Lao Động Bình Quân Của 1 Trang Trại Huyện Yên Định Năm 2019 Phân Theo Loại Hình Trang Trại 43429


Phần lớn lao động của trang trại là lao động của gia đình, còn lại các lao động thuê ngoài chủ yếu là các lao động tại địa phương và phần nhiều mang tính thời vụ.

Biểu 2.12. Tình hình lao động các trang trại phân theo loại hình trang trại năm 2019

ĐVT: Người


Trang trại

Trồng trọt

Chăn

nuôi

Thủy

sản

Tổng

hợp

Tổng số lao động

1.338

46

273

135

884

1. Lao động

thường xuyên của trang trại


1.191


36


252


101


802

- Lao động của hộ

chủ trang trại

864

31

176

93

564

- Lao động thuê ngoài thường

xuyên


327


5


76


8


238

2. Lao động thuê

ngoài theo thời vụ

147

10

21

34

82

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa - 10

Nguồn: Tổng hợp từ Phòng kinh tế - Huyện Yên Định, năm 2019

-Về chuyên môn kỹ thuật: Nguồn gốc xuất thân của chủ trang trại, chủ hộ quy mô lớn phần lớn từ thành phần nông dân. Các chủ trang trại phần lớn chưa được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và qua tham gia các lớp tập huấn, hội thảo tại địa phương, đài truyền thanh, tờ rơi... Có 15 chủ trang trại là có trình độ từ trung cấp về nông nghiệp trở lên, khoảng 150 chủ trang trại được qua các lớp tập huấn kiến thức. Một số chủ trang trại có nguồn gốc xuất thân khác như tầng lớp trí thức, cán bộ (đang công tác tại xã), hội viên Hội Cựu chiến binh là những người có điều kiện về vốn và khả năng huy động vốn, có ý chí làm giàu thực hiện đầu tư phát triển kinh tế trang trại. Từ thực tế hoạt động ở nhiều trang trại cho thấy, nét đặc trưng của chủ trang trại phải là những người có ý chí làm giàu, chịu


khó học hỏi; có kinh nghiệm và khả năng quản lý, điều hành cũng như áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; có hiểu biết nhất định về thị trường...

Trong những năm qua kinh tế trang trại của huyện Yên Định phát triển đã góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới, ổn định và nâng cao đời sống cho đại bộ phận dân cư nông thôn.

Bảng 2.13: Lao động bình quân của 1 trang trại huyện Yên Định năm 2019 phân theo loại hình trang trại

ĐVT: Người/ trang trại


Loại hình trang trại

Trồng trọt

Chăn nuôi

Thuỷ sản

Tổng hợp

Tổng số

4,18

2,76

5,19

3,95

1. Lao động thường xuyên

của trang trại

3.33

2.82

1.78

3.58

2.52

- Lao động của hộ chủ

trang trại

2.41

0.45

0.77

0.31

1.06

- Lao động thuê ngoài

thường xuyên

0.91

0.91

0.21

1.31

0.37

2. Lao động thuê ngoài

theo thời vụ

2.41

0,91

0,25

1,03

0,23

Nguồn: Tổng hợp từ Phòng kinh tế - Huyện Yên Định, năm 2019

Tổng số lao động tham gia trong trang trại năm 2019 là 1.338 người, trong đó lao động thường xuyên của trang trại là 1.191 người, chiếm 89,01%, bình quân có 2,45 người/trang trại thấp hơn bình quân chung của cả tỉnh 2,93 người/trang trại, qua đó cho thấy quy mô trang trại ở huyện Yên Định không lớn; lao động thuê ngoài thời vụ là 147 người, chiếm 10,99%, bình quân 0,30 người/trang trại. Trong lao động thường xuyên của trang trại thì lao động của hộ chủ trang trại là 864 người. chiếm 72,54%, bình quân 1,77 người/trang trại; lao động thuê ngoài thường xuyên 327 người, chiếm 27,46%, bình quân 0,67 người/trang trại.

Trang trại phát triển đã tạo thêm nhiều việc làm, góp phần giải quyết lao động


thiếu việc làm trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, các trang trại ở huyện Yên Định chủ yếu sử dụng lao động của hộ chủ trang trại.

Qua bảng 2.13 cho thấy, trang trại thuỷ sản sử dụng nhiều lao động thường xuyên nhất, bình quân 5,19 người/trang trại; trang trại trồng trọt bình quân 4,18 người/trang trại; trang trại chăn nuôi bình quân 2,76 người/trang trại và trang trại tổng hợp bình quân 3,59 người/trang trại, trong đó lao động của chủ hộ trang trại là chủ yếu, lao động thuê ngoài thường xuyên rất thấp. Trang trại nuôi trồng thủy sản và trang trại trồng trọt là hai loại hình trang trại có lao động thuê ngoài theo thời vụ cao nhất, cụ thể trang trại tổng hợp bình quân 0,23 người/trang trại; trang trại trồng trọt bình quân 0,91 người/trang trại, điều này do đặc điểm của hai loại hình trang trại này khi đến thời gian thu hoạch cần nhiều nhân công hơn.

Mô hình tổ chức quản lý của trang trại chủ yếu do chủ trang trại quản lý, một số chủ trang trại không có mặt tại địa phương thường xuyên thì nhờ người thân quản lý mà không thuê người ngoài.

Lao động làm việc trong trang trại, hộ chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, chỉ cỏ khả năng đảm nhiệm những công việc đơn giản, thủ công như làm đất, trồng cây, chăn nuôi gia súc, gia cầm, chế biến thức ăn.... có rất ít lao động đảm nhiệm các khâu việc yêu cầu trình độ kỹ thuật như chọn giống cây con, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi.... Việc thuê mướn lao động thuần tuý chỉ thông qua thoả thuận miệng giữa chủ trang trại và người làm thuê. Ngoài tiền công ra người lao động không được hưởng thêm một chế độ nào khác, 100% lao động không được đóng bảo hiểm.

Địa phương đã và đang quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng, Nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh và trình độ khoa học kỹ thuật của chủ trang trại, hộ gia đình, cá nhân cụ thể như sau:

– Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về quản lý, quy trình và cách thức làm giàu từ kinh tế trang trại không chỉ cho các chủ trại mà còn cho cả những người có nguyện vọng và có khả năng trở thành chủ trại.

– Về nội dung đào tạo bồi dưỡng cần hướng vào những vấn đề của kinh tế


trang trại, xu hướng phát triển trang trại; các chủ trương, đường lối, chính sách về phát triển kinh tế trang trại; đặc biệt là các kiến thức về tổ chức và quản trị kinh doanh trong các trang trại như xác định phương hướng kinh doanh, tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

– Tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới cho các chủ trại, hỗ trợ họ trong việc triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật

– Đào tạo bằng nhiều hình thức như lớp tại địa phương, tham quan, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật… với sự tổ chức hỗ trợ của các cơ quan như Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ, Hội Nông dân…

– Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các trang trại bằng cách hướng vào tổ chức tốt việc đào tạo nghề phù hợp cho một bộ phận lao động làm thuê, nhất là bộ phận lao động kỹ thuật.

Bảng 2.14 : Kết quả khảo sát các chủ trang trại về chính sách đào tạo, bồi dưỡng tạo động trên địa bàn huyện Yên Định

ĐVT: %



Các câu hỏi

Hoàn toàn không

đồng ý

Không đồng ý


Bình thường


Đồng ý

Hoàn toàn đồng

ý

Địa phương quan tâm và khuyến khích

các trang trại tập huấn nâng cao trình độ

0,00

4,22

35,78

57,45

2,55

Địa phương có chính sách đào tạo, tổ

chức các lớp tập huấn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho trang trại


0,00


20,41


69,39


10,20


0,00

Lao động tại địa phương đáp ứng yêu cầu

về số lượng, chất lượng

0,00

57,14

42,86

0,00

0,00

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra


Bên cạnh đó UBND huyện cũng chỉ đạo phát triển các cơ sở đào tạo bồi dưỡng, khuyến khích các chủ trang trại cũng như người lao động tham gia tập huấn nâng cao trình độ và nâng cao cả chất lượng các lớp tập huấn, các người đào tạo hướng dẫn .

Hiện nay, người lao động chủ yếu tham gia và theo học tại 3 cơ sở đào tạo chính là Trường Đại học Hồng Đức, Trường Trung cấp nghề Triệu Sơn, và Trường đào tạo nghề và giáo dục thường xuyên huyện Yên Định. Về đào tạo sơ cấp, Trường đào tạo nghề và giáo dục thường xuyên huyện Yên Định tổ chức các lớp học đào tạo trong thời gian 3 tháng, 1 lớp học khoảng tầm từ 50 đến 60 người. Tuy nhiên, việc đào tạo chỉ chủ yếu là lý thuyết nên việc áp dụng thực hiện là chưa khả quan. Tay nghề của người lao động tạo nên được hiệu quả.

Trường trung cấp nghề Triệu Sơn đào tạo ngành nghề tập trung chủ yếu vào chăn nuôi. Cơ cấu ngành nghề đào tạo các lớp bao gồm: Lớp đào tạo trồng trọt trung bình 15 người, Lớp đào tạo chăn nuôi trung bình 40 người, lớp đào tạo thủy sản trung bình 10 người. Hạn chế của việc đào tạo là tay nghề của người học không cao, tập trung vào chăn nuôi nhiều hơn, một số bộ phận tham gia học nhưng lại làm công việc khác dẫn đến việc đào tạo chưa hiệu quả.

Trường Đại học Hồng Đức là nơi đào tạo đem lại hiệu quả tốt nhất, cơ cấu các lớp đào tạo cân bằng, trung bình mỗi lớp chăn nuôi và trồng trọt khoảng 50 người học. Việc đào tạo của trường Đại học Hồng Đức có lý thuyết rất tốt, được tham gia thực hành trong quá trình học nên áp dụng ngoài thực tế đạt hiệu quả. Tuy nhiên, hầu như những người học tại cơ sở này lại rất ít tham gia hoạt động tại các trang trại.

2.2.5. Thực trạng chính sách hỗ trợ vốn và chuyển giao khoa học công nghệ cho phát triển kinh tế trang trại

Đa số chủ trang trại đã coi trọng việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ từ khi đầu tư xây dựng trang trại, nhằm khai thác tiềm năng về đất đai, giống cây trồng, vật nuôi, chú trọng chất lượng, giá trị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhưng chưa có mô hình hiệu quả cao để nhân rộng. Việc ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật mới, công nghệ sinh học trong phát triển nông,


lâm nghiệp cũng có những kết quả nhất định. Trong trồng trọt đã ứng dụng công nghệ sản xuất các loại nấm ăn như: Nấm rơm, nấm sò, mộc nhỉ, tận dụng được nguồn rơm sau thu hoạch lúa, phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương. Ứng dụng quy trình công nghệ trong sản xuất rau chuyên canh và rau an toàn. Áp dụng chương trình quản lý tổng hợp dịch hại (IPM), 3 giảm 3 tăng (ICM) trên cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Áp dụng bẫy cây trồng vào việc phòng trừ chuột, bảo vệ sản xuất lúa. Áp dụng phương thức canh tác luân canh, xen canh, gối vụ hợp lý với từng loại cây trồng. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có hàng trăm máy nông cụ chuyên dùng phục vụ cho nông nghiệp như máy cày, máy kéo, máy gặt đập liên hợp, hạn chế được sức người, sức động vật trong sản xuất.

Trong chăn nuôi đã ứng dụng thành công công nghệ thụ tinh nhân tạo cho bò và lợn. Du nhập về huyện nhiều loại con vật nuôi như: Ngan Pháp, vịt siêu trứng Kakicambel, gà siêu trứng Ai Cập, gà thả vườn Tam Hoàng ... đã cải thiện đáng kể năng suất con vật nuôi; từng bước ứng dụng rộng rãi các quy trình công nghệ chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Trong đầu tư chăn nuôi, người dân đã ứng dụng công nghệ bếp Biogas tận dụng nguồn chất thải hữu cơ làm chất đốt trong sinh hoạt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng nguồn phân bón hữu cơ được phân hủy tốt cung cấp cho đồng ruộng.

Để thực thi chính sách để chuyển giao khoa học công nghệ, Phòng nông nghiệp & PTNT cùng Trung tâm khuyến nông huyện Yên Định phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT cùng các đơn vị có lien quan thực hiện một số hoạt động hỗ trợ. Ngoài nguồn ngân sách hỗ trợ của tỉnh, hàng năm UBND huyện Yên Định thường bố trí nguồn ngân sách hỗ trợ các hoạt động đưa các cây con mới vào sản xuất.

- Tổ chức các đoàn tham quan, nghiên cứu học tập kinh nghiệm các mô hình kinh tế trang trại trong và ngoài huyện có hiệu quả kinh tế cao.

- Liên kết với cơ sở khoa học, đào tạo, Học viện Nông nghiệp chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật áp dụng vào trang trại và làm dịch vụ kỹ thuật cho nông dân trong vùng.

+Thực trạng về liên kết sản xuất


Để hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh nông nghiệp nói chung, kinh tế trang trại nói riêng, Nhà nước đã ban hành một số chính sách tín dụng để hỗ trợ trang trại như sau: (1) Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được hướng dẫn cụ thể bởi thông thu 10/2015/TT-NHNN;

(2) Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 31/1/2009 về hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn để suất xuất kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn; (3) Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 và Quyết định số 2213/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 về hỗ trợ lãi suất vay vốn có mục đích mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng, nhà ở khu vực nông thôn.

Các chính sách này đã tác động không nhỏ đến sự phát triển của kinh tế trang trại, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nông dân và các chủ trang trại tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp các hộ nông dân và chủ trang trại phát triển sản xuất, kinh doanh phù hợp với các thị trường hiện nay. Các chính sách này đi theo hướng giảm dần hỗ trợ trực tiếp đi theo hướng hỗ trợ theo mỗi chuỗi một quy trình sản xuất đồng thời huy động sự tham gia của các tổ chức tín dụng nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế trang trại. Các hình thức hỗ trợ tín dụng được đa dạng hóa, giảm được nhiều thủ tục để tiếp cận nguồn tín dụng này. Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại cho nông dân, chủ trang trại có thể tiếp cận nguồn vay theo hình thức tín chấp, tạo nhiều điều kiện cho các trang trại vay vốn khi áp dụng công nghệ cao trong sản xuất.

Trong nền kinh tế hàng hóa thì việc áp dụng các thiết bị máy móc, khoa học công nghệ vào sản xuất là rất cần thiết. Có thế thấy bước đầu các trang trại đã tập trung đầu tư mua sắm, trang bị những máy móc, thiết bị thiết yếu đế phục vụ cho quá trình sản xuất của mình. Tuy nhiên, có thể thấy mức độ đầu tư còn rất hạn chế, thậm chí có trang trại đầu tư không quá 10 triệu đồng để mua máy móc do đặc thù ngành sản xuất và nhận thức về vai trò của việc áp dụng máy móc, công nghệ còn hạn chế; một số trang trại, hộ chăn nuôi quy mô lớn cần nhiều vốn để đầu tư nhưng khả năng huy động vốn thấp nên không đầu tư được công nghệ hiện đại.


Trong nuôi trồng thủy sản nhìn chung các trang trại đầu tư được số lượng máy bơm cần thiết cho các hoạt động như bơm nước vào, tát nước ra. Quá trình làm bờ ban đầu chủ yếu là thuê máy múc với giá cao và bồi đắp bờ thường xuyên chủ yếu là thuê lao động. Số lượng máy sục oxy và cánh quạt cung cấp oxy cho cá chỉ đáp ứng 1/2 so với nhu cầu trong chăn nuôi thủy sản.

Trong trồng trọt chưa đầu tư được số lượng máy móc (gặt, tuốt, cày) cần thiết nên nhiều hộ thuê lao động trực tiếp làm (gặt) và phải đi thuê các loại máy móc còn lại. Đa số các trang trại, hộ dùng hình thức gieo sạ. Một số trang trại có khoảng 2ha lúa nhưng cũng thuê lao động thu hoạch lúa do đồng trũng máy gặt không hoạt động được. Thu hoạch lúa xong các trang trại, hộ sử dụng biện pháp phơi khô để dự trữ làm thức ăn chăn nuôi, chưa hộ nào đầu tư mua máy sấy. Số tiền đầu tư cho một số loại máy tương đối cao nên nhiều hộ chưa có khả năng đầu tư.

Trong chăn nuôi gia cầm hầu như không sử dụng các loại máy móc hiện đại: thức ăn (chủ yếu là cám công nghiệp và thóc của nhà sản xuất được) được cho vào các khay hoặc bình nhựa hoặc rải trực tiếp ra khu nuôi (nuôi vịt). Gia cầm được nuôi trong chuồng hở nên không đầu tư hệ thống làm mát tự động, hệ thống chiếu sáng cần thiết. Các hộ nuôi vịt đẻ chủ yếu để bán trứng tươi, chưa có trang trại nào đầu tư lò ấp để bán trứng lộn hoặc máy ấp con giống nên hiệu quả kinh tế chưa cao.

Trong chăn nuôi lợn thì khá ít trang trại được đầu tư chuồng trại kín đủ tiêu chuẩn như hệ thống quạt, làm mát bằng nước, máng ăn bán tự động. Còn đa số các trang trại vẫn nuôi theo hình thức hộ gia đình như nuôi chuồng hở, không đầu tư thiết bị máy móc dẫn đến rủi ro cao do dịch bệnh.

Máy tính trong các trang trại chủ yếu để phục vụ cho việc học của con cái, ít được dùng cho việc tìm hiểu thông tin, kỹ thuật mới, quảng bá, giao dịch các sản phẩm nông nghiệp...

Bên cạnh đó vốn là yếu tố quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. Thiếu vốn là vấn đề lớn của các trang trại trong đầu tư phát triển sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của trang trại. Tuy Nhà nước có nhiều chính sách tín dụng nhằm mục đích hỗ trợ phát triển trang trại nhưng việc tiếp cận

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 12/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí