Giáo Dục Phổ Thông Ở Thành Phố Bến Tre Những Năm 1997 -2010

Chương 3. GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ BẾN TRE NHỮNG NĂM 1997 -2010‌

3.1. Tiếp tục đường lối đổi mới giáo dục – Đào tạo của Đảng và việc triển khai thực hiện ở thành phố Bến Tre‌

3.1.1. Bối cảnh lịch sử‌


Tháng 6 năm 1996, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã tổng kết thành tựu 10 năm đổi mới, Đại hội chỉ rõ : Công cuộc đổi mới trong 10 năm qua đã đạt thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng.Việt Nam đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt vẫn còn chưa chắc.

Đại hội diễn ra trong bối cảnh trên thế giới diễn ra xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ và rõ nét “thông qua những hiện tượng quy tụ các quá trình xuyên quốc gia, làm cho kinh tế, chính trị, văn hóa và tư tưởng của các quốc gia thâm nhập lẫn nhau tổ chức lại những mối quan hệ xã hội, tạo ra cơ hội phát triển đối với quốc gia này nhưng lại trở thành thách thức đối với quốc gia khác”[6,.11].

Dưới tác động của bối cảnh chung ấy,Việt Nam hòa nhập như thế nào để tận dụng cơ hội phát triển và giải quyết những thách thức đặt ra? Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã quyết định đưa nước ta vào thời kỳ mới: thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.

Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam không lập lại mô hình cổ điển mà theo mô hình của mình. Tổng Bí thư Đỗ Mười đã khẳng định “Đảng ta chủ trương không lập lại những mô hình công nghiệp hóa cổ điển, mà tự tìm lấy cho mình mô hình phù hợp với hoàn cảnh đất nước và điều kiện của thế giới ngày nay”[6;12].

Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu tiên của thời kì quá độ là chuẩn bị mọi tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển mạnh sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đại hội VIII đã đề ra nhiệm vụ tổng quát và mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 1996-2000 với “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000”. Đến Đại hội lần thứ IX của Đảng tháng 4 năm 2001, bằng việc tổng kết 15 năm đổi mới và thực hiện

chiến lược phát triển kinh tế -xã hội 1996-2000, Đại hội đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010.

“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”, do đó Việt Nam khi quyết định không lập lại bất kì mô hình công nghiệp hóa cổ điển nào thì vấn đề chiến lược là Việt Nam phải có một nguồn nhân lực có năng lực thích nghi với tình hình mới, làm chủ được công nghệ nhập, biến nó trở thành công nghệ của mình. Đảm trách nhiệm vụ quan trọng đó chính là nền giáo dục Việt Nam. Đảng ta chọn GD – ĐT, khoa học và công nghệ “khâu đột phá” của thời kì mới, phát triển giáo dục phải đi trước một bước so với phát triển kinh tế.

3.1.2. Những quan điểm, chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới Giáo dục – Đào tạo.‌

Nhận thức tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục - đào tạo, Đại hội VIII của Đảng đã xác định: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả. Phương hướng chung của lĩnh vực giáo dục trong 5 năm tới là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo điều kiện cho nhân dân, đặc biệt thanh niên có việc làm; khắc phục những tiêu cực, yếu kém trong giáo dục và đào tạo” [12;490 - 491],

Đảng ta chọn giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ làm “khâu đột phá” của thời kỳ cách mạng mới. Giáo dục phải đi trước một bước: phát triển giáo dục phải đi trước một bước hợp lý so với phát triển kinh tế. Đảng còn khẳng định một tư tưởng nữa là đầu tư cho giáo dục là đầu tư cơ bản quan trọng nhất. Đầu tư không chỉ về tài chính mà là đầu tư về mọi mặt.

Để thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp (tháng 12/1996) và ra Nghị quyết số 02-NQ/HNTW “Về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000”.

Đây chính là cái mốc quan trọng của sự phát triển giáo dục nước ta, mở ra một thời kỳ mới của sự phát triển giáo dục và đào tạo - thời kỳ chấn hưng nền giáo dục nước nhà.

Hội nghị đã phân tích sâu sắc thực trạng giáo dục và đào tạo, vạch ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan và nhận định: “Hiện nay sự nghiệp giáo dục - đào tạo đang đứng trước mâu thuẫn lớn giữa yêu cầu vừa phát triển nhanh quy mô giáo dục - đào tạo, vừa phải gấp rút nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, trong khi khả năng và điều kiện đáp ứng yêu cầu còn nhiều hạn chế. Đó là mâu thuẫn trong quá trình phát triển. Những thiếu sót chủ quan, nhất là những yếu kém về quản lý đã làm cho những mâu thuẫn đó càng thêm gay gắt” [2;60].

“Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã được hội nghị đề ra cùng với 6 tư tưởng chỉ đạo:

Một là, nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có phẩm chất, có năng lực. Nền giáo dục của ta phải đảm bảo được định hướng xã hội chủ nghĩa. Chủ trương làm giáo dục và nền giáo dục của ta phải thực hiện được chính sách công bằng xã hội, phải phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường; phải chống khuynh hướng thương mại hóa giáo dục; đề phòng khuynh hướng phi chính trị trong giáo dục, không truyền bá các giáo lý trong các loại trường học. Giáo dục nhân cách là cực kỳ quan trọng. Dân trí, nhân lực, nhân tài phải trên mẫu số chung là nhân cách.

Hai là, giáo dục là quốc sách hàng đầu. Quốc sách hàng đầu phải được thể hiện ở các mặt chính sách, đội ngũ cán bộ và công tác quản lý. Hội nghị Trung ương đã kiểm điểm rõ trách nhiệm của Bộ Chính trị, của Chính phủ trong việc không chỉ đạo thường xuyên và chưa kịp thời thể chế hóa để thực hiện quốc sách hàng đầu này.

Ba là, giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và toàn dân. Đảng và Nhà nước phải “nắm” giáo dục. Chúng ta đang phấn đấu xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, một xã hội mà mọi người dân đều được ấm no, hạnh phúc. Sự nghiệp đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải nắm giáo dục. Song giáo dục còn là sự nghiệp của toàn dân. Các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp phải đóng góp để làm giáo dục; các gia đình phải làm giáo dục, phải có môi trường giáo dục tốt. Toàn xã hội phải chăm lo giáo dục. Xã hội hóa giáo dục phải được hiểu đúng nghĩa của nó.

Bốn là, phát triển giáo dục - đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển xã hội, những tiến bộ khoa học công nghệ và củng cố quốc phòng, an ninh. Coi trọng cả ba mặt; mở rộng quy

mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả. Thực hiện giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học, lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội.

Năm là, phải thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục - đào tạo. Tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Người nghèo được Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để học tập. Bảo đảm điều kiện cho những người học giỏi phát triển tài năng. Nhân dân đang rất lo lắng về việc học tập, phát triển tài năng của người nghèo.

Sáu là, giữ vai trò nòng cốt của các trường dân lập đi đôi với đa dạng hóa các loại hình giáo dục - đào tạo, trên cơ sở Nhà nước thống nhất quản lý, từ nội dung chương trình, quy chế học, thi cử, văn bằng, tiêu chuẩn giáo viên. Phát triển các trường bán công, dân lập ở những nơi có điều kiện, từng bước mở các trường tư thục ở một số bậc học như: mầm non, phổ thông trung học (cấp III), trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, đại học. Mở rộng các hình thức đào tạo không tập trung, đào tạo từ xa, từng bước hiện đại hóa hình thức giáo dục. Dù đa dạng hóa đến đâu thì trước hết phải lo quản lý Nhà nước tốt và kịp thời.

Trên cơ sở những tư tưởng chỉ đạo đó, Đảng và Nhà nước xây dựng chiến lược giáo

dục.

Nghị quyết Hội nghị lần này vẫn nhắc lại những tư tưởng, những mục tiêu đã nêu ở

Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương (khóa VII), ở Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII. Nghị quyết Hội nghị lần này đặc biệt chỉ ra những việc cụ thể để làm cho giáo dục phổ thông mạnh hơn, tốt hơn.

Nhiệm vụ và mục tiêu phát triển giáo dục phổ thông từ nay đến năm 2000 được tập trung vào 10 chữ: “chấn chỉnh”, “sắp xếp”, “củng cố”, “nâng cao” và “phát triển”. Ngay từ năm 1997 cần phải chấn chỉnh công tác quản lý, khẩn trương lập lại trật tự kỷ cương, kiên quyết đẩy lùi tiêu cực. Đến năm 2000, phải có một hệ thống nhà trường có kỷ cương, có nền nếp quản lý tốt, không tiêu cực, không yếu kém [48;82].

Mục tiêu chủ yếu là thực hiện giáo dục phổ thông toàn diện: đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục, ở tất cả các bậc học. Hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành.

Ngày 28 tháng 12 năm 2001 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 201/2001/QĐ- TTg, phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010”.Với mục tiêu đề ra : Tạo sự chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dụctheo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế

giới, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, phục vụ thiết thực cho sự phát triển – kinh tế xã hội cho đất nước.Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học – công nghệ trình đô cao, đẩy mạnh nhanh tiến độ phổ cậpTHCS. Đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp, bậc học và trình độ đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng qui mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy –học, đổi mới quản lý giáo dục.

3.1.3. Thực hiện chủ trương tiếp tục đổi mới giáo dục ở thành phố Bến Tre‌


Quá trình thực hiện chủ trương tiếp tục đổi mới Giáo dục Đào tạo ở thành phố Bến Tre đi cùng với việc triển khai chương trình hành động số 07/CT –TU ngày 16/4/1997 của Tỉnh ủy và kế hoạch số 524/KH – UB ngày 10/6/1997 của Ủy ban Nhân dân tỉnh.

Nhiệm vụ, mục tiêu của giáo dục giai đoạn 1997-2000 là:

1.Tiếp tục phát triển qui mô các bậc học, củng cố vững chắc thành quả phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ bằng cách thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tiểu và mở các hình thức học sau xóa mù chữ.

2. Tiến hành phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở những nơi có điều kiện.

3. Về mạng lưới trường lớp, đến năm 2000 hoàn thành việc tách tiểu học ra khỏi cấp 2, 100% xã cò trường tiểu học độc lập, 90% xã có trường THCS độc lập, nâng số trường THPT (bình quân mỗi huyện, thành phố thành phố có 4 trường)

4. Đẩy mạnh đa dạng hóa các bậc học

5. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhất là các môn xã hội, nhân văn, giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng.

6. Mở rộng nâng cao chất lượng giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

7. Tiếp tục xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng.

8.Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị.

9. Đẩy mạnh đổi mới quản lí ngành.

Thực hiện “Chiến lược phát triển giáo dục 2000 - 2010” của Thủ tướng chính phủ 28/12/2001, Nghị quyết Đại hội VIII Đảng bộ thị xã và chương trình hành động của Ngành

thị xã Bến Tre đã tiến hành xây dựng các đề án, kế hoạch quan trọng nhằm cụ thể hóa lộ trình đổi mới giáo dục của thị xã Bến Tre trong những năm đầu thế kỉ XXI

+ Kế hoạch phát triển trường lớp 2000-2005; 2005-2010

+ Dự án kiên cố hóa trường học 2000-2005; 2005-2010

+ Đề án phổ cập giáo dục THCS và bậc TH đến năm 2010

+ Đề án triển khai đại trà chương trình, sách giáo khoa mới ở tiểu học, THCS, THPT theo lộ trình đổi mới giáo dục phổ thông

+ Chương trình hành động số 34-CT/TU và kế hoạch thực hiện số 41/KH-UB về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý [85;6-7].

Với mục tiêu đặt ra cùng với những giải pháp cụ thể, giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre bước vào thời kì mới với nhiều hứa hẹn.

Cầm cương trong nhiệm vụ tiếp tục đổi mới giáo dục giai đoạn 1997-2010, bộ máy quản lý giáo dục của Tỉnh cũng như thành phố Bến Tre từng bước được kiện toàn. Việc phân cấp quản lý ngày một cụ thể hơn, các Phòng của Sở giáo dục được thành lập: Phòng Tiểu học, THCS, THPT, Phòng tổ chức, Phòng khảo thí, Phòng kế hoạch và tài chính. Nhiệm vụ của từng phòng được xác định, phân cấp cụ thể.

Riêng Phòng giáo dục của thành phố Bến Tre và các Huyện quản lý ,thanh tra các trường mần non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn. Đối với các trường THPT trực tiếp thuộc sự quản lý Phòng THPT của Sở.

Viêc kiện toàn và phân cấp quản lý cụ thể của bộ máy Ngành là điều kiện chất để tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục của Tỉnh, thành phố Bến Tre.

3.2. Những thành quả và hạn chế của giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre trong những năm 1997- 2010‌

3.2.1. Quy mô phát triển và hiệu quả đào tạo‌


Giai đoạn 1997-2010 là giai đoạn đánh dấu giáo dục phổ thông phố Bến Tre có nhiều chuyển biến quan trọng theo chiều hướng hoàn chỉnh, ổn định và phát triển. Số lượng học sinh các cấp từ 1996-2010 như sau:

Bảng 3.1. Số lượng học sinh các cấp.


Năm học

HS tiểu học

Học sinh THCS

Học sinh THPT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quá trình phát triển giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2010 - 8


1996-1997

10648

8659(293)

3720(1594)

2000-2001

9842

7562(286)

5988 (2498)

2005-2006

8192

7566(278)

5172(1225)

2009-2010

8578

6350(248)

5565(204)

Nguồn: Cục thống kê tỉnh [8-22]

() :số học sinh hệ bán công và dân lập

Học sinh tiểu học: tính đến năm học 2005-2006 số lương học sinh tiểu học là: 8192 học sinh. Từ các năm học 1996-2006 học sinh tiểu học giảm đều ở các năm, tính quân bình hàng năm học sinh tiểu học giảm 245,6 em. Lí giải cho việc học sinh tiểu học giảm trong giai đoạn này là do chính sách Dân số -Kế hoạch hóa gia đình đạt kết quả, vì vậy dân số trong độ tuổi giảm. Song, dù học sinh tuổi học có giảm về số lượng nhưng tỉ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1, trẻ từ 6-11 tuổi vào tuổi học đều tăng cao.

Học sinh THCS tính đến năm học 2005-2006 là 7288 (hệ công lập), 278 học sinh (hệ bán công và dân lập)

Học sinh THPT tăng đều ở các năm, năm học 2005-2006 có 3947 học sinh (hệ công lập) và 1225 học sinh thuộc hệ bán công và dân lập. Tính bình quân mỗi năm học sinh bậc THPT tăng 145,2 em.

Mạng lưới trường, lớp tiếp tục được sắp xếp, phát triển nhằm thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS và tăng quy mô cấp trung học phổ thông.

Trường tiểu học tiếp tục phát triển, đến năm học 2001-2002, thị xã Bến Tre đã hoàn thành việc tách trường cấp 1 ra khỏi cấp 2. Xây dựng hệ thống các trường tiểu học độc lập phủ kín các phường kể cả các xã vùng ven như Mỹ Thạnh An và Nhơn Thạnh. Năm học 2009-2010, trường tiểu học lên đến 15 trường, với 14 trường công lập và 1 trường dân lập (tăng thêm 7 trường so với năm học 1996-1997)

Mạng lưới trường bậc PTTH phát triển theo hướng đa dạng hóa, đáp ứng yêu cầu học tập với các loại hình: trường THCS, trường PTTH cấp 2, 3 hệ công lập và hệ bán công, dân lập, trường chuyên. Việc đa dạng hóa được cụ thể theo bảng số liệu sau:

Bảng 3.2.Số trường phân theo loại


Loại hình trường

2001-2002

2009-2010

Trường trung học cơ sở

8

7

Trường THPT cấp 2-3, cấp 3 công lập

3

4

Trường THPT cấp 2-3, cấp 3 bán công và dân lập

2

1

Nguồn: Cục thống kê tỉnh [13],[21]

Năm học 2001-2002 trường THCS độc lập 8 trường, năm học 2009-2010 giảm còn 7 trường. Do thực hiện đề án kiên cố hóa trường lớp, tiến hành giải thể và sát nhập các trường nhằm tạo thuận lợi cho giao thông và sắp xếp lại trường lớp cho phù hợp với tình hình học sinh giảm (giải thể 1 trường). Tiếp tục thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường thành phố Bến Tre đã xây dựng hệ thống các trường theo mô hình công lập, bán công và dân lập. Năm học 2000-2001 trường THPT: 4 trường (trong đó có 1 trường hệ bán công, 1 trường hệ dân lập). Nhưng đến năm học 2007-2008 không còn mô hình trường cấp 2-3, không còn trường bán công. Trường bán công chuyển thành trường THPT Lạc Long Quân. Như vậy trên địa bàn Thành phố Bến Tre có 3 trường PTTH công lập,1 trường chuyên, 1 trường dân lập: có cả 3 cấp học : Tiểu học, THCS và THPT- Trường PT Hermann Gmeiner là một trong những đơi vị thuộc Làng trẻ em SOS, dưới sự quản lý của Phòng giáo dục Thành phố Bến Tre (bậc Tiểu học, THCS); Sở giáo dục quản lý bậc THPT.

Trong giai đoạn này quy mô học sinh cũng như mạng lưới trường lớp phát triển ổn định không chỉ về số lượng mà cả về chất. Sự đa dạng hóa các loại hình trường đào tạo đã chứng tỏ công tác xã hội hóa giáo dục từng bước nâng cao hiệu quả. Khuyến khích xã hội, các cấp ngành khác đầu tư cho giáo dục. Song, ở bậc nào: tiểu học, THCS, hay PTTH, ở giai đoạn nào trường công lập đóng vai trò chủ chốt, quan trọng.

Song song đó, các trường từng bước chuẩn bị mọi điều kiện để được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia. Năm học 2000-2001 thành phố Bến Tre chỉ có 1 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia: trường Tiểu học Nguyễn Trí Hữu. Phấn đấu đến năm học 2009-2010 thành phố Bến Tre đã có 5 trường tiểu học, 4 trường THCS và 1 trường phổ thông dân lập đạt chuẩn quốc gia.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 30/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí