Huy Động Vốn Đầu Tư Qua Kênh Các Dự Án Phục Vụ Sản Xuất Kinh Doanh Trong Kccn


khai các các hạng mục mới và hoàn thành các hạng mục đang còn dang dở thì công tác duy tu hạ tầng, bảo vệ vệ sinh môi trường và các tuyến đường giao thông cho khu nhà ở công nhân KCN Thụy Vân, khu tái định cư Bạch Hạc cũng nhận dược rất nhiều sự quan tâm.

Sau hạ tầng giao thông là hạ tầng cấp thoát nước và xử l nước thải (chiếm tỷ trọng vốn khoảng 10-30%). Mặc dù đã được chú trọng đầu tư và cũng chiếm tỷ trọng vốn không nhỏ trên tổng nguồn vốn huy động cho đầu tư cơ sở hạ tầng nhưng tính cho đến nay ngoài KCN Thụy Vân đã hoàn thành hệ thống xử l nước thải tập trung và đưa vào sử dụng thì hầu hết các KCCN còn lại đang hoạt động trên địa bàn đều chưa được đầu tư hệ thống xử l nước thải tập trung mà mới chỉ có hệ thống thu gom nước mặt, nước thải sinh hoạt. Điều này đã dẫn đến hệ lụy không nhỏ là gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh, đặc biệt là các hộ dân sống xung quanh các KCCN. Chính vì vậy việc kêu gọi, thu hút đầu tư cũng vì thế mà gặp nhiều khó khăn, dẫn tới việc chỉ thu hút được các dự án có quy mô vừa và nhỏ gây khó khăn trong công tác tái đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng. Nguyên do một phần là do ngay từ khâu quy hoạch ban đầu đã không chỉ đạo quyết liệt việc xây dựng hệ thống nhà máy xử l nước thải tập trung trước khi bàn giao đất cho các doanh nghiệp thuê sử dụng. Thứ hai là do nguồn vốn còn hạn chế, một số công trình thoát nước như tuyến cống C1-C3 tại KCN Thụy Vân còn chưa được UBND Tỉnh phân bổ vốn, đồng thời diện tích khu vực thi công cũng chưa được bồi thường, giải phóng mặt bằng nên một phần của công trình vẫn còn dang dở chưa thi công được. Bên cạnh đó việc xây dựng tuyến công thoát nước sau xử lý còn chậm trễ, bản thân các doanh nghiệp cũng gây khó khăn cho Ban quản l các KCCN khi chưa cung cấp được tọa độ của điểm đấu nối nước thải dẫn đến việc nắm bắt tình hình và triển khai thi công của các nhà thầu gặp phải khó khăn.

Các hạng mục còn lại như hạ tầng điện, thông tin liên lạc và xây dựng nhà ở cho người lao động thì còn chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng nguồn vốn phân bổ. Phú Thọ là địa phương quy hoạch xây dựng phát triển các KCCN khá sớm, tuy nhiên cũng giống như phần lớn địa phương khác trong cả nước, tỉnh chưa giải quyết được vấn đề nhà ở cho công nhân. Mặc dù đã có các quy định của Chính phủ, của tỉnh về


các chính sách hỗ trợ, phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, tuy nhiên do quy mô và vốn đầu tư khu nhà ở công nhân lớn, khả năng thu hồi vốn chậm, hiệu quả đầu tư thấp, việc tiếp cận vốn vay ngân hàng khó khăn nên rất ít doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân. Trong khi đó, nguồn ngân sách của tỉnh hạn chế nên việc hỗ trợ và thực hiện các ưu đãi đối với dự án là rất khó khăn.

Hiện nay, khoảng trên 60% số công nhân đang làm việc trong KCN Thụy Vân có nhu cầu về nhà ở (chưa kể số đông công nhân tại các cụm công nghiệp, các nhà máy trong thành phố Việt Trì), hầu hết đang phải thuê trọ trong những khu nhà tự xây của nhân dân xung quanh, điều kiện chật chội, không đảm bảo yêu cầu vệ sinh, không có các công trình dịch vụ công cộng và tiện ích xã hội kèm theo. Đời sống của công nhân gặp nhiều khó khăn về điều kiện ăn ở, vui chơi giải trí, khám chữa bệnh, học hành cho con cái.

Trước yêu cầu bức xúc về nhà ở của công nhân các nhà máy KCN Thụy Vân, đảm bảo phát triển ổn định bền vững của các doanh nghiệp KCN và của KCN Thụy Vân, UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai quy hoạch khu nhà ở, dịch vụ KCN Thụy Vân. Dự án được giao cho công ty Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Hà Thành làm chủ đầu tư, đã khởi công từ năm 2010 nhưng tiến độ rất chậm do thiếu vốn. Mặc dù dự án đã được Bộ Xây dựng phê duyệt vào danh mục các dự án nhà ở công nhân được ưu đãi vay vốn từ Ngân hàng phát triển; tuy nhiên khi thẩm định dự án, Ngân hàng không cho vay với yêu cầu dự án phải có lãi nhưng thực tế khả năng thu hồi vốn của dự án thấp, kéo dài. Chủ đầu tư cũng đã đặt vấn đề vay vốn một số Ngân hàng thương mại, nhưng không được. Ngoài ra, tại KCN Trung Hà (được khởi công xây dựng từ năm 2005, đã thu hút được 13 dự án đi vào hoạt động, số công nhân khoảng 600 người), quỹ đất dành cho đầu tư xây dựng khu nhà ở công nhân thuộc phạm vi quy hoạch thị trấn Hưng Hoá cách KCN 7 km, hiện cũng chưa có doanh nghiệp nào đầu tư khu nhà ở công nhân. Như vậy cho đến nay, vấn đề nhà ở cho lao động vẫn đang là một yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển các KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

3.2.3.2. Huy động vốn đầu tư qua kênh các dự án phục vụ sản xuất kinh doanh trong KCCN

Bên cạnh nội dung huy động vốn đầu tư hạ tầng thì hoạt động huy động vốn qua thu hút các dự án đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong các KCCN cũng là một


trong những nội dung chủ yếu nhằm phát triển các KCCN. Luận án phân tích và đánh giá tình hình huy động vốn qua các nội dung về quy mô nguồn vốn đầu tư đăng k , cơ cấu nguồn vốn, nguồn vốn đầu tư thu hút theo từng KCCN và nguồn vốn thu hút theo lãnh thổ quốc gia.

a. Quy mô và tốc độ tăng của nguồn vốn

Lũy kế đến 31/12/2020 thì tỉnh Phú Thọ đã thu hút được tổng cộng 183 dự án đầu tư, trong đó có 96 dự án đầu tư trong nước (DDI), vốn đăng k : 20.701,86 tỷ đồng và 87 dự án FDI, vốn đăng k : 1.041,92 triệu USD (23.380,68 tỷ đồng).

50,000

45,000

40,000

35,000

44.083

39.573

15,000

10,000

5,000

0

16.934

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

ĐVT: Tỷ đồng

Quy mô vốn đầu tư đăng k (lũy kế) của các dự án trong giai đoạn 2015- 2020 được thể hiện qua hình 3.6 dưới đây:



30,000

37.028

25,000

30.097

20,000

24.223

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - 14


Hình 3.6. Quy mô vốn đầu tư đăng ký vào sản xuất kinh doanh tại các KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2020

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ban quản lý tỉnh Phú Thọ 2015-2020)

Trong giai đoạn 2015-2020, tổng nguồn vốn huy động qua thu hút đầu tư các dự án đăng k vào các KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ liên tục tăng lên từ 16.934 tỷ đồng năm 2015 lên tới 44.083 tỷ đồng năm 2020 (tăng gấp 2,6 lần), tuy nhiên tốc độ tăng lại chưa được ổn định qua các năm (năm 2020 tăng 11,4% so với năm 2019, năm 2019 tăng 6,36% so với năm 2018, năm 2018 tăng 22,63% so với năm 2017

và năm 2017 tăng 24,25% so với năm 2016, năm 2016 tăng 43,04% so với năm 2015). Riêng trong năm 2019-2020 tốc độ tăng của nguồn vốn đăng k là thấp do tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp đã tác động đến hoạt động thu hút các dự án


đầu tư vào Việt Nam nói chung và các KCCN nói riêng. Nửa cuối năm 2020 khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, dòng vốn có xu hướng dịch chuyển từ các nước khác sang Việt Nam thì tốc độ tăng của nguồn vốn đã tăng trở lại và đạt tốc độ tăng là 11,40% so với năm 2019.

Bảng 3.10. Tốc độ tăng của nguồn vốn đăng ký đầu tư vào các KCCN



Chỉ tiêu

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Năm

2019

Năm

2020

Quy mô nguồn vốn đăng k

của các DAĐT tỷ đồng)

16.934

24.223

30.097

37.208

39.573

44.083

Tốc độ tăng của nguồn vốn (%)


43,04

24,25

23,63

6,36

11,40

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ban quản lý tỉnh Phú Thọ 2015-2020)

b. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư theo thời gian

Nguồn vốn qua thu hút các dự án đầu tư vào các KCCN chủ yếu được huy động từ hai nguồn đó là: vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài. Hình 3.7 dưới đây thể hiện cơ cấu vốn đầu tư đăng k vào các KCCN Phú Thọ trong giai đoạn 2015-2020.

56,20% 51,47%

46,57% 47,40%

49,40%

53,04%

60.00%

50.00% 43,80%

40.00%

30.00%

20.00%

10.00%

0.00%

Năm 2015

53,43%

48,53%

52,60%

50,60%

46,96%

DDI


FDI

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Hình 3.7. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư đăng ký vào sản xuất kinh doanh tại các KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2020

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ban quản lý tỉnh Phú Thọ 2015-2020)

Qua hình 3.7 ta thấy cơ cấu nguồn vốn đầu tư đăng k vào các KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhìn chung có sự cân đối giữa vốn đầu tư nước ngoài và vốn đầu tư trong nước, tuy nhiên chưa được ổn định qua các năm. Năm 2015, 2016 tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài trên tổng vốn đầu tư chiếm tỷ trọng lần lượt là 56,2%


và 51,47% trong khi nguồn vốn đầu tư trong nước chỉ chiếm tỷ trọng lần lượt là 43,8% và 48,53%. Từ năm 2017-2019 nguồn vốn đầu tư trong nước lại nhận được kết quả tích cực hơn khi thu hút đạt tỷ trọng chiếm phần lớn hơn trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Vốn đầu tư trong nước giai đoạn 2017-2019 lần lượt là 53,43%, 52,6% và 50,6%. Giai đoạn này tỉnh thu hút thêm được dự án đầu tư hạ tầng vào KCN Cẩm Khê do chủ đầu tư là Công ty cổ phần xây dựng Đức Anh và công ty cổ phần Ao Vua với tổng nguồn vốn đăng k là 2477,9 tỷ đồng cùng nhiều dự án đầu tư thứ cấp của các doanh nghiệp trong nước khác. Năm 2020 với sự nỗ lực của chính quyền địa phương cùng Ban quản lý các KCN tỉnh Phú Thọ thì tỉnh đã đẩy mạnh thu hút thêm nhiều dự án đầu tư nước ngoài (8 dự án FDI) trong bối cảnh các dòng vốn có xu hướng dịch chuyển về Việt Nam sau nỗ lực kiểm soát dịch bệnh của Chính Phủ, nhờ vậy mà tỷ trọng vốn đầu tư FDI đạt 53,04%. Như vậy có thể thấy cơ cấu nguồn vốn huy động qua thu hút các dự án đầu tư thứ cấp vào các KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhìn chung khá cân đối giữa nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tuy nhiên chưa có sự ổn định qua các năm. Mặt khác với số dự án đầu tư FDI chỉ chiếm tỷ trọng 47,54% trong khi tổng quy mô nguồn vốn FDI lại chiểm 53,04% trên tổng nguồn vốn thu hút đầu tư thì có thể thấy trong thời gian tới việc đẩy mạnh hơn thu hút các dự án đầu tư nước ngoài vào các KCCN là điều cần thiết để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong các KCCN.

Bên cạnh cơ cấu nguồn vốn thì tốc độ tăng của các nguồn vốn cũng rất quan trọng khi xem xét tình hình huy động, bảng 3.11 dưới đây phản ánh tốc độ tăng của các nguồn vốn thu hút đầu tư vào các KCCN tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2020.

Bảng 3.11. Tốc độ tăng của nguồn vốn thu hút đầu tư vào các KCCN


Dự án

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Năm

2019

Năm

2020

Tốc độ

tăng BQ

DDI Tỷ đồng)

7.417

11.754

16.079

19.570

20.025

20.702


FDI Triệu USD)

424,09

555,65

624,67

786,02

871,12

1.041,92


Tốc độ tăng DDI (%)

-

58,47

36,80

21,71

2,32

3,38

67,07

Tốc độ tăng FDI (%)

-

31,02

12,42

25,83

10,83

19,61

56,74

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ban quản lý tỉnh Phú Thọ 2015-2020)


Qua bảng 3.11 ta thấy trong giai đoạn 2015-2020 tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn của các nguồn vốn đăng k đầu tư vào các KCCN tỉnh Phú Thọ đều đạt

>50% trong đó tốc độ tăng bình quân của nguồn vốn đầu tư trong nước là 67,07%, nguồn vốn FDI là 56,74%. Tuy nhiên xét theo từng năm thì về quy mô nguồn vốn vẫn tăng lên nhưng tốc độ tăng thì lại có xu hướng giảm. Điều này là do trong năm 2019, 2020 số lượng dự án thu hút đầu tư trong nước giảm so với giai đoạn trước đó. Tương tự như vậy năm 2019, 2020 số dự án FDI thu hút được tăng lên khá đáng kể, tuy nhiên tốc độ tăng quy mô nguồn vốn lại chưa tương ứng với số dự án thu hút. Như vậy trong thời gian tới ngoài việc tăng cường thu hút thêm các dự án đầu tư thì tỉnh cũng cần chọn lọc các dự án đầu tư có quy mô nguồn vốn lớn và tập trung vào các dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trường để đảm bảo hơn cho sự phát triển bền vững của các KCCN.

c. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư theo từng KCCN

Bảng 3.12 và hình 3.8 dưới đây phản ánh nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn thu hút đầu tư vào các KCCN giai đoạn 2015-2020 theo từng KCCN.

Bảng 3.12. Nguồn vốn thu hút đầu tư phân theo từng KCCN



KCCN

Số dự án

Vốn đăng ký


DDI


Tỷ trọng


FDI


Tỷ trọng


Tổng

DDI

Tỷ đồng)


FDI

(USD)

FDI

quy đổi tỷ

đồng)

Tổng

tỷ đồng)

Thụy Vân

67

69,79

35

40,23

102

10.106

610,20

13.693

23.799

Trung Hà

13

13,54

-

0,00

13

2.333

-

-

2.333

Phú Hà

1

1,04

22

25,29

23

1.730

285,96

6.417

8.147

Cẩm Khê

2

2,08

14

16,09

16

2.553

72,96

1.637

4.190

Bạch Hạc

11

11,46

1

1,15

12

3.945

2,00

45

3.990

Đồng Lạng

2

2,08

15

17,24

17

35

70,80

1.589

1.624

Tổng

96

52,46

87

47,54

183

20.702

1.041,92

23.381

44.083

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ban quản lý tỉnh Phú Thọ 2015-2020)


58,56%

60.00% 48,82%

50.00%

40.00%

Cơ cấu nguồn vốn

27,45%

30.00%

20.00%

10.00%

0.00%

11,27%

8,36%

0%

19,06%

12,33%

7,00%

0,19%

6,80%

0,17%


Thụy Vân Trung Hà Phú Hà Cẩm Khê Bạch Hạc Đồng Lạng

Tỷ trọng nguồn vốn DDI

Tỷ trọng nguồn vốn FDI

Hình 3.8. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư đăng ký theo KCCN

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ban quản lý tỉnh Phú Thọ 2015-2020)

Là một trong những KCN được thành lập sớm nhất (1997), KCN Thụy Vân đã sớm được đầu tư xây dựng hạ tầng và bắt đầu thu hút đầu tư từ năm 2003, tính đến nay đây vẫn là một trong những KCN tập trung nhiều dự án đầu tư nhất với 67 dự án DDI (chiếm tỷ trọng 69,79%) và 35 dự án FDI (chiếm tỷ trọng 40,23%). Tuy nhiên về cơ cấu nguồn vốn đầu tư đăng k thì tỷ trọng nguồn vốn đầu tư trong nước tại KCN Thụy Vân chỉ chiếm 42,46% trong khi nguồn vốn FDI lại chiếm 57,54%.

Xét về nguồn vốn đầu tư trong nước thì đứng sau KCN Thụy Vân là KCN Trung Hà với 13 dự án đầu tư trong nước chiếm cơ cấu nguồn vốn là 11,27%, tuy nhiên về nguồn vốn FDI thì tại KCN Trung Hà lại không có dự án nào. Vào thời điểm năm 2017 có 01 dự án FDI được thu hút vào KCN Trung Hà với số vốn đăng k đầu tư là 46,55 triệu USD của Công ty TNHH PAKA Phú Thọ do nhà thầu là Công ty Posco E&C Hàn Quốc tại Việt Nam thực hiện thi công xây dựng, tuy nhiên đến năm 2020 thì dự án này đã bị thu hồi và không còn hiệu lực. Cũng giống như KCN Trung Hà, CCN Bạch Hạc có số dự án đầu tư trong nước là 11 dự án với quy mô vốn chiếm tỷ trọng 11,46% trên tổng nguồn vốn đầu tư trong nước, tuy nhiên đối với dự án đầu tư FDI thì CCN này cũng chỉ thu hút được 01 dự án với số vốn đăng k là 2 triệu USD (chiếm 0,19% trên tổng nguồn vốn FDI).


Ngoài KCN Thụy Vân thì một trong những điểm sáng về thu hút các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Phú Thọ phải kể đến KCN Phú Hà (22 dự án FDI tương ứng với tỷ trọng 25,29% trên tổng số dự án FDI), CCN Bạch Hạc (15 dự án FDI tương ứng với tỷ trọng 17,24%) và KCN Cẩm Khê được thành lập sau các KCCN trên nhưng cũng nhanh chóng thu hút được 14 dự án FDI (16,09%).

Như vậy có thể thấy vốn thu hút vào các KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhìn chung còn phân bố chưa đều tại các KCCN, một phần bởi thời gian thành lập các KCCN là khác nhau, một phần cũng do tiến độ xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng một số KCCN còn chậm, dẫn đến thiếu quỹ đất sạch để tiến hành thu hút đầu tư. Trong thời gian tới, để tăng khả năng thu hút đầu tư thì tỉnh cũng cần chỉ đạo đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng để có thêm quỹ đất sạch và môi trường đầu tư đồng bộ nhằm thu hút thêm các dự án đầu tư trong cũng như nước ngoài vào các KCCN.

d. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư theo vùng lãnh thổ

Tính đến 31/12/2020 ngoài Việt Nam thì có tất cả 5 quốc gia đã tham gia đầu tư vào các KCCN tỉnh Phú Thọ, chi tiết số dự án và vốn đăng k được thể hiện qua bảng 3.13:

Bảng 3.13. Số dự án và quy mô nguồn vốn đăng ký đầu tư theo vùng, lãnh thổ vào các KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ


KCN

Hàn Quốc

Mỹ

Trung Quốc

Nhật Bản

Singapore

Việt Nam

VĐK

triệu USD)

Số DA

VĐK

Triệu USD)

Số DA

VĐK

Triệu USD)

Số DA

VĐK

Triệu USD)

Số DA

VĐK

Triệu USD)

Số DA

VĐK tỷ đồng)

Số DA

Thụy Vân

75,91

30



35,12

5





10.105,82

67

Trung Hà











2.333,02

13

Phú Hà

216,92

16

4.95

1

34,10

3

29,50

2



1.730,00

1

Cẩm Khê

46,26

10



26,70

4





2.552,88

2

Bạch Hạc





2,00

1





3.945,14

11

Đồng Lạng

40,98

13



12,50

1



17,00

1

35,00

2


Tổng


880,06


69


4.95


1


10,42


14


29,50


2


17,00


1


20.701,86


96

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ban quản lý tỉnh Phú Thọ 2015-2020)

Dưới đây là cơ cấu nguồn vốn đầu tư đăng k vào các KCCN theo vùng lãnh thổ:

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí