Khái Niệm Về Quản Lí Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Môn Đạo Đức Ở Trường Tiểu Học


thì hoạt động dạy học không diễn ra. Quá trình dạy và học diễn ra đồng thời và có liên hệ mật thiết với nhau, từ đó tạo nên hiệu quả cho quá trình dạy học.

* Đổi mới phương pháp dạy học

Phương pháp là con đường, là cách thức được sử dụng để đạt tới mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ đã đặt ra.

Phan Trọng Ngọ (2005) đã chỉ ra rằng: “Phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động của người dạy và người học trong quá trình dạy học, nhằm thực hiện nội dung dạy học”.

Phạm Viết Vượng (2007) đã viết: “Phương pháp dạy học là một phạm trù của khoa học giáo dục và là một thành tố hết sức quan trọng của quá trình dạy học. Khi xác định được mục đích, nội dung dạy học, thì phương pháp dạy học, bao gồm phương pháp dạy của thầy và phương pháp học của trò sẽ quyết định chất lượng quá trình dạy học”.

Trần Thị Hương (2012) đã chỉ ra rằng: “Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động tương tác, phối hợp, thống nhất của giáo viên và người học trong hoạt động dạy học, được tiến hành với vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học”.

Như vậy, PPDH là sự kết hợp giữa PP dạy của GV và PP học của HS, PP dạy đóng vai trò chủ đạo, PP học chịu sự chi phối của PP dạy.

Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau, chúng ta có thể thống nhất khái niệm: Phương pháp dạy học là hệ thống hoạt động phối hợp thống nhất có mục đích của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu và nhiệm vụ dạy học.

Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong (Nghị quyết Trung ương 4 khóaVII, 1/1993), (Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, 12/1996), được thể chế hóa trong (Luật Giáo dục), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể là chỉ thị số 15 (4/1999) “Về việc đẩy mạnh hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trong các trường sư phạm”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.


Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI yêu cầu: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”.

Quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức ở các trường tiểu học Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh - 4

Đổi mới là thay cái cũ bằng cái mới, làm nảy sinh sự vật mới, là sự thay đổi về bản chất sự vật.

Thái Duy Tuyên (2008) đã nêu: “Đổi mới không phải thay đổi toàn bộ PPDH đã có, mà phải trên cơ sở phát huy những yếu tố tích cực của PPDH hiện nay, từng bước áp dụng những PPDH tiên tiến và phương tiện dạy học hiện đại nhằm thay đổi cách thức dạy của thầy, thay đổi phương pháp học tập của HS, chuyển từ học tập thụ động sang học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, từng bước chuyển dần PPDH theo hướng biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, biến quá trình dạy học thành quá trình tự học”.

Đổi mới PPDH là cải tiến những hình thức làm việc không hiệu quả của GV và HS, sử dụng những hình thức, cách thức hiệu quả để đưa chất lượng dạy học lên cao. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, bồi dưỡng phương pháp tự học và phẩm chất năng lực cho HS. Hình thành cho HS kĩ năng hợp tác, tư duy độc lập, tự tìm tòi kiến thức và rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức, HS được trình bày ý kiến của mình, được lắng nghe và phản biện ý kiến của bạn khác. Từ đó khắc phục được cách dạy truyền đạt áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.

Như vậy, việc chuyển từ dạy học “giáo viên làm trung tâm” sang dạy học “người học làm trung tâm” là quan điểm dạy học đã được vận dụng một cách đúng đắn trong việc đổi mới PPDH.

Trên cơ sở nội dung đã nêu trên, có thể hiểu, Đổi mới PPDH là đổi mới cách thức tiến hành các phương pháp, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở vận dụng ưu điểm của PPDH truyền thống và vận dụng linh hoạt một số PPDH mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.

Đổi mới PPDH là con đường tốt nhất để đưa chất lượng và hiệu quả dạy học lên cao hơn. Bản chất của đổi mới PPDH không phải là thay thế các PPDH truyền thống bằng những PPDH mới lạ, các phương tiện dạy học hiện đại. Thực chất chúng ta phải


cải tiến hình thức và cách thức làm việc kém hiệu quả của GV và HS, sử dụng những hình thức và cách thức hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Cho nên, chúng ta phải hiểu đúng cách làm, cách tiến hành các PPDH, làm thế nào để HS phải thực sự tích cực, chủ động tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và lãnh hội cách thức để có tri thức, nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách của các em. Từ đó hình thành cho HS năng lực và phẩm chất của người lao động mới.

* Đổi mới PPDH môn Đạo đức

Như vậy, Đổi mới PPDH môn Đạo đức là đổi mới cách thức tiến hành các PPDH môn Đạo đức, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai PPDH môn Đạo đức trên cơ sở vận dụng ưu điểm của PPDH truyền thống trong dạy học môn Đạo đức và vận dụng linh hoạt một số PPDH mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.

Đổi mới cách thức tiến hành các PPDH môn Đạo đức là cải tiến những hình thức và cách thức làm việc chưa hiệu quả của GV và HS, sử dụng những hình thức và cách thức hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức, phát huy vốn kinh nghiệm và thói quen đạo đức, tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức mới của HS. Đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai PPDH môn Đạo đức trên cơ sở vận dụng ưu điểm của PPDH truyền thống và vận dụng linh hoạt một số PPDH mới. PP và hình thức dạy học Đạo đức rất phong phú và đa dạng, nó bao gồm cả các PPDH hiện đại như: PP thảo luận nhóm, PP trò chơi, PP động não, …và các phương pháp truyền thống như: kể chuyện, đàm thoại, nêu gương, …; bao gồm các hình thức học cá nhân, nhóm, trong lớp học, ngoài lớp học, tham quan các di tích văn hóa liên quan đến nội dung bài học. Mỗi PP và hình thức dạy học môn Đạo đức đều có những mặt ưu và hạn chế. Vì vậy, GV phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phối kết hợp các phương pháp, hình thức để đạt hiệu quả cao nhất vào mỗi bài giảng. Do đó không có một hệ thống phương pháp nào được sử dụng tuyệt đối cho mọi đối tượng. Trên cơ sở tiếp cận hệ thống, đổi mới PPDH là đổi mới đồng bộ các thành tố của quá trình dạy học: mục tiêu; nội dung; phương pháp; phương tiện; đánh giá. Bên cạnh đó phải nâng cao trình độ năng lực, trình độ chuyên môn của GV, trang bị phương tiện dạy học hiện đại.


Sự lựa chọn PPDH môn Đạo đức phải dựa trên đặc điểm tâm lí lứa tuổi HS tiểu học, phù hợp với sự phát triển tâm lí của từng độ tuổi. Vì vậy, nếu GV vận dụng những PPDH phù hợp với khả năng, nhận thức, kinh nghiệm sống, nhu cầu hiểu biết của HS sẽ tạo sự hấp dẫn, hứng thú trong học tập, như vậy tiết dạy sẽ đạt hiệu quả rất cao.

1.2.3. Khái niệm về quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức ở trường tiểu học

Quản lí đổi mới PPDH ở trường tiểu học là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức của cán bộ quản lí (CBQL) đến cách thức làm việc của GV và HS nhằm làm cho hoạt động đổi mới PPDH đạt được mục tiêu đã đề ra. Quản lí đổi mới PPDH được đặt trong mối quan hệ với các thành tố khác như: Mục tiêu - Nội dung - Phương pháp - Phương tiện - Hình thức - Kết quả và được tiến hành đồng bộ với việc quản lí các thành tố đó.

Quản lí đổi mới PPDH môn Đạo đức là những tác động của nhà quản lí trường học vào hoạt động đổi mới PPDH môn Đạo đức được tiến hành bởi GV và HS cùng với sự hỗ trợ của những lực lượng giáo dục khác nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học môn Đạo đức.

Từ đó, có thể hiểu: Quản lí đổi mới PPDH môn Đạo đức là những tác động có mục đích, có tổ chức của các chủ thể quản lí đến hoạt động đổi mới PPDH môn Đạo đức làm thay đổi cách thức dạy của GV và cách thức học của HS để thực hiện có hiệu quả mục đích, nhiệm vụ dạy học môn Đạo đức ở tiểu học.

Chủ thể quản lí hoạt động đổi mới PPDH, bao gồm: Cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo, cán bộ, GV ở các trường tiểu học. Chủ thể trực tiếp có vai trò quan trọng nhất là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn tác động đến đối tượng quản lí là hoạt động dạy giáo viên và hoạt động học Đạo đức của học sinh.

Quản lí đổi mới PPDH môn Đạo đức là quá trình tổ chức, chỉ đạo của CBQL thực hiện các PPDH môn Đạo đức theo hướng tích cực trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của PPDH truyền thống kết hợp vận dụng linh hoạt các PPDH mới để tạo ra sự thay đổi trong cách dạy của GV và cách lĩnh hội kiến thức của HS. HS được phát


huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo từ đó tạo ra những con người mới phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay.

1.3. Đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức ở trường tiểu học‌

1.3.1. Vị trí, vai trò, mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức ở trường tiểu học‌

* Vị trí, vai trò môn Đạo đức ở trường tiểu học

Môn Đạo đức ở tiểu học là một trong các con đường cơ bản và quan trọng nhất trong việc thực hiện giáo dục đạo đức - tiêu chí hàng đầu trong nhân cách toàn diện của HS. Chức năng của môn Đạo đức là giáo dục cho HS tiểu học hệ thống chuẩn mực hành vi đạo đức được qui định trong chương trình môn học này. Môn Đạo đức thực hiện ba nhiệm vụ là:

- Hình thành cho HS ý thức về những chuẩn mực hành vi đạo đức (tri thức và niềm tin) từ đó định hướng cho các em những giá trị đạo đức phù hợp với những chuẩn mực được qui định trong chương trình môn học.

- Giáo dục HS những xúc cảm, thái độ, tình cảm đạo đức đúng đắn liên quan đến các chuẩn mực hành vi qui định.

- Hình thành cho HS những kĩ năng, hành vi phù hợp với các chuẩn mực và trên cơ sở đó rèn luyện thói quen đạo đức tích cực.

Môn Đạo đức ở tiểu học với hệ thống chuẩn mực hành vi cụ thể sẽ tạo cơ sở, nền tảng cho quá trình dạy học môn này mà nội dung gồm những phẩm chất, bổn phận đạo đức và pháp luật với mức độ khái quát hơn, sâu sắc hơn. Môn Đạo đức cũng là cơ sở để các môn học khác tích hợp nội dung giáo dục đạo đức cho HS và là tiền đề để HS tiếp tục học môn Giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở.

Môn Đạo đức có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ ở bậc Tiểu học. Ngoài việc bồi dưỡng nhận thức về chuẩn mực đạo đức xã hội còn góp phần định hình và phát huy những phẩm chất cần thiết của nhân cách HS.

Môn Đạo đức có vai trò quan trọng trong việc hình thành cho HS kiến thức, kĩ năng, hành vi đạo đức cơ bản để vận dụng, củng cố qua các môn học khác như Tiếng Việt, Tự nhiên - Xã hội, Âm nhạc và Mĩ thuật. Bên cạnh đó, môn Đạo đức hình thành cho HS khả năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, mở rộng kiến thức về môi trường


tự nhiên và xã hội, giáo dục cho HS ý thức và hành vi tuân thủ những qui định chung của đời sống xã hội, giữ gìn vệ sinh cá nhân, bảo vệ sức khỏe, giữ gìn vệ sinh môi trường… Việc tích hợp giáo dục đạo đức qua các môn học vừa củng cố, khắc sâu, mở rộng kết quả dạy học môn Đạo đức, vừa làm phong phú môn học, làm cho hoạt động của HS được thực hiện một cách tự giác hơn. Ngoài ra, môn Đạo đức có mối quan hệ với các môn học khác, với hoạt động ngoài giờ lên lớp có tác dụng đảm bảo tính trọn vẹn, tính hệ thống, tính liên tục của quá trình giáo dục HS, góp phần thực hiện mục tiêu chung giáo dục tiểu học về hình thành nhân cách cho các em.

* Mục tiêu dạy học môn Đạo đức ở trường tiểu học

Theo Lưu Thu Thủy, Nguyễn Thị Việt Hà, Lê Thị Tuyết Mai, Trần Thị Tố Oanh, Mạc Văn Trang, Vũ Uyển Vân (2015) đã nêu: Môn Đạo Đức ở tiểu học nhằm trang bị cho HS về kiến thức, kĩ năng, hành vi, thái độ.

a. Về kiến thức: HS có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong quan hệ giữa các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện các chuẩn mực đó.

b. Về kĩ năng, hành vi: Từng bước hình thành kĩ năng, nhận xét đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học; kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các mối quan hệ tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống; biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện; biết thực hiện thao tác, hành động đúng đắn theo mẫu, qua trò chơi, hoạt cảnh; biết đánh giá những vần đề thực tiễn liên quan đến bài đạo đức.

c. Về giáo dục thái độ: Nhằm giáo dục cho HS những xúc cảm, thái độ phù hợp liên quan đến những chuẩn mực hành vi đạo đức và từ đó có tình cảm đạo đức bền vững. Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình; yêu thương tôn trọng mọi người; mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người; đồng tình và làm theo cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái xấu, phê phán đối với hành động tiêu cực.


1.3.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học‌

Luật Giáo dục (2009) đã nêu rõ “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” (Luật Giáo dục, 2009).

Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ -TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”.

Giáo dục tiểu học đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển của trẻ em, hướng vào mục tiêu chung là đào tạo đội ngũ người lao động năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng với yêu cầu hội nhập hiện nay. Đổi mới PPDH là xu thế tất yếu trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông, HS được phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập để chiếm lĩnh tri thức mới. Điều này đòi hỏi người thầy phải thay đổi cách dạy, HS phải thay đổi cách học từ tiếp thu kiến thức thụ động từ thầy sang phương pháp tự học, tự nghiên cứu.

* Định hướng chung

Sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi những con người năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã mở ra những khả năng và điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học. Vì thế, việc sử dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào dạy học sẽ làm thay đổi quá trình dạy học và hiệu quả của PPDH. Bên cạnh đó, PPDH truyền thống vẫn đang được thực hiện trong các tiết dạy của GV hiện nay, nhưng nếu các PP này vẫn được tiến hành theo cách dạy cũ thì sẽ kém hiệu quả, nên phải khắc phục nhược điểm và phát huy những ưu điểm của các PPDH truyền thống. Vì vậy, đổi mới PPDH môn Đạo đức là đổi mới cách thức tiến hành các PPDH môn Đạo đức, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai PPDH môn Đạo đức trên cơ sở vận dụng ưu điểm của PPDH truyền thống và vận dụng linh hoạt một số PPDH mới để làm sao phát huy tối đa tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học.


Đổi mới PPDH môn Đạo đức cần phải được thực hiện đồng bộ với tất cả các nhân tố trong hoạt động dạy học. Đối với GV thì đổi mới PPDH bao gồm: Đổi mới việc lập kế hoạch dạy học, thiết kế bài dạy môn Đạo đức; đổi mới PPDH trên lớp; đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Đổi mới PPDH môn Đạo đức đối với HS là đổi mới PP học tập. Đặc biệt, đổi mới PPDH môn Đạo đức cần được sự quan tâm, tổ chức, lãnh đạo, hỗ trợ của các cấp quản lí giáo dục.

Hiện nay, xu thế đổi mới PPDH môn Đạo đức là:

* Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của HS

GV tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động, phát huy vốn kinh nghiệm và thói quen đạo đức, tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức mới, tự thể hiện thái độ, tình cảm và thực hiện được hành vi đạo đức trong cuộc sống của mình. GV đã chú trọng phát huy độc lập, chủ động, tích cực hoạt động của học sinh như hợp tác, học độc lập, góp phần tích cực hóa học tập của người học. Chuyển vai trò trung tâm của hoạt động dạy học từ thầy sang trò. Tri thức HS được mở rộng, phong phú có được từ nhiều nguồn: GV, bạn bè, sách vở, thông tin đại chúng, thực tiễn và sự tích lũy cá nhân.

PPDH tích cực là thầy thiết kế hoạt động, định hướng, tổ chức, dẫn dắt, chỉ đạo trò hoạt động và sáng tạo hoạt động chiếm lĩnh kiến thức. Thầy là trọng tài, cố vấn cho trò tự đánh giá. Môi trường sư phạm cởi mở, thân thiện, phạm vi giao tiếp mở rộng: Thầy - Trò; Trò - Trò; Thầy, Trò - Xã hội. Thầy dạy cái HS cần, dạy PP chiếm lĩnh kiến thức, tích cực hóa hoạt động học tập của trò. Trò là trung tâm của hoạt động- chủ thể của nhận thức. Vì vậy, đổi mới PPDH nói chung và môn Đạo đức nói riêng theo hướng dạy học tích cực có những yêu cầu đặc trưng cơ bản mà tác giả Trần Bá Hoành (2006) đã đưa ra như sau:

- Dạy học Đạo đức thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS: Chủ thể của hoạt động học tham gia vào các hoạt động do GV tổ chức, chỉ đạo, thông qua đó tự khám phá những điều mình chưa rõ. HS được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, trực tiếp quan sát, thảo luận, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó HS vừa nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được PP “làm ra” kiến thức, kĩ năng đó, không theo những khuôn mẫu có sẵn, HS được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.

Xem tất cả 153 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí