thức này có sự khác biệt khá rò ở 3 DN được khảo sát, nếu như ở công ty ở Công ty TOYOTA 100% số NLĐ được hỏi khẳng định vai trò này của công đoàn thì ở công ty SUZUKI tỷ lệ này chỉ có 46% và ở công ty HONDA là 91,5%. Bên cạnh đó, cũng có một bộ phận NLĐ (chiếm khoảng 12%) lại chưa nhận thức đúng về vai trò của công đoàn mà lại cho rằng tổ chức đoàn thanh niên là tổ chức đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ là (Xem bảng 3.5 sau):
Bảng 3.5. Nhận thức về vai trò của tổ chức đại diện cho người lao động
Đơn vị: %
Tên công ty | Chung | ||||
Suzuki | Toyota | Honda | |||
Tên Tổ chức | Tổ chức CĐCS | 46,0 | 100,0 | 91,5 | 84,5 |
Đoàn Thanh niên | 50,0 | 0,0 | 2,8 | 11,6 | |
Khác | 4,0 | 0,0 | 5,6 | 3,9 | |
Tổng | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Về Ngành Công Nghiệp Ô Tô Việt Nam Và Vai Trò Của Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Ô Tô Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
- Tổng Quan Về Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Ô Tô Có Vốn Đầu Tư Nhật Bản Tại Việt Nam
- Thực Trạng Quan Hệ Lao Động Trong Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Ô Tô Có Vốn Đầu Tư Nhật Bản Tại Việt Nam
- Mức Độ Hài Lòng Của Người Lao Động Về Các Nội Dung Của Quan Hệ Lao Động Trong Doanh Nghiệp
- Nhận Thức Của Người Lao Động Về Sự Công Bằng Tại Doanh Nghiệp
- Bối Cảnh Trong Nước Và Quốc Tế Và Xu Hướng Phát Triển Quan Hệ Lao Động Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả, 2019 Cũng nhận thức về tổ chức công đoàn, đại bộ phận NLĐ làm việc trong các công ty của Nhật Bản được khảo sát (chiếm từ 85%-88%) đều cho rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của tổ chức công đoàn là đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Có một tỷ lệ nhỏ NLĐ lại cho rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của tổ chức công đoàn là tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ (chiếm từ 4%-11%) hoặc là người dung hoà mối quan hệ
giữa NLĐ và chủ DN (chiếm từ 4% - 8%).
Nhận thức về sự công bằng trong doanh nghiệp
Công bằng nói chung và công bằng trong DN là vấn đề phức tạp trong QHLĐ. Chính vì vậy nhận thức về vấn đề này của NLĐ cũng khá khác nhau. Nếu như có khoảng 48% số NLĐ cho rằng: đã có sự bình đẳng trong DN, thì cũng có một tỷ lệ không nhỏ (khoảng 38%) lại cho rằng trong DN chưa thực sự có sự công bằng, thậm chí có đến gần 14% số NLĐ còn cho rằng khó có thể có sự công bằng trong DN.
Bảng 3.6. Nhận thức của người lao động về sự công bằng trong doanh nghiệp
Đơn vị: %
Tên công ty | Chung | ||||
Suzuki | Toyota | Honda | |||
Về mức độ công bằng | Công bằng | 28,6 | 60,3 | 50,0 | 48,2 |
Chưa thực sự công bằng | 32,7 | 32,8 | 42,3 | 38,1 | |
Không công bằng | 38,8 | 6,9 | 7,7 | 13,7 | |
Tổng | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 |
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả, 2019
Các yếu tố gắn bó người lao động với doanh nghiệp
Để QHLĐ trong DN được hài hòa, ngoài vấn đề HĐLĐ, việc trả lương cho NLĐ và các điều kiện làm việc mà NSDLĐ bảo đảm là những yếu tố rất quan trọng. Trong nhận thức của NLĐ, đây cũng là những yếu tố then chốt. Qua khảo sát cho thấy, có đến 76,8% số NLĐ được hỏi cho rằng tiền lương và điều kiện làm việc là những yếu tố quan trọng nhất để gắn bó NLĐ với DN. Mặc dù vậy, nhận thức của NLĐ về vấn đề này có sự khác biệt khá lớn giữa 3 DN. Nếu như ở công ty HONDA, số người có nhận thức như đã nêu chiếm tới 85,2% thì ở công ty SUZUKI, tỷ lệ này chỉ là 49% và ở công ty TOYOTA là 79,7%. Trong khi đó nếu như ở công ty SUZUKI, có đến 46,9% số NLĐ cho rằng cơ hội phát triển nghề nghiệp là yếu tố quan trọng nhất gắn bó NLĐ với DN, thì ở các công ty HONDA là 9,9% và TOYOTA có tỷ lệ:8,5%. Một số khác chiếm tỷ lệ nhỏ cho rằng chiến lược con người (chiến lược phát triển NNL) hoặc TTLĐ mới là những yếu tố quan trọng nhất đề gắn bó NLĐ với DN (xem Biểu đồ 3.7).
Biểu đồ 3.7. Các yếu tố gắn bó người lao động với doanh nghiệp
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả, 2019
Thực trạng vai trò của các chủ thể trong quan hệ lao động tại DN
- Về vai trò của người lao động đối với chính sách lao động của DN
Một biểu hiện của QHLĐ hài hòa trong DN là bên cạnh việc được biết về tình hình SXKD, NLĐ còn được tham gia đóng góp vào định hướng chính sách lao động của DN. Qua khảo sát cho thấy, các DN này đã có sự tôn trọng nhất định đến ý kiến của NLĐ, nhưng mức độ còn hạn chế. Cụ thể, có đến 21,4% số người cho rằng NLĐ không được tham gia vào các chính sách lao động của DN và chỉ có 38,7% cho rằng mọi NLĐ trong DN được tham gia ở các mức độ khác nhau. Có một tỷ lệ lớn hơn (gần 40%) lại cho rằng chỉ một số NLĐ được tham gia góp ý mà thôi (tỷ lệ cao nhất là ở công ty SUZUKI chiếm 52%). Dù ý kiến còn khác nhau giữa các DN nhưng về cơ bản các DN sản xuất ô tô của Nhật Bản đã có sự lắng nghe ý kiến của NLĐ về các chính sách lao động trong DN, nhất là các chính sách về tiền lương,
điều kiện làm việc và các phúc lợi xã hội trong DN. Chi tiết về cơ hội tham gia đóng góp của NLĐ vào chính sách của DN (Được trình bày chi tiết ở bảng 3.7).
Bảng 3.7. Cơ hội tham gia đóng góp ý kiến của người lao độngvào chính sáchđối với doanh nghiệp
Đơn vị: %
Tên công ty | Chung | ||||
Suzuki | Toyota | Honda | |||
Cơ hội tham gia đóng góp vào chính sách của doanh nghiệp | Không được tham gia | 24,0 | 19,6 | 21,2 | 21,4 |
Một số người được tham gia | 52,0 | 37,5 | 36,5 | 39,9 | |
Mọi người đều được tham gia | 24,0 | 42,9 | 42,3 | 38,7 | |
Tổng | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 |
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả, 2019
Về vai trò của người sử dụng lao động
Giới chủ trong các DN sản xuất ô tô có vốn đầu tư của Nhật Bản, chủ yếu là các doanh nhân người Nhật Bản. Vì vậy, đa số chủ DN có thái độ tôn trọng, đánh giá cao NLĐ Việt Nam. Khảo sát một số DN sản xuất ô tô có vốn đầu tư của Nhật Bản có 135 người được hỏi, có 52,6% người tại các DN đã tạo cơ hội cho nhân viên làm việc, trả lương xứng đáng và có cơ hội thăng tiến.
NSDLĐ trong các DN Nhật Bản cũng luôn tôn trọng quyền lập tổ chức đại diện NLĐ Việt Nam tại DN. Hầu hết họ cho rằng việc thành lập tổ chức CĐCS tại các DN FDI là điều cần thiết.
Vai trò của tổ chức công đoàn
BLLĐ sửa đổi 2019, có hiệu lực ngày 01/01/2021 đã cho phép NLĐ được phép thành lập tổ chức đại diện NLĐ tại DN, bên cạnh tổ chức công đoàn. Điều này sẽ góp phần bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của NLĐ, đặc biệt trong việc thực hiện quyền thương lượng tập thể với NSDLĐ, từ đó cải thiện thu nhập cũng như ĐKLĐ trên mức tối thiểu quy định trong luật. Trước những diễn biến như vậy, vai trò của tổ chức công đoàn ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vấn đề này được thể hiện rò tại Hiến pháp, BLLĐ, Luật Công đoàn [75], [76], Công đoàn Việt Nam
đã đóng vai trò quan trọng và là một bên trong QHLĐ. Vai trò này thể hiện nổi bật thông qua thực hiện chức năng đại diện cho NLĐ, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; tham gia QLNN, quản lý kinh tế - xã hội; thanh tra, kiểm tra, giám sát việc hoạt động của đơn vị quản lý và sử dụng NLĐ về những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ hợp pháp, chính đáng của NLĐ; Tích cực tuyên truyền, vận động NLĐ chủ động nghiên cứu chuyên môn, nâng cao trình độ và kỹ năng phục nghề nghiệp;tuyệt đối tuân thủ và chấp hành theo pháp luật; không ngừng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
* Vai trò của công đoàn đối với người lao động nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp thể hiện ở những điểm sau:
- Đối với NLĐ: việc công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ trong DN là điều kiện tốt để NLĐ chia sẻ, thân thiện và thấu hiểu NSDLĐ tạo nên sự thông cảm đồng thời tăng cường trách nhiệm hơn với DN và đương nhiên quyền lợi được cải thiện tương xứng, tạo sự gắn bó xây dựng DN phát triển.
- Công đoàn phối hợp với DN giúp NLĐ được quan tâm hơn trong vấn đề đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nâng cao tay nghề, phát huy tính sáng tạo để cải thiệnnăng xuất lao động; được cải thiện môi trường làm việc an toàn; được trang bị các thiết bị bảo hộ lao động chất lượng, được đảm bảo chất lượng bữa ăn ca; được bồi dưỡng chế độ khi làm việc nặng nhọc, độc hại; được chăm sóc sức khỏe định kỳ; được động viên thăm hỏi kịp thời khi ốm đau, bị tai nạn lao động…; NLĐ được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, được tôn trọng, được bảo vệ danh dự; được vinh danh khi có các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, được áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cho DN.
Trong điều kiện nguồn cung lao động lớn hơn cầu lao động, NLĐ ổn định công việc với thu nhập tương xứng, luôn được cải thiện; Đây chính là động lực trực tiếp để NLĐ gắn bó lâu dài đồng hành cùng DN thỏa mãn nhu cầu của NSDLĐ và NLĐ.
*Vai trò của công đoàn đối với người sử dụng lao động trong việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp
-Công đoàn góp phần nâng cao uy tín và vị thế của DN trong và ngoài nước. Đây chính là giá trị thương hiệu của DN; là tài sản vô hình được hình thành từ nhiều yếu tố. Trong đó hàm chứa công sức cống hiến của NLĐ chiếm vai trò quan trọng.
- Thực hiện tốt QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ trong DN sẽ hạn chế và tránh được tình trạng ngừng việc tập thể, đình công. Ngược lại, NLĐ gắn bó với DN, luôn tích cực làm việc nâng cao năng xuất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí giúp giá thành sản phẩm giảm; tăng sức cạnh tranh trên thương trường, đẩy mạnh lưu chuyển hàng hóa đồng nghĩa với việc DN có lợi nhuận cao; NSDLĐ chủ động hơn trong việc tuyển chọn và bồi dưỡng đội ngũ lao động coi đây là tài sản vô giá của DN. Khi SXKD phát triển, mở rộng thị trường cũng là điều kiện để DN tham gia thực hiện trách nhiệm xã hội tốt hơn. Đồng thời DN phát triển là yếu tố giúp NLĐ an tâm gắn bó xây dựng DN phát triển lâu dài và bền vững.
Thực trạng nội dung của quan hệ lao động tại doanh nghiệp
Vấn đề chia sẻ thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh
Một trong những biểu hiện QHLĐ hài hòa trong doanh nghiêp là vấn đề ứng xử của NSDLĐ đối với NLĐ, trong đó có vấn đề chia sẻ thông tin về tình hình SXKD của DN. Muốn NLĐ an tâm gắn bó với DN, muốn NLĐ có những sáng kiến hay có những đóng góp cho định hướng phát triển của DN, NLĐ có quyền và phải được biết các thông tin về tình hình SXKD của DN. Qua kết quả khảo sát đã cho thấy vấn đề này được thực hiện khá tốt. Cụ thể, có đến 45,8% số NLĐ được hỏi cho rằng: chủ DN định kỳ thông báo rất rò ràng về tình hình hoạt động SXKD của DN để NLĐ nắm được và có thể có những góp ý cho DN. Tỷ lệ này cao nhất ở công ty HONDA (51,4%) và thấp nhất là công ty TOYOTA (35,6%). Tuy nhiên, vẫn có đến 12,4% số NLĐ ở các DN cho rằng NSDLĐ luôn giữ kín thông tin, không chia sẻ với NLĐ về tình hình SXKD của DN, hoặc chỉ thỉnh thoảng mới chia sẻ thông tin này (chiếm 20,9%). Chi tiết về vấn đề này được trình bày ở bảng 3.8 dưới đây:
Bảng 3.8. Mức độ chia sẻ thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với người lao động
Đơn vị: %
Tên công ty | Chung | ||||
Suzuki | Toyota | Honda | |||
Mức độ chia sẻ thông tin của chủ doanh nghiệp | Không chia sẻ TT | 4,0 | 10,2 | 16,4 | 12,4 |
Thỉnh thoảng | 18,0 | 23,7 | 20,7 | 20,9 | |
Định kỳ | 42,0 | 35,6 | 51,4 | 45,8 | |
Thường xuyên | 36,0 | 30,5 | 11,4 | 20,9 | |
Tổng | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 |
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả, 2019
Về điều kiện lao động của doanh nghiệp
Đối với NLĐ, ngoài tiền công, tiền lương thì ĐKLĐ là một trong những yếu tố gắn bó NLĐ với nơi làm việc, DN và đây cũng là một trong những biểu hiện nội dung QHLĐ tại DN, thể hiện trách nhiệm của chủ DN đối với NLĐ. Qua khảo sát một số yếu tố về ĐKLĐ trong các DN sản xuất ô tô có vốn đầu tư của Nhật Bản như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, bụi, tiếng ốn và trang bị bảo hộ lao động, cho thấy: NLĐ có sự đánh giá khác nhau về mức độ hài lòng đối với các yếu tố của ĐKLĐ. Chẳng hạn đối với yếu tố ánh sáng, có 57,5% số NLĐ được hỏi hài lòng với sự trang bị của DN, trong khi đó đối với yếu tố nhiệt độ lại chỉ có 32,7% số người hài lòng và tương tự như vậy, đối với yếu tố độ ẩm tại nơi làm việc (31,5%). Đặc biệt, đối với yếu tố tiếng ồn tại nơi làm việc, chỉ có 18,3% số NLĐ được hỏi chấp nhận được , trong khi đó có đến gần 29% số người được hỏi không hài lòng về yếu tố này. Nội dung này được trình bày ở Biểu đồ 3.8 dưới đây.
Đơn vị: %
Biểu đồ 3.8. Mức độ hài lòng của người lao động về các yếu tố điều kiện lao động trong doanh nghiệp
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả, 2019
Đánh giá về các yếu tố của ĐKLĐ có sự khác nhau giữa các DN. Chẳng hạn, đối với yếu tố tiếng ồn, nếu như ở công ty HONDA có đến 24,1% số NLĐ được hỏi hài lòng với kết quả chống ồn của DN,thì ở công ty TOYOTA: tỷ lệ hài lòng chỉ là 8,2%, trong khi tỷ lệ không hài lòng ở công ty này lại rất cao (42,6%). Hoặc đối với yếu tố trang bị BHLĐ, nếu như ở công ty HONDA có đến 65,3% số NLĐ hài lòng thì ở công ty SUZUKI, tỷ lệ hài lòng này chỉ là 42,9%...(Chi tiết xem trong Phụ lục).
Về thực thi các nội dung cơ bản của quan hệ lao động (thỏa ước lao động, tiền lương, thưởng và các phúc lợi xã hội...)
Trong QHLĐ, những nội dung về tiền công, tiền lương, tiền thưởng và các loại phúc lợi xã hội khác luôn được NLĐ quan tâm. Khảo sát những nội dung cơ bản về QHLĐ trong các DN sản xuất ô tô có vốn đầu tư của Nhật Bản, cho thấy: NLĐ cũng có sự đánh giá khá khác nhau về mức độ hài lòng với nội dung này