Các Phương Pháp Xử Lý Số Liệu Bằng Thống Kê Toán Học

7.3. Các phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Sử dụng các công thức toán học để xử lý các kết quả khảo sát thực tiễn như tính %, tính điểm trung bình…

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu; Kết luận và Khuyến nghị; Tài liệu tham khảo; Phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương như sau:

Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm.

Chương 2. Thực trạng bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Chương 3. Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM‌‌

1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới

Hiện nay ở các nước, vấn đề bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nói chung đã đang được các quốc gia quan tâm nghiên cứu. Chẳng hạn:

Quản lí bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên tiếng anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào - 3

Ở Singapore, Chính phủ quan tâm việc bồi dưỡng giáo viên bằng cách ấn định kinh phí công tác bồi dưỡng giáo viên hàng năm và định mức kinh phí cụ thể cho từng nội dung bồi dưỡng. Căn cứ vào trình độ hiện tại của từng giáo viên (theo quy định của văn bằng, chứng chỉ), các nhà trường rà soát những nội dung còn thiếu và cấp kinh phí trực tiếp cho giáo viên để bồi dưỡng. Giáo viên sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo nội dung và thời gian đã đăng ký [25].

Ở Pháp, Chính phủ tiến hành tổ chức sát hạch trình độ giáo viên, qua đó cấp thẻ giáo viên cho những người đạt chuẩn [25].

Ở Đức, Luật dạy nghề năm 2005 quy định về yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề là phải có kiến thức, năng lực nghề nghiệp và kỹ năng sư phạm cần thiết để truyền thụ nội dung đào tạo. Việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên được xem như một quá trình lâu dài và kỹ lưỡng theo những yêu cầu và chuẩn mực nhất định, đồng thời có cơ sở pháp lý chặt chẽ [25;27;28].

Đối với Liên minh Châu Âu, vấn đề phát triển chuyên môn cho đội ngũ giáo viên được xem là vấn đề trọng tâm để nâng cao chất lượng giáo dục của các trường học. Các nước này cho rằng, bồi dưỡng giáo viên một cách liên tục và để rèn tay nghề cho giáo viên và các nhân viên phục vụ hoạt động giáo dục, dạy học trong nhà trường là việc làm cần thiết. Bởi lẽ, giáo viên không chỉ là người giỏi về chuyên môn mà còn phải là người có khả năng tự học liên tục,

suốt đời. Do đó, giáo viên phải tự xác định được các điểm mạnh, điểm yếu và các nhu cầu bồi dưỡng của bản thân…[30].

Như vậy, các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục và quản lý trên thế giới đã và đang quan tâm nghiên cứu vấn đề bồi dưỡng giáo viên, trong đó nhấn mạnh vai trò của việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn. Các nhà khoa học thống nhất ràng, việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên được xem như một hoạt động thường xuyên, và cần được đánh giá theo những yêu cầu và chuẩn mực nhất định, đồng thời có cơ sở pháp lý rõ ràng.

1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam

Đã có một số luận văn thạc sĩ triển khai nghiên cứu xung quanh vấn đề bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có những nghiên cứu về bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở các trường Mầm non, trường Phổ thông, trường trung cấp và dạy nghề; vấn đề bồi dưỡng chuyên môn và quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên phổ thông và giảng viên ở các trường Đại học, Cao đẳng. Chẳng hạn: Công trình nghiên cứu của Mạch Quý Dương (2011): “Biện pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ chuyên viên trường Đại học Công nghệ Thông tin về Truyền thông - Đại học Thái Nguyên”; Công trình nghiên cứu của Lưu Hải Tiền (2012): “Quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường THPT Ngô Quyền thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo chuẩn nghề nghiệp”; Công trình nghiên cứu của Kiều Việt Dũng (2012): “Biện pháp quản lý công kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang” ; Công trình nghiên cứu của Trần Thị Thu Hạnh (2013): “Quản lý hoạt động bồi dưỡng cho cán bộ Hội liên hiệp Phụ nữ cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên”; Công trình nghiên cứu của tác giả Lê Thị Tích (2014): “Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường Mầm non thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh theo chuẩn nghề nghiệp”; Công trình nghiên cứu của tác giả Đào Công Huân (2019): “Biện pháp chuẩn hóa giáo viên Tiếng Anh ở các trường THCS huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu”; Tác giả Nguyễn Ngọc Vĩnh (2016) nghiên cứu đề tài “ Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh cấp THCS ở tỉnh Phú Thọ”…

Những công trình nghiên cứu nêu trên đã để cập đến vấn đề bồi dưỡng giáo viên, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, vấn đề chuẩn hóa đội ngũ giáo viên Tiếng Anh ở trường phổ thông, từ đó khẳng định cần phải bồi dưỡng toàn diện cho giáo viên, cụ thể bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, và kỹ năng hành nghề…

Ngoài ra, có một số tác giả đề cập đến hình thức, phương pháp bồi dưỡng giáo viên. Chẳng hạn, tác giả Trần Bá Hoành cho rằng hình thức bồi dưỡng cần phải đa dạng, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của giáo viên. Có nhiều hình thức bồi dưỡng: bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng từ xa, bồi dưỡng trực tuyến và tự bồi dưỡng. Để tinh thông nghề nghiệp người giáo viên cần phải được bổ sung kiến thức, trong đó TBD đóng vai trò hết sức quan trọng. Quá trình đào tạo ở trường sư phạm chỉ là đào tạo ban đầu, đặt cơ sở cho quá trình đào tạo tiếp tục, trong đó tự học, tự đào tạo đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành đạt của mỗi giáo viên [dẫn theo 15].

Về phương pháp bồi dưỡng giáo viên, có một số tác giả cho rằng chủ yếu là phương pháp thuyết trình gắn với hình thức bồi dưỡng tập trung. Một số tác giả khác lại cho rằng phương pháp bồi dưỡng cần phải được đổi mới theo hướng phát huy năng lực người học và được vận dụng sáng tạo theo các hình thức bồi dưỡng khác nhau. Đổi mới phương pháp bồi dưỡng trong nhà trường phải bắt đầu từ người giáo viên, điều này có nghĩa là phương pháp bồi dưỡng cũng phải được đổi mới một cách tích cực và hiệu quả [11].

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều khẳng định, vấn đề bồi dưỡng năng lực chuyên môn, quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên, trong đó có giáo viên Tiếng Anh là nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.Tuy nhiên, hiện nay còn thiếu những công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm, đặc biệt là với trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, Cộng hòa dân chủ Nhân dân

Lào. Do vậy, chúng tôi nhận thấy, đây là vấn đề cần được tiếp tục quan tâm nghiên cứu.

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Quản lý

Quản lý là một dạng lao động xã hội mang tính đặc thù, gắn liền và phát triển cùng với lịch sử phát triển của loài người. Từ khi có sự phân công lao động trong xã hội đã xuất hiện một dạng lao động đặc biệt, đó là tổ chức, điều khiển các hoạt động lao động theo những yêu cầu nhất định. Dạng lao động mang tính đặc thù đó còn được gọi là hoạt động quản lý.

Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý theo những cách tiếp cận khác nhau, như:

- Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể quản lý (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế, bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các giải pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng [26].

- Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức [16].

- Quản lý là bảo đảm sự hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sự biến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển hệ thống tới trạng thái mới thích ứng với hoàn cảnh mới [16].

Theo M.I. Kon Đa Kốp, tác giả của học thuật quản lý theo khoa học thì: "Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đóhiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất" [20].

Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý như đã nêu ở trên, nhưng chúng ta có thể nhận thấy điểm chung của quản lý mà các khái niệm đã đề cập là:

- Quản lý bao giờ cũng có mục tiêu. Hoạt động quản lý được thực hiện với một tổ chức hay một nhóm xã hội. Đây là điểm hội tụ cho những hoạt động cùng nhau của nhiều người.

- Quản lý là thực hiện những tác động hướng đích từ chủ thể đến đối tượng. Yếu tố con người, trong đó người quản lý và người bị quản lý, giữ vai trò trung tâm trong hoạt động quản lý.

- Quản lý không chỉ thể hiện ý chí của chủ thể mà còn là sự nhận thức và thực hiện hoạt động theo quy luật khách quan. Lao động quản lý là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài người tồn tại, vận hành và phát triển.

Từ những dấu hiệu đặc trưng nêu trên, có thể hiểu: Quản lý là sự tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng tổ hợp những cách thức, phương pháp nhằm khai thác và sử dụng tối đa các tiềm năng, cơ hội của cá nhân cũng như của tổ chức, để đạt được mục tiêu đã đề ra.

1.2.2. Bồi dưỡng

UNESCO định nghĩa: “Bồi dưỡng với ý nghĩa nâng cao nghề nghiệp, quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp” [dẫn theo 25].

Từ quan niệm trên, ta thấy:

- Đối tượng được bồi dưỡng là những người đã được đào tạo và có trình độ chuyên môn nhất định.

- Bồi dưỡng thực chất là quá trình bổ sung tri thức, kỹ năng để nâng cao trình độ trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn nào đó nhằm đáp ứng yêu cầu mới của chuyên m bồi dưỡng bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực chuyên môn để người lao động có cơ hội củng cố, mở mang nâng cao hệ thống kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ có sẵn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả côngviệc đang làm.

Bồi dưỡng thực chất là bổ sung, bồi đắp những thiếu hụt về tri thức, cập nhật cái mới trên cơ sở “nuôi dưỡng” những cái đã có để mở mang, làm cho chúng phát triển thêm, có giá trị làm tăng hệ thống những tri thức, kỹ năng, nghiệp vụ, làm giàu vốn hiểu biết, nâng cao hiệu quả lao động.

Theo xu hướng chung của sự phát triển giáo dục: “Giáo dục thường xuyên, học tập suốt đời” thì việc đào tạo, bồi dưỡng là hai quá trình thống nhất. Bồi dưỡng là sự tiếp nối quá trình đào tạo. Bồi dưỡng tạo ra tiền đề về tiêu chuẩn cho quá trình đào tạo chính quy ở bậc cao hơn về trình độ chuyên môntrong lĩnh vực cụ thể.

Tóm lại, có thể hiểu: Bồi dưỡng là quá trình bổ sung sự thiếu hụt về tri thức, năng lực chuyên môn, cập nhất những cái mới để hoàn thiện hệ thống tri thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.

1.2.3. Năng lực, năng lực chuyên môn

- Năng lực:Có nhiều cách hiểu về năng lực. Chẳng hạn:

Năng lực là “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó” như năng lực tư duy, năng lực tài chính hoặc là “phẩm chất tâm sinh lý và trình độ chuyên môn tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” như năng lực chuyên môn, năng lực lãnh đạo [dẫn theo 27].

Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt. Năng lực vừa là tiền đề, vừa là kết quả của hoạt động. Năng lực vừa là điều kiện cho hoạt động đạt kết quả nhưng đồng thời năng lực cũng phát triển ngay trong chính hoạt động ấy (kinh nghiệm, trải nghiệm) [27]

Các ngành dịch vụ khu vực ASEAN hiện nay đã và đang xây dựng TCNL chung (ASEAN Common Competency Standards - ACCS) với định nghĩa năng lực cho từng lĩnh vực bao gồm 3 loại năng lực theo phân công lao động: năng lực cốt lõi, năng lực chung và năng lực chức năng/chuyên môn

Biểu hiện của các loại năng lực này đều thông qua kiến thức, kỹ năng và thái độ/hành vi [dẫn theo 25].

Theo tác giả Đặng Thành Hưng, về mặt thực hiện, kỹ năng phản ánh năng lực làm, tri thức phản ánh năng lực nghĩ và thái độ phản ánh năng lực cảm nhận. Năng lực là “tổ hợp những hành động vật chất và tinh thần tương ứng với dạng hoạt động nhất định dựa vào những thuộc tính cá nhân (sinh học, tâm lý và giá trị xã hội) được thực hiện tự giác và dẫn đến kết quả phù hợp với trình độ thực tế của hoạt động” [dẫn theo 27].

Theo Từ điển năng lực của Đại học Harvard thì năng lực, theo thuật ngữ chung nhất, là “những thứ” mà một người phải chứng minh có hiệu quả trong việc làm, vai trò, chức năng, công việc, hoặc nhiệm vụ. Định nghĩa này ám chỉ trực tiếp về tác nghiệp/ hành nghề khi diễn giải “những thứ” này bao gồm hành vi phù hợp với việc làm (những gì mà một người nói hoặc làm tạo ra kết quả bằng sự thực hiện tốt hay tồi), động cơ (một người cảm thấy thế nào về việc làm, về tổ chức hoặc vị trí địa lý), và kiến thức/kỹ năng kỹ thuật (những gì mà một người biết/chứng thực về sự kiện, công nghệ, nghề nghiệp, quy trình thủ tục, việc làm, tổ chức,...). Năng lực được xác định thông qua các nghiên cứu về việc làm và vai trò công việc [27].

Bộ Giáo dục Quebec Canada, trong cuốn Công nghệ Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề (nguyên bản tiếng Pháp đã được dịch sang tiếng Việt), định nghĩa năng lực là “khả năng thực hiện một nhiệm vụ trọn vẹn, đạt chuẩn kỹ năng tương ứng với ngưỡng quy định” [25].

Chỉ khi một người có một năng lực tương ứng với một hành động hay một công việc nào đó thì người đó được công nhận là có năng lực, được phép giải quyết công việc đó. Ngược lại, ai đó muốn giải quyết được một công việc và muốn được người khác thừa nhận là có năng lực giải quyết công việc đó thì họ phải chứng minh, thể hiện được là mình có đủ năng lực để thực hiện được công việc ấy. Như thế, năng lực không thể bất định - khả năng có thể xảy ra

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 16/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí