Đầu Tư Xây Dựng Cơ Sở Vật Chất Và Trang Thiết Bị Trường Học.

Trên địa bàn thành phố Bến Tre, sau 10 năm tiến hành đổi mới giáo dục phổ thông có sự chuyển biến mới về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy. Đó là sự cố gắng nổ lực của thầy và trò nhằm thu được một chất lượng giáo dục toàn diện.

Về nội dung chương trình: Hoàn thành việc thay sách giáo khoa cấp I, II, tiến hành tổng kết và đánh giá rút kinh nghiệm trong việc thay sách, đặt nền móng triển khai thay sách cấp III. 100% trường tiểu học và THCS triển khai sách đạt tiến độ và từng bước có hiệu quả.

Phấn đấu dạy đủ các môn học trong chương cải cách, nâng cao chất lượng dạy các môn Văn –Tiếng việt, Toán còn chú ý từng bước nâng cao hiệu quả giảng dạy các môn đạo đức, tìm hiểu tự nhiên, xã hội, sức khỏe, hát nhạc, kỹ thuật, mỹ thuật, thể dục cấp I; các môn giáo dục công dân, ngoại ngữ, kỹ thuật, nhạc, họa, thể dục cấp II. Đối với cấp III, cố gắng bố trí giáo viên dạy các môn Anh văn , tin học, dạy nghề.

Bên cạnh đảm bảo dạy đủ môn theo qui định của chương trình cải cách, các trường cấp III còn cố gắng triển khai các yêu cầu giáo dục khác như : giáo dục dân số, kế hoạch hóa gia đình, giáo dục luật pháp, giáo dục môi trường, phòng chống HIV-AIDS…thông qua việc lồng ghép với các môn học, các hoạt động chuyên đề, ngoại khóa.

Để đẩy mạnh công tác dạy nghề, hướng nghiệp cho học sinh, từng bước hình thành nền giáo dục kỹ thuật trong xã hội và đào tạo lực lượng công nhân lành nghề bậc cao,trên địa bàn thành phố Bến Tre năm 1988-1989 thành lập Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề Trung tâm này ra đời với nhiệm vụ dạy nghề cho các em học sinh ở bậc phổ thông trung học.

Sau khi Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề Thị xã Bến Tre ra đời, công tác dạy nghề cũng như hướng nghiệp ở các trường THPT đi vào thực tế. Các em học sinh được học các ngành nghề: kỹ thuật cơ khí, điện dân dụng (dành cho học sinh nam); may, thêu (dành cho học sinh nữ). Ngoài ra trường THCS Vĩnh Phúc, Trường Sư phạm thực hành cấp 2 Thị xã đã tiến hành dạy hướng nghiệp và xây dựng các phòng thực hành: Sinh, Hóa..

Phương pháp giảng dạy: đổi mới theo hướng lấy học sinh làm trung tâm , dạy đi đôi với hành. Thầy cô giáo với tận tâm nghề nghiệp khắc phục tình trạng thiếu thốn trang thiết bị dạy học, thầy cô đã tự làm đồ dùng: tranh ảnh thu thập trên báo, dụng cụ thực nghiệm đơn giản hạn chế tối đa việc dạy chay. Từ đó tiết dạy sinh động hơn,tạo điều kiện cho việc triển khai chương trình mới thật sự hiệu quả.

Điển hình một số trường nhạy bén trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy như: Trường chuyên,Trường PTTH Nguyễn Đình Chiểu đã tổ chức các buổi học ngoại khóa, tham quan viện Bảo tàng, các di tích văn hóa; dành một số tiết cho các em xem phim, đặc biệt Trường PTTH Nguyễn Đình Chiểu dạy học Lịch sử tại phòng truyền thống…Những hình thức tổ chức giảng dạy này một mặt tạo hứng thú cho học sinh, một mặt nâng cao hiệu quả giảng dạy các môn xã hội.

Tuy nhiên còn một số hạn chế: sự hạn chế trong nội dung chương trình, sự hạn chế trình độ, năng lực của giáo viên, chưa có và chưa bố trí đầy đủ giáo viên chuyên dạy các môn thể dục, hát - nhạc, mỹ thuật, kỹ thuật nên 9 môn trong chương trình đã “quá tải” đối với giáo viên tiểu học.

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức tuy được quan tâm nhưng nội dung và cách làm còn nhiều hạn chế. Việc dạy nghề phổ thông cho học sinh cấp 2, 3 chưa đưa sâu vào thực tiễn, chỉ dừng lại mức độ để cộng điểm khuyến khích trong kì thi tốt nghiệp.

Nội dung quá tải, nhưng lại chưa cập nhật kịp thành tựu khoa học kĩ thuật, nặng về lý thuyết, ít thực hành, như môn tin học, hóa, vật lí. Việc giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ bị xem nhẹ, chưa đi vào chiều sâu.

Dù được cải tiến “lấy học sinh làm trung tâm”, nhưng sau thời giản 10 năm thực hiện đổi mới các tại các trường thành phố Bến Tre chưa thực hiện đồng bộ, việc dạy đọc chép cho học sinh còn nhiều, giáo viên là người chủ động trong các tiết học. Việc học bạn, sách giáo khoa, sách tham khảo chưa được chú trọng. Một phần nội dung bài dạy quá tải, giáo viên cố gắng chuyển tải hết đến học sinh, hoạt động học sinh trên lớp hạn chế.

Cách đánh giá, thi cử còn mang nặng hình thức. Đề kiểm tra, thi còn nặng về học thuộc lòng, học vẹt chưa theo hướng gợi mở, chưa kiểm tra được khả năng vận dụng kiến thức của học sinh.

Vấn đề đặt ra: “giáo dục toàn diện” là mục tiêu đạt tới của giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre nói riêng, giáo dục phổ thông cả nước nói chung. Để đạt được mục tiêu ấy thì việc đổi mới đồng bộ và hiệu quả hơn về nội dung và phương pháp dạy học là rất quan trọng.

2.2.4. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học.‌


Sau 10 năm (1975-1985), với sự phát triển về qui mô giáo dục, số lượng học sinh tăng nhanh thì cơ sở vật chất vốn thiếu thốn: trường lớp tạm bợ bằng lá, học sinh phải học 3 ca,

mặt bằng trường học thì ồn ào, bàn ghế quá cũ kỉ, điều kiện sân bãi ….càng không đáp ứng được tình hình ấy. Trong khi đòi hỏi phải dạy đúng, đủ các môn, trang thiết bị trường học thiếu thốn nghiêm trọng không thể phục vụ được nhu cầu trên. Vấn đề này trở nên đau đầu với các cấp lãnh đạo, nhất là trong tình hình đất nước chịu sự tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội toàn diện.

Từ năm 1986-1996, công cuộc đổi mới bắt đầu, với mục tiêu “xây dựng nền giáo dục toàn diện” thì việc tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị trở nên quan trọng và cần được quan tâm đúng mức hơn. Và chỉ có việc đầu tư đúng mức cho cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học thì việc triển khai chương trình mới đạt hiệu quả.

Triển khai Chỉ thị số 26/CT-TU, Chỉ thị 38/CT-TU, Kế hoạch số 11/TU của Tỉnh ủy cho những năm học 1986-1996. Đảng bộ thị xã Bến Tre đã cụ thể hóa đường lối trên của Tỉnh ủy trong các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ, Nghị quyết công tác trong từng năm. Trong đó dành một phần quan trọng cho việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục nhất là giáo dục phổ thông. Cuộc vận động “Nhà nước và nhân dân cùng làm” xây dựng trường sở diễn ra mạnh mẽ ,tạo mọi điều kiện xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị của ngành giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre trong giai đoạn mới.

Với nâng dần tỉ trọng đầu tư cho giáo dục, phát huy hiệu quả phong trào Nhà nước và nhân dân chăm lo sự nghiệp giáo dục- đào tạo. Công tác xây dựng cơ sở vật chất đặc biệt là xây dựng phòng học kiên cố và bán kiên cố tăng lên hơn 50%, giảm dần đi đến xóa hẳn các phòng học cây lá tạm thời, hạ thấp tối đa và cố gắng xóa bỏ hoàn toàn phòng học 3 ca năm học 1995-1996. Số phòng học tăng lên trong 10 năm đổi mới là:

Bảng 2.4. Phòng học các cấp


Năm học

PH cấp I, II

PH cấp I

PH cấp II

PH cấp III

1986-1987

295

0

0

36

1995-1996

119

138

55

40

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quá trình phát triển giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2010 - 7

Nguồn: Sở giáo dục tỉnh Bến Tre[97].

Như vậy sau 10 năm đổi mới, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”,vốn ngân sách Nhà nước là chủ yếu số lượng phòng học đã tăng lên. Đến học đã có 119 phòng học cấp I-II, có 138 phòng học cấp I, 55 phòng học cấp II, 40 phòng học cấp III. Việc tách trường cấp I,II thành các trường độc lập đã góp phần giảm sự quá tải phòng học ở các

trường này.Tính đến 1996 so với năm học 1986-1987, số phòng học tăng lên 21 phòng. Một trong những thành tựu giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre đạt được đi đầu trong cả tỉnh đó là xóa hoàn phòng học 3 ca, hơn 50% phòng học ngói, giảm mức thấp đi đến xóa hẳn phòng học lá tạm bợ, từng bước “ngói hóa”.

Đi cùng với sửa và xây thêm phòng học, sắm thêm số lượng bàn ghế cho học sinh và giáo viên. Nhà trường cố gắng đảm bảo về chổ ngồi ổn định cho học sinh đến lớp.

Bảng 2.5.Chổ ngồi các cấp học


Năm học

Chổ ngồi cấp I, II

Chổ ngồi cấp I

Chổ ngồi cấp II

Chổ ngồi cấp III

1986-1987

11754

0

0

1078

1995-1996

4144

5974

2272

1780

Nguồn: Sở giáo dục tỉnh Bến Tre[97].

So với năm học 1986-1987 thì năm học 1995-1996 có số lượng chổ ngồi là 14170, tăng lên 1268. Số liệu chổ ngồi tăng lên chứng tỏ số bàn ghế trang bị cho các trường phổ thông cấp I, II, III trên địa bàn thành phố Bến Tre đã đáp ứng tương đối đầy đủ cho qui mô học sinh tăng.

Trang thiết bị trường học đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới chương. Mỗi trường đều có tủ sách dành cho giáo viên và học sinh tham khảo. Đối với các trường trọng điểm như: Nguyễn Đình Chiểu, Trường cấp II thị xã Bến Tre…từng bước xây dựng thư viện đạt chuẩn.

Cùng thời gian này các trường tiểu học đều được trang bị mỗi trường là 5 bộ thiết bị. Trang bị khoảng 5 phòng thực hành bộ môn lý, hóa, sinh. Xây dựng khoảng 9 phòng máy vi tính với 90 máy (10 máy/phòng). Xây dựng 2 phòng học ngoại ngữ (LAB). Trang bị một số trang thiết bị văn thể mỹ cho các trường phổ thông trung học.

Tuy nhiên, sau những năm vừa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính kinh phí dành cho giáo dục nói chung giáo dục phổ thông nói riêng còn nhiều hạn chế. Sự đóng góp bên ngoài ngành dành cho giáo dục chưa nhiều. Dù với tinh thần “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, nhưng vốn đầu tư của Nhà nước dành cho giáo dục hơn 90%, có nghĩa là từ phía nhân dân chỉ chiếm dưới 10%. Đó là tình hình chung chứ không phải riêng gì ở thành phố Bến Tre.

Dù có cố gắng nhưng số phòng học, bàn ghế tăng lên chưa đáp ứng đủ nhu cầu về tăng học sinh. Đến năm học 1995-1996 phòng học lá còn nhiều chiếm 42% trong tổng số phòng học trên địa bàn thị xã Bến Tre [42;tr10], bàn ghế cũ, hư vẫn phải tận dụng. Tình trạng này phổ biến nhiều nhất ở các xã vùng xa như Nhơn Thạnh, Mỹ Thạnh An.

Môi trường xung quanh ở các trường học chưa thật sự sạch, lành mạnh. Một số trường đóng ở địa bàn thành phố còn chịu ảnh hưởng tiếng ồn, do việc buôn bán, đi lại của người dân chưa trật tự.

Với việc đưa chính thực dạy môn thể dục, quốc phòng, nhạc, mỹ thuật..vào trong chương trình học, nhưng điều kiện sân bãi rất hạn chế.Có những trường không có sân học thể dục, sử dụng ngay trong khuôn viên chật hẹp của trường, kể cả các sân cỏ của xã phường..Nhạc, tin học, ngoại ngữ chủ yếu là học lý thuyết vì thiếu máy, trang bị…

Việc “ngói hóa” phòng học, trang bị đầy đủ thiết bị day học cho các trường nhằm dạy đủ, đúng môn theo nguyên lý “học đi đôi với hành” còn cả đoạn đường dài phía trước. Đoạn đường ấy được hoàn thành nhờ vào sự nổ lực từ các cấp lãnh đạo, nhiều phía không riêng gì Ngành giáo dục phổ thông ở thị xã Bến Tre.

2.2.5. Phối hợp giáo dục giữa Gia đình – Nhà trường – Xã hội.‌


Những năm sau ngày giải phóng, dưới sự đóng góp quan trọng của nhân dân mà tỉnh Bến Tre nói chung, thành phố Bến Tre nói riêng đã khai giảng thành công năm học đầu tiên 1975-1976. Sự đóng góp ấy không chỉ riêng về vật chất xây dựng lớp học, hiến đất cho nhà trường, lấy nhà làm phòng học mà cả về tinh thần. Chính sự nhận thức vai trò của giáo dục, nhân dân điều muốn con em học hành,do đó động viên tạo mọi điều kiện cho trẻ đến lớp….số lượng học sinh tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, sự phối hợp của 3 môi trường giáo dục trong giai đoạn này chưa mang hiệu quả cao.

Với quan điểm đổi mới giáo dục, giáo dục phổ thông Bến Tre xem củng cố xây dựng phối hợp 3 môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường – xã hội là một trong những giải pháp thực tiễn nhằm giải quyết tình trạng giảm sút chất lượng giáo dục, lưu ban, bỏ học của học sinh và hướng tới giáo dục toàn diện.

Chính vì vậy hoạt động “xã hội hóa giáo dục” được đẩy mạnh. Nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ cuộc vận động “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, nhân dân đã đóng góp hơn 7 % kinh phí xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, có nơi các công trình xây dựng phòng học

100% kinh phí từ địa phương : Mỹ Thạnh An. Tính đến 1996 đã có 100% đơn vị phường, xã mở Đại hội giáo dục cấp cơ sở, mở Đại hội giáo dục cấp thị xã. Sự phối hợp của chính quyền địa phương với các trường thường xuyên điều tra nắm số liệu người mù chữ, học sinh trong độ tuổi đến trường…kết quả của công tác XMC và PCGDTH duy trì.

Hoạt động của Hội cha mẹ phụ huynh học sinh được duy trì, đóng vai trò trong việc hỗ trợ kinh phí cho hoạt động ngoại khóa, thể thao, phong trào thi đua của từng chi hội. Phối hợp với nhà trường giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, khen thưởng học sinh có thành tích học tập, các hoạt động đoàn thể…

Tuy nhiên, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế sự phối hợp của 3 môi trường giáo dục có phần hạn chế. Sự đóng góp cho giáo dục của xã hội không nhiều, sự quan tâm của phụ huynh với con em mình chưa chặt chẽ và thường xuyên. Chính vì vậy tỉ lệ bỏ học đến năm học 1990-1991 còn khá cao có phần tăng đáng kể.Từ năm học 1993-1994 trở đi, việc xây dựng 3 môi trường giáo dục được củng cố từng bước mang lại hiệu quả.

Song hạn chế vẫn còn: Hình thức hoạt động Hội phụ huynh học sinh chưa đa dạng, sự đóng góp của phụ huynh chỉ mang nặng về kinh phí, môi trường giáo dục xung quanh các trường học ít nhiều chưa được chú trọng, sự đóng góp các ban ngành chưa theo chiều sâu…

Để cho việc phối hợp 3 môi trường giáo dục thật sự mang lại hiệu quả thì nhà trường phải đóng vai trò chủ động trong mối liên hệ với địa phương cũng như phụ huynh học sinh. Đặc biệt phối hợp với lực lượng công an địa phương trong việc phòng chống sự xâm nhập của tệ nạn xã hội vào nhà trường, chủ động phối hợp với phụ huynh học sinh để có sự hỗ trợ thiết thực cho mọi hoạt động của nhà trường. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp hơn nữa ở vai trò phối hợp 3 môi trường giáo dục. Vì chính giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp, sâu sát, hiểu tình hình học tập, nề nếp của học sinh mình nhiều nhất.

UTiểu kết:U Với 10 năm đầu tiến hành đổi mới (1986-1996), cùng với những thành tựu về kinh tế, giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre đã có sự chuyển biến rõ nét:

Giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre giai đoạn 1986-1996 vượt qua được thời kì khủng hoảng kinh tế - xã hội, từng bước đi vào ổn định.

Quy mô học sinh phát triển theo từng năm. Hệ thống giáo dục phổ thông trên toàn thành phố đã hoàn chỉnh với phân cấp: PTCS và PTTH.

Cơ sở vật chất đã từng bước khắc phục được hạn chế của giai đoạn 1975-1985. Mạng lưới trường lớp phủ đều các phường xã, kể cả những vùng ven như Nhơn Thạnh, Mỹ Thạnh

An. Đặc biệt, trong giai đoạn này xóa phần lớn các phòng học 3 ca; phòng học từng bước được “ngói hóa” thay cho phòng học bằng lá, tạm bợ.

Thành phố Bến Tre đã đạt thành tựu về công tác xóa mù chữ ở giai đoạn 1975 – 1985, là gương mặt điển hình của tỉnh về công tác này. Trong 10 năm đổi mới giáo dục 1986-1996, thành phố Bến Tre đã vươn lên hoàn thành công tác phổ cập tiểu học, cũng là đơn vị đầu tiên của tỉnh đã được công nhận về thành tích PCGDTH. Thành quả này là nền tảng cho thành phố Bến Tre tiến tới phổ cập giáo dục THCS, THPT giai đoạn sau.

Chất lượng giáo dục từng bước nâng lên, tỉ lệ học sinh khá, giỏi chiều hướng tăng, tỉ lệ đậu tốt nghiệp ngày một cao. Tỉ lệ học sinh bỏ học, lưu ban giảm nhiều so với 10 năm đầu sau ngày giải phóng.

Việc đa dạng hóa các loại hình đào tạo phát triển, đã giải quyết tình trạng quá tải việc tăng quy mô học sinh đối với các trường công lập.

Đội ngũ cán bộ giáo viên từng bước được nâng lên về số lượng cũng như chất lượng, giáo viên đạt trình độ chuyên môn tăng. Trong khi những năm sau ngày giải phóng (1975- 1985) vấn đề về đội ngũ giáo viên là phải đủ về số lượng cho hoạt động giảng dạy. Đời sống giáo viên được quan tâm, cải thiện hơn.

Công tác xã hội hóa giáo dục đã góp phần nhiều vào việc sửa chữa và xây thêm phòng học, giảm bớt gánh nặng cho ngành về cơ sở vật chất.

Bên cạnh đó còn hạn chế phải được khắc phục và giải quyết:

Chất lượng giáo dục còn thấp, giáo dục toàn diện chưa thật sự là toàn diện. Nội dung, phương pháp giáo dục về mặt đức dục còn ít, chưa được quan tâm đúng mức. Động cơ học tập của bộ phận học sinh chưa cao, thiếu ý chí vươn lên trong đã dẫn đến việc bỏ học. Để có những thế hệ làm chủ đất nước vừa có đức, có tài thì việc giáo dục đức dục cho học sinh ở nhà trường phổ thông phải được chú trọng hơn.

Sự bất cập của phát triển giáo dục phổ thông: yêu cầu phát triển nhanh về qui mô, nâng cao chất lượng. Trong khi đó khả năng và điều kiện đáp ứng về cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nhiều hạn chế. Phòng học bằng lá, tạm bợ vẫn còn ở các xã vùng ven; tình trạng học 3 ca còn tiếp diễn; quá trình “ngói hóa phòng học” diễn ra chậm; thiết bị dạy học còn thiếu thốn.

Muốn giáo dục phổ thông phát triển, thì nhất thiết các điều kiện đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị phải đầy đủ. Đó là mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng bộ, ngành giáo dục thành phố Bến Tre trong giai đoạn tới.

Hiện tượng tiêu cực trong quản lý, dạy học có chiều hướng tăng, đặc biệt trong thanh tra, thi cử, đánh giá cũng như hiện tượng dạy thêm, học thêm tràn lan. Quản lý trong giáo dục nhiều bất cập.

Sự phát triển của giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Học tập chưa thật sự gắn với lao động sản xuất. Dạy nghề chưa thực hiện đầy đủ ở các trường. Phân luồng học sinh theo các trường học nghề chưa hiệu quả. Việc cải tiến phương pháp dạy học còn chậm, nội dung giảng dạy mang tính toàn diện còn ở phía trước.

Đội ngũ giáo viên còn thiếu nhiều ở các môn Nhạc, Họa,Thể dục, Kỹ thuật và chưa đồng bộ về trình độ chuyên môn đào tạo, bộ phận giáo viên chưa đạt chuẩn.

Giáo viên đóng vai trò quan trọng, quyết định trong chất lượng giáo dục, vì vậy nhiệm vụ của giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre trong những năm tới là phải có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng ở tất cả các môn, đạt chuẩn, trên chuẩn về trình độ chuyên môn.

Bước sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước nói chung, thành phố Bến Tre nói riêng thì giáo dục phổ thông càng đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Vì vậy giáo dục phổ thông phải khắc phục những mặt yếu kém, không ngừng và tiếp tục đổi mới cho phù hợp với tình hình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2023