BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt | Nội dung | |
1 | GD - ĐT | Giáo dục - Đào tạo |
2 | GV | |
3 | HĐGDNGLL | Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp |
4 | HĐH | Hiện đại hóa |
5 | NXB | Nhà xuất bản |
6 | PHHS | Phụ huynh học sinh |
7 | TH | Tiểu học |
8 | TPTĐ | Tổng phụ trách Đội |
9 | TT | Thứ tự |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lí bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho giáo viên tiểu học thành phố Hạ Long, Quảng Ninh - 1
- Vài Nét Về Lịch Sử Nghiên Cứu Vấn Đề
- Kỹ Năng Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp
- Quản Lý Bồi Dưỡng Kỹ Năng Tổ Chức Hoạt Động Gdngll Cho Gv Th
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh về vị trí, vai trò của HĐGDNGLL 40
Bảng 2.2. Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về các chủ
đề đã được tổ chức 44
Bảng 2.3. Ý kiến của giáo viên về các chủ đề đã được thực hiện 45
Bảng 2.4. Ý kiến của học sinh về các chủ đề đã được tổ chức thực hiện 47
Bảng 2.5. Ý kiến của học sinh về các chủ đề đã được tổ chức thực hiện 49
Bảng 2.6. Thái độ học sinh mức độ tham gia các hình thức tổ chức HĐGDNGLL 50
Bảng 2.7. Tự đánh giá của giáo viên mức độ và hiệu quả của các phương pháp đã sử dụng trong việc thực hiện chương trình HĐGDNGLL 51
Bảng 2.8. Thực trạng về công tác lập kế hoạch tổ chức hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho giáo viên tiểu học của Tỉnh Quảng Ninh 53
Bảng 2.9. Các biện pháp chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cho giáo
viên tiểu học Tỉnh Quảng Ninh 54
Bảng 3.1. Đánh giá của CBQL, GV các trường tiểu học tính cấp thiết của các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động
GDNGLL cho giáo viên tiểu học 79
Bảng 3.2. Đánh giá của CBQL, GV các trường tiểu học tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động
GDNGLL cho giáo viên tiểu học 81
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng KN tổ chức hoạt động GDNGLL cho GV các trường tiểu học thành phố Hạ Long,
Quảng Ninh 57
Biểu đồ 3.1. Đánh giá của CBQL, GV các trường tiểu học tính cấp thiết của các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt
động GDNGLL cho giáo viên tiểu học 80
Biểu đồ 3.2. Đánh giá của CBQL, GV các trường tiểu học tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động
GDNGLL cho giáo viên tiểu học 82
Sơ đồ:
Sơ đồ 3.1. Quy trình, bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động GDNGLL
cho GV tiểu học 68
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc đổi mới hiện nay của Đất nước, Đảng và nhà nước ta đã xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, là con đường cơ bản để CNH- HĐH đất nước. Nghị quyết hội nghị lần thứ II BCH TW Đảng khoá VIII cũng đã chỉ rõ: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của Giáo dục là nhằm xây dựng con người mới, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại” [26, tr.32].
Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt “Nhân cách HS được hình thành theo hai con đường cơ bản: Con đường dạy học và con đường HĐGDNGLL” [27, tr.34]. Vì vậy, việc tổ chức HĐGDNGLL là một đòi hỏi tất yếu của quá trình giáo dục và không thể thiếu được trong quá trình giáo dục nhân cách cho HS. HĐGDNGLL đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học, là sự kết nối bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, giữa qúa trình dạy học và quá trình giáo dục, nhằm thực hiện nguyên lý giáo dục: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình và xã hội” [27, tr. 10]. Đặc biệt là tạo ra môi trường thân thiện nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú, sây mê học tập.
Giáo dục Tiểu học được xác định là “bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân” đặt nền móng cho việc xây dựng phát triển toàn diện nhân cách, trí tuệ con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Cùng với hoạt động dạy học trên lớp, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường Tiểu học có vai trò giúp cho học sinh được củng cố, mở rộng, khắc sâu một số kiến thức cơ bản đã được học qua các môn văn hoá, rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực, phát triển nhận thức về một số lĩnh vực đời sống phù hợp với lứa tuổi. Thông qua các hoạt động này, hình thành cho học sinh những kỹ năng hoạt động tập thể, kỹ năng giao tiếp,
ở mức độ phù hợp với lứa tuổi giúp các em biết vận dụng, thực hành những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống như biết tự trọng, tự tin, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và tập thể; có hứng thú, tích cực, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong các hoạt động tập thể của lớp, trường.
Thực tế trong những năm vừa qua, trong các trường Tiểu học ở thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, HĐGDNGLL cho học sinh đã được đưa vào nội dung giáo dục trong các nhà trường. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện có một bộ phận cán bộ quản lí, một số giáo viên và học sinh cũng như cha mẹ HS chưa nhận thức đúng đắn vai trò của HĐGDNGLL, những hoạt động này còn được coi là hoạt động phụ, mất thời gian, ảnh hưởng đến các hoạt động học tập. Bên cạnh đó, một số GVCN còn hạn chế về năng lực tổ chức chỉ đạo hoạt động cho HS, hơn nữa kinh phí tổ chức HĐGDNGLL cũng là một khó khăn đáng kể cho các trường Tiểu học, nhà trường phải hoàn toàn tự túc vấn đề kinh phí, trong khi việc tổ chức HĐGDNGLL lại rất tốn kém.
Xuất phát từ những lý do trên, để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học và chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường tiểu học, chúng tôi chọn đề tài: “Quản lí bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho giáo viên tiểu học thành phố Hạ Long, Quảng Ninh” làm đề tài nghiên cứu luận văn với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học ở thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về kỹ năng và bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho giáo viên tiểu học, đề tài đề xuất các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho giáo viên tiểu học thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, nhằm nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh của giáo viên các trường Tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình quản lý bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục cho giáo viên tiểu học thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho giáo viên tiểu học thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.
4. Giả thuyết khoa học
Hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh các trường Tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh phụ thuộc một phần vào kỹ năng tổ chức hoạt động của đội ngũ giáo viên, nếu đánh giá đúng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của đội ngũ giáo viên và đề xuất được các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho giáo viên một cách khoa học, hợp lý thì sẽ nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục cho giáo viên tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho giáo viên tiểu học.
Khảo sát thực trạng quản lý bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho giáo viên tiểu học thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.
Đề xuất và khảo nghiệm các biện pháp quản lý bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho giáo viên tiểu học thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài đi sâu nghiên cứu biện pháp quản lý bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho giáo viên tiểu học của Hiệu trưởng các trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, điều tra khảo sát trên 5 trường gồm:
- Trường Tiểu học Lê Hồng Phong.
- Trường Tiểu học Minh Hà.
- Trường Tiểu học Cao Thắng.
- Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo.
- Trường Tiểu học Võ Thị Sáu.
7. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các tài liệu, văn bản, chỉ thị, nghị quyết, sách báo, luận văn... có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu, để từ đó phân tích, tổng hợp và khái quát những vấn đề cơ bản làm cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp này được sử dụng để điều tra thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của các trường tiểu học và nguyên nhân của thực trạng đó.
7.2.2. Phương pháp đàm thoại
Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập một số thông tin qua cán bộ quản lý các cấp, các GV, cán bộ Đoàn, và học sinh... để giúp cho việc phân tích thực trạng và lý giải nguyên nhân, đồng thời nhằm làm tăng thêm tính khách quan của kết quả thu được từ phương pháp khác.
7.2.3. Phương pháp quan sát
Tôi tiến hành quan sát quá trình chỉ đạo của nhà trường: công tác tổ chức, công tác bồi dưỡng đồng thời quan sát việc tổ chức, thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của giáo viên Tiểu học để thu thập thêm các cứ liệu làm rõ thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng HĐGDNGLL và nguyên nhân của nó.
7.2.4. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này được sử dụng trong đề tài để thu thập ý kiến kinh nghiệm quản lý bồi dưỡng của các chuyên gia để từ đó xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các biện pháp quản lý HĐGDNGLL cho sát với đối tượng, sát với thực tế.
7.2.5. Phương pháp xử lý thông tin và đánh giá
Sử dụng một số công thức hóa học để xử lý số liệu khảo sát thực nghiệm nhằm định lượng các kết quả nghiên cứu một cách chính xác.
8. Cấu trúc của luận văn
Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, còn bao gồm các chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho giáo viên tiểu học.
Chương 2: Thực trạng quản lý bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho giáo viên tiểu học thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.
Chương 3: Biện pháp quản lý bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho giáo viên tiểu học thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.