1986-1987 | 570 | 179 | 39 | 14426 | 7291 | 2038 |
1987-1988 | 386 | 180 | 41 | 14226 | 7347 | 2070 |
1988-1989 | 380 | 173 | 40 | 14124 | 7076 | 1969 |
1989-1990 | 518 | 151 | 33 | 13922 | 5824 | 1465 |
1990-1991 | 376 | 152 | 35 | 14038 | 5759 | 1184 |
1991-1992 | 375 | 154 | 46 | 13850 | 5843 | 1104 |
1992-1993 | 369 | 156 | 56 | 13117 | 6348 | 1316 |
1993-1994 | 363 | 169 | 68 | 12614 | 6904 | 2591 |
1994-1995 | 359 | 190 | 73 | 12023 | 7804 | 2952 |
1995-1996 | 357 | 217 | 79 | 11191 | 8889 | 3280 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Giáo Dục Phổ Thông Ở Thành Phố Bến Tre Từ 1975-1985.
- Nội Dung Chương Trình Và Phương Pháp Giảng Dạy
- Giáo Dục Phổ Thông Ở Thành Phố Bến Tre Trong Mười Năm Đầu Đổi Mới (1986-1996).
- Đầu Tư Xây Dựng Cơ Sở Vật Chất Và Trang Thiết Bị Trường Học.
- Giáo Dục Phổ Thông Ở Thành Phố Bến Tre Những Năm 1997 -2010
- Kết Quả Xếp Loại Học Lực, Hạnh Kiểm Học Sinh Phổ Thông 2000-2002
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở giáo dục tỉnh Bến Tre [97].
Nhìn chung, đã ngăn chặn được tình trạng tan trường, vỡ lớp, thầy bỏ việc, trò bỏ học, đã khôi phục và giữ vững được trường lớp, số học sinh ổn định theo từng khối, củng cố cả hệ thống giáo dục phổ thông và bắt đầu có bước phát triển. Mạng lưới trường học phát triển rộng khắp đến tận xã vùng quen đã có một hệ thống giáo dục phổ thông thống nhất.
Nếu xét chung về quy mô phát triển của giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre sau 10 năm đối mới thì có nhiều bước vượt bậc đáng kể. Song nếu xét trong từng năm học thì số lượng học sinh cũng như lớp có bước thăng trầm. Điều đó cho thấy trong 10 năm đổi mới giáo dục thành phố Bến Tre nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng cũng gặp muôn vàng khó khăn dưới tác động của tình hình kinh tế xã hội. Trong hai năm đầu kể từ khi tiến hành đổi mới, qui mô giáo dục phát triển song những năm sau chựng lại, giảm sút rõ rệt. Từ năm học 1993-1994 qui mô giáo dục phổ thông từng bước khôi phục, bắt đầu ổn đinh, sự chênh lệch số học sinh giữa các năm trong từng khối không cao, cấp 1 theo chiều hướng giảm, cấp 2,3 chiều hướng tăng.
Để tạo mọi điều kiện cho học sinh cũng như phân luồng học sinh, trường PTTH Nguyễn ĐìnhChiểu tiến hành tuyển sinh theo hướng phân ban. Gồm các ban :tự nhiên, kỹ thuật ,xã hội. Với việc phân ban học sinh chọn học những lớp theo nguyện vọng và năng khiếu của mình. Mặt khác tạo điều kiện để các em có thể chuẩn bị bước vào đại học cũng như bước vào cuộc sống.
Trong quá trình đổi mới ấy, một trong những nguyên nhân đưa đến qui mô giáo dục phổ thông phát triển đó chính là sự đa dạng hóa các loại trường giáo dục, sự đóng góp trường bán công, dân lập cấp 2, 3. Thực hiện chủ trương tuyển sinh lớp 2 và lớp 10 công lập, từ năm học 1987-1988 mô hình lớp hệ B (sau này phát triển thành trường bán công) bước đầu được hình thành trong các trường cấp 2,3. Tính đến năm học 1995-1996 có 1 trường cấp 2-3 Bán công và dân lập, chưa tính đến hệ B trong các trường cấp 3. Với 15 lớp cấp 2 dân lập và 28 lớp cấp 3 bán công và dân lập. Số học sinh cấp 2 dân lập 596, cấp 3 bán công-dân lập : 1310 [42;9] Như vậy số học sinh hệ bán công và dân lập cấp 2,3 chiếm 15,67 % trong tổng số học sinh cấp 2,3 .
Bên cạnh phát triển qui mô thông qua đa dạng hóa các hình thức trường lớp với hệ bán công và dân lập, đến năm học 1990-1991 trường chuyên cấp 3 cũng được thành lập trên địa bàn thành phố Bến Tre nhằm đào tạo nhân tài cho tỉnh nói chung cho thành phố Bến Tre nói riêng. Năm học đầu tiên với 57 học sinh, với 2 lớp 10, 1 lớp 11. Trường chuyên Bến Tre được thành lập hứa hẹn với nhiều thành tích mũi nhọn cho ngành giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre.
Từ năm học 1995-1996 từng bước tách trường, hình thành hệ thống trường phổ thông với cấp 1, cấp 2, cấp 3 độc lập. Cấp 1 với 8 trường, cấp 2 có 12 trường, cấp 3 có 2 trường. Sự hình thành các trường độc lập theo từng cấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phổ cập giáo dục bậc tiểu học tiến tới phổ cập cấp 2. Chất lượng giáo dục tuy nói chung vẫn tiếp tục phân hóa, phân cực nhưng nhìn chung cũng có phần cải thiện, rõ nhất là ở bậc tiểu học, chất lượng đã dần dần đi vào ổn định, ở các lớp chọn, lớp chuyên, trường chuyên theo tư tưởng “vừa đại trà, vừa mũi nhọn”. Trong 5 năm (1991-1995), thành phố BếnTre đã có khoảng 45 học sinh giỏi cấp tỉnh, 12 học sinh giỏi cấp quốc gia. Và với thành tích này, thành phố Bến Tre dẫn đầu cả tỉnh về chất lượng giáo dục mũi nhọn.
Ngành giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre đã đề ra nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng: thực hiện nghiêm túc chương trình và quy chế chuyên môn, chỉ đạo chặt chẽ khối lớp 1, cấp I, có kế hoạch khắc phục hiện tượng học sinh “ngồi nhầm lớp”, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yếu kém được kèm cặp, phụ đạo. Do đó, đến năm học 1995-1996, đỗ tốt nghiệp từng cấp trên địa bàn thị xã Bến Tre đạt kết quả:
+ Tốt nghiệp: Cấp II đạt tỉ lệ 87,53%
Cấp III đạt tỉ lệ 84,28% (trong đó trường chuyên đạt tỉ lệ 100%)
[97;tr44,45].
Từ năm học 1986 - 1987, ở bậc tiểu học, đã đổi môn ngữ văn thành tiếng Việt. Số học sinh được học tiếng nước ngoài và tin học tăng lên rõ rệt. Đến năm học 1995-1996 có hơn 85% học sinh cấp 2 và trên 80% học sinh cấp 3 được học ngoại ngữ; 100% học sinh lớp 10 các trường phổ thông đều được học môn tin học [42;13].
Nhà trường đã thực hiện tốt việc gắn trí dục với giáo dục lao động, hướng nghiệp, dạy nghề với làm ra của cải vật chất, trồng cây, duy trì phong trào thể dục thể thao, huấn luyện quân sự, giáo dục thẩm mỹ… Giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị được chú ý; kỷ cương, nề nếp, kỷ luật được bảo đảm hơn trước nhiều; nhìn chung nhà trường vẫn giữ được môi trường trong lành hơn cả. Điều đáng chú ý là học sinh đã và đang chuyển mạnh sang tâm lý sống động hơn, linh hoạt, tự chủ hơn, thích nghi nhanh hơn và sáng tạo hơn.
Trong giai đoạn này là công tác PCGD và XMC được duy trì, góp phần vào thành công chủ trương học sinh đúng tuổi đến trường. Thị xã Bến Tre là đơn vị dẫn đầu của tỉnh về đạt chuẩn quốc gia chống mù chữ. Tỉ lệ dân số 15-35 tuổi biết chữ đạt trên 93% (chuẩn yêu cầu đạt 90%). 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục [81;6]. Từ những thành quả đó tạo điều kiện cho thị xã Bến Tre tiến hành phổ cập THCS.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre còn những hạn chế nhất định. Tình trạng học sinh bỏ học, lưu ban còn cao nhất là những năm khủng hoảng kinh tế.
Tỉ lệ học sinh bỏ học trong 10 tiến hành đổi mới giáo dục (từ 1987-1996) như sau:
Bảng 2.2.Tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học các cấp từ 1986-1996 (% tổng số học sinh cấp học)
Học sinh lưu ban (%) | Học sinh bỏ học (%) | |||||
Cấp 1 | Cấp 2 | Cấp3 | Cấp 1 | Cấp 2 | Cấp 3 | |
1986-1987 | 8,62 | 6,8 | 3,14 | 3,91 | 3,09 | 3,33 |
1987-1988 | 11,96 | 8,31 | 3,28 | 5,62 | 18,56 | 4,28 |
1988-1989 | 12,81 | 7,89 | 4,67 | 4,15 | 14,43 | 3,85 |
1989-1990 | 10,15 | 6,50 | 3,02 | 3,46 | 9,49 | 2,07 |
1990-1991 | 13,99 | 5,69 | 0,87 | 4,66 | 17,36 | 2,44 |
1991-1992 | 12,57 | 3,42 | 0,33 | 3,11 | 12,34 | 2,80 |
1992-1993 | 8,78 | 4,76 | 1,90 | 2,13 | 3,74 | 3,40 |
1993-1994 | 7,61 | 3,19 | 0,69 | 6,91 | 8,55 | 3,37 |
1994-1995 | 5,86 | 4,09 | 0,35 | 4,77 | 11,34 | 2,90 |
1995-1996 | 2,96 | 3,37 | 2,69 | 8,86 | 9,71 | 3,22 |
Nguồn: Sở giáo dục tỉnh Bến Tre [97].
Tỉ lệ học sinh lưu ban năm học 1995-1996 chiếm 2,93% ở cấp 1, chiếm 3,37% ở cấp 2 và cấp 3 chiếm 2,69%. Học sinh lưu ban còn khá cao nhất là ở cấp 2. Nhưng so sánh với năm học đầu tiên cải cách giáo dục 1986-1987 thì tỉ lệ này giảm nhiều, nhiều nhất là cấp 1 giảm đến 5,66 %.
Đến năm học 1995-1996, cấp 1 học sinh bỏ học chiếm 8,86 %, cấp 2 chiếm 9,71 %, cấp 3 chiếm 3,22 %. Với tỉ lệ học sinh bỏ học năm học này so với những năm trước đổi mới thì giảm xuống rõ rệt. Nhưng trong tình hình mới của đất nước và đổi mới giáo dục thì tỉ lệ bỏ học còn khá cao. Việc khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh không chỉ là vấn đề nan giải của nhà trường mà của cả gia đình và xã hội. Muốn nâng cao hiệu quả đào tạo đòi hỏi giảm tối đa học sinh bỏ học. Và chỉ khắc phục việc học sinh bỏ học nhất là cấp I ngành giáo dục phổ thông thị xã Bến Tre mới có thể duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và tiến tới phổ cập THCS.
Nguyên nhân lớn dẫn đến tỉ lệ học sinh bỏ học và lưu ban trong giai đoạn này còn cao là dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế. Tình trạng này sẽ được khắc phục, trong thời gian tới cùng với khi tình hình kinh tế, chính trị từng bước đi vào ổn định và phát triển.
Đáng quan tâm nhất là chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông còn thấp, giáo dục toàn diện còn là vấn đề trước mắt. Trình độ kiến thức, kỹ năng thực hành, tư duy sáng tạo, tính tích cực trong học tập, trình độ ngoại ngữ và thể lực của đa số học sinh còn yếu. Đáng lo ngại là một bộ phận học sinh có tình trạng suy thoái đạo đức, sống không có lý tưởng, theo một lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước.
Khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa những trường ở trung tâm với những trường ở vùng ven còn khá cao.
2.2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên
Triền khai 10 tư tưởng chỉ đạo của chương trình phát triển giáo dục (1987-1990), Ngành giáo dục thành phố Bến Tre đã đề ra những giải pháp cụ thể trong đó có những giải pháp nhằm “Đổi mới quản lý giáo dục”. Để có thể đạt kết quả thì đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục phải được quan tâm đúng mức. Số lượng cán bộ quản lý giáo dục từng bước được nâng lên. Phòng giáo dục với 1 trưởng phòng, 2 phó phòng. Ban giám hiệu các trường điều đảm bảo đủ. 30% cán bộ quản lý trường học đã qua trường lớp quản lý. Một bộ phận cán bộ quản lý được đưa đi học các trường Nguyễn Ái Quốc 9, Cán bộ quản lý giáo dục Trung ương 2, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.Đa số cán bộ quản lý đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý tại trường Cán bộ Quản lý Giáo dục của tỉnh (Khoa cán bộ quản lý giáo dục trường cao đẳng sư phạm Bến Tre từ năm 1991).
Song song với xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục là xây dựng đội ngũ giáo viên đủ số lượng và đảm bảo về chất lượng được xem là giải pháp mang tính quyết định nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo.
Nằm trong tình trạng chung của cả tỉnh, vấn đề giáo viên trở nên nan giải: thiếu giáo viên, tỉ lệ giáo viên đứng lớp quá thấp, giáo viên đạt chuẩn chưa cao, trên chuẩn càng ít.Vì vậy, bằng mọi giải pháp, các cấp lãnh đạo tiến hành củng cố đội ngũ giáo viên cũ, xây dựng đội ngũ giáo viên mới đáp ứng nhu cầu đổi mới. Số giáo viên các năm học từ 1986-1996 như sau:
Bảng 2.3.Số giáo viên từng cấp giai đoạn 1986-1996
(Đơn vị tính: người)
Giáo viên cấpI | Giáo viên cấpII | Giáo viên cấpIII | |
1986-1987 | 401 | 271 | 66 |
1987-1988 | 417 | 294 | 74 |
1988-1989 | 405 | 338 | 76 |
1989-1990 | 404 | 317 | 71 |
1990-1991 | 416 | 279 | 67 |
1991-1992 | 406 | 288 | 57 |
1992-1993 | 408 | 276 | 57 |
1993-1994 | 385 | 280 | 68 |
1994-1995 | 395 | 303 | 67 |
1995-1996 | 424 | 355 | 79 |
Nguồn: Sở giáo dục tỉnh Bến Tre [97].
Trong những năm 1986-1996, để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên đứng lớp, Ngành giáo dục thị xã Bến Tre kết hợp đa dạng hóa các loại hình đào tạo giáo viên, đặc biệt là giáo viên cấp I. Hằng năm, hàng trăm sinh viên của các trường Trung học sư phạm, Cao đẳng sư phạm ra trường với các hệ đào tạo : 9 +2, 9+3, 12+1, 12+2 đối với giáo viên cấp I; hệ 12+2, 12+3 đối với giáo viên cấpII. Sinh viên được đạo tạo theo kế hoạch nhu cầu của các trường phổ thông, đảm bảo có giáo viên ở các bộ môn ngoại ngữ, nhạc, họa, kỹ thuật, thể dục, công tác Đội...
Đội ngũ giáo viên được tổ chức học tập, sinh hoạt chính trị trong hè và trở thành nền nếp.Việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên cũng được triển khai với nhiều nội dung thiết thực: Bồi dưỡng thay sách cải cách theo từng năm học, Bồi dượng thường xuyên theo chu kỳ 1992-1996 , Bồi dưỡng chuẩn hóa giáo viên cấp I đạt trình độ 12+2; Bồi dưỡng chuẩn hóa giáo viên cấp II với trình độ 12+3.Đặc biệt chú ý nâng cao trình độ nhận thức về chính trị, lòng yêu nghề, mến trẻ, tinh thần tổ chức kỷ luật cho giáo viên. Đẩy mạnh cuộc vận động cải tiến phương pháp dạy học, nhất là cấp I, cấp nền tảng của giáo dục phổ thông, củng cố nề nếp soạn giảng, sinh hoạt chuyên môn,tổ chức thi tay nghề giáo viên.
Với những nổ lực trên, đội ngũ cán bộ giáo viên không nâng lên về số lượng mà còn cả về chất. Tính đến năm học 1995-1996 đã có : 68,25% giáo viên cấp I; 90,12% giáo viên cấp II; 94,53% giáo viên cấp III đạt trình độ chuẩn sư phạm [42;12]. Qua công tác kiểm tra đánh giá của từng trường hằng năm, hầu hết giáo viên giảng dạy đạt yêu cầu. Trong đó, có khoảng 65 % đạt khá-tốt. Số giáo viên phổ thông đạt danh hiệu dạy giỏi cấp tỉnh không ngừng tăng lên, năm học 1995-1996 có 13/79 giáo viên [42;13]. Tuy số giáo viên dạy giỏi chỉ chiếm tỉ lệ 16,45% trong tổng số giáo viên, nhưng tỉ lệ này thể hiện nhiệt tình, nổ lực giáo viên trong phong trào thi đua dạy tốt.
Nhìn chung, thông qua bảng số liệu lấy mốc năm học 1986-1987 với năm học 1995- 1995, sau 10 năm đổi mới, đội ngũ giáo viên phổ thông thành phố Bến Tre tăng , cơ bản đáp ứng với nhu cầu tăng cả qui mô trường, lớp, học sinh. So sánh với năm học 1986-1987 thì đến năm học 1995-1996 đã có 858 giáo viên, tăng lên 120 giáo viên, so với năm học 1984- 1985 trước đổi mới tăng 130 giáo viên.
Đời sống giáo viên từng bước được cải thiện, chính sách ưu đãi, thâm niên đối giáo viên thực hiện đầy đủ. Ngoài ra, các trường tiến hành nghiêm túc cuộc vận động “Dân chủ hóa nhà trường” theo Chỉ thị Liên tịch số 21CT/LT ngày 04 tháng 10 năm 1989 giữa Bộ
giáo dục và Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Đại hội công nhân viên chức được các trường tổ chức ngay đầu năm học và đạt hiệu quả hơn với phương châm: nhằm thể hiện tập trung quyền làm chủ nhà trường của cán bộ, giáo viên.
Công tác phát triển Đảng trong cán bộ, giáo viên được chú trọng. Đến năm 1995-1996 100% các trường đều có chi bộ độc lập. Đảng viên từng bước thể hiện tiên phong của mình về tư tưởng, chính trị, chuyên môn, phong trào thi đua của nhà trường.
Song, do nhiều nguyên nhân khác nhau, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên cũng có hạn chế , khó khăn nhất là những năm khủng hoảng kinh tế-xã hội.
Nguyên nhân khách quan và là thực trạng chung là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của cán bộ giáo viên. Tình trạng nợ lương liên tiếp xảy ra và kéo dài khoảng thời gian có khi đến mấy tháng. Tiền mất giá, hàng hóa khan hiếm, giá cả đắc đỏ, với địa bàn thị xã đời sống viên chức đã khó khăn càng khó khăn hơn. Hậu quả hàng loạt giáo viên bỏ việc, giáo viên vốn đã thiếu đến giai đoạn này càng thiếu, tỉ lệ giáo viên đứng lớp quá thấp 1.31GV/lớp năm học 1995-1996. Hiện tượng giáo viên đảm nhận dạy nhiều lớp, dạy thêm tràn lan ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Nếu đem ra so sánh số giáo viên thực tế đứng lớp dạy với số sinh viên ra trường chúng ta sẽ thấy những bất cấp. Trung bình hàng năm số lượng sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Bến tre ra trường trên phạm vi địa bàn thị xã Bến Tre là con số trăm. Nhưng thực tế tính quân bình số giáo viên tăng hàng năm 1986-1996 là 12 giáo viên. Như vậy, số lượng giáo viên bỏ nghề còn nhiều, số lượng sinh viên ra trường không đi dạy cũng chiếm tỉ lệ cao.
Nguyên nhân chủ quan từ chủ trương tinh giảm biên chế các ngành hành chính, sự nghiệp. Với Quyết định số 777QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân tỉnh: số lượng giáo cán bộ giáo viên tinh giảm, một số cán bộ giáo viên giải quyết nghỉ luôn theo nguyện vọng.
Bên cạnh đó do tồn tại nhiều loại hình trường, việc tách trường cấp II, ra khỏi cấp III, nhập vào cấp I, sau đó tách cấp I độc lập gây khó khăn trong việc bố trí cũng như tạo điều kiện làm việc cho cán bộ quản lý. Một bộ phận giáo viên và cán bộ quản lý trong giáo dục thiếu gương mẫu và đạo đức và lối sống.
Đội ngũ cán bộ còn quá ít, quản lý còn yếu chủ yếu là nhằm vào kinh nghiệm là chính. Bộ phận chưa được đào tạo nghiệp vụ quản lý, nhưng do có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nên được chuyển từ công tác giảng dạy sang quản lí. Dự nguồn cán bộ quản lí cho các năm sau chưa nhiều, có trường không có cán bộ dự nguồn. Hạn chế gây khó khăn cho
việc xây dựng đủ về số lượng, nâng cao hiệu quả quản lý tại các trường cũng như Phòng giáo dục. Từ đó kéo theo công tác thanh tra, kiểm tra chưa sâu sát, thường xuyên và hiệu quả.
Sự chênh lệch giáo viên cấp I, II, II, thiếu hụt, dư thừa giáo viên ở các môn học, nhất là giáo viên nhạc, giáo dục công dân ,thể dục, ngoại ngữ..Giáo viên cấp 1 dư trong đó giáo viên cấp 2,3 thiếu quá nhiều nhất là các môn tin học, ngoại ngữ, thể dục. Điều này gây khó khăn giáo dục toàn diện ở các trường.
Trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn giáo viên còn thấp, điều này không chỉ ảnh hưởng đến mục tiêu nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên mà ảnh hưởng đến mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục. Bởi giáo viên là bộ phận trực tiếp hoàn thành mục tiêu này, họ là “chủ thể của hoạt động dạy ”.
Dưới tác động của cơ chế thị trường những biểu hiện tiêu cực trong giáo viên có chiều hướng gia tăng: dạy thêm và học thêm tràn lan, tốn nhiều thời gian và tiền bạc của học sinh, ảnh hưởng xấu quan hệ thầy trò, hình ảnh của người thầy giáo, sự phân biệt trong giáo dục.
2.2.3. Nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy.
Một trong những vấn đề trọng tâm của đổi mới giáo dục đó chính là đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy. Để đáp ứng nhu cầu của phát triển đất nước, Nghị quyết số 14-NQ/TW của Bộ Chính trị Ban Chấp Hành Trung ương Đảng về cải cách giáo dục đã nêu:
Về nội dung giáo dục: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tạo ra những lớp người lao động mới làm chủ tập thể, đủ sức gánh vác sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta”.
Về nguyên lý “ Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội”.
Quá trình triển khai đang được diễn ra, thì tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội diễn ra càng cho thấy giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng đang trong tình trạng khó khăn, nhiều vấn đề nan giải, nhất là nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy.
Công cuộc đổi mới đất nước diễn ra mở ra cho giáo dục nước ta nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng hướng mới, một nền giáo dục “toàn diện” – Hội nghị giáo dục toàn quốc 1987.