Kết Quả Xếp Loại Học Lực, Hạnh Kiểm Học Sinh Phổ Thông 2000-2002

Cùng với sự phát triển về quy mô học sinh, trường lớp chất lượng giáo dục, hiệu quả đào tạo từng bước được nâng cao đáp ứng với yêu cầu của phát triển kinh tế- xã hội trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Năm học 2001-2002 là năm học cuối cùng của thế kỉ XX, kết thúc “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000”. Nối tiếp những thành tựu của các năm học trước, chất lượng giáo dục của cả 3 bậc học có những bước phát triển đáng kể :

Bảng 3.3.Kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm học sinh phổ thông 2000-2002


Bậc học

Xếp loại

Năm học

2000-2001

2001-2002

Học lực

Hạnh

kiểm

Học lực

Hạnh

kiểm

Tiểu học

G

53,7%

96,6%

57,2%

98,4%

K

31,3%

3,14%

30,2%

1,96 %

TB

13,3%

0%

11,8%

0%

Y

0,01%

0%

0,8%

0%

K

1,96%

0,26%

0%

0%

Trung học cơ sở

G

33,6%;

75,9%

37,6%

80,2%

K

33,9%

22,7%

33,2%

18,5%

TB

24,9%

0,01%

23,3%

1,2%

Y

7,09%

1,39%

5,2%

0,1%

K

0,51%

0%

0,75%

0%

Trung học phổ thông

G

10,89%

70,58%

11,55%

69,15%

K

41,03%

29,07%

39,34%

29,85%

TB

36,50%

0,50%

37,66%

0,47%

Y

10,54%

0,43%

10,50%

0,53%

K

1,04%

0%

0,95%

0%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quá trình phát triển giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2010 - 9

Nguồn: Phòng giáo dục thành phố Bến Tre [48],[49]

Từ kết quả trên cho thấy, giáo dục phổ thông tại thành phố Bến Tre luôn được sự quan tâm của các nhà quản lý, của chính quyền từ thành phố đến địa phương và từng năm học chất lượng giáo dục có sự chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục mũi nhọn tăng hằng

năm: so sánh với năm học trước năm học 2001-2002 học sinh giỏi chiếm tỉ lệ TH: 57,2%; THCS: 37,6%; THPT: 11,55%, trong khi đó tỉ lệ học sinh yếu, kém giảm đáng kể: TH giảm 1,17%; THCS giảm 1,75%. Tuy nhiên bậc THPT, tỉ lệ học sinh yếu kém còn cao:11,45%.

Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục toàn diện từng bước hiệu quả được thể hiện sự tăng về tỉ lệ hạnh kiểm tốt của học sinh. Nhà trường đã thực hiện tốt vai trò giáo dục: trí dục – đức dục cho học sinh.

Từ năm học 2002-2003, thành phố Bến Tre tiến hành triển khai đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và hoàn thành vào năm học 2007-2008.Chất lượng giáo dục có những bước chuyển biến quan trọng với các đánh giá xếp loại mới. Năm 2009-2010 hoàn thành “Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010”với những giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kiên quyết không để học sinh ngồi nhằm lớp.

Bảng 3.4.Kết quả xếp loại học lực học sinh 2005-2010 (tỉ lệ %)


B H

Xếp loại

Năm học

2005-

2006

2006-2007

2007-2008

2008-

2009

2009-2010

T

TV

T

TV

T

TV

T

TV

T

TV

T H

G

80,61

78,11

65,9

63,8

65,6

61,3

72,5

75,8

79,3

83,9

K

15,69

17,67

27,5

28,7

27,5

31,2

21,5

18,5

15,4

12,7

TB

3,0

3,54

5,3

6,2

5,6

6,3

5,2

4,5

4,7

2,72

Y

0,43

0,4

0,9

0,9

1

0,9

0,8

0,75

0,6

0,72

Kxl

0,27

0,28

0,4

0,4

0,3

0,3

0

0

0

0

T H CS

G

41,5

35,74

33,5

36,5

37

K

36,6

36,91

35,1

33,75

34,3

TB

20,9

24,93

27,3

26,4

25,4

Y

0,9

2,3

3,9

3,2

2,5

K

0,1

0,12

0,2

0,15

0,1

T H P T

G

13,46

16,27

18,62

18,54

18,70

K

36,41

39,45

37,71

38,60

39,38

TB

38,0

36,09

35,74

31,64

33,21

Y

11,57

8,23

7,80

10,70

8,39

K

0,56

0

0,13

0,52

0,32

Nguồn: Phòng giáo dục thành phố Bến Tre [52,[53],[54],[55],[56].

*BH: Bậc học; TH: Tiểu học; THCS: Trung học cơ sở; THPT: Trung học phổ thông.

Cùng với hiệu quả đào tạo chuyển biến thì kết quả học sinh hoàn thành chương trình và tốt nghiệp ngày càng cao. Năm học 2009-2010 tổng số trẻ hoàn thành chương trình tiểu học đạt tỉ lệ 99,91 %; hoàn thành chương trình trung học cơ sở 100%, tốt nghiệp THPT đạt 87,10% .[6;13]. So với năm học đầu tiên hoàn thành chương trình đổi mới, học sinh đỗ tốt nghiệp tăng lên : bậc tiểu học tăng 0,54%; bậc THCS tăng 2,27%,THPT tăng 3,4%.

Số thí sinh trúng tuyển vào các PTTH, trường ĐH, CĐ ổn định tăng theo từng năm, khoảng cách giữa các trường ở thành thị và vùng nông thôn thu hẹp dần. Tỉ lệ học sinh đậu vào các trường lớp 10 hệ công lập là 85,26%(2010-2011),tăng 7,55% so với năm học 2009- 2010. Trong đó 2 trường nằm ở vùng ven là Nhơn Thạnh và Mỹ Thạnh An rút ngắn khoảng cách (THCS Hoàng Lam 87,93;THCS Nhơn Thạnh 73,6 cao hơn trường Mỹ Hóa1,6%).[56; 29]

Chất lượng mũi nhọn giáo dục phổ thông phát triển, số học sinh giỏi tăng cả về các môn học cũng như các phong trào thi đua ở các cấp thành phố, tỉnh, quốc gia.

+ Tỉ lệ học sinh giỏi các cấp đều tăng. Bậc tiểu học Giỏi Toán 79,3%,TV: 83,9%;THCS :37 %; THPT:18,70% [56;11].

+ Tỉ lệ học sinh đậu vào các trường đại học cao đẳng chiếm tỉ lệ cao: 40,25% năm học 2009-2010 [21;15].

+ Học sinh giỏi cấp tỉnh bậc THPT năm học 2009-2010 là 47/58 – đứng đầu cả tỉnh.

Mỗi năm thành phố Bến Tre đều có học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp quốc gia.

+ Phong trào thi đua luôn dẫn đầu cả tỉnh: học sinh giỏi lớp 9 cấp THCS cấp tỉnh: 59/80 HS trong đó có 5 giải nhất; cuộc thi văn hay chữ đẹp:đạt giải 5/6; Giải toán bằng máy tính:10/10; Tiếng hát Hoa phượng đỏ: 6/6 giải; Chữ Việt đẹp: 22/26; Hội khỏe Phủ Đổng: giải nhất toàn đoàn với 31 huy chương [56;13].

Công tác XMC cũng như PCGD được củng cố, duy trì. Thành phố Bến Tre luôn dẫn đầu cả tỉnh về thành quả này và góp chung vào sự thành công của tỉnh về công tác này.

Thành quả công tác XMC luôn được quan tâm và duy trì, tính đến năm 2010 dân số trong độ tuổi 15-35 tuổi là 35740 người thì còn 184 người trong diện chống mù chữ (chưa đi học 43 người, học lớp 1 40 người, học lớp 2 là 101 người). Số người biết chữ chiếm 98,06%,

số người mù chữ chiếm 1,94% [56;9] Đến năm 2011 số người trong diện chống mù chữ sẽ được thanh toán hoàn toàn.

Được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền và các Ban ngành Đoàn thể; sự chủ động phối hợp và đầy trách nhiệm của Ban giám hiệu các trường công tác PCGD đạt được nhiều thành tựu to lớn. Thành phố Bến Tre với những điều kiện thuận lợi: cơ sở vật chất trường học đảm bảo; đội ngũ giáo viên đủ, được chuẩn hóa, điều tra số liệu hàng năm kịp thời, chính xác, công tác vận động, tuyên truyền đến người dân có hiệu quả…Đặc biệt là Thành phố Bến Tre thực hiện tốt hàng năm “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường” nên là đơn vị đi đầu của tỉnh về công tác phổ cập giáo dục ở bậc tiểu học, THCS cũng như bậc trung học.

Trong 10 năm qua (2000 -2010), tỉ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đều được duy trì 100%, tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học ở độ tuổi 11 từng lúc được nâng lên, năm 2000 đạt 87,26%, năm 2009 đạt 95,96% đến năm 2010 đạt 99,91%. Đây là một trong những nguyên nhân đã góp phần tạo điều kiện cho việc hoàn thành và duy trì công tác PCGD tại Thành phố Bến Tre.

Duy trì thành quả phổ cập tiểu học 1994, thành phố Bến Tre đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập tiểu học tiêu chuẩn 1 năm 2000. Trong đó phường 6,7, xã Bình phú đã được công nhận trong năm 1997. Riêng năm 2010 thành phố Bến Tre có 5/16 (Phường Phú Tân được thành lập 2007) đơn vị được công nhận đạt chuẩn PCTH tiêu chuẩn 2. Theo kế hoạch đến năm 2012 thành phố Bến Tre sẽ được công nhận PCTH ở tiêu chuẩn 2.

Chính thành quả của PCTH đã tạo bước tiền đề cho các đơn vị thành phố Bến Tre tiến đến PCTHCS. Trong năm 2000 chỉ có 3/15 đơn vị được công nhận đạt chuẩn PCTHCS [46,7]. Nhưng đến năm 2003 có 15/15 đơn vị hoàn thành và thành phố Bến Tre là đơn vị đầu tiên của tỉnh được công nhận đạt chuẩn PCTHCS [49;9].

Đối với PCTrH: năm 2006 phường 2,3 với những điều kiện thuận lợi là 2 đơn vị đầu tiên hoàn thành PCTrH [52;7]. Trong năm 2010 thành phố Bến Tre vươn lên có 14/16 đơn vị được công nhận đạt chuẩn về PCTrH. [56,tr8]. Riêng 2 xã vùng ven do điều kiện khó khăn chưa hoàn thành xã Mỹ Thạnh An ,Nhơn Thạnh. Phấn đấu đến năm 2011, thành phố Bến Tre sẽ là đơn vị dẫn đầu tỉnh được công nhận đạt chuẩn về PCTrH. Các đơn vị hoàn thành việc phổ cập như sau:

Bảng 3.5. Thống kê số năm đạt chuẩn PCGD Thành phố Bến Tre


TT

Tên đơn vị

Năm công nhận

CMC

TH

THĐĐT

M1

THĐĐ

M2

THCS

TrH

1

Phường 1

1990

1991

1998


2000

2007

2

Phường 2

1990

1991

1998


2000

2006

3

Phường 3

1989

1989

2000


2000

2006

4

Phường 4

1990

1991

1998


2001

2007

5

Phường 5

1991

1992

1998

2010

2001

2007

6

Phường 6

1991

1993

1997

2010

2002

2008

7

Phường 7

1990

1993

1997

2010

2001

2008

8

Phường 8

1990

1990

2000


2001

2008

9

Phường Phú

Khương

1990

1993

2000


2001

2008

10

Phường Phú

Tân

*

*

2007


2007

2008

11

Xã Bình Phú

1991

1993

1997


2002

2009

12

Xã Phú

Hưng

1991

1994

2000


2003

2009

13

Xã Mỹ

Thạnh An

1993

1994

2000

2010

2003

Chưa

14

Xã Phú Nhuận

1991

1994

2000

2010

2003

2010

15

Xã Nhơn

Thạnh

1991

1993

1999


2003

Chưa

16

Xã Sơn

Đông

1991

1993

1999


2002

2009

Thành phố

1991

1994

2000

Chưa

2003

Chưa

* Phường Phú Tân mới được thành lập 2007.

Nguồn : Số liệu từ Phòng giáo dục Thành phố Bến Tre.

Đi cùng với chất lượng giáo dục nâng lên thì hiện tượng học sinh bỏ học, có chiều hướng giảm đáng kể. Tỉ lệ ấy được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.6.Tỉ lệ học sinh bỏ học (tính theo %)


Năm học

Tiểu học ( %)

THCS (%)

THPT( %)

1996-1997

5,32

9,48

11,05

2005-2006

1,66

3,02

10,1

2009-2010

1,08

2,53

9,8

Nguồn: Cục thống kê tỉn [8],[16],[21]

Như vậy 5 năm học đầu của thế kỉ XXI cùng với việc triển khai có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới thì tỉ lệ học sinh bỏ học giảm ở mức cao là thành tựu đáng kể mà giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre đạt được. Điều đó không chỉ chứng tỏ chất lượng giáo dục các cấp học được nâng lên mà còn cho thấy công tác vận động học sinh đến trường, XMC, PCGD của thành phố Bến Tre đi vào ổn định, phát triển. Lấy năm học 2009- 2010 so sánh với năm học 1996-1997 thì tỉ lệ học sinh bỏ học giảm đáng kể ở mức tối đa trong 15 năm : tiểu học giảm 4,24%; THCS giảm 6,95%; THPT giảm: 1,25%.

Với điều kiện về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên, các trường Tiểu học đã tiến hành tổ chức dạy 2 buổi/ ngày cho học. Trong năm học 2006-2007 có 14/14 trường tiểu học đều có lớp học 2 buổi/ngày, có 2 trường : Phú Thọ, Phường 5 tổ chức 2 buổi/ngày cho toàn trường [53;10]. Cùng với qui mô phát triển trường lớp, đội ngũ giáo viên đến năm học 2009-2010 100% trường Tiểu học tổ chức học 2 buổi/ ngày cho học sinh, trong đó 11/14 trường tổ chức cho toàn trường với tổng 150 lớp chiếm tỉ lệ 56,78% [56;11].

Sự nổ lực của các trường về việc tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ngày, một mặt đáp ứng nhu cầu học tập của các em, góp phần vào nâng cao chất lượng giáo dục hàng năm. Mặc khác đó là một trong những giải pháp nhằm tháo gỡ vướng mắt cho vấn đề tiêu cực hiện nay: dạy thêm – học thêm tràn lan, không đúng qui định; hạn chế trường hợp chạy lớp chạy thầy trong phụ huynh học sinh.

Hoạt động hướng nghiệp tại các trường THCS và THPT có sự chuyển biến rõ rệt nhất là hình thức hoạt động. Ngoài môn hướng nghiệp của trường, các trường còn phối hợp tốt Trung tâm hướng nghiệp thường xuyên tổ chức cho các em tham gia học nghề phổ thông, tư vấn chọn nghề cho học sinh. Các trường THPT phối hợp với các trường Cao đẳng, Đại học

tổ chức các buổi tọa đàm trực tiếp để các em chọn được ngành nghề phù hợp với yêu thích cũng như năng lực của mình. Trong các năm qua, công tác hướng nghiệp, học nghề phổ thông có hiệu quả thiết thực, năm học 2009-2010 có 100% học sinh THCS (lớp 8,9),THPT (11,12) tư vấn nghề; 83,17% học sinh khối 9, và hơn 85% học sinh khối 12 có chứng chỉ nghề phổ thông [56;13].

Như vậy trong 15 (1996-2010) năm tiếp tục sự nghiệp đổi mới, giáo dục phổ thông Thành phố Bến Tre có sự chuyển biến về qui mô, chất lượng giáo dục, tạo ra bộ mặt mới cho ngành. Song, một số hạn chế do nhiều nguyên nhân, qui mô và chất lượng giáo dục vẫn còn một số tồn tại. Hiện tượng học sinh bỏ học, lưu ban còn cao:

Bảng 3.7.Tỉ lệ học sinh bỏ học, lưu ban năm 2009-2010


Năm học

TH (%)

THCS (%)

THPT (%)

Bỏ học

Lưu ban

Bỏ học

Lưu ban

Bỏ học

Lưu ban

2009-2010

1,08

0,72

2,53

1,58

9,8

1,02

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bến Tre[21].

Nếu tỉ lệ trên không được khắc phục sẽ ảnh hưởng đến công tác PCGD của Thành phố, nhất là bậc THPT tỉ lệ bỏ học và lưu ban còn khá cao.

Tình trạng học sinh chán học do không bắt kịp chương trình, phương pháp, hiện tượng này nhiều ở khối lớp 10. Do đầu năm cấp 3, với khối lượng nội dung quá nhiều, phương pháp dạy đổi mới theo hướng phát huy tích cực, tư duy học sinh, dẫn đến các em tiếp thu không kịp, từ đó chán nãn và bỏ phế việc học. Đây là một trong những nguyên nhân đưa đến chất lượng giáo dục yếu, kém vẫn còn cao, nhiều ở bậc THPT (8,71% năm học 2009-2010) và hiện tượng bỏ học, lưu ban tiếp diễn.

Phân luồng học sinh vào các trường nghề, TH chuyên nghiệp còn ở mức hạn chế chưa cao năm 2010: đạt tỉ lệ 7% [56;13]. Sự phát triển các trường TH chuyên nghiệp, trường nghề chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế-xã hội địa phương.

Kết quả giáo dục toàn diện mặc dù tăng, tuy nhiên chỉ đáp ứng phần với nhu cầu thực tế.Tính chủ động, linh hoạt và tích cực của các em khi rời ghế nhà trường THPT chưa cao. Khả năng vận dụng tri thức vào cuộc sống của học sinh còn mục tiêu phía trước của giáo dục phổ thông toàn diện. Bởi điều kiện đáp ứng cho giáo dục toàn diện chỉ dừng lại mức vừa phải.

3.2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên‌


Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên là mối quan tâm thường xuyên cùa ngành. Từ năm học 1996-1997 đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông các cấp bậc học từng bước phát triển ổn định. Một trong những nguyên nhân đưa đến sự ổn định và phát triển này là do sự thành lập của trường CĐSP mới Bến Tre tháng 8/1995 (hợp nhất CĐSP cũ với Trường THSP). Trường đào tạo đa cấp đa hệ, đào tạo chuẩn, trình độ cao đẳng cho giáo viên tiểu học, đào tạo 2 ngành mới nhạc họa. Ngoài ra trường còn liên kết với trường Cao đẳng sư phạm Hồ Chí Minh thành phố Hồ Chí Minh đào tạo giáo viên dạy 2 môn nhằm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên. Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo chu kỳ 1997- 2000, chuẩn hóa THSP 12+2, giáo viên tiểu học.

Tính đến năm học 2000-2001 giáo viên tiểu học tương đối đủ, riêng giáo viên bậc THCS và THPT vẫn còn thiếu. Giáo viên tiểu học là 377 GV/304 lớp, THCS 372 GV/205 lớp,THPT 184 GV/137 lớp [11;265]. Tính theo chuẩn tỉ lệ giáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định GV tiểu học: 1,24/1,15; GVTHCS: 1,81/1,85; GVTHPT: 1,34/2,10. Cho đến năm học 2000-2001 thì tỉ lệ giáo viên tiểu học vượt hơn tỉ lệ qui định 0,09. Nhưng giáo viên THCS và THPT còn thiếu quá nhiều tỉ lệ giáo viên đạt được so với tỉ lệ Bộ qui định còn thấp, nhất là giáo viên THPT hụt 0,66.

Để chuẩn bị đội ngũ giáo viên đủ và chất cho “Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010”và triển khai đại trà chương trình phổ thông mới. Ngành giáo dục tỉnh nhà nói chung, giáo dục thành phố Bến tre nói riêng đã tiến hành đưa ra đề án “Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên phổ thông”.

Năm học 2002-2003 đội ngũ giáo viên đã đủ để đáp ứng cho việc triển khai chương trình mới. Giáo viên đã được bồi dưỡng thay sách, được tham dự các tiết dạy mẫu do Sở giáo dục và phòng giáo dục tổ chức.

Riêng năm học 2009-2010 đội ngũ giáo viên tăng lên đáng kể do từ nhiều nguyên nhân. Điều đó đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Giáo viên không chỉ đáp ứng về số lượng mà cả về yêu cầu cho các môn day như: Nhạc, họa, Tiếng Anh, Tin học, Thể dục….

Bảng 3.8.Tỉ lệ giáo viên các cấp


Năm học

GV Tiểu học

GV THCS

GVTHPT

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2023