, tìm hiểu về di tích lịch sử, tham gia các hội thi.

Như vậy, bên cạnh chi cho hoạt động chuyên môn, HT nhà trường cần dành phần hoạt động phí để chi cho các hoạt động CN lớp để GVCN có điều kiện đa dạng hóa các hình thức hoạt động CN.

1.5.5. Môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương‌

Môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động CN lớp.Biện pháp giáo dục HS ở thành thị khác với biện pháp giáo dục HS ở nông thôn.HS ở những vùng khó khăn về kinh tế, HS thuộc diện chính sách, hộ nghèo, vùng dân tộc có ảnh hưởng đến các hoạt động giáo dục.

Nghiên cứu tình hình địa phương, về vị trí địa lý, kinh tế, chính trị, xã hội, mức sống, ngành nghề sản xuất, trình độ văn hoá, tôn giáo, truyền thống học tập và phong trào xã hội giáo dục là cơ sở để nhà trường và GVCN có được những phương hướng phù hợp nhất trong việc đề ra các biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục. GVCN phải là người có trách nhiệm đầu tiên nghiên cứu thực trạng, xác định

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 27/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí