Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Quản Lý Vốn Đầu Tư Phát Triển Kết Cấu Hạ Tầng Sản Xuất Nông Nghiệp Thuộc Chương Trình Mục Tiêu Quốc Gia


Luận văn khai thác cơ sở lý luận từ các sách chuyên khảo, các bài báo khoa học, các luận văn tham khảo, các bài báo, dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp nghiên cứu liên quan đến đề tài để làm cơ sở lý luận cho luận văn. Bên cạnh đó là các quy định, chính sách pháp luật của nhà nước về quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững thông qua các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương như: Luật Đầu tư công năm 2014, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Nghị định của Chính phủ hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản khác có liên quan.

- Đối với dữ liệu sơ cấp: Nội dung phiếu điều tra (ở Phụ lục số 1) để điều tra xin ý kiến 05 cán bộ lãnh đạo thuộc Ban chỉ đạo thực hiện CTMTQG Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang và 18 cán bộ quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang, tổng số là 23 đối tượng. Nội dung khảo sát đi sâu vào thực trạng quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững của tỉnh giai đoạn 2017- 2019 với kết quả đạt được, các hạn chế được nhận xét khách quan.

Do tình hình dịch covid 19 nên tác giả sử dụng phương pháp gửi phiếu khảo sát qua Email và nhận trả lời trong vòng 1 tuần.

Thời gian khảo sát: Tháng 9/2020. Phiếu điều tra sau khi được thu về sau đó tổng hợp với kết quả (ở Phụ lục số 2).

5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp phân tích, tổng hợp; quy nạp, diễn dịch; thống kê; so sánh để xử lý các nguồn dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp thu thập được từ đó rút ra những nhận định, kết luận có tính khách quan và có cơ sở khoa học về các vấn đề liên quan đến quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững nói chung và quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang nói riêng.


6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết cấu, phụ lục, danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 nội dung chính:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững cấp tỉnh.

Chương 2. Phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang.

Quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang - 3

Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025.


CHƯƠNG 1‌

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CẤP TỈNH‌‌‌


1.1. Khái quát về Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp‌

1.1.1. Khái quát về Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững‌

Quốc hội (2014) định nghĩa: “CTMTQG là chương trình đầu tư công nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của từng giai đoạn cụ thể trong phạm vi cả nước”

CTMTQG giảm nghèo bền vững là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và quốc phòng, an ninh do Chính phủ Việt Nam xây dựng và triển khai trên phạm vi nông thôn toàn quốc.

Mục tiêu tổng quát của Chương trình:

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin), góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo Nghị quyết Quốc hội đề ra.

Mục tiêu cụ thể:

- Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước;

- Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người;

- Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo;

- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các tỉnh nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ


tầng thiết yếu như giao thông, trường học, trạm y tế, thủy lợi nhỏ, nước sinh hoạt; tạo điều kiện để người dân tham gia thực hiện các hoạt động của Chương trình để tăng thu nhập thông qua tạo việc làm công nhằm phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, góp phần giảm rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện tiếp cận thị trường.

Đối tượng và phạm vi thực hiện của Chương trình:

a) Đối tượng:

- Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên phạm vi cả nước; ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số, phụ nữ thuộc hộ nghèo;

- Người dân và cộng đồng trên địa bàn các tỉnh nghèo, xã nghèo;

- Tỉnh nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã an toàn khu, xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền;

- Các tổ chức và cá nhân có liên quan.

b) Phạm vi thực hiện:

Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước; ưu tiên nguồn lực của Chương trình đầu tư cho tỉnh nghèo, xã nghèo (xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã biên giới, xã an toàn khu) và thôn, bản đặc biệt khó khăn.

1.1.2. Kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững‌

Trong các nội dung thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững, phát triển kết cấu hạ tầng an sinh xã hội, trong đó có hạ tầng sản xuất nông nghiệp là một nội dung quan trọng.

Theo Vũ Thị Thu Giang (2017): "CTMTQG Giảm nghèo bền vững hướng tới các dự án nông nghiệp, nông thôn vì chủ yếu các đối tượng nghèo đói ở khu vực nông thôn và sản xuất nông nghiệp nên để giảm nghèo bền vững, Chính phủ đã chú trọng phát triển, đầu tư xây dựng KCHTSXNN";

KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững đã được Thủ tướng


chính phủ phê duyệt KCHTSXNN mang những tính chất, đặc trưng của hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung và là nền tảng vật chất, cung cấp dịch vụ cho hoạt động kinh tế của toàn ngành nông nghiệp và nông thôn, của vùng và của làng, xã. Hiện nay, KCHTSXNN thường nằm trong phạm vi quản lý của các ban, ngành thuộc bộ máy chính quyền cấp tỉnh hoặc ngành dọc cấp Sở (như hệ thống thuỷ nông thuộc quyền quản lý của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn). KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững có vai trò hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo.

1.1.3. Khái niệm, phân loại và vai trò của vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững‌

1.1.3.1. Khái niệm vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững:

Theo Đặng Văn Thanh (2016): “Vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN là một bộ phân của vốn đầu tư phát triển, là nguồn ngân sách được nhà nước sử dụng để đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp tại một địa phương cụ thể…”

Nguyễn Xuân Kim (2014) đưa ra quan điểm:“Vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN là toàn bộ chi phí đã bỏ ra để đạt được mục đích đầu tư bao gồm: Chi phí cho việc khảo sát quy hoạch xây dựng, chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt máy móc, thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán nhằm phát triển hạ tầng phục vụ hoạt động sản xuất của ngành nông nghiệp.”

Xét trên phạm vi toàn xã hội, vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau và được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau. Riêng nguồn vốn đầu tư xây dựng của Nhà nước gồm có: Vốn ngân sách nhà nước và vốn tín dụng đầu tư xây dựng của Nhà nước. Trong đó, vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN có nguồn gốc thuộc ngân sách của CTMTQG Giảm nghèo bền vững là đối tượng nghiên cứu của luận văn này;

Như vậy, theo tác giả luận văn, vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc


CTMTQG Giảm nghèo bền vững được định nghĩa đó là: Nguồn ngân sách được bỏ ra để thực hiện đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiêp, mà cụ thể là dùng để đầu tư, thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm mục đích giảm nghèo và được trích từ nguồn ngân sách của CTMTQG Giảm nghèo bền vững mà Chính phủ đang thực hiện.

1.1.3.2. Phân loại vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững:

Theo Quốc hội Việt Nam (2015): Vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững là một bộ phận của vốn đầu tư phát triển. Vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững bao gồm:

- Vốn đầu tư phát triển nông nghiệp để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế nông nghiệp và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp;

- Chi phí đầu tư các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông nghiệp (Chi phí hỗ trợ đầu tư con giống vật nuôi, thuốc bảo vệ thực vật);

- Chi phí đầu tư các dự án đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức cho người lao động sản xuất nông nghiệp;

- Các khoản chi khác nhằm mục tiêu phát triển nông nghiệp.

1.1.3.3. Vai trò của vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững:

Theo quan điểm của Nguyễn Xuân Kim (2014), vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững có các vai trò cụ thể:

Thứ nhất, tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp trong thời gian qua. Đóng góp có hiệu quả vào phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi…bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá nông sản và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế;

Thứ hai, vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN cũng đồng thời giúp bảo vệ nguồn


tài nguyên môi trường. Bảo đảm sự phát triển kinh tế bền vững. Hoạt động phát triển kinh tế nông nghiệp còn nhằm mục đích khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững;

Thứ ba, phát triển kinh tế nông nghiệp là một trong những nhân tố bảo đảm cho các ngành công nghiệp khác như công nghiệp hoá học, cơ khí, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, dịch vụ sản xuất và đời sống phát triển. Ở các nước nông nghiệp thì nông thôn là thị trường chính tiêu thụ các sản phẩm của ngành công nghiệp dịch vụ;

Thứ tư, vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN trực tiếp giúp phát triển kinh tế nông nghiệp có tác dụng phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh, giúp cho đội ngũ lao động sản xuất nông nghiệp có việc làm và thu nhập ổn định, phát triển kinh tế gia đình. Đó là yếu tố cơ bản cho sự phát triển một nền nông nghiệp ổn định và bền vững.

1.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững ở cấp tỉnh‌

1.2.1. Khái niệm, mục tiêu quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh‌

1.2.1.1. Khái niệm quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững

Theo Đỗ Hoàng Toàn (2008): “Quản lý vốn đầu tư phát triển là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý nhằm đạt được hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển một cách cao nhất trong điều kiện cụ thể xác định”

Như vậy có thể suy ra quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững là hoạt động nhằm bảo đảm sử dụng vốn đúng mục đích, đúng nguyên tắc, đúng tiêu chuẩn, chế độ quy định và có hiệu quả cao. Đối với vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững, hiệu quả không đơn thuần là lợi nhuận hay hiệu quả kinh tế nói chung mà là hiệu quả tổng hợp, hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông


nghiệp nhằm phục vụ lợi ích của người dân, xã hội và công cuộc xóa đói giảm nghèo của Chính phủ;

Để quản lý hiệu quả cần phải có cơ chế quản lý phù hợp. Một cơ chế quản lý thông thường bao gồm những quy định về nội dung, trình tự công việc cần làm; tổ chức bộ máy để thực thi công việc và những quy định về trách nhiệm khi thực hiện các quy định đó và các giải pháp mà chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý theo mục tiêu. Như vậy, theo tác giả luận văn: Quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững là hoạt động của cơ quan quản lý chịu trách nhiệm thực hiện CTMTQG Giảm nghèo bền vững, sử dụng các phương pháp và công cụ chuyên ngành để tác động đến quá trình vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc nhằm đảm bảo các khoản vốn được thực hiện theo đúng chế độ chính sách đã được Nhà nước quy định, phục vụ tốt nhất việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ và mục tiêu của CTMTQG Giảm nghèo bền vững đề ra trên địa bàn quản lý.

1.2.1.2. Mục tiêu quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững

Thứ nhất, giảm thất thoát, lãng phí: Quản lý vốn đầu tư nhằm sử dụng hợp lý, tiết kiệm và khai thác có hiệu quả từng loại nguồn vốn, tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động và các tiềm năng khác. Đồng thời, quản lý vốn đầu tư gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái, chống mọi hành vi tham ô, lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư và khai thác các kết quả đầu tư;

Thứ hai, đảm bảo chi đúng, chi đủ, theo quy định về vốn đầu tư: Thực hiện đúng những quy định pháp luật và yêu cầu kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực đầu tư. Quản lý hoạt động đầu tư nhằm đảm bảo chi đúng, chi đủ, theo quy định về vốn đầu tư cho quá trình thực hiện đầu tư, xây dựng công trình theo đúng quy hoạch và thiết kế được duyệt;

Thứ ba, Phát triển cơ sở hạ tầng: Thông qua quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững, nhà quản lý sử sụng vốn để xây dựng, cải tạo, phát triển cơ sở hạ tầng;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/09/2023