Quản lí bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên tiếng anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào - 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


CBQL : Cán bộ quản lý

CĐSP : Cao đẳng sư phạm CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân GD : Giáo dục

GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GV : Giáo viên

GVTA : Giáo viên tiếng Anh HĐ : Hoạt động

NLCM : Năng lực chuyên môn NVSP : Nghiệp vụ sư phạm SL : Số lượng

SP : Sư phạm

SVSP : Sinh viên sư phạm

TBD : Thiết bị dạy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông

DANH MỤC CÁC BẢNG

Quản lí bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên tiếng anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào - 2


Bảng 1.1. Các yêu cầu cơ bản về năng lực chuyên môn của GV Tiếng Anh

ở trường cao đẳng sư phạm 18

Bảng 2.1. Thống kê giảng viên trong 5 năm qua 38

Bảng 2.2. Về trình độ học vấn của đội ngũ giảng viên của nhà trường 39

Bảng 2.3. Tiêu chí và thang điểm đánh giá 42

Bảng 2.4. Nhận thức của các khách thể điều tra về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở

trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay 43

Bảng 2.5. Đánh giá của các khách thể điều tra về NLCM của giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay 45

Bảng 2.6. Đánh giá của các khách thể điều tra về nội dung bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay 47

Bảng 2.7. Đánh giá của các khách thể điều tra về hình thức bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay 49

Bảng 2.8. Đánh giá của các khách thể điều tra về phương pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay 50

Bảng 2.9. Đánh giá của các khách thể điều tra về thực trạng lập kế hoạch quản lý bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh ở trường CĐSP Khang Khay 52

Bảng 2.10. Đánh giá của các khách thể điều tra về thực trạng tổ chức, chỉ đạo bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đắng Sư phạm Khang Khay 53

Bảng 2.11. Đánh giá của các khách thể điều tra về thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng

Anh ở trường Cao đắng Sư phạm Khang Khay 57

Bảng 2.12. Đánh giá của các khách thể điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao Sư phạm Khang Khay 60

Bảng 3.1. Phân công nhiệm vụ thực hiện công tác bồi dưỡng GV 87

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của nhà trường 38

Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết của các biện pháp đề xuất 92

Biểu đồ 3.2.Tính khả thi của các biện pháp đề xuất 93

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Nâng cao năng lực chuyên môn là một trong những yêu cầu bắt buộc nhằm thực hiện công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo trong thời kỳ hiện nay. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật vẫn tri thức mà mỗi người có được trong khoảng thời gian học tập ở các nhà trường trở nên lạc hậu rất nhanh. Do đó vấn đề cấp thiết đặt ra cho các nhà trường hiện nay là phải trang bị kiến thức nền tảng, kỹ năng cơ bản, đồng thời dạy cách học cho người học, tạo cho họ khả năng, thói quen và niềm say mê học tập suốt đời. Để làm được điều này, việc quản lý bồi dưỡng năng lức chuyên môn cho giao viên nói chung, quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh nói riêng là một trong những bước đi quan trọng và cần thiết.

Quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp bách của giáo dục là một trong những lựa chọn ưu tiên của hầu hết hệ thống giáo dục trên thế giới. Nhiều quốc gia trên thế giới xem kiến thức và kỹ năng về chuyên môn như là những thành tố cơ bản của giáo dục. Vì vậy, việc quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên được xem như điều kiện hỗ trợ quá trình dạy học và giáo dục.

Hiện nay, việc quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên nói chung, giáo viên Tiếng Anh nói riêng đã trở một nhiệm vụ quan trọng trong quản lý chuyên môn ở các trường đại học, cao đẳng. Vấn đề quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn có liên quan mật thiết tới hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo của giáo viên.Ngược lại, chính sự đổi mới của giáo viên lại giúp cho công tác quản lý trở nên nhẹ nhàng, đồng bộ, có tính thống nhất và chuyên nghiệp. Việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn đã và đang làm thay đổi phương pháp dạy học, cách thức kiểm tra, đánh giá sinh viên theo hướng thiết thực, phù hợp, chính xác, tạo ra một thế hệ sinh viên có năng lực và phẩm chất tốt. Việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn cũng

tạo cho giáo viên niềm say mê, hứng thú trong công việc nghiên cứu và giảng dạy. Theo đó, giáo viên có thể chủ động, liên kết nhiều nguồn kiến thức, kỹ năng trong việc giảng dạy và giáo dục sinh viên.

Ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Bộ giáo dục và thể thao đã có quyết định và chiến lược về việc quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh trong các trường đại học và cao đẳng sư phạm.

Hiện nay,ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang khay, năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên Tiếng Anh còn hạn chế chưa đáp ứng tốt yêu cầu chuyên môn (kiến thức về Tiếng Anh, phương pháp giảng Tiếng Anh…), vì thế chất lượng dạy học môn Tiếng Anh chưa được nâng cao. Việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh trở thành nhu cầu cấp bách trong việc góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục ở trường Cao đăng Sư phạm. Điều này đòi hỏi trước hết phải có sự chỉ đạo đúng đắn của Ban Giám hiệu trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay đối với hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh của Nhà trường.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, chung tôi đã chọn vấn đề Quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” làm đề tài luận văn nghiên cứu. Chúng tôi hy vọng rằng, các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần tạo căn cứ thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, đề xuất một số biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm.

4.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

4.3. Đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

5. Giả thuyết khoa học

Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khan Khay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào còn có những hạn chế nhất định như: nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng chưa hiệu quả, chưa đáp ứng tốt yêu cầu thực tiễn. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý phù hợp với tình hình thực tiễn thì hiệu quả của việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào sẽ được nâng cao.

6. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu lý luận về bồi dưỡng năng lực chuyên môn và quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài.

7. 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp quan sát: Thu thập thông tin thực tiễn trên cơ sở tri giác trực tiếp một số biểu hiện của việc triển khai bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay.

7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng phiếu hỏi để trưng cầu ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên Tiếng Anh về bồi dưỡng năng lực chuyên môn và quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay.

7.2.3.Phương pháp phỏng vấn: xây dựng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ quản lý, giáo viên về các vấn đề liên quan đến công tác quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay.

7.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến chuyên giá đối với tính hợp lý và khả thi của các biện pháp đề xuất về quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giao viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

7.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Từ việc nghiên cứu các kết quả thực tế về quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, đưa ra những nhận xét khái quát về thành công, tồn tại, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, tạo căn cứ cho việc đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh Nhà trường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/02/2023