Kỹ Năng Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp

biết vận dụng vào thực tế. Muốn có kỹ năng trước hết cần nắm vững tri thức về các thao tác cấu thành hành động và cần có những kinh nghiệm phù hợp. Sự vận dụng những tri thức và kinh nghiệm đã có vào hành động thực và có kết quả phù hợp với nhiệm vụ ban đầu đặt ra.

Từ các phân tích trên, chúng tôi nhận thấy để hình thành và phát triển kỹ năng về một lĩnh vực hoạt động nào đó cần đủ các yếu tố sau:

+ Chủ thể hành động phải có tri thức và kinh nghiệm về cách thức thực hiện hành động: Mục đích, điều kiện, trình tự thực hiện các thao tác hành động

+ Chủ thể phải thực hiện được những hành động có ý thức dựa trên sự vận dụng những tri thức và kinh nghiệm đã có về lĩnh vực hoạt động đó vào trong từng trường hợp cụ thể, có sự kết hợp các yếu tố tâm lý khác như thái độ, tình cảm, động cơ cá nhân, ý chí...

+ Sau khi thực hiện kỹ năng phải đạt được kết quả theo mục tiêu đặt ra.

+ Có thể đạt kết quả tương tự trong những điều kiện đã thay đổi.

Như vậy, theo chúng tôi: “Kỹ năng là những dạng hành động dựa trên sự vận dụng có kết quả những tri thức và kinh nghiệm đã có vào thực tiễn nhằm đạt được những mục tiêu đề ra”.

1.2.3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động giáo dục được nhà trường tổ chức nhằm góp phần giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh. Các hoạt động giáo dục được thực hiện ngoài các giờ học chính khóa trên lớp, do nhà trường và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trực tiếp tổ chức.

- Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt: “HĐGDNGLL là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học kỹ thuật, lao động công ích, hoạt động, hoạt động nhân văn, văn hoá nghệ thuật, thẩm mỹ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí… để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách” [27, tr.7].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

- Tác giả Đỗ Nguyên Hạnh quan niệm: “HĐGDNGLL là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn ở trên lớp, diễn ra trong hay ngoài nhà trường, được tổ chức nhằm giáo dục học sinh theo mục tiêu giáo dục đề ra, là sự nối tiếp hoạt động giáo dục trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động ở học sinh” [13, tr.12].

Các tác giả khác như Nguyễn Dục Quang, Bùi Sỹ Tụng, Nguyễn Ngọc Quỳnh Giao mặc dù không đưa ra khái niệm về HĐGDNGLL song đều thống nhất quan điểm khi nói về HĐGDNGLL bao gồm:

Quản lí bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho giáo viên tiểu học thành phố Hạ Long, Quảng Ninh - 4

+ HĐGDNGLL gắn bó mật thiết với hoạt động dạy học, là sự tiếp nối của hoạt động dạy học nhằm củng cố và vận dụng những tri thức đã học vào thực tế cuộc sống.

+ HĐGDNGLL góp phần tích cực trong việc hình thành những kỹ năng cơ bản của con người mới đáp ứng yêu cầu của trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Như vậy có thể hiểu: HĐGDNGLL là những hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ học các môn học nhằm góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra.

1.2.4. Kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Hoạt động của con người chỉ có hiệu quả khi nó được tiến hành một cách có tổ chức, một cá nhân hoạt động có hiệu quả phải biết tự sắp xếp, bố trí kế hoạch PL19 hoạt động hợp lí. Một nhóm người hay một tập thể muốn cùng hoạt động chung để đạt được mục tiêu đề ra lại càng cần có tổ chức. Vì vậy vấn đề tổ chức hoạt động và kĩ năng tổ chức hoạt động được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Theo X.I.Kixegôf: "Kỹ năng tổ chức hoạt động là khả năng của người tổ chức làm việc có hiệu quả trong những tình huống khác nhau"; “Những nguyên tắc trong công tác tổ chức” đã nêu ra các kỹ năng chủ đạo của tổ chức hoạt động là: Kỹ năng tổ chức tập thể và các mối quan hệ

trong tập thể; Kỹ năng lập kế hoạch công việc; Kỹ năng thống nhất công việc của cá nhân và của tập thể; Kỹ năng kiểm tra, đánh giá; Kỹ năng tính toán phương pháp tổ chức và ra chỉ thị kịp thời [44, tr.42].

Còn theo tác giả Trần Quốc Thành thì cho rằng: “Kỹ năng tổ chức là sự thực hiện có hiệu quả một hệ thống hành động của một hoạt động chung nào đó bằng cách vận dụng những tri thức về hoạt động đó, thống nhất hành động của mọi người nhằm đạt được mục đích chung trong những điều kịên cho phép” [34, tr.49].

Như vậy các tác giả cùng thống nhất quan điểm kỹ năng tổ chức hoạt động là sự vận dụng tri thức tổ chức vào thực tiễn hoạt động. Tri thức tổ chức bao gồm những hiểu biết về công tác tổ chức, hiểu rõ mục đích, nhu cầu của hoạt động, đặc điểm cá nhân hay tập thể tham gia hoạt động, các quy tắc, các bước tổ chức, cách phối hợp, thương lượng với nhau Trên cơ sở đó, con người vận dụng những tri thức tổ chức, kết hợp với những hiểu biết, kinh nghiệm về hoạt động để tổ chức hoạt động đạt hiệu quả mong muốn, kể cả trong những điều kiện hoạt động đã bị thay đổi. Đó chính là có kỹ năng tổ chức hoạt động.

Kết hợp với khái niệm HĐGDNGLL, chúng tôi quan niệm: “Kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL là những hành động dựa trên sự vận dụng có hiệu quả những tri thức, kinh nghiệm về công tác tổ chức và HĐGDNGLL đã biết vào thực tiễn để tổ chức các HĐGDNGLL cho học sinh nhằm đạt được nhiệm vụ giáo dục đề ra trong những điều kiện phù hợp”.

Người có kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL trước hết phải là người am hiểu về mục tiêu giáo dục, tầm quan trọng của chương trình HĐGDNGLL đối với lứa tuổi học sinh THCS, phải nắm vững nội dung các chủ điểm giáo dục, các hình thức tổ PL20 chức HĐGDNGLL đối với bậc THCS. Để tổ chức tốt HĐGDNGLL, người giáo viên còn phải nắm vững và vận dụng được những nguyên tác giáo dục cơ bản và nguyên tắc đặc thù khi tổ chức HĐGDNGLL nhằm phát huy tối đa tính tích cực tham gia của học sinh, vai trò tự quản của

tập thể lớp, của đội ngũ giáo viên mà không làm mất vai trò hướng dẫn, chỉ đạo của mình. Đồng thời người có kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL còn cần có kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, của học sinh và các điều kiện khách quan khác.

1.2.5. Bồi dưỡng, bồi dưỡng kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL

* Bồi dưỡng:

Theo Từ điển Tiếng Việt: "Bồi dưỡng có nghĩa là làm cho tăng thêm trình độ, năng lực hoặc phẩm chất" [38].

Bồi dưỡng theo nghĩa rộng có nghĩa là quá trình đào tạo nhằm hình thành những nhân cách và phẩm chất riêng biệt của nhân cách theo định hướng mục đích đã chọn. Theo nghĩa hẹp là trang bị kiến thức, kỹ năng nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể. Ví dụ: Bồi dưỡng đạo đức lý luận, bồi dưỡng NVSP.

Bồi dưỡng là quá trình cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng, thái độ để nâng cao năng lực trình độ, phẩm chất của người lao động về một lĩnh vực hoạt động mà người lao động đã có một trình độ năng lực chuyên môn nhất định qua một hình thức đào tạo nào đó.

- Công tác bồi dưỡng được thực hiện trên nền tảng các loại trình độ đã được đào tạo cơ bản từ trước. Hoạt động bồi dưỡng là hoạt động thường xuyên liên tục cho mỗi giáo viên để không ngừng nâng cao trình độ của mình để thích ứng với đòi hỏi của nền kinh tế. Nội dung bồi dưỡng được triển khai ở các mức độ khác nhau cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

*Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL

Dưới vai trò tổ chức, hướng dẫn của nhà trường và hiệu trưởng, giáo viên cần tự giác, tích cực tự rèn luyện để hình thành kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL cho bản thân. Do đó trong quá trình bồi dưỡng, giáo viên cần nhận thức đúng ý nghĩa, vai trò của kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL đối với nghề nghiệp của mình trong tương lai, có động cơ rèn luyện đúng đắn, phải biến quá trình bồi dưỡng

thành quá trình tự bồi dưỡng. Có như vậy, quá trình bồi dưỡng kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL của GV tiểu học mới đạt kết quả cao. Hay nói cách khác, quá trình bồi dưỡng kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL là quá trình cần sự tự giác, tính độc lập cao.

Do đó chúng tôi quan niệm: “Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL là quá trình tổ chức, hướng dẫn của ban lãnh đạo nhà trường và các cơ quan khác nhằm là trang bị thêm kiến thức, kỹ năng nhằm nâng cao năng lực tổ chức HĐGDNGLL cho giáo viên”.

Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL cho giáo viên phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan và chủ quan trong đó nhấn mạnh vào yêu cầu thực tiễn của giáo dục phổ thông hiện nay và mục tiêu đào tạo của nhà trường. Đó chính là cơ sở định hướng cho công tác bồi dưỡng của cả giáo viên và học sinh.

1.3. Một số vấn đề về bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho giáo viên tiểu học

1.3.1. Vị trí, vai trò của HĐGDNGLL đối với sự phát triển nhân cách của HS Tiểu học

Chương trình HĐGDNGLL được đưa vào kế hoạch giáo dục chính thức ở trường phổ thông là một trong những giải pháp nhằm hướng đến mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH đất nước. HĐGDNGLL là cầu nối giữa nhà trường với thực tiễn, tạo điều kiện để học sinh phát triển các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi, là một con đường để phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. Cùng với dạy học ở trên lớp, thì HĐGDNGLL là một bộ phận rất quan trọng và vô cùng cần thiết trong toàn bộ quá trình dạy học - giáo dục ở nhà trường phổ thông. Hai bộ phận này gắn bó hỗ trợ với nhau trong quá trình giáo dục.

HĐGDNGLL cho học sinh tiểu học nói chung là hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học chính khóa. HĐGDNGLL là hoạt động nối tiếp và thống nhất hữu cơ với hoạt động giáo dục trong giờ học trên lớp. Nó là cầu nối giữa công tác giảng dạy trên lớp với công tác giáo dục học sinh ngoài lớp.

HĐGDNGLL cho học sinh:

- Giúp học sinh củng cố, bổ sung những kiến thức đã được học qua các môn học ở trên lớp.

- Phát triển sự hiểu biết của học sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống, từ đó làm phong phú thêm vốn tri thức của học sinh.

- Làm cơ sở để giúp học sinh tự so sánh bản thân với người khác.

- Phát triển ở học sinh các kỹ năng cơ bản, cần thiết mà học sinh đã được hình thành ở các lớp dưới phù hợp với sự phát triển chung của các em (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận thức ).

- Giúp học sinh hình thành và phát huy tính chủ thể và tính tích cực, tự giác trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng cho các em thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và, có trách nhiệm đối với công việc chung.

Điều đó chứng tỏ HĐGDNGLL cho học sinh tiểu học là cầu nối giữa hoạt động giảng dạy và học tập ở trên lớp với giáo dục học sinh ở ngoài lớp thông qua các hoạt động lao động, văn nghệ, thể dục thể thao Hay nói cụ thể hơn đó là sự chuyển hóa giữa giáo dục với tự giáo dục, chuyển hóa những yêu cầu về những chuẩn mực hành vi đã được quy định thành hành vi và thói quen tương ứng. Muốn cho sự chuyển hóa này diễn ra thì phải qua các hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt tập thể, vui chơi giải trí và qua giao lưu với bạn bè, với thầy cô giáo, với cha mẹ và mọi người xung quanh

1.3.2. Mục tiêu, nội dung, phương pháp bồi dưỡng kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL cho giáo viên tiểu học

1.3.2.1. Mục tiêu, nội dung tổ chức bồi dưỡng

* Mục tiêu:

Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động GDNGLL cho đội ngũ giáo viên tiểu học nhằm góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên có đủ năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh

nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục tiêu giáo dục tiểu học, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh.

*Nội dung bồi dưỡng

- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức về nội dung, chương trình hoạt động GDNGLL ở trường tiểu học

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong ba hoạt động quan trọng, là bộ phận hợp thành của giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Chính từ những hoạt động như: lao động, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội đã góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách học sinh. Các em biết tự giáo dục,tự rèn luyện, tự hoàn thiện con người. Có thể nói khái quát hơn việc tổ chức bồi dưỡng hoạt động ngoài giờ lên lớp là xây dựng cho giáo viên kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ một cách có mục đích, có kế hoạch, có nội dung và phương pháp nhất định.

Vì vậy công việc bồi dưỡng về nội dung cho giáo viên tiểu học là một công việc quan trọng không thể thiếu để nâng cao chất lượng của chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

- Tổ chức bồi dưỡng các phương pháp, kỹ năng hoạt động xã hội cho giáo viên.

+ Kỹ năng lập kế hoạch tổ chức hoạt động gồm:

Kỹ năng đặt tên cho hoạt động

Mỗi chủ đề giáo dục cần được tiến hành bởi nhiều hoạt động khác nhau phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trường. Vì thế giáo viên cần có sự lựa chọn các hoạt động và tìm tòi cân nhắc khi đặt tên cho hoạt động. tên của hoạt động tự nó đã nói lên mục tiêu chủ đề của hoạt động và tạo ra sự hấp dẫn cuốn hút HS tham gia. Tên của hoạt động cần đảm bảo một số yêu cầu sau; phải nêu rõ được chủ đề, ngắn gọn, rõ ràng, chính xác và tạo ấn tượng với học sinh, có ý nghĩa và khả thi.

Trong thực tế việc lựa chọn tên hoạt động phải sát với chủ để của hoạt động và phục vụ tốt cho mục tiêu giáo dục của HĐGDNGLL.

Kỹ năng xác định mục tiêu hoạt động

Mục tiêu chung là kết quả dự kiến cần đạt được sau khi thực hiện hoạt động. Mục tiêu HĐGD là kết quả giáo dục mà giáo viên mong muốn học sinh đạt được sau các hoạt động.

Sau khi lựa chọn và đặt tên cho hoạt động, cần xác định mục tiêu của hoạt động. Mục tiêu của hoạt động phải nhằm giáo dục học sinh cả về kiến thức, kĩ năng và thái độ. Tuy nhiên, mỗi một hình thức hoạt động khác nhau có thể có lợi thế hơn hoặc tập trung hơn trong việc thực hiện các mục tiêu khác nhau. Chẳng hạn hình thức giao lưu, diễn đàn, tọa đàm có nhiều khả năng hơn trong việc hình thành thái độ, hình thức thi tìm hiểu, thảo luận có nhiều khả năng giúp đạt được mục tiêu kiến thức.

Mục tiêu hoạt động cần rõ rang, cụ thể, có tính xác định và có thể lượng hóa được để dễ thực hiện, dễ kiểm trả, đánh giá.

Kỹ năng xây dựng nội dung hoạt động

Nội dung của HĐGD được hiểu là hình thái đối tượng hóa của mục tiêu, tức là sự diễn đạt mục tiêu dưới hình thức các đối tượng hoạt động. Nội dung cần được thiết kế theo một số quy tắc như chỉ rõ được thực chất của quá trình, sự vật hay sự kiện từ những khía cạnh khác nhau.

Nội dung được thể hiện thông qua tình huống và bằng những phương pháp cụ thể giáo viên sẽ giúp học sinh hiểu được, vận dụng được nội dung đó trong hoạt động thực tiễn.

Kỹ năng lựa chọn phương pháp, phương tiện tổ chức hoạt động

Phương pháp là cách thức biểu hiện nội dung hoạt động, mỗi phương pháp đều có những điểm mạnh và điểm hạn chế riêng. Nhưng khi xem xét về việc thực hiện một mục tiêu thì sẽ có một số phương pháp có khả năng cao hơn các phương pháp khác. GV lựa chọn phương pháp cần thích ứng với nội dung

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 16/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí