Tổng số | Tỉ lệ | Tổng số | Tỉ lệ | Tổng số | Tỉ lệ | |
2005-2006 | 408 | 1,54/1,15 | 424 | 2,2/1,85 | 205 | 1,6/2,10 |
2009-2010 | 375 | 1,44/1,15 | 407 | 2,18/1,85 | 310 | 2,56/2,10 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đầu Tư Xây Dựng Cơ Sở Vật Chất Và Trang Thiết Bị Trường Học.
- Giáo Dục Phổ Thông Ở Thành Phố Bến Tre Những Năm 1997 -2010
- Kết Quả Xếp Loại Học Lực, Hạnh Kiểm Học Sinh Phổ Thông 2000-2002
- Đầu Tư Xây Dựng Cơ Sở Vật Chất Và Trang Thiết Bị Trường Học
- Thành Tựu Giáo Dục Bến Tre Trong 25 Năm Đổi Mới (1986 – 2010)
- Đề Xuất Một Số Giải Pháp Nhằm Góp Phần Thúc Đẩy Sự Nghiệp Giáo Dục Của Thành Phố Bến Tre Trong Thời Kỳ Mới.
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Nguồn: Cục thống kê tỉnh [16],[21].
Đội ngũ giáo viên phổ thông đã đi vào ổn định đáp ứng với yêu cầu phát triển của giáo dục ở từng bậc học, đạt và vượt tỉ lệ giáo viên do Bộ qui định. Đối với giáo viên tiểu học và THCS năm học 2009-2010 so với 2005-2006 giảm. Điều đó không có nghĩa là đội ngũ giáo viên thiếu mà nó phù hợp với tình hình học sinh và lớp học giảm. Bộ phận giáo viên lớn tuổi, có nguyện vọng về hưu trước tuổi. Nhưng tỉ lệ giáo viên vẫn còn vượt chuẩn :0,29 (GVtiểu học), 0,23 (GVTHCS). Riêng GVTHPT tăng lên đáng kể (95 GV), vượt tỉ lệ giáo viên qui định, điều đó đáp ứng với sự tăng vọt của học sinh và lớp (tăng 7 lớp, 393 học sinh). Đội ngũ giáo viên không chỉ tăng về số lượng mà từng bước được chuẩn hóa về chuyên môn nghiệp vụ. Với tinh thần tự học không ngừng, thông qua các hình thức đào tạo tại chức, đào tạo từ xa, liên thông phần giáo viên thông qua ngân sách Nhà nước, đại bộ phận giáo viên tự túc đi học nhằm để đạt chuẩn về chuyên môn và nghiệp vụ. Tính đến năm học 2000-2001 tỉ lệ chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cao:Tiểu học chiếm 95,4%, THCS chiếm 96%,
THPT chiếm 100% [47;9]
Việc thực hiện và triển khai có hiểu quả Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Kế hoạch 2445/KH-UBND tỉnh và Chương trình hành động số 34-CT/TXU, Kế hoạch thực hiện số 41/KH-UB đã tạo bước chuyển quan trọng về chất trong đội ngũ giáo viên.Sự chuyển biến ấy mang tính đồng bộ theo lộ trình đã qui hoạch theo trường, Phòng giáo dục, Sở giáo dục. Chính vì vậy trình độ chuẩn hóa, trên chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên nâng lên góp phần quan trọng trong chuyển biến tốt về chất lượng giáo dục phổ thông tại thành phố Bến Tre.
Năm học 2009-2010 giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các cấp học đều đạt 100% chuẩn sư phạm, tỉ lệ giáo viên trên chuẩn khá cao:Tiểu học 81,35%; THCS: 69,21%; THPT: 13,28% [56;11]
Với tinh thần tự học cũng như học tập không ngừng của đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn thành phố Bến Tre nhất định sẽ tạo ra những bước tiến mới cho giáo dục của cả thành phố trong những năm tới: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong giai đoạn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin thì có 100% giáo viên biết sử dụng vi tính, 100% giáo viên sử dụng giáo án đánh máy, 100% giáo viên đăng ký các tiết dạy giáo án điện tử trong năm học 2009-2010 [56;11].Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường cũng như công tác giảng dạy của giáo viên đã từng bước tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu tri thức nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Giáo viên không ngừng học hỏi đồng nghiệp, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình cả về chuyên môn cũng như công tác chủ nhiệm.100% GV lên lớp có giáo án và đồ dùng dạy học. Mạnh dạn đăng kí tham gia vào các phong trào thi đua của trường của ngành. Năm học 2000-2001 GV giỏi vòng thành phố: 57/74 (tiểu học); 22/45 GV (THCS); GV giỏi cấp tỉnh: 8/19 GV [47;11]. Ngoài ra giáo viên còn tham dự các chuyên đề chuyên môn do Sở GD-ĐT và Phòng GĐ-ĐT tổ chức. Tổ chức tốt các hình thức học tập nâng cao tay nghề giáo viên thông qua thao giảng cụm. Đặc biệt 100% GV tham gia lớp tập huấn chuẩn bị cho triển khai chương trình mới.
Công tác giáo dục chính trị trong đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý được tăng cường. Hầu hết cán bộ giáo viên được quán triệt các nghị quyết, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước thông qua các buổi học chính trị, các cuộc họp hội đồng. Năm học 2009- 2010 là năm học tổng kết đánh giá các phong trào thi đua đã được phát động nhiều nhất ở thời gian qua của ngành. Đây cũng là năm nhìn lại chặng đường sau 10 thực hiện chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 của thành phố Bến Tre.
Triển khai có hiệu 3 cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Hai không”và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện”. Tất cả giáo viên tham gia đầy đủ và hưởng ứng tích cực các cuộc vận động và phong trào trên. Giáo viên chính và những nhà tiên phong về tinh thần tự học, tấm gương đạo đức, hình ảnh đẹp học sinh noi theo. Tổng kết các phong trào thi đua trong ngành tuyên dương 42 chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, 01 chiến sĩ thi đua toàn quốc, 02 cá nhân và 02 tập thể nhận bằng khen Thủ tướng Chính phủ, 36 cá nhân được Bộ Giáo dục đào tạo tặng kỉ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục và 13 cá nhân điển hình trong sơ kết 01 thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng
tạo” [56;13]. Những thành tích ấy chứng tỏ đội ngũ giáo viên không chỉ chuẩn hóa về trình độ, nghiệp vụ mà cả về tư tưởng chính trị .
Chế độ chính sách đối với giáo viên thực hiện đầy đủ, kịp thời. Việc nâng lương theo chu kỳ cũng như nâng lương trước thời hạn đối với giáo viên đạt thành tích xuất sắc trong công tác được tiến hành thường xuyên và kịp thời, xét nghỉ dưỡng sức, tổ chức cho GV tham quan du lịch.. Chính vì vậy đời sống giáo viên từng bước được cải thiện, giáo viên an tâm và tận tụy với công tác giảng dạy của mình.
Theo tinh thần Chỉ thị 34/CT/TW ngày 30/5/98 của Bộ Chính trị: công tác xây dựng,củng cố tổ chức Đảng trong trường học tiếp tục được thực hiện từng bước phát triển. Các trường nằm trên địa bàn thành phố Bến Tre đều được Thành ủy, cấp ủy phường, xã rất quan tâm công tác phát triển Đảng trong cán bộ cũng như giáo viên. Các trường hằng năm đều tạo nguồn để phát triển Đảng bằng cách đưa giáo viên có đủ điều kiện, phẩm chất đi học lớp đối tượng đảng và tiến hành làm hồ sơ kết nạp. Tổng số Đảng viên trong ngành là 277 chiếm 24% trong năm học 2000-2001 [47;11]. Trong vòng 5 năm 2005-2010 toàn ngành đã phát triển được 185 đảng viên mới chiếm 54,2 % [56;13]. Công tác phát triển đảng vượt kế hoạch so với mục tiêu đề ra đến năm 2010. Toàn ngành các trường đều có chi bộ độc lập trực thuộc các Đảng xã, phường. Hiện nay có 31 chi bộ độc lập (1chi bộ Phòng giáo dục).
Các tổ chức đảng trong trường học ngày càng thể hiện rõ vị trí của mình trong việc lãnh đạo đơn vị thực hiện nhiệm vụ. Đảng viên trong ngành luôn gương mẫu tiên phong trong mọi công tác, là hạt nhân nồng cốt trong các phong trào. Vấn đề phát triển Đảng trong trường học là điều kiện thuận lợi nhằm tạo sự đồng bộ trong việc phối hợp thực hiện và triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giáo dục và đào tạo trong đội ngũ cán bộ giáo viên.
Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng nâng cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và trình độ lý luận chính trị luôn được chú trọng. Bởi đội ngũ cán bộ quản lý các trường, phòng giáo dục luôn là ngọn đầu tàu nắm cương của các đơn vị.
Do đó công tác qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng dự nguồn ở các đơn vị luôn được tiến hành theo chu kỳ và hằng năm đều được triển khai. Đến năm học 2000-2001, BGH trường tiểu học là 26,BGH trường THCS: 12,BGH trường PTCS: 12,BGH trường THPT là 12. Tại
Phòng giáo dục có 2.Tổng số CBQL giáo dục thành phố Bến Tre năm học 2000-2001 là 64 [47;13]. Trong năm học 2004-2005 tăng thêm 4 nâng tổng số CBQL lên 69 người [51;12].
Nếu xét về số lượng thì số CBQL bổ sung cho qui mô phát triển của các trường vẫn còn thiếu. Tính đến năm học 2004-2005 số trường phổ thông trên địa bàn thành phố Bến Tre có 29 trường và Phòng giáo dục. Tính bình quân mỗi đơn vị phải có 3 CBQL thì với 30 đơn vị cần 20 CBQL. Nhưng trên thực tế CBQL có hiện tại chỉ là 69, có nghĩa là số CBQL hụt lên đến 21 người. Điều đó gây khó khăn cho việc đổi mới công tác quản lý cũng như xây dựng, triển khai các kế hoạch của từng năm học, đặc biệt là công tác kiểm tra, thanh tra. Bởi CBQL phải kiêm nhiệm quá nhiều việc.
Mặc dù thiếu về số lượng nhưng đội ngũ CBQL giáo dục đa số đảm bảo về trình độ chuyên môn cũng nghiệp vụ quản lí: Tiểu học: 100%; THCS 100%, THPT: 100% trình độ chuyên môn. Trong năm học 2009-2010 đưa đi học lớp CBQL: 7; lớp Trung cấp chính trị là : 23; lớp Thạc sĩ: 4; 100% CBQL là đảng viên [56;14].
Sau 5 năm triển khai và thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Kế hoạch 2445/KH- UBND tỉnh và chương trình hành động của số 34 - CT/TXU, kế hoạch số 41/KH-UB. Đội ngũ CBQL giáo dục đã có chuyển biến đáng kể, bộ máy quản lý được kiện toàn, đổi mới công tác quản lý hiệu quả cùng với số lượng và chất lượng đội ngũ CBQL đều tăng. Hiện năm học 2009-2010 Phòng giáo dục thành phố Bến Tre đã có 3 CBQL: 1 trưởng phòng và 2 phó phòng. Riêng các trường tiểu học, THCS và THPT bình quân mỗi trường 3CBQL.
Công tác quy hoạch cán bộ quan tâm, chú trọng, thường xuyên nâng cao chất lượng CBQL theo hướng chuẩn hóa, trẻ hóa trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa đất nước (Hướng dẫn số 22-HD/BTCTW ngày 21 tháng 10 năn 2008 của Ban Tổ chức Trung ương). Công tác qui hoạch CBQL rất quan trọng. Nó thể hiện công tác quản lý của từng đơn vị đi vào nền nếp, đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài. Vì thế cán bộ dự nguồn vừa phải đủ về số lượng và phải đảm bảo về chất.
Công tác điều động, bổ nhiệm CBQL đúng quy trình và qui hoạch thường xuyên theo chu kì. Qua 5 năm học từ 2004-2005 đến 2009-2010 Phòng giáo dục đã tham mưu UBND thành phố bổ nhiệm mới 49 người, bổ nhiệm lại 48 người, điều động bổ nhiệm 46 người [56;14]. Các trường luân chuyển , điều động và bổ nhiệm CBQL mới giáo dục đã phát huy
tác dụng, hoạt động quản lý giáo dục được nâng lên, hầu hết các trường học đều có chuyển biến trong tất cả các mặt hoạt động.
Trong thời gian 15 năm 1997-2010 ngành giáo dục phổ thông Thành phố Bến Tre đã xây dựng cho mình một đội ngũ giáo viên, CBQL đủ về số lượng, đủ về chất để đảm bảo cho nhu cầu tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục. Song với nhiều nguyên nhân, công tác này còn một số hạn chế:
Đối với cán bộ quản lý: trình độ chuyên môn CBQL vẫn chưa bắt kịp nhịp theo nhu cầu đổi mới. Hiện nay vẫn chỉ có 2 CBQL có trình độ thạc sĩ về chuyên môn cũng như trình độ cao cấp chính trị còn quá ít. Bên cạnh hạn chế chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra của từng đơn vị, mà gây khó khăn cho việc dấy động phong trào tự học, nâng cao trình độ chuyên môn trong giáo viên.
Công tác qui hoạch còn vướng một số bất cập: chưa mạnh dạn đề bạt lực lượng trẻ, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển qui mô trường lớp hàng năm. Một số GV qui hoạch không muốn làm CBQL. Do đó, một số trường dù triển khai qui hoạch cán bộ hàng năm nhưng khi cần đề bạt thì nguồn lại không có.
Đối với giáo viên: sự không cân đối giữa giáo viên các cấp, giữa giáo viên các bộ môn ảnh hưởng đến phân công giảng dạy của các trường cũng như hiệu quả giáo dục. Hiện nay, tỉ lệ giáo viên các bậc học đều vượt chuẩn qui định, tạo thuận lợi cho việc dạy 2 buổi/ngày ở bậc tiểu học. Song, nếu tính số sinh viên mới ra trường với số giáo viên về hưu hàng năm thì tỉ lệ sinh viên không tìm được trường giảng dạy khá nhiều.
Bên cạnh đó hiện nay một số bộ môn dư thừa giáo viên quá nhiều nhất là môn Tiếng Anh. Chúng ta thấy, cách đây khoảng 5 năm số giáo viên thiếu hụt chủ yếu là môn Tiếng Anh, vậy mà 5 năm sau đó số giáo viên dư lại chủ yếu là giáo viên môn Tiếng Anh. Điều đó thật là nghịch lý, nguyên nhân chính là do xu thế, sự ồ ạt trong việc đào tạo cũng như chọn ngành của học sinh. Mặc khác, đội ngũ giáo viên này tương đối trẻ số giáo viên về hưu hàng năm quá ít. Trung bình mỗi năm sinh viên khoa Tiếng Anh trường cao đẳng sư phạm ra trường và liên thông thẳng lên đại học khoảng 80 người/9 Huyện, thành phố. Giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre phải giải quyết chổ dạy cho hơn 8 sinh viên. Trong khi đó số giáo viên môn này về hưu điếm trên đầu ngón tay. Và điều hiển nhiên dẫn đến dư thừa giáo viên bộ môn này.
Trình độ trên chuẩn CB, GV bậc THPT còn ít, số giáo viên ở trình độ Thạc sĩ còn quá ít. Đến năm học 2009-2010: giáo viên ở trình độ Thạc sĩ là: 13,28% [56;14].
Bộ phận giáo viên còn lúng túng trong đổi mới phương pháp dạy học, điều đó ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, đặc biệt vệc phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh còn hạn chế.
Phần giáo viên chạy theo cơ chế thị trường, chạy theo thành tích chưa công bằng trong việc đánh giá, xếp loại học sinh. Hiện tượng dạy thêm, học thêm vẫn còn nhiều nhất là khu vực thành phố.
3.2.3. Nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy
Với đội ngũ giáo viên tăng dần và đủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các trường dạy đủ các môn.
Năm học 2001-2002 bậc tiểu học thực hiện chương trình chính qui 165 tuần, dạy đủ 9 môn theo đúng “Qui định về giảm tải nội dung học tập dành cho học sinh tiểu học”của Bộ.
Những trường có điều kiện thuận lợi bố trí giáo viên dạy các môn Hát-Nhạc, Mỹ thuật, tổ chức dạy môn tự chọn như trường THCS Thị xã, Tiểu học Bến Tre.Môn tin học tiếp tục duy trì giảng dạy ở trường THCS Thị xã, THCS Vĩnh Phúc.
Các trường phổ thông đều cố gắng thực hiện đúng chương trình và “Qui định điều chỉnh nội dung học tập bậc trung học” của Bộ. Đổi mới hình thức giáo dục ngoài giờ, chú trọng giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức cho học sinh. Các trường đã đồng bộ đưa vào giảng dạy Lịch sử địa phương và Địa lý địa phương và từng bước mang lại hiệu quả. Nó không chỉ giúp các em am hiểu chính nơi các em sinh ra và lớn lên còn bồi dưỡng cho các em tình yêu yêu quê hương, niềm tự hào. Thông qua đó, các em tự ý thức được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước. Giáo viên bộ môn còn phối hợp với Đoàn trường tổ chức các chuyến về nguồn tham quan các khu di tích lịch sử, tham quan bảo tàng… đã đem lại kết quả thiết thực.
Công tác giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông có chiều hướng phát triển. Trung bình mỗi năm các em những lớp cuối cấp THCS và THPT đều được học và thi một nghề do các em đăng ký: thú ý, điện tử, thêu, nấu ăn. Tuy nhiên do hạn chế về cơ sở vật chất, lực lượng giáo viên cũng như cách nhìn về công tác này của cấp quản lý nên
việc dạy nghề cho các em chỉ dừng lại ở chổ lấy bằng để được công điểm khuyến khích trong các kì thi tốt nghiệp.
Phương pháp dạy học tiếp tục được cải thiện theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Giáo viên tận dụng và khai thác đồ dùng dạy học hiện có tại trường làm cho tiết học sinh động hơn. Đặc biệt giáo viên mạnh dạn tự làm đồ dùng dạy học, nhất là các môn như Lịch sử, Địa lý, Thể dục do đồ dùng dạy học rất ít. Hạn chế việc đọc chép cho học sinh ghi bài, tập cho các em tính nhanh nhẹn, tự ghi bài thông qua lời giảng của giáo viên.
Môn Tiếng Anh, Tin học tại một số trường điểm học sinh được thực hành trên máy tính, nghe tại phòng LAB sau những tiết lý thuyết như trường Nguyễn Đình Chiểu, THCS Thị xã..
Riêng các môn Hóa, Lí, Sinh giáo viên đã cố gắng tiến hành thí nghiệm một số giờ để học sinh quan sát thực tế và dễ dàng tiếp thu kiến thức. Song việc thí nghiệm chỉ diễn ra trên lớp với công cụ thí nghiệm tương đối cũ.
Giáo dục thể chất cũng được quan tâm,các trường đều tổ chức cho các em học 2 tiết/tuần vào trái buổi. Tuy nhiên do điều kiện sân bãi,đồ dùng dạy học còn hạn chế cho nên một số bộ môn chưa hoặc tiến hành dạy rất ít như: đá banh, thể dục nhịp điệu…Đối với giáo dục quốc phòng các trường phổ thông kết hợp với Thị đội tổ chức cho học sinh học tập trung 1 tuần nhằm trang bị cho các em kiến thức về quốc phòng cũng như các động tác cơ bản…Tuy nhiên hình thức giáo dục còn hạn chế, chưa được xem là môn học chính thức, thái độ học tập của các em chưa cao.
Như vậy, cải cách giáo dục lần thứ 3 (1979) với bộ chương trình và sách giáo khoa các môn học từ lớp 1-12 hoàn chỉnh theo hướng cơ bản, gắn thực tiễn Việt Nam đã mang lại kết quả quan trọng. Đã đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong hơn 20 cuối của thế kỉ XX. Trình độ dân trí được nâng cao, qui mô giáo dục tăng nhanh, công tác chống mù chữ và PCGD có hiệu quả..
Tuy nhiên, bước sang thế kỉ XXI, thế kỉ mà nhân loại đang chứng kiến sự phát triển mạnh của khoa học – kỹ thuật, thế kỉ của công nghệ thông tin thì nội dung và phương pháp giảng dạy biểu hiện hạn chế của mình:
Nội dung chương trình, sách giáo khoa chưa phản ánh kịp thành tựu khoa học-công nghệ thế giới, những vấn đề mang tính toàn cầu chưa được cập nhật…
Nội dung chương trình vừa quá tải vừa thiếu hụt, còn nặng về lý thuyết, thiếu chú trọng ứng dụng, thực hành, gắn với thực tiễn. Lối viết, cách trình bày của sách giáo khoa hạn chế so với yêu cầu và xu thế đổi mới. Giáo dục thể chất, thẩm mỹ chưa được đề cao.
Phương pháp dạy học còn lạc hậu, thực dụng. Trình trạng đọc chép quá nhiều,việc dạy và học còn mang tính đối phó với thi cử, thành tích. Học sinh vẫn ở tư thế thụ động, hạn chế trong việc nắm bắt kiến thức, phát triển năng lực sáng tạo và tự học.
Dạy nghề phổ thông chỉ mang tính đối phó cho nên gây khó khăn cho việc định hướng và phân luồng học sinh vào các trường nghề, cao đẳng không có hiệu quả.
Trước yêu cầu đào tạo cho địa phương, nước nhà một nguồn nhân lực trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, một nguồn nhân lực giỏi toàn diện thì đòi học phải phải có một giáo dục toàn diện. Muốn được vậy tất yếu nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy phải toàn diện và đổi mới.
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học…”
Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 của Đảng cũng đề ra “Khẩn trưởng biên soạn và đưa vào sử dụng ổn định trong cả nước bộ chương trình và sách giáo khoa phổ thông phù hợp với yêu cầu phát triển mới”
Ngay hội nghị tổng kết năm học 2001-2002 Phòng giáo dục đã triển khai đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre giai đoạn 2001-2005, 2006-2007.
Để tiến hành triển khai đại trà việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông có hiệu quả 2002-2003, thành phố Bến Tre đã đẩy mạnh công tác bồi dưỡng giáo viên thay sách giáo khoa mới trong hè của năm học 2001-2002.
Tập trung 100% giáo viên tiểu học, THCS , THPT tham gia các lớp bồi dưỡng do Sở GD-ĐT, Trường CĐSP tổ chức. Phòng giáo dục thành phố tổ chức thao giảng minh họa một số tiết. Ngoài ra giáo viên còn được tham dự các lớp học bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách đánh giá thi cử do Sở GD-ĐT, Trường CĐSP tổ chức.
Đến năm học 2006-2007 hoàn chỉnh lộ trình thay sách giáo khoa bậc tiểu học và THCS, bắt đầu triển khai thay sách bậc THPT. Đến năm học 2008-2009, thành phố Bến Tre đã hoàn thành việc thay sách từ lớp 1-12. Riêng bậc THPT, các trường thực hiện đại trà chương trình phân ban: Ban tự nhiên, ban xã hội và ban cơ bản. Tuy nhiên do một số nguyên