Bối Cảnh Trong Nước Và Quốc Tế Và Xu Hướng Phát Triển Quan Hệ Lao Động Ở Việt Nam


lượng và ký kết TƯLĐTT đã có những chuyển biến tích cực; nhiều DN đã thể hiện thiện chí tích cực, phối hợp chặt chẽ với CĐCS trong việc thực hiện thương lượng việc ký kết, ký lại TƯLĐTT theo định kỳ;

Các DN sản xuất ô tô có vốn đầu tư của Nhật Bản, đã chấp hành nghiêm túc các quy định của BLLĐ. Đại đa số NLĐ trong các DN được khảo sát đã thực hiện ký kết HĐLĐ. NLĐ cũng đã có nhận thức đúng về việc tham gia ký kết HĐLĐ nhằm đảm bảo quyền lợi cho mình và thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ đối với các DN sản xuất ô tô.

CĐCS trong các DN sản xuất ô tô có vốn đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam đã chủ động nắm bắt, tập hợp các ý kiến, tâm tư của NLĐ. Sau đó tổng hợp, xem xét và đề xuất ý kiến tới NSDLĐ kịp thời tiến hành đối thoại, đàm phán và ký kết TƯLĐTT nhằm bảo đảm quyền lợi và lợi ích chính đáng hợp pháp của NLĐ. Từ đó, phát triển xây dựng QHLĐ hài hòa hơn nữa trong DN, đồng thời góp phần thúc đẩy mạnh mẽ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Số lượng của các bản TƯLĐTTtrong khối DN sản xuất ô tô có vốn đầu tư Nhật Bản đạt tỷ lệ cao. Đây là yêu cầu bắt buộc phải thực hiện tại các DN này. Thời gian thực hiện ký lại TƯLĐTT luôn được quan tâm và tiến hành kịp thời. Về chất lượng của TƯLĐTT ngày càng thiết thực với NLĐ và NSDLĐ, nhiều nội dung mới đảm bảo cho lợi ích của NLĐ đã đạt được cao hơn so với những quy định của pháp luật lao động nhưng vẫn đảm bảo tính phù hợp với khả năng điều kiện thực tế của DN như: các chế độ phúc lợi thăm hỏi ốm đau, hiếu hỷ, trợ cấp khó khăn đột xuất, thăm quan nghỉ mát; phụ cấp, trợ cấp và mức lương tối thiểu của NLĐ trong các DN sản xuất ô tô có vốn đầu tư của Nhật Bản cao hơn mức lương tối thiểu vùng Nhà nước quy định. Năm 2019, số lượng lao động làm việc trong các DN này có mức thu nhập bình quân 8.500.000 đồng/tháng/người; tiền ăn ca, chất lượng bữa ăn ca ngày càng đảm bảo sức khoẻ NLĐ, tiền thưởng; thời giờ làm việc, nghỉ ngơi; chế độ cho nữ lao động;môi trường làm việc trong các DN sản xuất ô tô của Nhật Bản được đảm bảo, chưa xảy ra tình trạng trả lương chậm,đóng BHXH cho NLĐ đầy đủ... Qua tiến hành khảo sát, về cơ bản NLĐ đã hài lòng hoặc khá hài lòng với việc thực hiện các quy định về pháp luật lao động của chủ sử dụng lao động, tuy còn ở mức độ khác nhau.

Nhiều chương trình hoạt động thiết thực cho các đoàn viên và NLĐ đã được


triển khai cụ thể như: hỗ trợ NLĐ có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ, thăm hỏi kịp thời NLĐ bị tai nạn lao động, gặp bệnh hiểm nghèo; hỗ trợ trong chương trình “Mái ấm công đoàn”. Tổ chức các hoạt động xã hội từ thiện, tương thân tương ái. Phối hợp với chuyên môn để tổ chức và thực hiện phong trào Lao động Giỏi, Lao động sáng tạo; Khuyến khích, động viên, tuyên dương NLĐ có những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; Tổ chức tuyên dương con của cán bộ, NLĐ có thành tích xuất sắc trong học tập; Chương trình Tết đến cho NLĐ…

Công đoàn các DN sản xuất ô tô của Nhật Bản nhìn chung có mối quan hệ mật thiết với Ban Lãnh đạo của DN. Do đó, luôn nhận được sự ủng hộ, quan tâm và tạo điều kiện của chủ DN. Các bên luôn thẳng thắn có sự trao đổi thông tin, chia sẻ những khó khăn, tìm ra những giải pháp thiết thực góp phần thúc đẩy hoạt động SXKD tại DN. Công đoàn và NSDLĐ luôn có sự hợp tác cao. Đặc biệt, văn hóa DN của Nhật Bản tại các DN luôn được đề cao. Do đó, NLĐ khi được tuyển dụng vào làm việc tại DN đều nghiêm túc tuân thủ nội quy lao động.

Trước xu thế của cuộc CMCN 4.0, CĐCS đã chủ động xây dựng kế hoạch hành động, kịp thời thích nghi môi trường để đồng hành cùng NLĐ, đoàn kết sức mạnh của cả nước, tham gia vào quá trình nâng cao năng lực-cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước. Công đoàn chủ động phối hợp với các DN để tuyên truyền, phổ biến các đoàn viên và NLĐ hiểu rò bản chất, ý nghĩa của sự thay đổi do cuộc CMCN 4.0 mang đến.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Hàng năm, dưới sự tổ chức của Công đoàn VEAM cùng các DN sản xuất ô tô có vốn đầu tư của Nhật Bản (thuộc Bộ Công Thương) đều tổ chức nhiều cuộc hội thảo khối công đoàn FDI. Tại đây, các DN đã có cơ hội trao đổi thông tin, kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau thông qua các chủ đề thảo luận về những vướng mắc, khó khăn quan tâm mà DN đang gặp phải. Hội thảo này rất thiết thực, luôn thu hút được NSDLĐ, CĐCS tham gia. Đây cũng là nơi gắn kết hơn nữa trách nhiệm của các bên tham gia QHLĐ.

3.4.2. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân

Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp sản xuất ô tô có vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam - 17

3.4.2.1. Những vấn đề tồn tại

Một số vấn đề được Nghị quyết số 20-NQ/TW chỉ ra từ năm 2008nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được triệt để. Việc bảo vệ việc làm của công nhân còn nhiều


khó khăn, cường độ làm việc cao, hoạt động công đoàn còn bị hạn chế và chỉ được thực hiện ngoài giờ làm việc hoặc các ngày nghỉ cuối tuần, chưa có quy định cụ thể của pháp luật buộc DN phải cung cấp thêm bữa ăn ca cho NLĐ.

Một số nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW chưa hiệu quả: Công tác tư tưởng, chính trị trong giai cấp công nhân triển khai chưa kịp thời. Việc quan tâm đào tạo cán bộ Đảng, chính quyền và các đoàn thể xuất thân từ công nhân còn hạn chế; chính sách để phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo những công nhân ưu tú trở thành cán bộ Đảng, đoàn thể, cán bộ quản lý các cấp còn ít. Chưa phát triển được nhiều NLĐ đứng trong đội ngũ của Đảng.

Việc tham gia xây dựng, hoàn thiện một số chính sách, pháp luật liên quan đến đoàn viên, NLĐ và công đoàn hiệu quả chưa cao.

Chất lượng, cách thức hoạt động ở một bộ phận tổ CĐCS còn chưa phong phú, hoạt động còn hình thức. Việc tham gia quản lý, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ có nơi chưa kịp thời, mờ nhạt, làm giảm lòng tin của đoàn viên và NLĐ.

Cán bộ CĐCS tại các DN sản xuất ô tô Nhật Bản chưa nắm vững các quy trình, quy định pháp luật và thoả ước lao động của nước sở tại; vẫn còn bị hạn chế trong kỹ năng thương lượng, thỏa thuận.Cập nhật thông tin, thiếu thông tin cụ thể về DN để có thể yêu cầu hoặc đồng ý thỏa thuận những nội dung vừa có lợi cho NLĐ vừa phù hợp với thực tế, khả năng của DN.

Thêm vào đó, phần lớn cán bộ CĐCS khối DN đặc biệt là khối FDI là kiêm nhiệm, phụ thuộc vào NSDLĐ nên có phần còn bị hạn chế trong việc thương lượng với NSDLĐ đòi hỏi những quyền lợi ích cao hơn hoặc không có trong quy định của Luật cho NLĐ.

Công tác tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ, chính sách chưa đồng đều, chất lượng chưa đảm bảo, thiếu giám sát, phúc tra sau thanh tra, kiểm tra; chế tài xử phạt chưa đồng bộ và thiếu tính răn đe.

3.4.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan

- Số ít NSDLĐ và cán bộ CĐ tại DN chưa nhận thức rò được tầm quan trọng của hoạt động công đoàn. Do đó, chưa chú trọng đến việc các hoạt động của công đoàn; nâng cao thương lượng, xây dựng, ký kết TƯLĐTT. Một số DN chỉ muốn thực


hiện các ĐKLĐ theo quy định của luật pháp nhưng chưa thực sự quan tâm sâu sát đến đời sống vật chất và tinh thần thực tế của NLĐ.

- Nhận thức của một bộ phận đoàn viên, NLĐ, CBCĐ về giai cấp công nhân, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của công đoàn trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa thực sự đầy đủ, sâu sắc.

- Trình độ, năng lực của một bộ phận không nhỏ CBCĐ chưa theo kịp thực tiễn phát triển của đất nước, chưa thật sự năng động, sáng tạo, sâu sát cơ sở.

- CBCĐ kiêm nhiệm, đặc biệt tại các DN có vốn đầu tư nước ngoài không ổn định, chịu sự chi phối của NSDLĐ, thường xuyên biến động; trình độ, kỹ năng còn hạn chế, bản lĩnh trong việc đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ còn yếu.

- Một số chức năng, nhiệm vụ của công đoàn còn chậm được cụ thể hoá và vận dụng thực hiện chưa có tính linh hoạt để phù hợp với tổ chức.

- Tài chính công đoàn bị hạn chế, chưa đủ kinh phí để chi cho hoạt động lớn để đáp ứng tối đa các nguyện vọng của NLĐ; vẫn còn tư tưởng bị động trông chờ vào sự hỗ trợ của DN, công đoàn cấp trên.

Nguyên nhân khách quan

Luật Công đoàn hiện hành đã có những sửa đổi, bổ sung để phù hợp hơn với thực tế nhưng vẫn tồn tại một số điều khoản hướng dẫnchưa được cụ thể, nhất làđối với các DN có vốn đầu tư FDI nói chung và các DN sản xuất ô tô có vốn đầu tư Nhật Bản nói riêng. Vì vậy, việc vận dụng một số quy định về chế tài xử phạt chưa đủ mạnh để buộc các đơn vị phải nghiêm túc thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về thương lượng, xây dựng, ký kết TƯLĐTT.

Bên cạnh đó, nhận thức của các DN vẫn còn chưa đúng, đủ về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của công đoàn, có lúc còn coi nhẹ hoặc can thiệp vào hoạt động của công đoàn; có những chính sách, chế độ liên quan đến CNVCLĐ, CBCĐ chưa phù hợp.

Các CBCĐ cơ sở phần lớn là kiêm nhiệm nên khi tham gia hoạt động công đoàn phải dựa trên sự tín nhiệm của NLĐ. Tuy nhiên có rất ít CBCĐ được đào tạo, bồi dưỡng bài bản. Chủ yếu làm việc dựa trên kinh nghiệm, sự nhiệt tình khi tham gia công tác công đoàn.


Hiện nay, CBCĐ cơ sở tại các DN chưa có cơ chế đầy đủ và chặt chẽ để bảo vệ CBCĐ khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ.

Tiểu kết chương 3

Trong chương 3, NCS đã tiến hành nghiên cứu tổng quan thực trạng kinh tế xã hội và các nhân tố ảnh hưởng đến QHLĐ trong các DN sản xuất ô tô có vốn đầu tư Nhật Bản. Việc đánh giá rò các nhân tố bên trong và bên ngoài góp phần không nhỏ trong việc xác định nhân tố nào có ảnh hưởng lớn tới QHLĐ của các DN này. Đánh giá được cơ hội và thách thức của các DN sản xuất ô tô tại Việt Nam. Vai trò của các DN này trong việc thích nghi hay ứng phó khi có sự tác động của các nhân tố. Để từ đó, có những đánh giá tổng quan về lực lượng tham gia lao động ngành công nghiệp sản xuất ô tô.

Việc đánh giá được tổng quan về các DN sản xuất ô tô có vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam sẽ giúp cho các nhà hoạch định, nhà đầu tư, NSDLĐ, NLĐ trong lĩnh vực ô tô xác định rò quyền và lợi ích của các bên tham gia quá trình lao động. Mặc dù, khách quan nhận định từ các nhà đầu tư Nhật Bản, cơ quan quản lý Nhà nước luôn đánh giá cao QHLĐ tại các DN có vốn đầu tư Nhật Bản so với nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhưng việc tiến hành đánh giá thực trạng QHLĐ tại 1 số DN sản xuất ô tôđiển hình của Nhật Bản đã khẳng định qua những số liệu khảo sát khá thuyết phục cho các nhận định trước đây. Điểm đáng chú ý mà thực trạng nghiên cứu thêm đó là đánh giá của thái độ của các chủ thể trong QHLĐ.Sau khi tiến hành thực trạng, NCS đã có những đánh giá chung về thực trạng của các DN này (những mặt tích cực, tồn tại và nguyên nhân). Nhìn chung QHLĐ tại DN sản xuất ô tô có vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam tương đối ổn định, hài hòa và tiến bộ.


Chương 4

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG QUAN HỆHÀI HÒA,ỔN ĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Ô TÔCÓ VỐN ĐẦU TƯ NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM


4.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế và xu hướng phát triển quan hệ lao động ở Việt Nam

4.1.1. Bối cảnh trong nước

Sau 35 năm đổi mới đất nước, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn và ý nghĩa lịch sử. Nhìn chung nền kinh tế vĩ mô ổn định, chất lượng tăng trưởng kinh tế đang từng bước được cải thiện; Cơ cấu nền kinh tế đã chuyển dịch sang chiều sâu. Nền kinh tế được cải thiện rò rệt do sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào; độ mở của nền kinh tế đã được nâng lên và đặc biệt đã thu hút được khá lớn vốn đầu tư của nước ngoài. Khu vực tư nhân ngày càng phát triển. Đây là một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại hạn chế (chất lượng nguồn lao động, thể chế, hạ tầng, …) dẫn đến việc nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại nhưng chất lượng thì vẫn còn thấp; khả năng ứng phó, thích nghi với các nhân tố khách quan còn non yếu; năng lực tiếp cận nền kinh tế số, chính phủ số, xã hội số vẫn còn hạn chế. Việc này sẽ là thách thức lớn trong mục tiêu xây dựng đất nước trở thành nước công nghiệp hoá hiện đại.

Hiện nay, quy mô dân số Việt Nam đạt 96,2 triệu người, với cơ cấu dân số vàng khoảng 56 triệu người đang tham gia TTLĐ, đây được coi là động lực cho phát triển kinh tế những năm tới. Tuy nhiên, tỷ lệ NLĐ đã qua đào tạo và được cấp chứng chỉ, cấp bằng chỉ đạt khoảng 24,5%; phần lớn lực lượng lao động hiện chưa có bằng cấp do đó đặt ra yêu cầu cần tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động bị lạc hậu do ảnh hưởng của Cuộc CMCN 4.0 để tạo động lực bứt phá cho nền kinh tế. Năng suất lao động của Việt Nam hiện vẫn chưa cải thiện được so với những nước khác trong cùng khu vực. So sánh năng suất lao động năm 2018, Việt Nam chỉ bằng 1/30 lần so với Singapore, bằng 29% so với Thái Lan, bằng 13% so với


Malaysia và bằng 44% so với Philippines.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, gắn với phát triển bền vững (tăng trưởng xanh, tăng trưởng bao trùm), tạo cơ hội để thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sạch cho phát triển đất nước.

Sự phát triển kinh tế trong giai đoạn có nhiều thay đổi, chuyển từ tăng trường kinh tế theo CMCN 4.0 tự động hóa được triển khai, có những vị trí công việc, robot sẽ thay thế phần lớn người NLĐ giản đơn (ngành may mặc, lắp ráp linh kiện

…). Theo dự báo của ILO trong thập niên tới, máy móc tự động sẽ thay thế khoảng 86% lao động ngành dệt may và 75% lao động ngành điện tử. Đây là giai đoạn có nhiều thay đổi chuyển từ tăng trường kinh tế theo chiều rộng sang chiều sâu và việc hội nhập sâu rộng thông qua việc ký kết các hiệp định FTA thế hệ mới thay thế lao động trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, sự xuất hiện những ngành nghề mới phù hợp đồng thời nhiều ngành nghề cũng biến mất đòi hỏi cần nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho lực lượng lao động góp phần chuyển dịch nhanh chóng cơ cấu lao động theo kịp sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước.

Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, với mục tiêu là: xây dựng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trở thành ngành công nghiệp quan trọng, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe có lợi thế cạnh tranh, tham gia xuất khẩu, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác và nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành đơn vị cấp các linh kiện, phụ tùng phục vụ chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô trong nước và trên thế giới. Để đạt được các mục tiêu trên, Chiến lược đã đưa ra các định hướng cụ thể như xác định và thiết lập đối tác chiến lược, khuyến khích đầu tư các dự án đủ lớn để tạo dựng thị trường cho công nghiệp hỗ trợ; khuyến khích sản xuất dòng xe thân thiện môi trường (xe tiết kiệm nhiên liệu, xe hybrid, xe sử dụng nhiên liệu sinh học, xe chạy điện...).Đồng thời, hình thành một số trung tâm/cụm liên kết công nghiệp ô tô tập trung trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại sản xuất; đẩy mạnh hợp tác - liên kết giữa các DN sản xuất, lắp ráp ô tô, các DN công nghiệp hỗ trợ, các cơ sở nghiên cứu - triển khai và các cơ sở đào tạo thuộc mọi thành phần kinh tế để nâng cao hiệu quả đầu tư và tăng cường khả năng chuyên môn hoá... Với


chiến lược này, các DN ô tô có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có Nhật Bản sẽ có cơ hội phát triển, nhưng đồng thời sẽ phát sinh những vấn đề mới trong QHLĐ.

4.1.2. Bối cảnh quốc tế

Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến triểnnhưng gặp nhiều trở ngại, thách thức. Trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi, quá trình quốc tế hoá sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ (KH-CN) và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng theo hướng quốc tế hóa nguồn nhân lực. Việc mở ra khả năng di chuyển lao động giữa các nước đòi hỏi NLĐ phải có kỹ năng nghề cao, có năng lực làm việc trong môi trường quốc tế với những tiêu chuẩn, tiêu chí do TTLĐ xác định. Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng một mặt, tạo cơ hội cho các DN lớn, các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Mặt khác, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế làm gia tăng tính cạnh tranh của các DN và trong cuộc đua này, tài nguyên thiên nhiên, nhân công giá rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh mà là chất lượng NNL và môi trường đầu tư (thể chế), đòi hỏi các nước phải có sự thay đổi cả ở cấp độ quốc gia và cấp độ DN.

Trên thế giới, việc phát triển bền vững đã trở thành xu thế vươn lên của các nước. Nhiều quốc gia đã lựa chọn mô hình phát triển, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn và tăng trưởng xanh. Phương thức tăng trưởng, hợp tác đầu tư, kinh tế, thương mại đã bị chi phối và ảnh hưởng bởi chương trình nghị sự 2030 về mục tiêu, phát triển bền vững, ảnh hưởng trực tiếp đến phương thức tăng trưởng, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trên thế giới. Trong thời kỳ tới xu thế ngày càng sẽ tích cực chuyển dịch sang sử dụng năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng xanh một cách rò nét hơn. Nền khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và CMCN 4.0 đang phát triển với tốc độ chóng mặt vớinhiều bước đột phá, tác động sâu rộng và đa phương hoá nhiều chiều trên phạm vi toànthế giới.Nhân tố quyết định đối với năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia đó chính là khoa học, công nghệ số, … làm thay đổi phương thức QLNN, mô hình SXKD , tiêu dùng và đời sống văn hoá , xã hội; thúc đẩy phát

triển kinh tế số, xã hội số.

4.1.3. Quan điểm và chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam về xây dựng quan hệ lao động

- Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về xây dựng quan hệ lao động

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/07/2022