Chính Sách, Chế Độ Đối Với Giáo Viên Chủ Nhiệm Lớp

nội dung, các biện pháp, hình thức, lên kế hoạch và tổ chức các hoạt động, có năng lực tổ chức phối hợp các lực lượng xã hội và gia đình để xây dựng và thực hiện kế hoạch CN của mình.

1.5.6. Chính sách, chế độ đối với giáo viên chủ nhiệm lớp‌

GVCN là những người mang trên mình nhiều trách nhiệm, vừa phải đảm bảo về mặt chuyên môn, vừa phải thường xuyên duy trì các hoạt động của lớp CN đảm bảo đúng kế hoạch và chất lượng đặt ra. Do đó, các chính sách, chế độ đối với GVCN là một trong những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động CN.

Nhà trường cần sắp xếp bố trí GVCN hợp lý, phát huy năng lực của giáo viên, đồng thời có chính sách khen thưởng kịp thời nhằm tạo động lực phấn đấu cho lực lượng GVCN.

Một trong những nhu cầu cơ bản của các GVCN là luôn không ngừng nâng cao năng lực công tác thông qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ. Việc bố trí, sắp xếp công việc để giáo viên có đủ thời gian theo học các lớp bồi dưỡng là một yêu cầu quan trọng. Điều này phụ thuộc rất lớn vào HT trong việc phân công công việc, bố trí sắp xếp cán bộ, cần tạo điều kiện để giáo viên dành đủ thời gian để toàn tâm toàn ý với việc học tập.

Tiểu kết chương 1

Chủ nhiệm lớp là một hoạt động liên quan đến mọi mặt hoạt động của nhà trường, ảnh hưởng quyết định đến chất lượng giáo dục. Nâng cao chất lượng hoạt động của GVCN lớp là yêu cầu thiết thực, cấp bách trong giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. QL trường THPT trong đó có QL hoạt động CN vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, đòi hỏi người lãnh đạo mỗi nhà trường phải nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học QL nói chung, QL giáo dục nói riêng, nắm vững các nội dung nguyên tắc QL nhà trường, đồng thời phải có sự hiểu biết sâu sắc về các nội dung QL hoạt động của GVCN các lớp. Để thực hiện nhiệm vụ này các biện pháp QL của HT là vô cùng quan trọng. Bằng các biện pháp QL phù hợp, linh hoạt, thiết thực người HT sẽ tạo dựng được một đội ngũ GVCN nhiệt tình, trách nhiệm với khả năng chuyên môn cũng như năng lực CN hoàn toàn đáp ứng được với yêu cầu giáo dục toàn diện HS góp phần thực hiện thắng lợi

những mục tiêu đã đề ra của nhà trường, của ngành giáo dục.

Nội dung chương 1 đã nghiên cứu cơ sở lý luận, hệ thống hóa một số nội dung cơ bản của các vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động của GVCN lớp. Đặc biệt nội dung QL hoạt động của GVCN lớp ở trường THPT hiện nay, nội dung này được trình theo chức năng của QL bao gồm: Xây dựng kế hoạch hoạt động của GVCN; tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của GVCN; chỉ đạo hoạt động của GVCN ở trường THPT; kiểm tra, đánh giá hoạt động của GVCN lớp. Tất cả các nội dung trên đều rất quan trọng, không xem nhẹ bất cứ nội dung nào, có tính quyết định đến sự thành công của QL hoạt động của GVCN lớp.

Từ những cơ sở lý luận về hoạt động của GVCN lớp và QL hoạt động của GVCN lớp.Đây là cơ sở để tác giả định hướng nghiên cứu, khảo sát thực trạng hoạt động của GVCN lớp và QL hoạt động của GVCN lớp ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN VŨNG LIÊM, TỈNH VĨNH LONG

2.1. Đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục của huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

Vũng Liêm có tổng diện tích tự nhiên là 309,57 km2, trung tâm huyện nằm cách trung tâm thành phố Vĩnh Long khoảng 35 km về phía Tây Bắc theo Quốc lộ 53. Tọa độ địa lý từ 09056’23” đến 10010’42” vĩ độ Bắc và từ 106004’11” đến 106017’23” kinh độ Đông. Về vị trí địa lý, phía Đông và Đông Bắc giáp Tỉnh Bến Tre; phía Tây và Tây Nam giáp huyện Tam Bình và Trà Ôn; phía Nam và Đông Nam giáp Tỉnh Trà Vinh; phía Bắc giáp huyện Mang Thít.

Toàn huyện có 19 xã, 01 thị trấn với 168 ấp – khóm. Diện tích tự nhiên 30.957 ha, có 24.637 ha đất nông nghiệp, gần 80% hộ dân sống bằng nghề trồng lúa và vườn cây ăn trái, số còn lại kinh doanh thương mại, mua bán nhỏ và một số ngành nghề khác. Có 3 dân tộc cùng sinh sống gồm Kinh, Hoa, Khmer, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là người Kinh. Vũng Liêm có 2 sông lớn chảy qua đồng thời cũng là ranh giới huyện: Sông Tiền (với 2 nhánh là sông Pang Tra, sông Cổ Chiên) và sông Mang Thít, đây là các tuyến giao thông thủy quốc gia và quốc tế của Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Vũng Liêm nói riêng. Về giao thông đường bộ có Quốc lộ 53 và đường tỉnh 901, 902, 906, 907 là các tuyến giao thông nối Vũng Liêm với các trung tâm kinh tế của tỉnh Vĩnh Long và trung tâm các tỉnh thành lân cận. Giao thông đường bộ, đường thủy đều thuận lợi, góp phần tích cực vào việc phát trriển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.Vũng Liêm cũng là nơi đầu tiên nổ ra Nam Kỳ Khởi Nghĩa ở Vĩnh Long, đồng thời đây cũng là quê hương của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Vũng Liêm được thiên nhiên ưu đãi đất đai trù phú, cảnh quan sông nước, có 2 xã cù lao là Thanh Bình và Quới Thiện và vùng đất phù sa ven sông Cổ Chiên, sông Măng Thít có nước ngọt quanh năm, là điều kiện lý tưởng để

trồng cây ăn quả, nuôi thủy sản và hình thành các điểm du lịch sinh thái miệt vườn kết hợp sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống.


2.1.2. Khái quát về kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

2.1.2.1. Về kinh tế:

Năm 2018 giá trị sản xuất nông nghiệp - thủy sản đạt 4.345 tỷ 663 triệu đồng, trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp 3.647 tỷ 416 triệu đồng. Các mô hình thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp tiếp tục được duy trì, phát triển và mang lại hiệu quả như: Sản xuất lúa chất lượng cao trong cánh đồng lớn, bưởi da xanh, cam sành trên đất ruộng.

Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ: Toàn huyện có

10.305 cơ sở sản xuất kinh doanh (145 doanh nghiệp, hợp tác xã, công ty và 10.160 cơ sở cá thể), so năm 2016 tăng 171 cơ sở; thu hút tạo việc làm 17.782 lao động, so năm 2016 tăng 691 lao động; chủ yếu tập trung ở một số ngành nghề như may xuất khẩu, xây dựng, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực - thực phẩm, gia công cơ khí, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 750 tỷ 965 triệu đồng, tổng mức bán lẻ hàng hóa 4.301 tỷ 693 triệu đồng, doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống 766 tỷ 035 triệu đồng.

Về phát triển kinh tế tập thể được lãnh đạo huyện quan tâm, vận động thành lập mới 13 hợp tác xã, tổng số hiện có 37 hợp tác xã, giải quyết việc làm 1.686 lao động, thu nhập bình quân 3 triệu đồng/người/tháng; chất lượng hoạt động khá chiếm 65,3%, trung bình 30,4%, yếu 4,3%. Phát triển mới 15 tổ hợp tác, nâng tổng số 275 tổ hợp tác, thu hút 9.886 lao động, chất lượng hoạt động tốt chiếm 6,55%, khá 56%, trung bình 32%, còn 15 tổ hợp tác chưa phân loại. Hiện nay có 05 trang trại và 04 làng nghề còn hoạt động.

2.1.2.2. Về văn hóa, xã hội:

Huyện đã tập trung xây dựng nông thôn mới, huy động tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới 105 tỷ 685 triệu đồng. Tỉnh đã công nhận 02 xã đạt chuẩn

nông thôn mới và 01 xã sẽ thực hiện hoàn thành 19/19 tiêu chí để được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018, nâng tổng số toàn huyện có 7 xã đạt chuẩn.

Chương trình giảm nghèo được huyện rất quan tâm, năm 2017 tạo việc làm mới cho 2.672 lao động, trong đó xuất khẩu 140 lao động. Tỷ lệ lao động qua ĐT chiếm 45,7%. Triển khai xây dựng 203 căn nhà đại đoàn kết, trong đó có 46 căn nhà cho hộ nghèo theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.Thông qua các hình thức hỗ trợ vốn vay giải quyết việc làm, hỗ trợ nhà ở, sự nổ lực vươn lên của hộ nghèo.

Huyện có một số di tích văn hoá, lịch sử như: Chùa Hạnh Phúc Tăng, đền Chu Văn Tiếp, đình Bình Phụng, tượng đài Đốc binh Lê Cẩn - Nguyễn Giao, công viên Nam Kỳ Khởi Nghĩa tại ngã ba An Nhơn, bia Nam Kỳ khởi nghĩa tại xã Thanh Bình. Huyện có thêm 02 di tích được UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh; huyện đưa vào hoạt động Nhà trưng bày nông ngư cụ. Khu tưởng niệm cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt đón tiếp 1.056 đoàn khách đến viếng và tham quanvới khoảng 70.000 lượt khách, ngoài ra có trên 41.000 lượt khách đến tham quan các di tích khác trong huyện.

Văn hóa luôn được chú trọng, nhất là phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Huyện Vũng liêm có 01 trung tâm văn hóa đa dạng, 02 công viên, 01 thư viện tại Thị trấn; 16 nhà văn hóa xã; 20 trung tâm học tập cộng đồng, nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, tennis, có 29.195 hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa; 20 bưu điện văn hóa xã, thị trấn; Ngoài ra còn có 92 cơ sở thờ tự và tín ngưỡng tôn giáo, có 03 cơ sở được công nhận công trình văn hóa cấp quốc gia, 04 cơ sở văn hóa cấp tỉnh thường xuyên hoạt động có hiệu quả, sinh hoạt tôn giáo, lễ hội đúng nghi thức.

2.1.3. Về giáo dục và đào tạo huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

Mục tiêu tổng quát của huyện Vũng Liêm đến năm 2020 về GD là coi trọng phát triển GD và ĐT, nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Và để đạt được điều đó, đòi hỏi sự chung tay phấn đấu của tất cả thành viên trong nhà trường vì mục tiêu chất

lượng GD và ĐT mà trong đó văn hóa nhà trường có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng dạy và học tại đơn vị.

Hiện nay toàn huyện có 72 trường và 2.411 CBQL, GV, NV. GDMN có 20 trường với 209 nhóm, lớp với 370 CBQL, GV, NV.GD tiểu học có 37 trường với 453 lớp, 945 CBQL, GV, NV.Bậc THCS có 17 trường với 256 lớp, 676 CBQL, GV, NV.

Kết thúc năm học 2016-2017, tỷ lệ HS lên lớp thẳng bậc tiểu học đạt 99,76%, khối 5 hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%; xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 99,95%; tỷ lệ HS tốt nghiệp trung học phổ thông 98,53% (tăng 6,54% so với năm học trước) và có 01 thí sinh đỗ tổng điểm các môn thi cao nhất tỉnh. Khai giảng năm học 2017-2018, toàn huyện có 71 trường với 31.730 HS (tăng 579 HS), tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo và 06 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; xây dựng 07 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số 30/71 trường chiếm tỷ lệ 42,2%.

Trên địa bàn huyện Vũng Liêm có 4 trường THPT: Trường THPT Võ Văn Kiệt; Trường THPT Nguyễn Hiếu Tự; Trường THPT Hiếu Phụng; Trường THCS- THPT Hiếu Nhơn

Bảng 2.1 Đội ngũ CB-GV-CNV các trường THPT huyện Vũng Liêm



TRƯỜNG

TS CB-GV-

CNV


CBQL


GV


NV

TRÊN CHUẨN

Trường THPT Võ Văn Kiệt

116

3

104

9

13

Trường THPT

Nguyễn Hiếu Tự

83

3

73

7

8

Trường THPT Hiếu Phụng

74

4

65

5

9

Trường THCS-THPT

Hiếu Nhơn

117

4

103

10

48

Tổng cộng

390

14

345

31

78

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động của giáo viên chủ nhiệm ở các trường trung học phổ thông huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long - 7

Bảng 2.2.Thống kê số liệu huy động HS ra lớp và tỉ lệ HS bỏ học



Năm học

Huy động HS ra lớp


Tỉ lệ HS giảm

2014- 2015

5095

145

2015– 2016

5119

175

2016– 2017

5322

156

Bảng 2.3. Thống kê kết quả xếp loại học lực



Năm học

Tổng số

HS

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

2014- 2015

4950

890

17.97

2109

42.60

1730

34.94

211

4.26

10

0.2

2015– 2016

4944

940

19.01

2099

42.45

1712

34.62

190

3.84

3

0.06

2016– 2017

5166

1080

20.9

2525

48.87

1440

27.87

119

2.3

2

0.39

Bảng 2.4. Thống kê kết quả xếp loại hạnh kiểm


Năm học

Tổng số

HS

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

2014- 2015

4950

4184

84.53

644

13.01

108

2.18

14

0.28

2015– 2016

4944

4178

84.51

649

13.13

107

2.16

10

0.2

2016– 2017

5166

4454

86.21

612

11.9

90

1.7

10

0.2


2.1.4. Quá trình xây dựng và phát triển của các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

Trường THPT Võ Văn Kiệt: Tiền thân ngôi trường này là Trường Tiểu học cộng đồng Vũng Liêm được thành lập niên khóa 1965-1966, tọa lạc tại khóm II Thị trấn Vũng Liêm. Năm học 1968-1969, Trường Tiểu học Thị trấn Vũng Liêm được tách ra là Trường Trung học Vũng Liêm với 8 lớp, khoảng 360 HS. Từ năm 1991 đến 2006, trường được nhập chung với trường THCS Vũng Liêm và đổi tên thành

Trường Trung học cấp 2-3 Vũng Liêm, thời điểm 2006 trường phát triển lên đến 67 lớp với 2600 HS. Ngày 23/11/2008, Trường danh dự được mang tên THPT Võ Văn Kiệt. Dù quá trình phát triển có chia tách ra, nhưng trường THPT Võ Văn Kiệt vẫn đứng vững khẳng định mình trong sự nghiệp GD và ĐT, xứng đáng ngôi trường mang tên cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - người con ưu tú của quê hương Vũng Liêm anh hùng.

Trường THPT Nguyễn Hiếu Tự: Được thành lập ngày 21 tháng 8 năm 1995, trường được tách ra từ trường cấp 2-3 Vũng Liêm với tên gọi là trường cấp 2-3 Vũng Liêm B. Quy mô ban đầu có 22 lớp, với 968 HS, trong đó khối THPT có 16 lớp với 744 HS, khối THCS có 6 lớp với 224 HS. Quá trình phát triển của nhà trường từ năm học 1995-1996 đến năm học 2017-2018 có quy mô tăng dần về số lớp và HS, thời điểm cao nhất với 41 lớp và 1765 HS. Đội ngũ CB-GV-CNV cũng tăng lên hàng năm từ buổi đầu chỉ có 26 CB-GV-CNV, hiện nay trường có 82 CB- GV-CNV.

Trường THPT Hiếu Phụng: Tọa lạc tại xã Hiếu Phụng, huyện Vũng Liêm, cách thị trấn Vũng Liêm khoảng 12 km. Nhà trường được thành lập năm 1995, hiện tại nhà trường có 28 lớp với 980 HS.

Trường THCS-THPT Hiếu Nhơn: Địa chỉ trường tại xã Hiếu Nhơn, huyện Vũng Liêm, đây là xã vùng sâu của huyện Vũng Liêm. Trường được thành lập từ năm 2001, khi phát triển từ hệ cấp THCS lên THPT. Hiện tại trường có 1680 HS, trong đó cấp THPT có 290 HS.

2.2. Tổ chức khảo sát

2.2.1. Mục đích khảo sát‌

Khảo sát nhằm làm rõ:

- Thực trạng hoạt động của GVCN lớp tại các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

- Thực trạng quản lí hoạt động của GVCN lớp tại các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

2.2.2. Nội dung khảo sát‌

Khảo sát 4 nội dung:

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 27/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí