Giáo Dục Phổ Thông Thị Xã Tuyên Quang Giai Đoạn 2000 - 2008

tỉnh, trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của thị xã Tuyên Quang đã có những bước phát triển. Sự nghiệp giáo dục của thị xã đã phát huy được hiệu quả trong yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Bảng 3.5. Giáo dục phổ thông thị xã Tuyên Quang giai đoạn 2000 - 2008



TT

Đơn vị tính

2000

2001

2001

2002

2002

2003

2003

2004

2004

2005

2005

2006

2006

2007

2007

2008

2008

2009

1

Trường

22

21

21

21

19

19

19

19

31

2

Lớp

374

376

368

353

344

336

323

311

503

3

Giáo viên

682

680

692

708

648

667

581

571

928

4

Học sinh

14843

14847

14294

13769

13360

12918

12267

11369

16741

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tình hình thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang trong thời kỳ từ năm 1991 đến năm 2008 - 10

[13],[15],[16],[22]

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo luôn được Đảng bộ và chính quyền tỉnh, thị xã quan tâm. Ngày 12 - 3 - 2001, Tỉnh uỷ Tuyên Quang ra Nghị quyết số 01-NQ/TU về nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo, đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết của tỉnh, thị xã Tuyên Quang đã tập trung cao độ cho sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo; phong trào học tập phát triển sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, trên mọi địa bàn; phương thức “Một hội đồng hai nhiệm vụ” được phát huy có hiệu quả; nhiều cơ chế chính sách đầu tư, hỗ trợ cho người dân được thực hiện. Năm 2001, thị xã đã góp phần quan trọng để Tuyên Quang đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Hệ thống trường, lớp mần non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông được mở rộng trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Các cơ sở giáo dục của thị xã tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục; chú trọng rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh trong các trường học. Thị xã đã ổn định và củng cố hệ thống trường lớp hiện có; xây dựng đề án kiên cố hoá

trường học gắn với xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2006 - 2010. Năm học 2007- 2008, thị xã có 12 trường mầm non, tỷ lệ huy động số cháu vào mẫu giáo đạt 100%; 100% số học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6. Phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” gắn với cuộc vận động “Hai không” được duy trì, đẩy mạnh, chất lượng giáo dục toàn diện, tỉ lệ tốt nghiệp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và bổ túc văn hoá được nâng lên. Số học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi cấp quốc gia tăng. Năm 2004 - 2005, có 35 em đạt giải, tăng 10 em so với năm 2003 - 2004. Năm 2001 trường THPT Tân Trào thị xã Tuyên Quang được nhà nước phong tăng danh hiệu Anh hùng Lao động [3, tr.367]. Năm 2003, thị xã đã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục thường xuyên và đào tạo nghề ngày càng được chú trọng đầu tư. Trong 5 năm 2001 - 2005 đã đào tạo nghề cho hầu hết học sinh tốt nghiệp THPT; đào tạo trình độ đại học, cao đẳng được quan tâm mở rộng. Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ giảng dạy và học tập được tăng cường, đội ngũ giáo viên được bổ sung về số lượng và từng bước nâng cao về chất lượng. Thị xã đã ban hành một số cơ chế chính sách đẩy mạnh phát triển giáo dục - đào tạo; hỗ trợ giáo viên và học viên bổ túc văn hoá; trợ cấp giáo viên mầm non dân nuôi hỗ trợ xi măng, tấm lợp để xây dựng trường học. Công tác xã hội hoá giáo dục được các cấp, các ngành, các phường xã quan tâm phát triển; thành lập hội khuyến học thị xã. Với nhiều biện pháp cụ thể như trên, ngành giáo dục và đào tạo đạt kết quả đáng khích lệ.

Để đảm bảo chất lượng dạy và học, Đảng bộ và chính quyền thị xã luôn quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành, vận động quần chúng đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục. Tổng diện tích đất xây dựng trường học của giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông trên địa bàn toàn thị xã hiện nay (2008) là 206.514 m2 [100, tr.49]. Hiện có 473 phòng học, trong đó: 113 phòng học của giáo dục mầm non và 360 phòng học của giáo dục phổ thông. Trong số các phòng học này hầu hết đã được xây kiên cố.

Giáo dục mầm non: Được sự chăm lo của các cấp, chất lượng giáo dục mầm non ngày càng được nâng cao. Năm học 2006-2007, 100% trẻ đến trường được bảo vệ an toàn, được tiêm chủng đầy đủ các mũi và được theo dõi sự phát triển bằng biểu đồ sức khoẻ trẻ em. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng của trẻ đến trường và không đến trường giảm còn dưới 3,2%, trẻ được học 2 buổi/ngày đạt 96%.

Giáo dục phổ thông: Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học từ năm học 2002 - 2003 đến năm học 2007 - 2008 đều đạt trên 99%. 100% xã, phường, đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Năm học 2007 - 2008, tỷ lệ học sinh khuyết tật trong độ tuổi được tham gia giáo dục hoà nhập đạt hơn 74,9%, tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày là 39,04%.

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS từ năm học 2002 - 2003 đến năm học 2007 - 2008 trung bình đạt 99%. 100% xã, phường, đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục THCS. Số học sinh THCS đạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi luôn đứng đầu trong tỉnh. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT từ năm học 2002 - 2003 đến năm học 2007 - 2008 trung bình đạt 98%, . Số học sinh THPT đạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi còn ít (bình quân trong một năm học có 20 học sinh đạt giải cấp quốc gia), tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào đại học, cao đẳng luôn dẫn đầu so với các địa phương trong tỉnh. [63, tr.5]

Giáo dục nghề nghiệp và đại học: Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 54% (năm 2005) tổng dân số, gần 90% dân số sống ở nông thôn nên lực lượng lao động bổ sung hằng năm chủ yếu ở khu vực nông thôn và tham gia vào sản xuất nông, lâm nghiệp là chính. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo cho sự nghiệp phát triển KT - XH, trước hết cần phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng và đại học. Số lượng học sinh tốt nghiệp hàng năm tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thị xã còn ít; tuy nhiên đã góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực được đào tạo cho các cơ sở sử dụng nhân lực và phát triển KT - XH.

Trường Trung cấp Nghề Tuyên Quang có nhiệm vụ đào tạo hệ công nhân kỹ thuật dài hạn các nghề: Điện công nghiệp, điện tử, sửa chữa thiết bị cơ khí, hàn, cắt gọt kim loại, vận hành máy xúc, nghề may, sửa chữa ô tô và lái xe... Trường còn liên kết với Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên đào tạo hệ cao đẳng nghề điện và kế toán, đáp ứng nhu cầu lựa chọn nghề của nhân dân, nhất là thanh niên trong tỉnh.

Về giáo dục thường xuyên: Tỷ lệ học viên tốt nghiệp bổ túc THCS trung bình hàng năm đạt 95,1%. Tỷ lệ tốt nghiệp bổ túc THPT trung bình hàng năm đạt 92,4%, riêng năm học 2006-2007 đạt 0,22%.

Thiết bị dạy học: Đến năm học 2006 - 2007, các trường mầm non và phổ thông (từ lớp 1 đến lớp 10) đã được cung cấp đủ trang thiết bị đồ dùng dạy học theo danh mục thiết bị đồ dùng dạy học tối thiểu do Bộ GD&ĐT ban hành. Trường đạt chuẩn quốc gia: Đến năm 2008, toàn thị xã có 17 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 6 trường mầm non (Tân Trào, Ỷ La, Sông Lô, Phan Thiết, Tràng Đà, Hoa Mai), 7 trường tiểu học (Ỷ La, Phan Thiết, Tràng Đà, Nông Tiến, Trường Thành, Bình Thuận, Lưỡng Vượng), 4 trường THCS (Tràng Đà, Bình Thuận, Phan Thiết, Hồng Thái). Thị xã chưa có trường THPT đạt chuẩn quốc gia.

Các nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước và cơ cấu chi tiêu của giáo dục: Tỷ trọng nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia về GD&ĐT trong tổng nguồn có xu hướng tăng trong những năm 2001 - 2005, đến năm 2007 chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo dạy nghề là 39,496 triệu đồng [100, tr.41]. Từ 2001 - 2008, tỷ lệ chi cho GD&ĐT luôn đạt trên 30% tổng chi ngân sách nhà nước, riêng năm 2003 và 2004 tỷ lệ này đã đạt gần 40% [63, tr.8]. Phần lớn ngân sách nhà nước cấp cho GD&ĐT dành cho chi thường xuyên trong đó phần nhiều nhất được dành cho giáo dục tiểu học (có xu hướng giảm qua các năm), tiếp đến là THCS và THPT (có xu hướng tăng dần qua các năm). Mặc dù ngân sách đã dành cho chi thường xuyên của giáo dục là khá lớn, song hầu hết chi thường xuyên ở giáo dục tiểu học (từ 87 - 90%)

và ở giáo dục THCS (từ 79 - 92%) là dành chi cho con người1, các nhóm chi còn lại chiếm tỷ trọng rất thấp.

Để thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục và khuyến học, ngành giáo dục có các chính sách hỗ trợ tài chính cho học sinh, sinh viên: Việc miễn, giảm học phí; thực hiện cấp học bổng cho học sinh dân tộc nội trú, SV và các chính sách hỗ trợ học phẩm, sách giáo khoa… đã tạo điều kiện cho đại bộ phận con em các gia đình nghèo, diện chính sách được học tập, trước hết ở các cấp học phổ cập (tiểu học và THCS).

Qua gần 20 năm xây dựng và đổi mới, sự nghiệp giáo dục của thị xã Tuyên Quang đã đạt được những thành tựu căn bản. Từ Năm 2003 thị xã Tuyên Quang đã củng cố và phát triển giáo dục mầm non. Mạng lưới các cơ sở giáo dục phổ thông đã được nâng cấp, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em các dân tộc. Thị xã đã đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS. Quy mô và tỷ lệ nhập học của giáo dục mầm non và phổ thông tăng, công bằng xã hội trong giáo dục được đảm bảo, nhất là đối với trẻ em người dân tộc, con em các gia đình nghèo và chính sách xã hội. Hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng và giáo dục thường xuyên đã được định hình, từng bước mở rộng quy mô và đầu tư thiết bị nhà xưởng, bước đầu đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân và cung cấp nhân lực đã qua đào tạo cho phát triển KT - XH trên địa bàn tỉnh. Chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo đã có chuyển biến bước đầu. Chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của giáo dục mầm non, trình độ hiểu biết, kiến thức của học sinh phổ thông đã có tiến bộ và toàn diện hơn. Đa số học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề đã có việc làm.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, sự nghiệp giáo dục - đào tạo của thị xã cũng còn nhiều hạn chế. Chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp, việc



1 Bao gồm: tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất như tiền lương (bảo hiểm xã hội, trích nộp công đoàn, bảo hiểm y tế, …).

đánh giá chất lượng dạy và học chưa đúng thực chất, còn chạy theo bệnh thành tích. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo khá cao nhưng năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục; cơ cấu giáo viên chưa đồng bộ. Chất lượng một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Công tác quản lý giáo dục còn kém hiệu quả. Công tác chỉ đạo, điều hành giáo dục còn yếu kém, bất cập. “Bệnh thành tích” trong giáo dục chưa được khắc phục triệt để. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp chưa được bồi dưỡng thường xuyên về những kiến thức và kỹ năng quản lý mới; năng lực quản lý còn bất cập với yêu cầu đổi mới giáo dục và phân cấp trong quản lý giáo dục. Cơ sở vật chất kỹ thuật của một số cơ sở GD&ĐT thị xã vẫn còn thiếu thốn và lạc hậu; huy động nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục còn nhiều hạn chế. Việc quản lý, sử dụng trang thiết bị dạy học chưa hiệu quả; công tác xã hội hoá giáo dục còn chậm [3, tr.368]. Cơ chế quản lý giáo dục chưa tương thích với sự chuyển đổi sang kinh tế thị trường và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của thị xã.

b. Về văn hóa thể thao:

Thị xã Tuyên Quang là một vùng văn hoá đa hương sắc. Suốt chiều dài lịch sử, cộng đồng các dân tộc anh em đang chung sống trên mảnh đất thị xã Tuyên Quang đã đoàn kết, gắn bó, phát huy truyền thống lao động cần cù để xây dựng, bảo vệ quê hương và sáng tạo ra những giá trị văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.

Là trung tâm chính trị, kinh tế - văn hoá của tỉnh, thị xã tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với công tác văn hoá, thông tin, thể dục - thể thao từ thị đến cơ sở. Thực hiện Về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ( Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII), chất lượng hoạt động văn hoá, nghệ thuật chuyên nghiệp, văn nghệ quần chúng thôn, xóm, tổ nhân dân, cơ quan, đơn vị, trường học được nâng lên, đáp ứng đòi hỏi, nhu cầu hưởng

thụ văn hoá của nhân dân. Năm 2005 toàn thị xã có 216 đội văn nghệ, năm 2007 có 250 đội, hằng năm tổ chức trên 450 buổi biểu diễn văn nghệ quần chúng. 100% các xóm, tổ nhân dân trên địa bàn thực hiện quy ước của xóm, tổ, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, phù hợp với truyền thống của dân tộc. [2, tr.365]

Các hoạt động văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình đã hướng mạnh về cơ sở, diễn ra sôi nổi, rộng khắp, tạo ra không khí phấn khởi trong cán bộ và quần chúng nhân dân, góp phần tích cực vào công tác thi đua lao động sản xuất. Chất lượng truyền thanh, truyền hình ngày càng được nâng lên, các chủ trương của Đảng, nhà nước được tuyên truyền kịp thời đến nhân dân. Tỷ lệ dân số được nghe đài phát thanh đạt 98%, xem truyền hình đạt 99,6% [29, tr.41]. Hệ thống truyền thanh được nâng cấp và mở rộng đến các cụm dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đồng thời giúp cho nhân dân các xóm, tổ kịp thời nắm bắt thông tin phục vụ thiết thực cho sản xuất và đời sống. Tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, hệ thống chính trị vững chắc và luôn được củng cố từ thị đến cơ sở.

Thị xã đã đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hoá ở cơ sở, tiến hành cấp tấm lợp, hỗ trợ công kỹ thuật, quy định mẫu thiết kế, huy đông nhân dân đóng góp nguyên vật liệu, công lao động để xây dựng Nhà văn hoá thôn, xóm, tổ nhân dân; sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách để đầu tư xây dựng nhà văn hoá xã, cụm xã, phường, các điểm văn hoá bưu điện, tập trung các hoạt động văn hoá, thông tin về cơ sở. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” tiếp tục được đẩy mạnh, từng bước đi vào chiều sâu, có tác động sâu sắc vào đời sống xã hội. Năm 2008, tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn hộ gia đình văn hoá đạt 88,4%; tỷ lệ xóm, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hoá đạt 73,5%. Năm 2008 đã có 18 câu lạc bộ văn hoá, văn nghệ; 156 xóm, tổ có nơi sinh hoạt cộng đồng [2, tr.386]. Năm 2008, tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh cho 14 di tích trên địa bàn toàn thị; nâng cao chất lượng quản lý

và tổ chức lễ hội trên địa bàn, góp phần đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tham quan di tích lịch sử văn hoá của nhân dân.

Hiện nay trên địa bàn thị xã, các công trình văn hoá thể thao: Quảng trường tỉnh, Rạp chiếu phim, Thư viện tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Khu liên hiệp thể thao tỉnh, Trung tâm Văn hoá thể thao Thanh thiếu niên… đã và đang triển khai đầu tư xây dựng.

Hoạt động văn học, nghệ thuật có bước tiến bộ, nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật ra đời, phản ánh sinh động, chân thực cuộc sống và công cuộc đổi mới, truyền thống cách mạng của thị xã và của tỉnh được nhân dân trân trọng đón nhận.

Phong trào thể dục thể thao phát triển mạnh mẽ đã góp phần nâng cao sức khoẻ và đời sống tinh thần cho nhân dân. Tỷ lệ dân số tham gia luyện tập thể thao thường xuyên đạt 23,5%; có 20% số hộ gia đình được công nhận gia đình thể thao. Hiện có 27 câu lạc bộ thể dục thể thao hoạt động hiệu quả . Nhiều đoàn vận động viên tham gia thi đấu các môn thể thao tại khu vực và toàn quốc đạt kết quả cao như bóng đá thiếu niên, nhi đồng, Pencat Silat… Đã có một vận động viên được phong cấp kiện tướng, 9 vận động viên cấp I quốc gia.

3.3.3. Thực hiện chính sách xã hội

Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: "Uống nước nhớ nguồn", "đền ơn đáp nghĩa", tỏ lòng "hiếu nghĩa bác ái" với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng. Chính quyền thị xã đã tiến hành thực hiện nhiều chính sách ưu đãi người có công. Phong trào chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công đã trở thành tình cảm, trách nhiệm của toàn xã hội, truyền thống tốt đẹp của dân tộc được khơi dậy, đã huy động sức mạnh của toàn xã hội. Trong công tác "đền ơn đáp nghĩa", các xã, phường làm tốt công tác thương binh - liệt sĩ. Đến 2008 đã giúp đỡ 160 hộ gia đình chính sách làm nhà cửa, sửa chữa nhà ở, vận động ủng hộ quỹ “Vì người nghèo” được 842 triệu đồng, “Quỹ đền ơn đáp nghĩa” được 778 triệu đồng, không có gia đình chính sách thuộc hộ nghèo.

Thực hiện chi trả đầy đủ, đúng kì hạn chế độ lương, các khoản phụ cấp cho các đối tượng chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đối với thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với nước được thực hiện theo đúng chế độ. Riêng năm 2008 đã tổ chức trao 2.770 xuất quà trị giá 236,56 triệu đồng cho các đối tượng chính sách nhân dịp Tết Nguyên đán và ngày 27/7; 34 xuất quà của tỉnh cho cán bộ Lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, người có công với cách mạng nhân ngày 2/9 với số tiền 3,92 triệu đồng; trao tiền hỗ trợ cải thiện về nhà ở cho 33 cán bộ tiền khởi nghĩa với số tiền 825 triệu đồng. Phát động ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được 203,3 triệu đồng, Quỹ Vì người nghèo 201,4 triệu đồng. Hỗ trợ làm nhà ở bằng nguồn Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của tỉnh và thị xã cho 26 gia đình chính sách, người có công với số tiền 170 triệu đồng; hỗ trợ 10 hộ nghèo làm nhà với số tiền 80 triệu đồng; cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 951 đối tượng chính sách. [96, tr.5]

Về công tác xoá đói giảm nghèo: Nhìn chung trong những năm qua, dưới sự cố gắng của chính quyền địa phương và người dân, công tác xóa đói giảm nghèo của thị xã Tuyên Quang đã đạt được những kết quả tốt; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo (theo quyết định 1143/2000/QĐ-LĐXH về việc điều chỉnh chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2001- 2005 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành) đã giảm từ 12,5% năm 2005 xuống còn 2,5% vào cuối năm 2005, đến năm 2008 giảm xống dưới 2%, không có hộ chính sách nghèo.

Được sự đồng thuận cao của các cấp chính quyền và nhân dân, nên chương trình xóa đói giảm nghèo của thị xã đã huy động được nhiều nguồn nhân lực tham gia. Sự tham gia của cộng đồng cùng nỗ lực của các hộ nghèo đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu của chương trình mà nổi bật là chương trình làm nhà cho hộ nghèo. Hiện Tuyên Quang là một trong ba tỉnh đầu tiên đi đầu cả nước được ủy ban Trung ương Mặt trận tổ

quốc Việt Nam công nhận đã hoàn thành chương trình xóa nhà giột nát cho hộ nghèo.

Thị xã đã thực hiện đề án giải quyết việc làm gắn với chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010; giúp đỡ 278 hộ nghèo, 160 hộ gia đình chính sách làm nhà, sửa chữa nhà, vay vốn phát triển sản xuất, tổ chức rà soát, tư vấn người lao động tham gia xuất khẩu lao động; vận động ủng hộ, sử dụng hiệu quả Quỹ vì người nghèo, Quỹ đền ơn đáp nghĩa. Từ năm 2005 đến 2007, đã xoá được 359 hộ nghèo.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, tỉnh Tuyên Quang tiến hành rà soát hiện trạng nghèo trên địa bàn toàn tỉnh năm 2006 theo chuẩn nghèo mới quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng chính phủ về việc điều chỉnh chuẩn hộ nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010. Kết quả (Bảng 3.6.) cho thấy: trong tổng số 14.714 hộ gia đình được điều tra trên địa bàn thi xã có 711 hộ thuộc diện nghèo, chiếm 4,83%. Hộ nghèo chủ yếu ở những vùng ngoại thị.

Bảng 3.6. Thực trạng hộ nghèo thị xã Tuyên Quang năm 2006



Huyện, thị xã

Số hộ gia đình

Hộ nghèo


Tổng số


Thành thị


Nông thôn


Tổng số


Tỷ lệ %

Thành thị

Nông thôn

Tổng số

Tỷ lệ

%

Tổng số


Tỷ lệ %

TXTQ

14714

7070

7644

711

4,83

208

1,41

503

3,42

Toàn tỉnh

155585

16786

138799

55447

35,64

984

0,63

54463

35,01

[100, tr.52]

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo, do nhận thức của người nghèo còn hạn chế, có tư tưởng trông chờ vào Nhà nước, vào sự giúp đỡ của cộng đồng, bằng lòng với cuộc sống hiện tại chưa tích cực vươn lên thoát nghèo; một số hộ còn lười lao động, thiếu kinh nghiệm sản xuất, còn nhiều hủ tục gây lãng phí trong sinh hoạt; trong gia đình có người mắc các tệ nạn xã hội,

đông con… do thiếu vốn sản xuất, thiếu đất, thiếu tư liệu sản xuất; trong gia đình có người tàn tật, ốm đau thường xuyên hoặc do ảnh hưởng của thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, tai nạn…

Thị xã đã tập trung sự lãnh đạo của các cấp Đảng ủy, chính quyền, coi giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng, toàn dân. Thực hiện giảm nghèo gắn với làm giàu, nâng cao nhận thức của người nghèo tự vươn lên để có cuộc sống ổn định, thoát nghèo bền vững. Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong việc thực hiện các giải pháp, cơ chế, chính sách để đạt được mục tiêu giảm nghèo.

Hội Phụ nữ thị xã Tuyên Quang là một trong những đơn vị điển hình trong công tác xoá đói giảm nghèo. Năm 2005, đã giúp 1.337 lượt hội viên vay hơn 9 tỷ đồng vốn, xây dựng được 600 mô hình phát triển kinh tế gia đình, trong đó có 208 mô hình thủ công nghiệp, 174 mô hình dịch vụ tổng hợp, 40 trang trại vườn đồi, 32 mô hình cánh đồng đạt giá trị canh tác 50 triệu đồng/ha/năm.

Những cố gắng trong thực hiện nhiệm vụ giảm tỷ lệ hộ nghèo của thị xã: Đến hết năm 2007, thị xã không còn hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách; các hộ nghèo có khó khăn về nhà ở được hỗ trợ để có nhà ở bền, chắc; các hộ nghèo tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội về y tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo nghề. Nhờ đó mà thị xã đã đạt được kết quả giảm tỷ lệ nghèo từ 10,23% năm 2006 xuống còn 4,36% năm 2008 [97, tr.8].

Bảng 3.7. Tổng hợp tăng giảm hộ nghèo thị xã giai đoạn 2006 – 2008.



Năm

Tổng số hộ

Tổng số khẩu (TB)

Tổng số hộ nghèo

Tổng số nhân khẩu nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo

(%)

2006

22434

87393

2296

6234

10,23

2007

23028

78518

1369

4886

5,94

2008

23046

92371

1020

3423

4,36

[60],[61],[62]

Đạt được kết quả như trên là nhờ tăng trưởng kinh tế khá cao cùng với việc thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo. Tạo cơ hội và điều kiện cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản; làm tốt công tác truyền thông, nâng cao dân trí; tăng việc làm, thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, nhất là người nghèo.

Các ngành, các cấp đã triển khai thực hiện tốt hơn các giải pháp xóa đói giảm nghèo. Tạo điều kiện về vốn qua các hình thức tín dụng cho các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn; động viên mọi người tham gia xóa đói giảm nghèo. Thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho người nghèo. Thực hiện chính sách hỗ trợ y tế, hỗ trợ giáo dục, trợ giúp người nghèo. Xây dựng quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo và quỹ hỗ trợ giáo dục cho học sinh nghèo.

Trong tiến trình đô thị hóa ở thị xã Tuyên Quang (thành phố Tuyên Quang 2010), sự phân hóa cư dân đô thị là điều không thể tránh được. Việc mở rộng đô thị ra vùng phụ cận, trong khi các vùng đó hầu như làm kinh tế nông nghiệp, số hộ nghèo sẽ tăng lên, người nông dân còn chịu thiệt một cách trực tiếp trong quá trình công nghiệp hóa. Trong sự phát triển nhanh chóng của kinh tế ngày nay, người nghèo có thể cố gắng vừa thoát nghèo trong giai đoạn này, nhưng lại rơi ngay vào khung chuẩn nghèo của giai đoạn mới.

3.3.4. Công tác Y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Sức khoẻ cộng đồng vừa là điều kiện, nhưng cũng là mục tiêu của sự phát triển. Đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân là một trong những phương pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sự phát triển xã hội hiện tại cũng như trong tương lai. Mặt khác, đối với một xã hội hiện đại, sức khoẻ lại là một tiêu chí quan trọng để phản ánh mức độ bảo đảm quyền con người, tính nhân văn và sự công bằng xã hội của mỗi quốc gia. Vì vậy, có thể nói rằng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng là trách nhiệm của mọi người và toàn xã

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 24/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí