Trách Nhiệm Đạo Đức Tại Cơ Sở Hành Nghề

buồn hoặc đau khổ (có thể do bị phân biệt đối xử), y học cho rằng đó là một trong những biểu hiện của rối loạn về tính dục. Đến nay, DSM-IV đã bỏ đồng giới ra khỏi danh sách các rối loạn. Đồng giới không phải là một bệnh. Nhiều nước đã công nhận đồng giới như một hiện tượng tự nhiên. Từ đó, các đinh kiến xã hội cũng giảm đáng kể. Đến nay, nếu một người đồng giới bị trầm cảm, chúng ta sẽ can thiệp hỗ trợ vấn đề trầm cảm của cá nhân đó mà không phải dán “mác” chẩn đoán y học nào cho vấn đề giới tính của họ.

Trong mô hình xã hội, có ba lý thuyết chính giải thích về nguồn gốc các rối loạn tâm thần. Lý thuyết stress (Lazarus & Folkman, 1984; Pearlin,1989; Pearlin, Lieberman, Menaghan, & Mullan, 1981) nói rằng việc tích tụ các kích thích gây stress làm thúc đẩy các vấn đề SKTT. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa việc trải nghiệm stress và các triệu chứng rối loạn không mạnh do cá nhân có các nguồn lực để đương đầu với stress. Giải thích tỉ lệ rối loạn tâm thần thường cao ở các nhóm có vị thế thấp hoặc yếu thế là do họ thường gặp nhiều stress nhưng lại có ít các nguồn lực đương đầu. Lý thuyết sức căng kết cấu xã hội (structural strain theory) (Merton, 1968; Durkheim, 1951) lại đặt nguồn gốc của rối loạn và đau khổ ở tổ chức vĩ mô của xã hội. Rối loạn tâm thần có thể là cách đáp trả có tính thích nghi đối với sức căng kết cấu xã hội hoặc đối với mức độ hòa nhận vào xã hội. Chẳng hạn, trong thời kì thất nghiệp tăng cao, ti lệ nhập viện vì các rối loạn tâm thần tăng; và kinh tế phát triển tương quan với tỉ lệ nhập viện ít. Sự tổ chức của xã hội đặt một số nhóm vào dạng thiệt thòi về kinh tế hoặc xã hội. Để giảm các vấn đề SKTT, xã hội cần được kết cấu lại theo cách công bằng, chẳng hạn như đảm bảo thu nhập tối thiểu và bảo hiểm để loại trừ tình trạng căng thẳng của thất nghiệp. Lý thuyết thứ ba là lý thuyết dán nhãn xã hội (social labeling) hay còn được gọi là thuyết phản ứng xã hội (social reaction theory) (Becker, 1973; Lemert, 1951; Scheff, 1984) cho rằng những người bị dán nhãn, nhìn nhận như có rối loạn tâm thần hoặc bị đối xử như có bệnh tâm thần sẽ trở thành có bệnh tâm thần. Triệu chứng của rối loạn tâm thần được xem như là sự vi phạm các chuẩn mực, trật tự xã hội nên những cá nhân đó sẽ vi phạm các nguyên tắc, cách thức mặc định đó.

3. Mô hình sinh học – tâm lý – xã hội

Hai mô hình y học và mô hình xã hội đều cố gắng để giải thích SKTT và rối loạn tâm thần. Mô hình y học cho rằng gốc rễ của các rối loạn tâm thần ở cơ thể sinh học, trong khi mô hình xã hội cho rằng các vấn đề xã hội là căn nguyên. Cả hai mô hình đều có những ưu điểm nhưng không đủ để đứng độc lập. Khả năng có những khác biệt về hóa học hoặc gen, hoặc sinh lý học ở những người được chẩn đoán có rối loạn cụ thể nào đó không có nghĩa loại trừ các yếu tố khác. Tương tự, các vấn đề xã hội không loại trừ khả năng cơ

chế sinh học Cả hai mô hình đều hạn chế vì đều không ghi nhận vai trò của các yếu tố khác.

Mô hình sinh học - tâm lý - xã hội có nguồn gốc từ lý thuyết hệ thống được phát triển ở khoa học sinh học và gắn liền với các nghiên cứu của nhà sinh học Paul Weiss và Ludwig von Bertalanffy. Lý thuyết hệ thống đề cập đến ba lớp: các trạng thái tâm thần xảy ra trong các cá nhân được xem là thành viên của một hệ thống tổng thể; hệ thống tổng thể là cả phần tiểu cá nhân, gồm tổng thể vật chất như hệ thống thần kinh, và phần siêu cá nhân - được hình thành từ bối cảnh tâm lý xã hội tồn tại như các lớp của củ hành. Chúng ta có thể thấy tính phức hợp của vấn đề tăng dần khi nhìn từ bề ngoài của cá nhân đến nhóm đôi, gia đình, cộng đồng, văn hoá, xã hội và lĩnh vực sinh quyền. Mô hình quan niệm này cho rằng một hiện tượng xuất hiện ở cấp độ cá nhân chỉ có thể được giải thích nhờ tham chiếu với cấp độ bên ngoài của hệ thống, do đó tránh được quan điểm giản hoá luận. Trong tâm thần học, nội dung của lý thuyết hệ thống tổng quát và mô hình sinh học-tâm lý-xã hội được Meyer phát triển (với các công trình nghiên cứu tổng hợp được xuất bản sau khi ông mất, 1952) nửa đầu thế kỷ 20 và sau đó được Engel phát triển (1980). Các tác giả này cho rằng dựa trên lý thuyết hệ thống tổng quát, mọi nỗ lực lý giải rối loạn tâm thần chỉ đề cập đến tiểu cá nhân, nghĩa là hệ thống sinh học sẽ không tránh khỏi đơn giản hóa và không hoàn thiện về mặt khoa học: các lý giải phải bao gồm đến các cấp độ xã hội và tâm lý học của hệ thống, chính là mô hình sinh học - tâm lý - xã hội.

Mô hình sinh học - tâm lý - xã hội cho rằng các yếu tố sinh học, tâm lý (hành vi, cảm xúc, suy nghĩ) và xã hội đều đóng vai trò có ý nghĩa trong chức năng con người khi có rối loạn hay bệnh tật. Mô hình này có tính tích hợp, phù hợp với sự thay đổi trong y học, tâm lý học và trong khoa học nói chung. Về bản chất, mối quan hệ nguyên nhân-hệ quả trực tiếp và đơn lẻ thực sự hiếm có trong tự nhiên. Một hiện tượng thường chịu ảnh hưởng của các tác động. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là liệu vai trò của các yếu tố đến một hiện tượng có tương đương nhau không? Chẳng hạn như yếu tố sinh học có thể là cần thiết nhưng không đủ để khởi phát các rối loạn. Monroe & Simons (1991) đã đề xuất một lý thuyết với những cải tiến cho mô hình sinh học - tâm lý - xã hội. Đó là mô hình dễ tổn thương - căng thẳng (còn gọi là mô hình tạng stress (stress - diathesis model). Mô hình giải thích một rối loạn là sự kết hợp giữa tính dễ tổn thương có sẵn ở mỗi cá nhân cộng với stress từ cuộc sống. Stress là các sự kiện cuộc sống gây xáo trộn sự cân bằng về tâm lý ở cá nhân và có thể đóng vai trò như chất xúc tác để hình thành rối loạn. Không đề cập nguồn gốc bệnh là các yếu tố bẩm sinh về di truyền, sinh học, mô hình tiếp cận để giải thích về sự phát triển

của bệnh tật (tính dễ bị tổn thương). Những tác nhân gây stress (từ môi trường) trong hiện tại có thể kích hoạt các khuynh hướng và những tổn thương đó.

Mô hình này cho rằng nếu việc kết hợp hai yếu tố này đạt đến ngưỡng, cá nhân sẽ hình thành rối loạn (xem hình 2). Mô hình cũng đề xuất rằng dù stress có mạnh như thế nào, rối loạn cũng không phát triển nếu không có tính dễ tổn thương. Stress đóng vai trò để “dẫn dắt” cá nhân công khai tạng stress thành các biểu hiện công khai.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Rối loạn

Không rối loạn

Công tác xã hội trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần - 4

Cao


Stress


Thấp


Thấp


Tính dễ tổn thương mang tính di truyền


Cao



Hình 2: Mô hình dễ tổn thương - stress (tạng stress)


Chẳng hạn áp dụng đối với trường hợp trầm cảm, mô hình này đề cập đến mối quan hệ giữa các nguyên nhân tiềm ẩn của trầm cảm và mức độ dễ tổn thương của cá nhân khi đáp trả các nguyên nhân đó. Theo mô hình này, mỗi cá nhân đều có tiềm ẩn có tính bẩm sinh (sinh học, tâm lý) hình thành trầm cảm ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, việc chỉ sở hữu những tiềm ẩn này không đủ để phát bệnh. Tiềm ẩn này cần phải kết hợp với một sự kiện gây stress trong cuộc sống (li dị, mất mát, thất nghiệp, v.v) để tạo ra sự khởi phát trầm cảm.

Thực trạng dựa vào thực chứng trong lĩnh vực sức khỏe và sức khỏe tâm thần

Việc hỗ trợ, can thiệp có hiệu quả trong lĩnh vực sức khỏe và sức khỏe tâm thần có ý nghĩa quan trọng vì nó giảm được các chi phí xã hội và con người. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong thập kỉ qua cho thấy không phải tất cả các chương trình can thiệp đều có thể

nghiên cứu chứng minh rằng nếu việc can thiệp không dựa trên các nguyên tắc khoa học cơ bản về hành vi con người thì chương trình sẽ không hiệu quả và không giảm được các vấn đề SKTT. Chẳng hạn, Weisz & Weiss (1989) nghiên cứu việc chữa trị ở 9 phòng khám ở North Carolina, Hoa Kì để đánh giá hiệu quả của việc điều trị cho 93 trẻ em có vấn đề về SKTT, so với 60 trẻ không nhận được bất cứ việc điều trị nào. Kết quả cho thấy tỉ lệ tiến bộ của 2 nhóm không khác biệt. Tương tự, nghiên cứu của Weiss, Cantron et al (1999) về đánh giá hiệu quả của việc can thiệp SKTT ở 6 trường tiểu học ở Tenesssesss, Hoa Kì, 84 trẻ được chỉ định ngẫu nhiên tham gia vào chương trình can thiệp và 76 em được chỉ định ngẫu nhiên vào nhóm kiểm chứng, không nhận được bất cứ sự can thiệp nào. Kết quả đánh giá sau 6 tháng, một năm và 2 năm cho thấy các vấn đề SKTT của trẻ ở cả hai nhóm không có sự khác biệt. Những nghiên cứu này đưa đến kết luận là việc can thiệp đã được tiến hành không có hiệu quả trong việc giảm các vấn đề SKTT.

Từ những nghiên cứu đó, ở các nước phát triển, có một tiếp cận thực hành, can thiệp trong nhiều ngành như y tế, tâm lý, giáo dục, điều dưỡng, công tác xã hội, v.v là thực hành dựa trên thực chứng (evidence-based practice). Tiếp cận này bắt đầu trong y học như là y học dựa vào thực chứng và lan rộng ra các ngành khác liên quan đến hỗ trợ con người. Định nghĩa đang được sử dụng rộng rãi về “thực hành dựa vào thực chứng” được Viện Y học Hoa kì phát biểu dựa trên đề xuất của Sackett và đồng nghiệp (2000): “Thực hành dựa vào thực chứng là việc tích hợp các bằng chứng nghiên cứu tốt nhất cùng với các đánh giá lâm sàng và giá trị của thân chủ. Bằng chứng nghiên cứu tốt nhất là các nghiên cứu lâm sàng có tính xác đáng, thường từ các khoa học cơ bản về sức khỏe hoặc y học, mà đặc biệt là từ cách nghiên cứu lâm sàng lấy người bệnh làm trọng tâm…. Đánh giá lâm sàng nghĩa là năng lực sử dụng các kĩ năng lâm sàng và các kinh nghiệm trong quá khứ để nhận diện nhanh chóng trạng thái sức khỏe mang tính độc nhất của từng người bệnh, chẩn đoán và các nguy cơ, lợi ích từ can thiệp cũng như những giá trị và kì vọng của cá nhân. Giá trị của người bệnh nói đến những thiên hướng độc nhất, các lo lắng, kì vọng mà mỗi người bệnh mang đến nơi trị liệu và phải được tích hợp vào cá quyết định lâm sàng nếu nó có thể phục vụ được người bệnh” (Sđd, tr 147). Nhìn chung, các minh chứng cho phép kết luận về hiệu quả của một phương pháp, một phương cách, một can thiệp về tâm lý hoặc giáo dục.

Thực hành dựa vào thực chứng đối với các vấn đề SKTT là việc sử dụng các chương trình, kĩ thuật can thiệp (a) được xây dựng từ những lý thuyết khoa học về con người liên quan đến nguyên nhân của các vấn đề SKTT; (b) được đánh giá một cách khoa

đã được đẩy mạnh trong 15 năm qua ở các nước phát triển, song hành với trào lưu y tế (y tế dựa vào thực chứng), do tính chất của công việc hỗ trợ SKTT liên quan đến tính mạng con người. Chính phủ của những nước này cũng đặt ra yêu cầu đối với việc can thiệp dựa vào thực chứng trong lĩnh vực SKTT. Ví dụ như ở Hoa Kì, các công ty bảo hiểm chỉ chi trả bảo hiểm cho các trị liệu dựa vào thực chứng đối với các rối loạn tâm thần.

IV. Các nghề nghiệp chuyên môn trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần

Trên thế giới, có nhiều các ngành nghề liên quan đến việc chăm sóc SKTT. Các nghề nghiệp chuyên môn trong lĩnh vực SKTT đến từ các ngành tâm thần học, tâm lý học lâm sàng, công tác xã hội lâm sàng, tham vấn tâm lý, điều dưỡng tâm thần. Mặc dù mỗi chuyên ngành này đều tham dự trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc đến những cá nhân đang trải qua các vấn đề SKTT và dù một số chuyên ngành có tham dự vào nghiên cứu lâm sàng, mỗi nghề có những đặc trưng, vai trò riêng.

Bác sĩ tâm thần học là bác sĩ y khoa, và được giáo dục, đào tạo trong ngành y. Việc đào tạo bác sĩ rất khác ở các nước. Ở Việt Nam, đào tạo bác sĩ tâm thần bắt đầu bằng 6 năm đào tạo bác sĩ đa khoa trong trường y bao gồm cả thực hành, thực tập trong bệnh viện như là yêu cầu bắt buộc cho các bác sĩ. Đào tạo chuyên khoa về tâm thần là đào tạo sau đại học (nội trú, chuyên khoa, thạc sĩ) bắt đầu sau khi có bằng bác sĩ y khoa. Việc đào tạo bác sĩ, kể cả bác sĩ tâm thần học đều dựa trên cơ sở khoa học sinh học và sinh lý. Bác sĩ tâm thần tiếp cận dựa trên mô hình y học và can thiệp bằng cách kê các thuốc cho các bệnh tâm lý (tâm bệnh), phần nào ít triển khai trị liệu tâm lý và quản lý chăm sóc y tế cho người bệnh tâm thần.

Cán bộ tâm lý lâm sàng là cán bộ tâm lý, được đào tạo về khoa học tâm lý. Cán bộ tâm lý lâm sàng thường được đào tạo ít nhất là 5 năm bao gồm thực hành (3 năm học đào tạo cử nhân + 2 năm thạc sĩ) như Pháp, Hà Lan, v.v và ở một số nước là 8 năm (3 năm cử nhân+5 năm tiến sĩ) như Anh, Mỹ, v.v. Cán bộ tâm lý lâm sàng nghiên cứu và ứng dụng khoa học tâm lý, khoa học về hành vi để hiểu, phòng ngừa, trị liệu các rối loạn tâm lý hoặc kém chức năng và để thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và toàn diện ở mỗi cá nhân. Cán bộ tâm lý lâm sàng được đào tạo về các phương pháp đánh giá tâm lý và các nghiên cứu về tâm lý, các liệu pháp tâm lý- các kĩ thuật đa dạng để khám phá cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của cá nhân, để cải thiện các vấn đề SKTT, tăng cường SKTT, chức năng cuộc sống của chủ thể. Công việc của cán bộ tâm lý lâm sàng có thể bao gồm nhiều hoạt động như nghiên cứu, đánh giá tâm lý, trị liệu, giảng dạy, tư vấn, pháp y, v.v. Về hình thức, cán bộ tâm lý lâm sàng và bác sĩ tâm thần đều thực hiện các trị liệu cho các rối loạn tâm thần nhưng khác

nhau ở chỗ bác sĩ tâm thần được đào tạo để kê thuốc trong khi cán bộ tâm lý được đào tạo về phương pháp đánh giá tâm lý và khoa học tâm lý để trị liệu tâm lý.

Nhân viên công tác xã hội lâm sàng, là tên gọi của nhân viên công tác xã hôi chuyên sâu trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, thường có bằng thạc sĩ về công tác xã hội. Đào tạo thạc sĩ công tác xã hội bao gồm đào tạo trên lớp về lý thuyết và thực hành công tác xã hội, và nhấn mạnh đến phần thực hành công tác xã hội có giám sát tại cơ sở chăm sóc SKTT hoặc cộng đồng. Nhân viên công tác xã hội lâm sàng có thể thực hiện hỗ trợ tâm lý cho cá nhân và nhóm nhưng nhiệm vụ chính là điều phối các dịch vụ tâm lý và xã hội cho các cá nhân. Khác với đào tạo cán bộ tâm lý lâm sàng, đào tạo nhân viên công tác xã hội lâm sàng thường không nhấn mạnh đến đánh giá tâm lý và nghiên cứu. Khác với đào tạo bác sĩ tâm thần, đào tạo nhân viên công tác xã hội cũng không bao gồm phần sinh lý bệnh và việc sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đào tạo nhân viên công tác xã hội nhận mạnh đến cách thức làm việc với mọi người ở cộng đồng và điều phối cách dịch vụ được thiết kế để đáp ứng tất cả các nhu cầu và vấn đề ngoài khả năng đáp ứng của trị liệu tâm lý và thuốc. Công việc của nhân viên công tác xã hội lâm sàng thường bao gồm tìm hiểu trường hợp (như tìm ra các trường hợp có nguy cơ bị lạm dụng, tạo điều kiện tái hòa nhập cộng đồng sau khi ra viện,..v.v), tham vấn cá nhân, nhóm, hôn nhân và kế hoạch hóa phúc lợi xã hội.

Nhân viên điều dưỡng tâm thần được đào tạo cơ bản về điều dưỡng. Điều dưỡng tâm thần là chuyên khoa trong điều dưỡng, tập trung đào tạo cách thức làm việc với những bệnh nhân có rối loạn tâm thần. Điều dưỡng viên tâm thần làm việc trong bệnh viện có bệnh nhân nội trú. Công việc chính bao gồm tham vấn cá nhân hoặc nhóm, công tác hành chính của bệnh viện, giáo dục SKTT. Nhân viên điều dưỡng tâm thần thường làm việc chặt chẽ với bác sĩ tâm thần để quản lý việc điều trị các vấn đề SKTT bằng thuốc tác động đến tâm thần.

Trên đây là bốn ngành nghề chính liên quan trực tiếp đến việc chăm sóc SKTT. Ngoài ra, cán bộ tâm lý học đường hoặc cán bộ tham vấn tâm lý cũng có thể tham gia vào công tác chăm sóc SKTT một cách gián tiếp.

Cán bộ tâm lý học đường là cán bộ tâm lý, quan tâm đến sự lành mạnh về cảm xúc, xã hội, học tập của học sinh trong môi trường trường học. Cán bộ tâm lý học đường cũng thường được đào tạo 5 năm hoặc 8 năm như cán bộ tâm lý lâm sàng. Khác với cán bộ tâm lý lâm sàng, cán bộ tâm lý học đường được đào tạo nhiều về giáo dục, sự phát triển trẻ em, đánh giá học tập, trí tuệ, tâm lý dạy học. Cán bộ tâm lý học đường thường làm việc với cá nhân, gia đình và nhà trường để đánh giá các chương trình học đường, đánh giá năng lực nhận thức, thiết kế các chương trình phòng ngừa (như giảm bạo lực, giảm bỏ học, v.v.), và

làm việc, tư vấn với giáo viên, cán bộ giáo dục để tối đa hóa hiệu quả dạy học ở cấp độ lớp học và hệ thống.

Cán bộ tham vấn tâm lý, có thể có nền tảng từ nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau như giáo dục, sư phạm, tâm lý, công tác xã hội v.v. được đào tạo thêm về công tác tham vấn. Cán bộ tham vấn hỗ trợ cá nhân có những vấn đề tâm lý được xem là “nhẹ” hoặc “vừa”, những khủng hoảng mang tính thời điểm trong cuộc sống.

V. Đạo đức nghề trong thực hành chăm sóc sức khỏe tâm thần

Thuật ngữ “đạo đức” được định nghĩa là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội hay phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn đạo đức mà có.

Các yêu cầu về đạo đức định hướng cho cách hành xử chuyên nghiệp của những người thực hành chuyên môn và đảm bảo cho công việc một cách hiệu quả nhất. Có chỉ dẫn và làm rõ các nguyên tắc, luật lệ nghề nghiệp cần tuân thủ. Trên thế giới, các nghề liên quan đến việc chăm sóc SKTT ở trên đều ban hành các bộ điều lệ về đạo đức nghề nghiệp của riêng nghề mình (như của hiệp hội Tâm lý học Hoa Kì, Hiệp hội Công tác xã hội Hoa kì, v.v). Mục đích của các điều lệ đạo đức nhằm: (a) giúp những người làm chuyên môn nhận diện, suy xét khi nghĩa vụ nghề nghiệp, những xung đột, các điểm không chắc chắn về đạo đức xuất hiện; (b) giúp những người mới vào nghề dễ thích nghi với nghề bằng cách hiểu đúng sứ mệnh, giá trị, các nguyên tắc đạo đức của nghề; (c) cung cấp các chuẩn mực đạo đức cho công chúng để giữ được uy tin của nghề; (d) có những tiêu chí chung để chính những người trong nghề (và các thể chế khác liên quan đến nghề như ban hành giấy phép hành nghề, luật pháp, chính phủ, v.v) có thể sử dụng để đánh giá liệu người hành nghề có hành vi vi phạm hay không (Reamer, 1998).

Những bộ điều lệ đạo đức trong nghề chăm sóc SKTT thường rất dài, và chi tiết; tuy nhiên đều đặt ra các yêu cầu cơ bản sau đối với người hành nghề:

1. Trách nhiệm đạo đức với thân chủ

Điều lệ đạo đức trong nghề chăm sóc SKTT đặc biệt nhấn mạnh đến các vấn đề liên quan đến việc cung cấp dịch vụ cho cá nhân, gia đình, nhóm. Đặc biệt, điều lệ quy định, ràng buộc sự cam kết của người hành nghề đảm bảo các quyền và quyền lợi, lợi ích thân chủ như:

- Có trách nhiệm hàng đầu đối thân chủ, tôn trọng họ như một cá nhân có đầy đủ nhân quyền và năng lực, làm việc vì lợi ích của họ.

- Quan tâm đến nhu cầu giáo dục, nghề nghiệp, cảm xúc, hành vi và khuyến khích sự



phát triển tổi ưu của mỗi thân chủ.

29

- Chấp nhận giá trị, quan điểm, cách sống, kế hoạch niềm tin của thân chủ và

- Khuyến khích họ chấp nhận những giá trị của bản thân họ.

- Có trách nhiệm tự tìm hiểu về luật pháp, quy định, chính sách liên quan đến thân chủ và đấu tranh bảo vệ quyền và quyền lợi của thân chủ được.

Điều lệ đưa ra các chỉ dẫn bao quát về quyền riêng tư và được bảo mật của thân chủ, ví dự như:

- Thân chủ có quyền được thông báo mục tiêu, mục đích, các kĩ thuật, các nguyên tắc diễn ra trong quá trình hỗ trợ, cũng như các trường hợp cần tiết lộ thông tin cá nhân của thân chủ vì mục đích công việc như thảo luận chuyên môn với đồng nghiệp.

- Các thông tin của thân chủ được lưu giữ bảo mật, chỉ trừ những thông tin cần thông báo đến người, tổ chức liên quan để phòng ngừa các hiểm nguy cho thân chủ hoặc người khác, hoặc những vấn đề liên quan đến pháp luật.

- Bảo vệ quyền bảo mật nhân thân của thân chủ đối với bất cứ hồ sơ, giấy tờ, số liệu liên quan đến thân chủ.

Trong những năm gần đây, điều lệ đạo đức củng cố nội dung liên quan đến các tiêu chuẩn về mâu thuẫn lợi ích và các mối quan hệ kép với thân chủ hoặc cựu thân chủ. Các mâu thuẫn về lợi ích hoặc quan hệ kép có thể có những nguy cơ lợi dung hoặc làm hại thân chủ. Các điều luật kêu gọi những người thực hành rất cẩn trọng khi cung cấp dịch vụ cho hai hoặc nhiều hơn các cá nhân có mối quan hệ với nhau (như con và mẹ). Những người hành nghề nhận ra các mâu thuẫn vai trò tiềm năng với thân chủ cần phải làm rõ các bổn phận, nghĩa vụ với từng bên và hành động sao cho giảm thiểu các mâu thuẫn lợi ích. Quan hệ kép cũng đặc biệt được lưu tâm, nhất là các quan hệ tình dục. Điều lệ đạo đức của nghề công tác xã hội Hoa Kì chỉ rõ nhân viên công tác xã hội không được tham gia vào hoạt động tình dục hoặc tiếp xúc tình dục với thân chủ cũ vì những nguy cơ tiềm ẩn gây hại cho thân chủ (điều 1.09[c])

2. Trách nhiệm đạo đức tại cơ sở hành nghề

Một số điều lệ nói về những vấn đề nảy sinh trong các cơ sở thực hành như các tổ chức xã hội, tổ chức chăm chữa, cơ sở tư nhân, v.v. Tiêu chuẩn này nói đến việc giám sát, tư vấn, giáo dục, đánh giá quá trình, hồ sơ của thân chủ, chuyển giao thân chủ, quản lý hành chính, v.v. Ví dụ với giám sát và tư vấn, điều lệ quy định rõ những người hành nghề chỉ được thực hiện giám sát, tư vấn, giáo dục, đào tạo trong lĩnh vực mà mình đã được đào tạo, có kinh nghiệm và năng lực cần thiết. Chẳng hạn, cán bộ tâm lý lâm sàng không được đào tạo về trị liệu rối loạn ăn uống không được tuyên bố mình tinh thông về trị liệu rối loạn


ăn uống và không được cung cấp giám sát, tư vấn cho các đồng nghiệp về lĩnh vực này.

30

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/03/2024