trong DN. Do vậy việc đối xử công bằng của NSDLĐ đối với NLĐ sẽ có tác động rất lớn đến thái độ làm việc của NLĐ.
Bảng 3.15. Nhận thức của người lao động về sự công bằng tại doanh nghiệp
Phương án | Số lượng (người) | Tỷ lệ (%) | |
Nhận thức của NLĐ về sự công bằng trong đánh giá những đóng góp và nỗ lực của cá nhân. | Công bằng | 120 | 48,2 |
Chưa thực sự công bằng | 95 | 38,2 | |
Không công bằng | 34 | 13,6 | |
Tổng cộng | 243 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Quan Hệ Lao Động Trong Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Ô Tô Có Vốn Đầu Tư Nhật Bản Tại Việt Nam
- Nhận Thức Về Vai Trò Của Tổ Chức Đại Diện Cho Người Lao Động
- Mức Độ Hài Lòng Của Người Lao Động Về Các Nội Dung Của Quan Hệ Lao Động Trong Doanh Nghiệp
- Bối Cảnh Trong Nước Và Quốc Tế Và Xu Hướng Phát Triển Quan Hệ Lao Động Ở Việt Nam
- Xu Hướng Phát Triển Quan Hệ Lao Động Trong Các Doanh Nghiệp Dưới Ảnh Hưởng Của Cách Mạng Công Nghiệp Lần 4.0
- Định Hướng Phát Triển Quan Hệ Lao Động Trong Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Ô Tô Có Vốn Đầu Tư Của Nhật Bản Tại Việt Nam
Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả, 2019 Bảng trên cho ta thấy, phần lớn NLĐ đều nhận thấy sự thiếu công bằng trong đánh giá về những đóng góp của cá nhân NLĐ với DN. Điều này chứng tỏ phần lớn NLĐ chưa được đối xử công bằng tại DN, nên cần có sự giám sát của thanh tra lao động để thấy được những sai phạm của DN, kịp thời chấn chỉnh để họ làm đúng
theo pháp luật.
Bảng 3.16. Thiện chí của người lao động đối với người sử dụng lao động và cơ hội thăng tiến
Phương án | Số lượng (người) | Tỷ lệ (%) | |
Khi DN gặp khó khăn đề nghị nợ lương NLĐ trong một thời gian | 1 tháng | 85 | 34,3 |
3 tháng | 13 | 5,2 | |
6 tháng | 02 | 0,8 | |
Không đồng ý | 148 | 59,7 | |
Tổng cộng | 248 | 100 | |
Trong 5 năm nữa, cơ hội thăng tiến của NLĐ trong DN | Có cơ hội | 38 | 15,2 |
Có ít cơ hội | 142 | 56,8 | |
Không có cơ hội | 70 | 28,0 | |
Tổng cộng | 250 | 100 |
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả, 2019 Kết quả khảo sát trên cho thấy chỉ có 34,3% NLĐ đồng ý NSDLĐ nợ lương 1 tháng nếu DN gặp khó khăn trong SXKD. Trong khi đó có tới 59,7%
NLĐ không đồng ý với việc đó. Dẫn đến NLĐ chưa có nhiều niềm tin đối với NSDLĐ trong QHLĐ.
Tiền lương là nguồn thu nhập chính của NLĐ, nên khi khảo sát thực tế 250 NLĐ thì 59,7 % NLĐ không đồng ý cho NSDLĐ nợ lương. Nhưng trên thực tế khi DN gặp khó khăn thì hầu hết DN đều nợ tiền lương và một số NLĐ cách chuyển sang DN khác, số còn lại chờ đợi sự phục hồi và đi lên của DN.
Thái độ của NSDLĐ đối với NLĐ và CĐCS chưa thực sự công bằng. Niềm tin NSDLĐ vào sự cống hiến của NLĐ không quá cao nên đôi lúc có thái độ không tôn trọng trong quan hệ với NLĐ. Hầu hết các DN sản xuất đều có cam kết thực hiện chính sách đối thoại và QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các DN.
Về phía tổ chức công đoàn, NSDLĐ cho rằng hoạt động của CĐCS hoạt động có hiệu quả và có giải quyết một số vấn đề liên quan đến QHLĐ cho DN. Tính đến thời điểm hiện tại, hoạt động công đoàn tại một số DN sản xuất ô tô của Nhật Bản có quan hệ mật thiết. Phần lớn các hoạt động, đề xuất của công đoàn đều nhận được sử ủng hộ của chủ DN.
Về phía NSDLĐ, trong kế hoạch phát triển của công ty luôn quan tâm đến thực hiện các chính sách phát triển nguồn nhân lực cho mục đích lâu dài. Họ trả lương theo thị trường, sử dụng lao động linh hoạt. Đặc biệt đề cao chuyên môn. Bên cạnh đó, họ luôn đề phòng sự nhảy việc của nhân viên, quan tâm đến lợi ích lâu dài của NLĐ, thực hiện nghiên túc trong việc ký HĐLĐ.
Như vậy, nhìn chung NSDLĐ trong các DN sản xuất ô tô có vốn đầu tư của Nhật Bản thực sự tôn trọng NLĐ trong QHLĐ tại DN. Điều này tác động trực tiếp đến chính sách của DN cũng như cơ chế ĐTXH tại DN.
Về cơ hội thăng tiến nghề nghiệp có 15,2% NLĐ cho rằng: nếu họ gắn bó lâu dài với DN thì sẽ được quan tâm, có cơ hội thăng tiến và 56,8% NLĐ cho rằng ít có cơ hội thăng tiến; 28,0% NLĐ nói rằng không bao giờ có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp. Như vây có thể thấy rằng: đối với NLĐ không quan tâm đến yếu tố thăng tiến trong DN, họ vẫn miệt mài, lao động hăng say để nhận được mức lương hàng tháng theo sự thỏa thuận trong HĐLĐ, TƯLĐTT. Vấn đề nhảy việc thường sẽ xuất hiện, xảy ra đối với cán bộ quản lý cấp cao tại các DN sản xuất ô tô do yêu cầu mức lương tương xứng với năng lực quản lý của họ; họ muốn thể hiện hơn năng lực cá nhân ở môi trường khác phù hợp.
Bảng 3.17. Niềm tin của cán bộ công đoàn vào hiệu quả của thanh tra lao động
Khả năng | Số lượng (người) | Tỷ lệ (%) | |
Thanh tra lao động có thể giúp cải thiện điều kiện lao động tại DN | Chắc chắn | 8 | 26,7 |
Nhiều khả năng | 11 | 36,7 | |
Ít khả năng | 4 | 13,3 | |
Không có | 7 | 23,3 | |
Tổng cộng | 30 | 100 |
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả, 2019
Kết quả điều tra thông qua một số CBCĐ cơ sở cho thấy chỉ có 26,7% người được hỏi tin rằng thanh tra lao động chắc chắn giúp họ cải thiện điều kiện làm việc; 36,7% cho rằng nhiều khả năng thanh tra lao động có thể tác động cải thiện môi trường làm việc tại DN. Chỉ có 36,6% cho rằng thanh tra lao động không có khả năng hoặc ít khả năng giúp NLĐ được cải thiện điều kiện làm việc, do sức ép từ phía chủ sử dụng lao động quá lớn. Như vậy có thể khằng định: Thanh tra lao động có vai trò rất lớn trong việc đưa ra các ý kiến cải thiện ĐKLĐ đối với NSDLĐ. Việc thay đổi, quan tâm đến cải thiện điều kiện làm việc luôn là vấn đề NLĐ quan tâm, chú ý vì nó liên quan đến ATVSLĐ, bảo hộ quyền lợi trực tiếp của NLĐ khi tham gia quá trình sản xuất…
Thái độ của người sử dụng lao động đối với người lao động và tổ chức công đoàn
Thái độ của NSDLĐ đối với NLĐ là một vấn đề phức tạp. Nó được hình thành dựa trên niềm tin của NSDLĐ với NLĐ. Nhận thức của NSDLĐ biểu hiện ở sự đánh giá của họ về động cơ thúc đẩy NLĐ làm việc.
Bảng 3.18. Nhận thức của người sử dụng lao động đối với người lao động
Hình thức quản lý | Số lượng (người) | Tỷ lệ (%) | |
Người sử dụng lao động | Tạo cơ hội cho NLĐ phát triển | 71 | 52,6 |
Tôn trọng NLĐ | 25 | 18,5 | |
Trả lương xứng đáng | 39 | 28,9 | |
Tổng cộng | 135 | 100 |
Nguồn: Khảo sát các DN sản xuất ô tô có vốn đầu tư Nhật Bản NSDLĐ đánh giá cao NLĐ bằng thái độ tích cực, thiện chí sẽ giữ được những người giỏi, có tài năng làm việc cho DN lâu dài. Khảo sát một số DN sản xuất ô tô có vốn đầu tư của Nhật Bản có 135 người được hỏi, có 52,6% người SDLĐ tại các DN đã tạo cơ hội cho nhân viên làm việc, trả lương xứng đáng và
có cơ hội thăng tiến.
Đối với tổ chức công đoàn, đa số NSDLĐ đã nhận thức đúng về vai trò của CĐCS và họ cho rằng việc thành lập tổ chức CĐCS tại các DN FDI là điều rất cần thiết. Hoạt động của các tổ chức công đoàn tại DN đã hiệu quả nên trong thực tế các DN sản xuất ô tô có vốn đầu tư Nhật Bản có bộ máy BCH CĐCS hoạt động rất mạnh.
3.3.3.2. Năng lực quan hệ lao động của các đối tác.
Khả năng thích ứng của người lao động với thị trường lao động
Theo thuyết hệ thống của Razumovsky O.S trong cuốn Quản lý nguồn nhân lực của DN năm 1999, thì khả năng thích ứng có thể là sự thể hiện của tính phản xạ, có nghĩa là khả năng của các đối tượng khác nhau có nguồn gốc vật chất và tính chất ứng phó tương đối phù hợp với những tác động qua lại và môi trường xung quan chúng.
Theo nghiên cứu đề tài “Khả năng thích ứng của NLĐ trước xu thế cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” của Công đoàn Việt Nam năm 2019 thì khái niệm khải năng thích ứng được hiểu là khả năng thích nghi của NLĐ về tư duy, sáng tạo, nhiệt huyết với công việc trước sự thay đổi của khoa học và công nghệ hiện đại sẽ thay thế con người, NLĐ có kỹ năng, kiến thức và thái độ để đáp ứng được công việc đòi hỏi vận hành máy móc hiện đại kết nối vạn vật, NLĐ tự học, đào tạo để nâng cao chuyên môn, kỹ năng tay nghề đáp ứng điều kiện làm việc và môi trường làm việc trong không gian ảo, Internet kết nối vạn vật và Internet của các dịch vụ.
Khả năng thích ứng của NLĐ là nhân tố quan trọng của QHLĐ tại nơi làm việc. TTLĐ là nơi diễn ra quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ, bị chi phối bởi thỏa ước lao động. Nếu NLĐ hiểu biết về thỏa ước lao động sẽ có cơ hội tìm kiếm việc làm tốt. Vì vậy NLĐ cần có kiến thức về pháp luật lao động, luật công đoàn, TƯLĐTT…
Qua theo dòi, quan sát hoạt động CĐCS tại 03 DN trong những năm vừa qua cho thấy: CĐCS tại các buổi hội thảo, tọa đàm... đã chủ động, khẩn chương trong việc tiếp cận một số vấn đề chính liên quan đến các đối tác trước sự vận hành của cuộc CMCN 4.0 để tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đánh giá đúng thực trạng, sự sẵn sàng, thích nghi của NLĐ, NSDLĐ nhằm bước đầu đánh giá, đưa ra được sự cần thiết phải điều chỉnh QHLĐ sao cho phù hợp với tốc độ phát triển của nền kinh tế mới. Đây không những là vấn đề phải đối diện của NSDLĐ mà còn là vấn đề của công đoàn CĐCS, NLĐ tại các DN sản xuất ô tô có vốn đầu tư Nhật Bản nói riêng và các loại hình DN khác nói chung.
Năng lực đại diện của tổ chức công đoàn cơ sở
Các DN sản xuất ô tô có vốn đầu tư của Nhật Bản có công đoàn quy mô vừa, lớn nhưng vẫn thể hiện được năng lực đại diện của Tổ chức CĐCS qua hoạt động công đoàn. Những năm gần đây, nhiều hoạt động công đoàn đã đi vào thực chất. Các hoạt động thường niên chủ yếu như: thăm hỏi, giao lưu văn hóa văn nghệ thể dục thể thao; tổ chức các kỹ năng mềm; được tuyên truyền phổ biến rộng rãi về các chế độ chính sách liên quan đến NLĐ. Các hoạt động mang tính đại diện để giải quyết TCLĐ, thương lượng đàm phán, nâng cao năng lực của NLĐ còn hạn chế. Tuy nhiên, chất lượng của đội ngũ CBCĐ cơ sở đang là vấn đề đặt ra. Qua khảo sát, chỉ có 53,3 % số cán bộ CĐCS có trình độ đại học, trong khi đó vẫn có 26,7% chỉ có học vấn THPT. Với trình độ học vấn như vậy, nên hiểu biết về pháp luật lao động của đội ngũ cán bộ CĐCS khá hạn chế. Qua khảo sát cho thấy, đa số cán bộ CĐCS trong các công ty ô tô có vốn đầu tư của Nhật Bản hiểu biết về PLLĐ ở mức cơ bản hoặc rất hạn chế (chiếm 83,4% số người được phỏng vấn). Đặc biệt ở công ty SUZUKI có đến 50% số cán bộ CĐCS có mức độ hiểu biết về PLLĐ rất hạn chế. Điều này đã ảnh hưởng khá lớn đến khả năng bảo vệ quyền lợi của NLĐ trong DN. Tình hình cụ thể về mức độ hiểu biết pháp luật lao động của cán bộ CĐCS trong các công ty như sau:
Đơn vị: %
Biểu đồ 3.10. Mức độ hiểu biết về pháp luật lao động của cán bộ công đoàn cơ sở
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả, 2019
Trong số 03 DN khảo sát, có tới 54,85% CBCĐ không được đào tạo về nghiệp vụ công đoàn; chỉ có 6,45% cán bộ được đào tạo hệ chính quy về lĩnh vực công đoàn. 38,70 % số CBCĐ còn lại được đạo tạo thông qua các khoá bồi dưỡng ngắn hạn. Nội dung đào tạo đến luật pháp lao động và hoạt động phong trào nhưng lại chưa tập trung nhiều vào các nội dung về ĐTXH tại nơi làm việc, TLTT, kỹ năng tổng hợp và phân tích vấn đề, nghiên cứu đánh giá và dự báo tình hình …
Ngoài ra, CBCĐ còn bị hạn chế về hiểu biết chính sách pháp luật. Vì vậy, nhiều CBCĐ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng TƯLĐTT, thương lượng giữa đại diện NLĐ với NSDLĐ.
Tính đại diện của CĐCS chưa cao nguyên nhân do CĐCS còn bị phụ thuộc vào sự chỉ đạo của lãnh đạo DN, biểu hiện rò nhất ở công tác tài chính. Mặc dù công tác thu kinh phí và đoàn phí tại đơn vị được đảm bảo nhưng số tiền chi cho hoạt động thực tế sau khi đã thực hiện trích trả kinh phí lên cấp trên, chưa được đảm bảo để chi hoạt động tại CĐCS. CĐCS luôn phải tranh thủ sự ủng hộ từ phía DN để xin hỗ trợ kinh phí thực hiện các hoạt động hướng về NLĐ. Do đó, tính độc lập
chưa cao.
Ngoài ra, khi phỏng vấn trực tiếp các CBCĐ, đều cho rằng CBCĐ luôn chịu sự tác động và áp lực của NSDLĐ. Hầu hết CBCĐ là kiêm nhiệm nên bị áp lực về thời gian và công việc từ NSDLĐ. Hiện nay, pháp luật chưa có văn bản pháp lý cụ thể để bảo vệ quyền và lợi ích cho CBCĐ một cách chính đáng, kịp thời.
3.4. Đánh giá chung về thực trạng quan hệ lao độngtrong các doanh nghiệp sản xuất ô tô có vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam
3.4.1. Những mặt tích cực
Tính đến thời điểm năm 2019, Nhà đầu tư Nhật Bản đang đứng ở vị trí thứ 2 trong các Nhà đầu tư chính tại Việt Nam. Hơn 3.899 dự án đã được đăng ký triển khai. Con số này đã thể hiện được chiến lược đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam. Đồng thời khẳng định thêm mối quan hệ song phương chặt chẽ giữa Việt Nam và Nhật Bản đang ngày càng bền chặt. Việc này giúp giải quyết được những vấn đề lớn Việt Nam đang quan tâm đó là: phát triển nền kinh tế Việt Nam theo đà tăng trưởng bền vững, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đối tác mạnh trong cùng khu vực, giải quyết được vấn đề việc làm cho NLĐ ở Việt Nam, đảm bảo an sinh xã hội... Để tiếp cận và trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực kinh doanh, văn hóa, xã hội, các DN Nhật Bản rất cởi mở, tôn trọng và nghiêm túc thực hiện các quy định về pháp luật khi tham gia đầu tư tại Việt Nam.
QHLĐ tại các DN sản xuất ô tô có vốn đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam khá hài hòa, ổn định và tiến bộ. Các bên tham gia quá trình lao động đều được thỏa mãn về lợi ích. Hầu hết các DN FDI Nhật Bản đều thực hiện việc ký thỏa ước lao động tập thể trên cơ sở các quy phạm pháp luật có liên quan đến QHLĐ đang thực thi. Đặc biệt các DN này luôn quan tâm, giải quyết những phát sinh trong QHLĐ kịp thời. Các cuộc đối thoại, tiếp xúc được thực hiện theo định kỳ 3 tháng một lần để giải quyết các vấn đề phát sinh trong DN như tiền lương, tiền thưởng, các chế độ BHXH, tiền ăn ca, các chế độ liên quan đến việc hỗ trợ trong thời gian làm ca, làm thêm ngoài giờ, chế độ thai sản đối với nữ.. Các nhà đầu tư Nhật Bản đã coi NLĐ là tài sản của công ty nên họ rất tôn trọng NLĐ.
Trong 05 năm trở lại đây, số cuộc TCLĐ, đình công tại các DN của Nhật Bản là rất thấp. Theo số liệu thống kê của Ban QHLĐ - TLĐ từ năm 2014 đến năm 2018, DN FDI của Nhật Bản xảy ra 58/1246 cuộc đình công trong khối DN FDI
chiếm tỷ lệ 5,7%. So với các DN có vốn đầu tư nước ngoài khác thì Nhật Bản chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp nhất và không đáng kể. Đặc biệt trong các DN sản xuất ô tô có vốn đầu tư Nhật Bản thời gian vừa qua chưa xảy ra tình trạng đình công, bãi công.
Đối với NLĐ hoạt động trong các DN sản xuất ô tô có vốn đầu tư của Nhật Bản đều có nhận xét hài lòng khi được tham gia làm việc tại những đơn vị này. Bởi lẽ, điều kiện làm việc luôn được quan tâm, đảm bảo thông qua việc áp dụng chặt sẽ các tiêu chuẩn ISO, Kaizen, 5S... Các chế độ chính sách chính đáng đều được thực hiện. Hầu hết, NLĐ được tham gia đào tạo ngắn hạn, dài hạn để đáp ứng nhu cầu công việc. Ngoài ra, NLĐ có cơ hội tiếp cận với văn hóa DN của Nhật Bản nên ý thức NLĐ Việt Nam được cải thiện, nâng cao. NLĐ trong các DN của Nhật Bản được tiếp cận các công nghệ cao, do đó vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đặc biệt được quan tâm. Đa số NLĐ hoạt động trong các DN này đều có nguyện vọng làm việc, cống hiến lâu dài tại đơn vị.
Điểm đáng quan tâm là các công đoàn tại các DN này hoạt động rất hiệu quả. Thực hiện được vai trò đại diện của tổ chức công đoàn. Mạnh dạn, thẳng thắn đề xuất với NSDLĐ các vấn đề chính đáng liên quan đến NLĐ. Và phần lớn những đề xuất đều được NSDLĐ đáp ứng. Công đoàn đã biết phối hợp chặt chẽ với chuyên môn để tạo niềm tin với NLĐ, ổn định việc làm giúp cho năng suất lao động tăng thêm. DN ổn định phát triển dẫn đến việc đảm bảo lương và thu nhập cho NLĐ. Do đó QHLĐ tại các DN sản xuất ô tô có vốn đầu tư của Nhật Bản ngày càng tiến bộ, hài hòa và ổn định. Lợi ích của các bên tham gia phần lớn đều được đảm bảo.
Kết quả cụ thể đạt được
Từ những kết quả thực tế khảo sát ở trên, có thể khái quát một số kết quả đạt được như sau:
Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành mới quy định khá đầy đủ các nội dung về TLTT và ký kết TƯLĐTT. Qua đó, tạo được hành lang pháp lý cần thiết để hỗ trợ, thúc đẩy quá trình ký kết thương lượng tập thể tại DN. Trong đó, các DN sản xuất ô tô có vốn đầu tư của Nhật Bản, góp phần không nhỏ trong việc xây dựng QHLĐ hài hòa ổn định và tiến bộ tại DN.
Thời gian qua, nhiều tỉnh, thành phố đã quan tâm chỉ đạo các ngành chức năng triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và có những hướng dẫn, hỗ trợ cụ thể cho DN đẩy mạnh thương lượng, ký kết TƯLĐTT. Nhận thức của NSDLĐ về thương