Tháng 12 năm 1986, tại Đại hội lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Các DN thực hiện chế độ tự chủ trong SXKD theo cơ chế thị trường. Do đó đòi hỏi khách quan phải nhanh chóng xây dựng và thực hiện cơ chế tổ chức, quản lý lao động hợp lý mà mục tiêu cơ bản là đề cao trách nhiệm của các chủ DN đối với NLĐ về tiền lương; thời gian làm việc, nghỉ ngơi, về ĐKLĐ và các quyền, lợi ích khác trên cơ sở khuyến khích, phát huy tiềm năng, đề cao quyền và nghĩa vụ của NLĐ trong DN, nhằm thúc đẩy TTLĐ phát triển.
Từ đó đến nay, trong các Văn kiện của Đại hội và các Nghị quyết của Đảng đều khẳng định vai trò quan trọng của các thành phần kinh tế và sự cần thiết phải thiết lập QHLĐ ổn định, hài hòa, tiến bộ để tạo động lực thúc đẩy SXKD phát triển. Văn kiện Đại hội IX của Đảng (2001, tr 84), nêu rò: “Tạo sự chuyển biến cơ bản trong thu hút vốn FDI, hướng mạnh hơn vào những ngành, lĩnh vực kinh tế, nhất là những ngành, lĩnh vực chúng ta tự làm chưa hiệu quả, kể cả trong lĩnh vực bất động sản, phát triển công nghệ cao và các dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Thực sự coi kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận hữu cơ trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của nước ta”[35].
Từ những năm 2006, trước tình hình TCLĐ và đình công bất hợp pháp diễn ra trên diện rộng, ở nhiều địa phương, gây thiệt hại đến kinh tế và hoạt động SXKD của DN. Để giảm thiểu tình trạng trên, giúp DN ổn định và phát triển; bảo đảm hài hoà quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ và NLĐ; tạo sức hút đối với nhà đầu tư trong nước và ngoài nước; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội thì Đảng đã đưa ra một số quan điểm phù hợp với điều kiện nước nhà.
Năm 2006, văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X đã nhấn mạnh đến việc phải cải thiện môi trường pháp lý và kinh tế. Đồng thời “Thực hiện tốt chính sách và pháp luật về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, bảo hộ lao động, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ đối với công nhân; chính sách ưu đãi nhà ở đối với công nhân bậc cao. Sớm tổ chức thực hiện Quỹ trợ cấp thất nghiệp. Xây dựng tổ chức, phát triển đoàn viên công đoàn, nghiệp đoàn đều khắp ở các cơ sở SXKD thuộc các thành phần kinh tế” [36].
Đặc biệt, Nghị quyết số 20/NQ-TW ngày 28/01/2008 của BCH Trung ương Đảng (khóa X) về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đã chỉ rò: “Ban hành quy định pháp luật về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các DN của tư nhân và DN có vốn đầu tư nước ngoài; tăng cường cơ chế đối thoại, thương lượng giữa NSDLĐ và NLĐ. Quy định rò quyền, trách nhiệm của NSDLĐ và NLĐ trong xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ”; “Tổ chức thực hiện tốt pháp luật lao động; đổi mới, nâng cao hiệu lực QLNN về lao động trong DN. Bổ sung, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Nhà nước, chủ DN, công đoàn để giải quyết TCLĐ và xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ” [03].
- Chủ trương chỉ đạo của Đảng, nhà nước về quan hệ lao động
Xác định QHLĐ là yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ tại DN. BCH Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 05/6/2008 về việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong DN. Có thể nói, đây là chủ trương, định hướng đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng và thúc đẩy QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ ở nước ta. Tiếp theo đó, trên cơ sở sơ kết đánh giá kết quả 05 năm thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 96-KL/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW của Ban Bí thư khoá X về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng QHLĐ hài hoà, ổn định và tiến bộ trong DN.
Chỉ thị số 22-CT/TW và Kết luận số 96-KL/TW của Bộ Chính trị là kim chỉ nam để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động, nâng cao chất lượng thực thi pháp luật lao động. Đồng thời đổi mới hoạt động trong QLNN, hoạt động của tổ chức đại diện NLĐ, NSDLĐ để xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ.
Có thể bạn quan tâm!
- Mức Độ Hài Lòng Của Người Lao Động Về Các Nội Dung Của Quan Hệ Lao Động Trong Doanh Nghiệp
- Nhận Thức Của Người Lao Động Về Sự Công Bằng Tại Doanh Nghiệp
- Bối Cảnh Trong Nước Và Quốc Tế Và Xu Hướng Phát Triển Quan Hệ Lao Động Ở Việt Nam
- Định Hướng Phát Triển Quan Hệ Lao Động Trong Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Ô Tô Có Vốn Đầu Tư Của Nhật Bản Tại Việt Nam
- Tổ Chức Công Đoàn Đóng Vai Trò Tích Cực Hơn Đối Với Quan Hệ Lao Động Và Đại Diện Cho Người Lao Động
- Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Công Đoàn Tại Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Ô Tô Có Vốn Đầu Tư Nhật Bản Tại Việt Nam Làm Công Tác Đại Diện, Bảo Vệ
Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.
Quốc hội khóa XIII, XIV đã cụ thể hóa nhiều vấn đề về lao động và công đoàn trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật [78]; BLLĐ 1994 được sửa đổi 4 lần, đặc biệt lần sửa đổi năm 2012 đã có những thay đổi căn bản trong điều
chỉnh QHLĐ; Luật Công đoàn 2019 và các đạo luật liên quan được ban hành đã góp phần đồng bộ hóa các quy định về QHLĐ. Chính phủ tiếp tục có những chế độ chính sách thúc đẩy phát triển mạnh các loại hình DN, vừa phát triển kinh tế vừa thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của NLĐ; tiếp tục nghiên cứu và điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, phát triển nhà ở xã hội trong khu thiết chế cho NLĐ; nâng mức xử phạt với các trường hợp tồn tại nợ khó đòi, chậm đóng bảo hiểm xã hội đối với NLĐ. Thủ tướng Chính phủ tích cực đối thoại với NLĐ cả nước; kiểm tra thực hiện chính sách pháp luật tại các đơn vị, DN; đầu tư xây dựng các tổ hợp nhà ở và tiện ích công đoàn tại các KCN, khu chế xuất...
Sau một thời gian triển khai thực hiện chủ trương chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về QHLĐ, nhiều DN trong nước và các DN vốn FDI đã cải thiện được QHLĐ góp phần ổn định, phát triển hoạt động SXKD tại các DN này.
4.1.4. Xu hướng phát triển quan hệ lao động trong các doanh nghiệp dưới ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp lần 4.0
Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn phát triển của cuộc CMCN
4.0 buộc nước ta phải đổi mới chiến lược phát triển nguồn nhân lực nhất là đối với lao động trong các DN FDI. Lực lượng lao động trong các DN này được đánh giá là nguồn nhân lực qua đào tạo, chất lượng làm việc tại các DN FDI ngày càng được cải thiện và thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ để đáp ứng phù hợp với tốc độ phát triển của công nghệ số hoá, sự cải tiến và ứng dụng công nghệ tại nơi làm việc với tốc độ nhanh và diễn ra rất đa dạng trong nhiều ngành nghề khác nhau, bao gồm có các DN sản xuất ô tô có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam...
Các DN FDI thường xuyên cải tiến công nghệ, thích nghi với sự biến đổi môi trường tự nhiên... để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng giúp các DN tăng năng xuất lao động, tiết kiệm chi phí, mức độ tiêu thụ sản phẩm cao, đảm bảo lợi nhuận của DN. Điều này tác động trực tiếp đến QHLĐ giữa NLĐ hay tập thể NLĐ với NSDLĐ tại các DN này. Tuy nhiên, khi cuộc CMCN 4.0 ngày càng phát triển thì sự phân định rò vai trò của các bên trong quá trình lao động sẽ gặp khó khăn hơn. Do đó, việc nâng cao xây dựng QHLĐ tại các DN FDI là rất cần thiết để đảm bảo hài hoà quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ.
Sự xuất hiện của cuộc CMCN 4.0 đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức
đối với NLĐ như:
Cuộc cách mạng 4.0 đem lại cơ hội tiềm năng cho người lao động
Cuộc CMCN này đã làm tăng năng suất của NLĐ. Từ đó tăng mức thu nhập, chất lượng cuộc sống được cải thiện, nhiều sản phẩm giải trí và dịch vụ mới đã ra đời. TTLĐ mở cửa thông qua việc cắt giảm chi phí đi lại, vận chuyển và tạo ra những việc làm mới. NLĐ sẽ có nhiều cơ hội tìm kiếm công việc mới. Các công việc mà con người không thích làm bởi sự đơn điệu, nhàm chán, bởi tư thế làm việc gò bó,... đều có thể thay thế bởi robot; Phạm vi làm việc không bị giới hạn trong quốc gia của mình mà có thể di chuyển sang quốc gia khác. Để thích ứng với môi trường mới, NLĐ phải có thái độ năng động hơn. Cách mạng 4.0 giúp cho NLĐ có cơ hội kết nối với công nghệ thông minh, giải quyết công việc một cách hiệu quả hơn.
Khi vốn đầu tư có thể chuyển đổi từ nơi này sang nơi khác thì việc làm cũng có thể thay đổi một cách linh hoạt. Cách mạng 4.0 cũng giúp cho quá trình SXKD được tự do, chủ động lựa chọn những địa điểm đầu tư phù hợp.
Cuộc cách mạng 4.0 tạo ra một số thách thức với người lao động
Bên cạnh những cơ hội của cuộc CMCN 4.0 đem lại sẽ gặp nhiều thách thức không nhỏ đối với NLĐ. Có thể nói sự xuất hiện của cuộc cách mạng này khiến NLĐ phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm do máy móc sẽ dần thay thế lao động chân tay phổ thông trong một số lĩnh vực. Những NLĐ không thích nghi được với môi trường mới, không có tay nghề và trình độ kỹ năng bị hạn chế thì NLĐ sẽ dễ bị tự đào thải trong môi trường lao động.
Khi áp dụng ứng dụng công nghệ 4.0 vào quá trình sản xuất thì sự thay đổi về bản chất của QHLĐ sẽ xuất hiện. Do đó, NLĐ không được đảm bảo quyền lợi. Sẽ xuất hiện một số việc làm không còn sự ràng buộc qua HĐLĐ hay TƯLĐTT về tiền lương, BHXH, BHYT, trang thiết bị bảo hộ... Điều này, có thể nảy sinh nhiều TCLĐ mới.
Trong xã hội sẽ xuất hiện tình trạng sự bất bình đẳng, bị phân biệt đối xử giữa NLĐ có chất lượng cao với NLĐ có kỹ năng thấp; giữa chủ sở hữu máy móc và NLĐ. Cách mạng 4.0 đem lại những giá trị lợi ích kinh tế nhiều nhất cho người phát minh, các nhà đầu tư, chủ sở hữu. Và điều tất yếu là khoảng cách phân biệt giàu nghèo trong xã hội sẽ ngày càng gia tăng còn thu nhập thực tế của NLĐ có trình độ
chuyên môn thấp sẽ giảm. Đây là một thực trạng ở Việt Nam mà NLĐ trong lĩnh vực sản xuất ô tô bị ảnh hưởng trực tiếp và rò rệt trong giai đoạn tới. Bên cạnh đó, các loại hình stress mới mà NLĐ phải đối diện do NLĐ phải chuyển đổi từ việc làm chân tay sang làm việc trí óc, chuyên môn kỹ thuật cao,... đòi hỏi sự cải tiến, sáng kiến kỹ thuật, đem lại giá trị lợi nhuận cao cho DN.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tác động lớn tới lao động và việc làm, từ đó làm thay đổi bản chất của lao động, cách thức các yếu tố nguồn lực con người tham gia và gia tăng giá trị trong chuỗi giá trị công nghiệp
Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là một tính năng phổ biến của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Siêu tự động hóa cộng với AI sẽ khiến việc tự động hóa phát triển mạnh hơn, thậm chí với những kỹ năng trước đây chỉ có con người sở hữu. Cơn lốc robot hóa sẽ diễn ra ngày càng nhanh chóng do:
- Thứ nhất, công nghệ và trí khôn nhân tạo phát triển theo cấp số mũ.
- Thứ hai, chi phí đầu tư cho việc tự động hóa ngày càng rẻ khi công nghệ được phổ biến ngày càng tối ưu hơn và có nhiều nhà cung cấp hơn.
- Thứ ba, năng suất sau khi robot hóa hay tự động hóa quy trình tăng lên, tỷ lệ sai sót giảm đi, trong nhiều trường hợp còn rút ngắn thời gian sản xuất. Mô hình nhà máy thông minh được tự động hóa hoàn toàn sẽ không còn công nhân đứng cạnh máy móc, dây chuyền như trong phương thức sản xuất cũ. Những công việc liên quan tới sản xuất trực tiếp được thay thế bằng người máy thông minh.
Nói một cách khác, nếu như trong các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, con người làm việc như máy móc và theo máy móc, thì trong cuộc CMCN 4.0, máy móc sẽ làm việc như con người, tức là tiến tới "thông minh hóa" như người.
Một vài đánh giá sự sẵn sàng tiếp cận với Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư của các DN sản xuất công nghiệp dựa trên số liệu đánh giá tại Bộ Công Thương
Bộ Công Thương đã tiến hành khảo sát để nhận định bức tranh khá toàn diện về hiện trạng phát triển của các DN trước yêu cầu và thách thức từ cuộc CMCN 4.0.
Thứ nhất: Hầu hết các DN nước ta đang đứng ngoài của cuộc CMCN 4.0
Theo số liệu khảo sát của Bộ Công Thương, có tới 85% các DN của ngành đang ở vị trí mới nhập cuộc. Qua số liệu tại hình 4.1 Điểm đánh giá sự sẵn sàng của
DN thuộc các lĩnh vực thì số điểm bình quân toàn ngành là 0,53 điểm tương đương mức 0 (mức sẵn sàng của DN). Hay nói cách khác, các DN chưa có sự chuẩn bị khi xuất hiện cuộc CMCN 4.0. Trong số ngành, lĩnh vực tham gia khảo sát, 05 ngành có điểm đánh giá có tính sẵn sàng như: ngành khai thác dầu khí, sản phẩm điện tử, sản xuất xe có động cơ, điện-khí đốt-nước, hóa chất và sản phẩm hoá chất.
1,25
1,00
0,75
0,50
0,25
0,00
0,53
Toàn ngành
Các ngành
Khai thác dầu khí
Sản phẩm điện tử
SX xe có động cơ
Điện, khí đốt, nước
Hóa chất và sản phẩm hóa chất
Thiết bị điện
Sản xuất kim loại
Tàu, thuyền, xe lửa
Giấy và sản phẩm giấy
Chế biến thực phẩm
Các ngành SXCN khác
Máy móc, thiết bị
Cao su, nhựa
Sản xuất đồ uống
Da - Giầy
May
Dệt
Sản xuất sản phẩm cơ khí
Tuy nhiên, ngành khai thác dầu khí có sự bứt phá hơn so với các ngành khác. Ngành sản xuất xe có động cơ đứng vị trí thứ 3 so với ngành dầu khí nhưng mới chỉ đạt mức điểm trên 0,53 điểm. Đánh gia chung, 17 ngành ưu tiên được khảo sát này đều thuộc nhóm đứng ngoài cuộc CMCN 4.0.
Biểu đồ 4.1. Điểm đánh giá sự sẵn sàng các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực
Kết quả đánh giá trên cũng đồng nhất với kết quả trong báo cáo về tính sẵn sàng cho nền sản xuất trong tương lai của các quốc gia (đã được công bố bởi diễn đàn kinh tế thế giới WEF - 2018). Theo đó, hiện nay Việt Nam so với 100 nước tham gia đánh giá đang thuộc nhóm nước chưa sẵn sàng với cuộc CMCN 4.0, nước ta mới đang ở giai đoạn khởi đầu.
Khi so sánh Việt Nam với các quốc gia trong khu vực ASEAN thì Việt Nam nằm trong nhóm 4 nước kém tiếp cận cuộc CMCN 4.0. Mặc dù, nước ta có cơ cấu sản xuất-nhập khẩu khá tương đồng Indonexia, Malaysia, Thái Lan. Các nước này thuộc nhóm đầu, tiềm năng cao, sẵn sàng đáp ứng phát triển theo cuộc CMCN 4.0. Nguyên nhân là do các nước này có cấu trúc và động lực cao hơn.
Đánh giá mức độ sẵn sàng của 10 nước trong khối ASEAN, Ban thư ký
ASEAN cũng có những nhận định và đánh giá với kết quả tương đồng. Việt Nam xếp thứ 6/10và chỉ cao hơn Lào, Campuchia, Myanmar. Ngoài ra, một số các tổ chức khác trong phạm vi toàn cầu như: tổ chức WEF (2017-2018), DII (2016), WEF (2016), KPMG (2016) v.v… cũng đãnh giá Việt Nam ở vị trí thấp.
Với những kết quả đánh giá như trên đã cho thấy, những định hướng và chính sách của Việt Nam nói chung và ngành Công Thương nói riêng cần có những lựa chọn thận trọng và phù hợp để theo đuổi một mục tiêu hay định hướng chính sách tham vọng khi tham gia vào CMCN 4.0.
Thứ hai: DN sản xuất công nghiệp của Việt Nam tiếp cận ở mức thấp đối với tất cả các trụ cộtcủa một nền sản xuất thông minh.
Theo số liệu điều tra khảo sát, các DN Việt Nam đang ở mức tiếp cận thấp đối với tất cả các trụ cột như trụ cột chiến lược, Tổ chức, Sản phẩm Thông minh. Đây là những trụ cột có vai trò nòng cốt nhưng lại có mức độ tiếp cận rất thấp. Các DN sản xuất ô tô có vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam là DN thuộc DN ngành sản xuất xe động cơ. Theo đánh giá trên thì, các DN này cũng ở mức độ tiếp cận thấp. Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ không đáng kể ở mức dẫn dắt đối với tất cả các yêu cầu (bao gồm cả những DN đạt mức độ 5 - Mức độ tối đa cho yêu cầu về dịch vụ giữ liệu và kỹ năng NLĐ).
Theo phương pháp đánh giá của Hiệp hội Kỹ thuật Cơ khí của Đức, chiến lược và cơ cấu tổ chức thực hiện được đánh giá là trụ cột giữ vai trò hết sức quan trọng chiếm tỷ trọng 25,4%. Trước những thay đổi mạnh mẽ từ môi trường bên ngoài cũng như yếu tố nội tại của DN, việc đưa ra được một Chiến lược ứng phó, thích ứng cũng như cơ cấu để vận hành là điều quan trọng nhất, tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy 81,3% DN chưa có chiến lược tiếp cận Cuộc CMCN 4.0, mức độ sẵn sàng là 0,14 (Ngoài cuộc). Đây thực sự là một con số đáng lo ngại.
Hiệp hội DN nhỏ và vừa tiến hành tại Hà Nội đã tiến hành khảo sát với 2.000 DN cũng đã cho thấy kết quả tương tự khi có đến 79% DN trả lời chưa chuẩn bị cho cuộc CMCN 4.0. Bên cạnh đó, trong đánh giá năm 2017 của KPMG - chỉ số Nhận thức thay đổi của Việt Nam cũng đang đứng ở vị trí hết sức khiêm tốn: 81/136 quốc gia và 6/10 nước ASEAN.
Khai thác dầu khí Sản xuất sản phẩm cơ khí 2,5
Dệt
May
2
1,5
1
0,5
0
Sản phẩm điện tử
SX xe có động cơ
Điện, khí đốt, nước
Da - Giầy
Hóa chất và sản phẩm hóa chất
Sản xuất đồ uống Thiết bị điện
Máy móc, thiết bị
Sản xuất kim loại
Cao su, nhựa
Các ngành SXCN khác
Tàu, thuyền, xe lửa
Giấy và sản phẩm giấy Chế biến thực phẩm
A - Điểm sẵn sáng
B. Chiến lược và tổ chức
C. Nhà máy thông minh
D. Vận hành thông minh
E. Sản phẩm thông minh F. Dịch vụ dữ liệu
G. Người lao động
Biểu đồ 4.2. Đánh giá tính sẵn sàng ngành Công Thương theo các trụ cột và ngành
Cũng theo kết quả này, Việt Nam được đánh giá cao nhất ở trụ cột về “Vận hành thông minh” với 05 cấu phần bao gồm D1 - chia sẻ thông tin, D2 - tự động hóa, D3 - quá trình tự chủ, D4 -bảo mật thông tin và D5 - sử dụng phần mềm đám mây. Tuy nhiên, đây chỉ là trụ cột có tính tỷ trọng thấp nhất (10,2%) trong số 7 trụ cột. Đây là những vấn đề có tính chất nền tảng trong một hoạt động sản xuất nói chung và một nền sản xuất thông minh nói riêng.
Như vậy, NSDLĐ và NLĐ phải tăng cường năng lực tiếp cận với cuộc CMCN
4.0 ở cấp độ DN thì cần có lộ trình và những ưu tiên hết sức cụ thể. Việc có được những nhận thức đầy đủ về cuộc CMCN 4.0 sẽ tạo ra những cơ hội, thách thức; đồng thời xem xét được hiện trạng phát triển của DN so với yêu cầu của cuộc Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từ đó đưa ra những điều chỉnh trong định hướng, chiến lược phát triển của DN phải là ưu tiên hàng đầu. Một Chiến lược tốt cùng với một cơ cấu tổ chức, vận hành phù hợp sẽ giúp DN nhanh chóng thích ứng và tham gia vào cuộc CMCN 4.0.
Do đó, công nghiệp 4.0 được cho là cuộc cách mạng thần kỳ về khoa học kỹ thuật. Nó tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức mới cho NLĐ, NSDLĐ. QHLĐ tại các DN; đặc biệt là các DN có vốn đầu tư nước ngoài trước sự vận động của CMCN 4.0 sẽ có nhiều sự biến chuyển để phù hợp với tốc độ phát triển hiện tại. Từ