Giáo Dục Phổ Thông Ở Thành Phố Bến Tre Trong Mười Năm Đầu Đổi Mới (1986-1996).

UTiểu kếtU: Vừa thoát ra khỏi cuộc chiến tranh với muôn vàng khó khăn nhưng với tinh thần “Đồng khởi”, nhân dân thành phố Bến Tre đã nhanh chóng vượt qua những thử thách ấy để hàn gắn vết thương chiến tranh, bước vào cuộc sống mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã Bến Tre, cùng với những thành quả về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục phổ thông từng bước được khôi phục, ổn định.

Năm học đầu tiên sau ngày giải phóng diễn ra với không khí tưng bừng, nhộn nhịp với tràn đầy hi vọng. Năm học này thành phố Bến Tre đã huy động 15352 học sinh phổ thông đến lớp. Trong 10 năm khôi phục và phát triển, thành phố Bến Tre xây dựng hệ thống giáo dục phổ thông từ lớp 1-12 gồm THCS và THPT.

Thành tựu bao trùm trong giai đoạn này là xóa bỏ tàn dư nền giáo dục thực dân phản động, xây dựng nền giáo dục cách mạng. Nội dung và chương trình sách giáo khoa cũ được thay thế bằng chương trình mới phù hợp với sự nghiệp giáo dục XHCN, nhằm đào tạo con người yêu nước làm chủ tập thể.

Dù khó khăn nhưng giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre đã có một đội ngũ giáo viên vững vàng tay nghề để phục vụ công tác giảng dạy đáp ứng với sự phát triển của qui mô học sinh lúc bấy giờ.

Công tác PCGD và xóa mù chữ đã đạt kết quả đáng kể, thành phố Bến tre là ngọn cờ đầu của tỉnh về công tác này. Thành tựu này đã đáp ứng nhu cầu học tập của người dân và đưa họ trở thành người làm chủ đất nước.

Với 10 năm cải tạo và xây dựng sự nghiệp giáo dục phổ thông, thành phố Bến Tre đạt được nhiều thành tựu nhất định nhưng vẫn còn vướng một số khó khăn, yếu kém dưới tác động của tình hình kinh tế, chính trị: đội ngũ giáo viên chưa đủ về số lượng cả về chất lượng, đời sống giáo viên khó khăn tình trạng bỏ việc quá nhiều; cơ sở vật chất nghèo nàn, thiết bị không có, trường, lớp còn tạm bợ; ngân sách đầu tư cho giáo dục còn thấp; nhận thức người dân về vai trò của giáo dục còn hạn chế; hiện tượng bỏ học, lưu ban còn chiếm tỉ lệ cao; qui mô phát triển chưa thật sự ổn định..

Để tạo ra sự chuyển biến mới giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre phải khắc phục được những hạn chế và yếu kém trên. Giải pháp tối ưu là phải đi vào đổi mới cùng với công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước

Chương 2 . GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ BẾN TRE TRONG MƯỜI NĂM ĐẦU ĐỔI MỚI (1986-1996).‌

2.1. Đường lối đổi mới giáo dục- đào tạo của Đảng và việc triển khai ở thành phố Bến Tre‌

2.1.1. Bối cảnh lịch sử của công cuộc đổi mới giáo dục – đào tạo‌


Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, cả nước bước vào hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng đất nước về mọi mặt. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước đã gặt hái nhiều thành tựu. Song, sau mười năm đất nước được giải phóng, do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan đất nước ta rơi vào cuộc khủng hoảng toàn diện .

Dưới tác động của tình hình thế giới, chính sách cấm vận của Mỹ làm cho các nguồn viện trợ từ phía Trung Quốc, Liên Xô bị cắt và giảm đáng kể.Từ những năm 70, giữa những năm 80 của thế kỉ XX các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa lâm vào cuộc khủng hoảng, buộc các nước phải tiến hành đổi mới.Việt Nam chịu tác động của cuộc khủng hoảng ấy, Việt Nam phải thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng bằng cách của mình.

Bên cạnh những khó khăn trên, nền hòa bình Việt Nam đang bị đe dọa, toàn bộ biên giới Tây Nam bị quân Ponpot đánh phá. Trung Quốc cho xâm lược biên giới phía Bắc và đánh phá nhiều nơi về mọi mặt, khó khăn mà đất nước gặp phải trở nên chồng chất.

Việt Nam với nền kinh tế nông nghiệp là chính, sản xuất chủ yếu là lương thực, trong năm 1978, 1979 đồng bằng Nam Bộ bị lũ lụt có nơi ngập úng trong 6 tháng trời. Hậu quả do thiên tai mang lại là diện tích canh tác giảm, ảnh hưởng đến năng suất và đời sống của người dân.

Những khuyết tật cũng như hạn chế của mô hình kinh tế sản xuất xã hội chủ nghĩa: kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp bộc lộ ngày càng gay gắt trên phạm vi cả nước. Từ khủng hoảng về kinh tế kéo theo khủng hoảng về xã hội, văn hóa một cách trầm trọng.

Từ nhữnng khó khăn trong sản xuất, lưu thông của đất nước cuối những năm 70-80 dội thẳng vào cuộc sống của nhân dân. Những khó khăn trong đời sống kinh tế đã tác động làm cho lòng tin nhân dân đối với Đảng, Nhà nước bị giảm xuống và là cơ hội cho những

thói hư tật xấu của con người phát sinh và nổi lên. Trong bối cảnh đó vấn đề sống còn của đất nước là phải đổi mới đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng,đổi mới là tất yếu.

Với bối cảnh như trên, sự đầu tư cho giáo dục càng trở nên hạn chế.Hệ thống nhà trường được xây dựng từ những giai đoạn trước đó đã xuống cấp trầm trọng, nhưng phải chịu đựng tình trạng học 3 ca. Nền nếp, kỉ cương trong nhà trường không được củng cố,chất lượng giáo dục nhất là giáo dục phổ thông giảm sút, nguy cơ tan trường vỡ lớp, thầy bỏ dạy, học sinh bỏ học….Cùng với đổi mới đất nước là tất yếu thì việc tạo sự chuyển biến trong giáo dục, khẳng định lại vai trò của giáo dục trong sự nghiệp phát triển đất nước càng trở nên cấp thiết.

2.1.2. Những quan điểm, chủ trương của Đảng về đổi mới giáo dục – Đào tạo‌


2.1.2.1. Nhận thức vai trò của giáo dục – đào tạo‌


Từ lịch sử phát triển của đất nước trên thế giới đã chứng minh rằng nguồn nhân lực chính là hạt nhân, động lực quan trọng cho sự phát triển lâu dài, bền vững, đồng thời còn có khả năng tạo ra sự chuyển biến, bước ngoặt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Vai trò của giáo dục không chỉ nằm trong phạm vi của cách mạng tư tưởng - văn hóa, mà thật ra giáo dục giữ vị trí trọng yếu đối với toàn bộ công cuộc phát triển đất nước. Từ năm 1991 trở đi giáo dục cùng với khoa học công nghệ đã được Đảng và Nhà nước ta coi là quốc sách hàng đầu.

Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, đầu tư cơ bản cho chiến lược kinh tế - xã hội. Bởi giáo dục là kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nên phải đầu tư cho giáo dục như đầu tư vào các bộ phận khác của kết cấu hạ tầng.

2.1.2.2. Đường lối của Đảng về đổi mới giáo dục – đào tạo‌



dục:

Nhận thức vai trò của giáo dục và đào tạo, Đảng đã xác định đường lối đổi mới giáo


Tại Đại hội VI của Đảng đã khẳng định phải đổi mới giáo dục, đưa giáo dục và đào

tạo phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, tăng cường tính hiệu quả, phù hợp với yêu cầu và khả năng xây dựng kinh tế, kết hợp học tập với lao động sản xuất, xây dựng con người mới, con người xã hội chủ nghĩa, theo hướng hình thành nhân cách người lao động

Việt Nam có bản sắc văn hóa dân tộc, năng động , sáng tạo, có ý chí , có đủ phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cần thiết để đáp ứng những yêu cầu mới của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Về giáo dục phổ thông cần tăng cường đầu tư thanh toán nạn mù chữ và phổ cập giáo dục cấp I, tập trung giáo dục toàn diện ở cấp1, lớp 1.

Tháng 7 năm 1987, Hội nghị giáo dục toàn quốc ở Vũng Tàu đã thống nhất đề xuất chương trình giáo dục 3 năm 1987-1990 với 38 chỉ tiêu với 10 tư tưởng chỉ đạo:

Thứ nhất: giáo dục là mặt trận quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc

Thứ hai: Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, nhà trường là công cụ của nền chuyên

chính vô sản

Thứ ba: Kế hoạch phát triển giáo dục là bộ phận kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội Thứ tư: Chất lượng và hiệu quả, trước mắt và lâu dài, kịp thời và đón đầu

Thứ năm: Phát triển theo vùng, phổ cập và nâng cao, đại trà và mũi nhọn Thứ sáu: Giáo dục toàn diện, trò ra trò, học ra học

Thứ bảy: Hệ thống giáo dục đa dạng, linh hoạt

Thứ tám: Thầy ra thầy, dạy ra dạy, trường ra trường, lớp ra lớp

Thứ chín:Tăng cường nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và kinh nghiệm giáo dục tiên tiến.

Thứ mười: Đổi mới quản lý giáo dục

Những năm cuối thế kỉ XIX cuộc khủng hoảng toàn diện trong hệ thống xã hội chủ nghĩa thì Đại hội Đảng lần thứ VII diễn ra tháng 6 năm 1991.Trên cơ sở đánh giá lại những thành tựu từ sau đại hội VI, nhiệm vụ giáo dục trong 5 năm 1991-1995 là : tiếp tục đổi mới và ổn định, phát triển nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Cụ thể hóa đường lối giáo dục và đào tạo từ Đại hội VII, tháng 1 năm 1993 Ban chấp hành Trung ương họp khóa IV đề ra Nghị quyết: Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo” với 4 quan điểm cơ bản

1. Giáo dục – đào tạo cùng với khoa học và công nghệ được xem là quốc sách hàng đầu, phải coi đầu tư cho giáo dục – đào tạo là một trong những hướng chính của sự phát triển, huy động toàn xã hội góp sức xây dựng giáo dục.

2. Giáo dục –đào tạo phải nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành những con người có chất lượng mới, những con người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo. Phải mở rộng qui mô, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

3. Giáo dục- đào tạo phải gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước, phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại, phải được tổ chức để mọi người đều được học và học thường xuyên suốt đời.

4. Đa dạng hóa loại hình giáo dục- đào tạo, đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục, người đi học nói chung phải đóng học phí, người sử dụng lao động qua đào tạo phải đóng góp chi phí cho đào tạo, Nhà nước có chính sách đảm bảo cho người nghèo và các đối tượng chính sách đều được đi học.

Đây được xem là bước quan trọng, điểm mốc cho sự phát triển giáo dục –đào tạo Việt Nam. Đây là nghị quyết chuyên đề đầu tiên về giáo dục - đào tạo của Ban Chấp hành trung ương Đảng, là Nghị quyết đáp ứng nhu cầu cấp bách về đổi mới giáo dục. Nghị quyết đã đưa ra các giải pháp nhằm xử lý các vấn đề nóng bỏng đối với công tác giáo dục phổ thông lúc bấy giờ. Nghị quyết còn định hướng phát triển giáo dục phổ thông cho đến năm 2000.

2.1.3. Triển khai thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục ở thành phố Bến Tre‌


2.1.3.1. Giai đoạn 1986 – 1991‌


Thực hiện Nghị quyết Đại hội VI của Đảng và chủ trương đổi mới giáo dục của Bộ Giáo dục, Đảng bộ tỉnh đã có Nghị quyết Đại hội IV (1986), Chỉ thị số 26/CT-TU về nhiệm vụ 2 năm học 1986-1988, Chỉ thị số 38/CT-TU về những nhiệm vụ cấp bách của giáo dục trong 3 năm học 1988-1991.

Trên địa bàn thành phố Bến Tre, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố tiến hành triển khai Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh về đổi mới giáo dục cũng như các chỉ thị về giáo dục trong giai đoạn 1986-1991. Thông qua đó các nhiệm vụ giáo dục trong giai đoạn mới được đặt ra cụ thể: với Nghị quyết về công tác văn hóa xã hội năm 1987 của Ban Chấp hành Đảng bộ Thị xã

Đảm bảo chất lượng giáo dục:

Đẩy mạnh chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học với mục tiêu không để cho chất lượng giáo dục giảm sút. Từng bước tạo chất lượng giáo dục mũi nhọn ở các trường.

Hướng đến của giáo dục phổ thông phải có chất lượng giáo dục toàn diện.

Về phát triển trường lớp:

Giáo dục phổ thông từng bước ổn định và phát triển qui mô theo yêu cầu học tập của nhân dân trong từng phường xã, tạo mọi điều kiện cho co em nhân dân được đến trường. (3 người có 1 người đi học).

Riêng các trường THPT phải đảm bảo cho việc tuyển sinh có hiệu quả. Công tác tuyển sinh tiến hành theo khu vực.

Củng cố và xây dựng cơ sở vật chất:

Mục tiêu trước mắt Thị xã cố gắng đảm bảo đủ phòng học phù hợp với qui mô phát triển của giáo dục phổ thông, xóa các phòng học lá tạm, hạn chế trình trạng học 3 ca. Đầu tư kinh phí với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để xây dựng phòng học kiên cố và bán kiên cố. Cấp ủy và Ủy ban các địa phương lên kế hoạch sửa chữa lại các phòng học hư hỏng. Riêng các công trình mới trọng điểm Thị xã sẽ đầu tư kinh phí hoàn toàn, một số công trình Thị xã đầu tư một nữa, một nữa địa phương đóng góp.

Bên cạnh đó Thị xã phấn đấu trang bị cho ngành và các trường 100 bộ bàn ghế giáo viên và 300 bộ bàn ghế học sinh đảm bảo cho các em có đủ chổ ngồi.

Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt Thị xã, đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục :

Phổ cập cấp I cho 2/3 số đơn vị phường xã. Số địa phương còn lại phổ cập lớp 3. Phổ cập cấp II cho 100% cán bộ chủ chốt của Thị xã và phường, xã. Mở 3 lớp BTVH cấp III tại chức cho cán bộ chủ chốt Thị xã và phường xã.

Giải quyết tốt đời sống chính trị tinh thần và vật chất cán bộ giáo viên:

Phấn đấu 100% đơn vị và cơ sở của ngành đều có Đảng viên, 50% đơn vị Chi bộ và tổ Đảng. Coi trọng việc bồi dưỡng chính trị đạo đức cho đội ngũ giáo viên và học sinh nhất là đối với lực lượng học sinh. Riêng giáo viên luôn nâng cao nghiệp vụ, đảm bảo mỗi giáo viên vừa hồng vừa chuyên. Phải đề cao vị trí của thầy cô giáo trong xã hội. Đổi mới phong cách ăn mặc của giáo viên trong lúc làm nhiệm vụ. Từng xã phường có kế hoạch cấp một số đất cho số giáo viên hiện nay chưa có nơi ở, phải trú ngụ dưới gầm cầu thang hoặc ở đậu (theo đề nghị của Ban Giáo dục Thị xã). Điều chỉnh lại lương hoặc có chế độ cụ thể để giúp các đồng chí gặp khó khăn: đặc biệt là các đồng chí có hoàn cảnh khó khăn, giáo viên giỏi, cán bộ quản lý các ngành.

Giải quyết đầy đủ và kịp thời các chế độ chánh sách đã được Nhà nước ban hành.

Có kế hoạch tập hợp và sử dụng có hiệu quả đội ngũ trí thức cũ nhất là đội ngũ thầy cô giáo. Đồng thời Ngành giáo dục thị xã tranh thủ với Sở Giáo dục giải quyết đội ngũ giáo viên đứng lớp cũng như cán bộ quản lý trước tình hình đang thiếu hiện nay và sau này

Dù không phải là Nghị quyết dành riêng cho giáo dục nhưng Nghị quyết về công tác văn hóa xã hội năm 1987 của Ban Chấp hành Đảng bộ Thị xã đã dành phần lớn và quan trọng , cụ thể chỉ đạo về giáo dục. Điều đó cho thấy sự nổ lực của Đảng bộ thị xã Bến Tre về mọi mặt để tiến hành đổi mới giáo dục [70; 2,3,4].

2.1.3.2. Giai đoạn 1991 – 1996‌


Tháng 11 năm 1991, Đảng bộ tỉnh Bến Tre mở đại hội đại biểu lần thứ V nhằm cụ thể hóa đường lối tiếp tục đổi mới từ đại hội VII

Thực hiện Nghị quyết Trung ương , khóa tư, khóa VII, ngày 8 tháng 5 năm 1993, Tỉnh Ủy Bến Tre đã xây dựng kế hoạch số 11/KH-TU, tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục –đào tạo tỉnh nhà, Ngành đã xây dựng và thực hiện “Đề án sắp xếp mạng lưới trường, kiện toàn tổ chức, đổi mới phân cấp quản lý ngành giáo dục – đào tạo 1993-1996”.

Đảng bộ thị xã Bến Tre đã chỉ đạo phòng giáo dục triển khai kế hoạch số 11/KH-TU của Tỉnh ủy và thực hiện đề án của sở giáo dục. Nhiệm vụ giáo dục đã được cụ thể hóa trong các Nghị quyết phương hướng nhiệm vụ của từng năm. Nghị quyết Về phương hướng nhiệm vụ năm 1994 đã nêu rõ:

Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường. Chuẩn bị đội ngũ giáo viên cấp 1, cấp 2 đạt trên 85%. Học sinh tốt nghiệp cấp 1, cấp 2 đạt trên 85%, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học cấp 1 còn 3%, cấp 2 còn từ 4-6%.

Đầu tư nâng cấp trường lớp, tách cấp 2 ra khỏi cấp 1 trang bị thêm phương tiện dạy và học. Xây dựng trung tâm thực hành trường Thị xã, trung tâm vi tính, trung tâm nghe nhìn trường Vĩnh Phú. Đảm bảo về điều kiện cơ sở vật chất cho phát triển giáo dục.

Phát huy chức năng của Hội đồng giáo dục về xây dựng phong trào xã hội hóa giáo dục ở từng địa phương.

Tiếp tục triển khai phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, tạo cơ sở tiến tới phổ cập THCS.

Với sự nổ lực trên nhất định giáo dục phổ thông Thị xã Bến Tre sẽ tạo bộ mặt mới cùng với thành quả của 10 năm đổi mới giáo dục [79; 4,5]

Để lãnh đạo đổi mới giáo dục đi vào hệ thống, Ngành đã tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý theo hướng tinh giảm tối đa nhân sự hành chính, tăng cường nhân sự trực tiếp đứng lớp. Cơ quan Sở còn 47 biên chế, Phòng giáo dục thành phố Bến Tre còn 9 biên chế. Đối với các trường cấp 2, 3 tiến hành bãi bỏ chức danh giám thị, tinh giảm tối đa ban giám hiệu, nhân viên hành chính, thiết bị … theo qui mô của trường. Với việc tinh giảm biên chế này, đã có khoảng hơn 50 cán bộ, giáo viên chuyển từ bộ phận quản lý, hành chính sang trực tiếp giảng dạy.

Việc phân cấp quản lý trong Ngành tiếp tục được cụ thể hóa. Sở quản lý toàn diện các trường cấp 2,3 và cấp 3 độc lập phổ thong, các trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp dạy nghề của tỉnh, Huyện. Thanh tra Sở tiến hành thanh tra toàn diện các Phòng giáo dục, các đơn vị trực thuộc Sở, giáo viên cấp 2, 3 của đơn vị trực thuộc. Ban cán sự Đảng của Sở phối hợp Ban tuyên giáo Tỉnh ủy, Huyện ủy, Thị xã ủy thực hiện công tác giáo dục chính trị, phát triển Đảng cho cán bộ, giáo viên. Phòng giáo dục quản lý toàn diện giáo dục mần non, trường tiểu học, trường PTCS, trường cấp 2 độc lập. Thanh tra Phòng giáo dục thanh tra toàn diện các đơn vị trực thuộc và thanh tra giáo viên trong diện quản lý.

2.2. Những thành quả và hạn chế của giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre trong mười năm đổi mới (1986-1996).‌

2.2.1. Quy mô phát triển và hiệu quả đào tạo.‌


Với sự nổ lực và đồng tình từ các cấp lãnh đạo, nhân dân, việc thực hiện đổi mới giáo dục tại thành phố Bến Tre đạt được thắng lợi quan trọng nối tiếp thành quả đạt được sau 10 năm giải phóng.

Với việc xác định vai trò và vị trí quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của kinh tế xã hội, chính giáo dục tạo ra nguồn nhân lực cho đất nước. Trãi qua 10 năm đổi mới, giáo dục thành phố Bến Tre nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng từng bước phát triển. Những thành quả ấy trước hết phải kể đến quy mô phát triển trong từng năm.

Quy mô học sinh phát triển như sau:

Bảng 2.1. Số học sinh và lớp giai đoạn 1986-1996


Năm học

Lớp

Học sinh

Cấp I

Cấp II

Cấp III

Cấp I

Cấp II

Cấp III

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quá trình phát triển giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2010 - 5

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2023