Nội Dung Chương Trình Và Phương Pháp Giảng Dạy

Số lượng giáo viên trong chế độ cũ có giới hạn, do đó giải pháp trên chỉ là đáp ứng tức thời cho năm học đầu sau ngày giải phóng. Việc đào tạo đội ngũ giáo viên mới đủ về số lượng càng trở nên cấp bách hơn hết.

Sau thời gian mở liên tiếp các khóa đào tạo giáo viên cấp tốc, đến tháng 1 năm 1977, Ủy ban Nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập Trường Trung học sư phạm của tỉnh để đào tạo giáo viên cấp I, cơ sở đặt tại Trường Trung học Kỹ thuật mới tiếp quản, thuộc xã Sơn Đông – huyện Châu Thành với hệ đào tạo : Hệ 12+1; Hệ 11+1.

Tháng 9 năm 1977, Bộ trưởng Bộ Giáo dục ra quyết định số 123/QĐ thành lập cơ sở Cao đẳng Bến Tre thuộc trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, đến tháng 6 năm 1979 được Bộ phân cấp quản lý về tỉnh. Song, ngay từ đầu trường đã hoạt động với tư cách là một trường sư phạm cấp 2 độc lập.

Từ năm 1977-1985, việc đào tạo đội ngũ giáo viên mới đã giải quyết được khó khăn về vấn đề thiếu giáo viên tại thành phố Bến Tre. Tính trong thời gian 5 năm (1980-1985) số giáo viên mới được đào tạo là 275 GV [96;17].Trong đó giáo viên cấp I là 155 người, giáo viên cấp II là 120 người [96;18-19]. Riêng giáo viên cấp 3 còn rất hạn chế chỉ có 8 người [96;20].

Giáo viên mới đào tạo không chỉ đáp ứng nhu cầu bù vào giáo viên bỏ nghề, khắc phục trình trạng thiếu giáo viên mà còn là dự nguồn hằng năm và lâu dài cho đội ngũ giáo viên ở Thị xã Bến Tre và cả tỉnh nói chung.

*Tăng cường đội ngũ giáo viên kháng chiến tại chổ, giáo viên ở chiến khu về, giáo viên từ miền Bắc chi viện

Cũng trong thời gian này, thực hiện trách nhiệm “Giáo dục miền Bắc tích cực giúp đỡ giáo dục miền Nam”, “Vĩnh Phúc-Bến Tre kết nghĩa”, đã có trên 100 cán bộ, giáo viên cấp 2, 3 của miền Bắc (cán bộ, giáo viên A) về chi viện cho Bến Tre. Trên địa bàn thành phố Bến Tre có khoảng hơn 20 cán bộ, giáo viên chi viện. Trong đó, một số cán bộ, giáo viên cấp 3 là con, em Bến Tre tập kết, học tập ở Miền Bắc trở về.

Bộ phận giáo viên này hạn chế về số lượng, tuy nhiên họ là lực lượng nồng cốt cho các trường. Hầu hết trong số họ là cán bộ tại phòng, hoặc là hiệu trưởng, hiệu phó ở các trường phổ thông.

Chào đón năm học mới sau ngày giải phóng, dưới sự nổ lực của Đảng bộ, Ngành, nhân dân thành phố Bến Tre đã chuẩn bị một đội ngũ cán bộ, giáo viên bậc phổ thông tương

đối từ nhiều nguồn khác nhau: cán bộ, giáo viên kháng chiến tại chổ, cán bộ, giáo viên A chi viện, tập kết về, giáo viên mới giải phóng, giáo viên mới đào tạo cấp tốc. Đội ngũ giáo viên cho năm học đầu tiên sau ngày giải phóng 1976-1977 là : 464GV/15352 HS. Trong lực lượng cán bộ giáo viên trên, phần đông là giáo viên mới giải phóng, trước khi được tuyển dụng và quay về nhiệm sở, lực lượng cán bộ, giáo viên này đều được học các lớp sinh hoạt chính trị. Thông qua đó, họ sẽ trở thành những giáo viên thực sự dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, họ đóng vai trò lớn trong việc đào tạo ra những con người mới làm chủ đất nước. Lực lượng cán bộ, giáo viên chi viện, tập kết về đóng vai trò nồng cốt, cán bộ phân bổ về ban lãnh đạo các trường cấp II, III. Trong số đó, rất ít người tham gia giảng dạy trên lớp. Tính đến năm học 1984-1985 giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre có một đội ngũ giáo viên đầy đủ ở các cấp. Trong đó giáo viên cấp 1 có: 404 GV; cấp 2 có: 261 Gv;cấp 3 có : 63 GV. Tổng số giáo viên phổ thông là 728 GV/22353 HS

1.2.4. Nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy‌


Nội dung giáo dục phổ thông là toàn diện, bao gồm giáo dục chính trị và đạo đức cách mạng, giáo dục văn hóa khoa học, giáo dục kỹ thuật, giáo dục lao động, giáo dục thể chất. Trong đó, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và đạo đức được đưa lên hàng đầu. Thông qua giáo dục lao động và các hoạt động xã hội là biện pháp có hiệu quả để cải tạo nhà trường cũ, xây dựng nhà trường mới.

Phương pháp giáo dục thực hiện nguyên lý: giáo dục kết hợp với sản xuất và hoạt động xã hội, nhà trường phải gắn liền với đời sống. Trong trường phổ thông, Đoàn Thanh niên và Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là lực lượng giáo dục không thể thiếu. Thông qua các tổ chức và hoạt động của Đoàn, Đội trong nhà trường nhằm tích cực góp phần to lớn để thực hiện mục tiêu giáo dục.

Thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng về cải cách giáo dục “Phương pháp giáo dục ở bậc phổ thông trung học là kết hợp nhuần nhuyễn học tập văn hóa với lao động sản xuất, thực nghiệm khoa học, hoạt động xã hội và sinh hoạt đoàn thể” [23]

Từ năm học 1981-1982 trở đi, việc thay sách bắt đầu từ lớp 1 đã diễn ra đúng kế hoạch. Cán bộ chuyên môn của Phòng giáo dục phối hợp cùng với trường Trung học Sư

phạm tỉnh tập trung chỉ đạo, giúp cán bộ, giáo viên cấp 1 của các trường trung học cơ sở triển khai tốt các yêu cầu thay sách trong từng năm học.

Thực hiện Quyết định số 01 của Ủy ban Cải cách Giáo dục Trung ương, ngành học phổ thông đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng cho thầy và trò. Nội dung tập trung vào các vấn đề: cuộc đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, sự lựa chọn của dân tộc ta; đạo đức cách mạng của nhà giáo; 5 điều Bác Hồ dạy; truyền thống đấu tranh của dân tộc ta….

Nguyên lý giáo dục của Đảng cũng được các trường tập trung thự hiện .Phương pháp dạy học nêu vấn đề đã được phát động nhằm khơi dậy tính tích cực, chủ động của học sinh; gắn lý thuyết với rèn luyện kỹ năng thực hành, học tập. Hoạt động lao động của thầy và trò đã được đưa vào thời khóa biểu hàng tuần với 3 hình thức : lao động tu bổ trường sở, làm đẹp cảnh quan nhà trường; lao động sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội và lao động công ích.Từ năm học 1983-1984, hoạt động giáo dục kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp cũng bắt đầu được triển khai trong học sinh cấp 2, 3 thông qua bộ môn kỹ thuật phổ thông, các bộ môn văn hóa khác như sinh vật, địa lý, vật lý, hóa học, toán…. . Hoạt động văn thể mỹ, hoạt động xã hội cũng được các nhà trường phổ thông chú ý tổ chức thực hiện nhằm đạt mục tiêu giáo dục toàn diện.


1.3. Những thành tựu và hạn chế của giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre (1975- 1985)‌

1.3.1. Những thành tựu‌


Thành tựu bao trùm của nền giáo dục phổ thông trong 10 năm này là đã nhanh chóng xóa bỏ nền giáo dục thực dân mới Mĩ, cải tạo nhà trường cũ, hình thành nền giáo dục mới xã hội chủ nghĩa thống nhất theo đường lối quan điểm giáo dục của Đảng, Nhà nước. Bên cạnh việc dạy và học văn hóa, các trường phổ thông đều tham gia phong trào quét sạch tàn dư văn hóa phản động, cải tạo tư sản thương nghiệp tại thành phố. Các trường nông thôn tham gia phong trào bổ túc văn hóa, phong trào làm thủy lợi.

Dù còn nhiều khó khăn, nhưng với sự nổ lực của toàn ngành, qui mô giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre không ngừng phát triển:

Qui mô học sinh từ năm 1976-1985 tăng như sau:

Bảng 1.4.Số lớp, học sinh các cấp 1976-1985.


Năm học

Số lớp

Số học sinh

CấpI

CấpII

CấpIII

CấpI

CấpII

CấpIII

1976-1977

223

90

34

9428

4177

1747

1980-1981

241

107

30

9573

4402

1439

1984-1985

368

164

36

14033

6525

1795

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quá trình phát triển giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2010 - 4

Nguồn: Sở giáo dục Bến Tre [96].

Tính đến năm học 1984-1985, năm học sau 10 năm kể từ ngày giải phóng thì số lượng học sinh tăng lên đáng kể: cấp 1 có 14033 học sinh; cấp 2 có 6525 học sinh, cấp 3 có 1795 học sinh. So với năm học đầu tiên sau ngày giải phóng thì số lượng học sinh phổ thông tăng lên 7001 học sinh. Do đó qui mô các lớp học cũng tăng theo: 568 lớp so với năm học 1975- 1976 tăng thêm 221 lớp.

Như vậy số học sinh và lớp tăng chứng tỏ rằng trong 10 năm sau ngày giải phóng qui mô giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre mở rộng. Tính bình quân thì số học sinh tăng mỗi năm học là 700.1/năm học; số lớp là 22.1 lớp/năm học. Mỗi năm học lớp học đáp ứng 31.78 chổ ngồi học sinh tăng lên.

Cùng với qui mô, hiệu quả đào tạo giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre từng bước được nâng lên ở các cấp học THCS cũng như THPT. Đặc biệt những năm đầu thực hiện cải cách giáo dục lần thứ 3 (1979), hiệu quả đào tạo giáo dục phổ thông của thành phố Bến Tre nâng lên đáng kể thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 1.5.Hiệu quả đào tạo các cấp 1976-1985


Năm học

THCS

THPT

Cấp I

CấpII

1976-1980

63,66

38,69

57,42

1981-1985

78,34

87,25

63,91

Nguồn:Sở giáo dục Bến Tre [96].

So sánh 5 năm học đầu sau ngày giải phóng, hiệu quả đào tạo của từng cấp học đạt trên 50%. Tuy nhiên, hiệu quả đào tạo của cấp 2 còn thấp chỉ chiếm 38,69%. Đến những năm học 1980-1985 hiệu quả đào tạo giáo dục phổ thông từng bước được nâng lên với cả 3

cấp. Cấp 1 tăng 4,68%, cấp 3 tăng 6,49%. Riêng cấp 2 tăng lên vượt bậc hơn gấp đôi 48,56%.

Bên cạnh đó Ban giám hiệu các trường đưa ra kế hoạch tiến hành tổ chức cho học sinh học bù để chuẩn bị cho kì thi tú tài. Vì vậy trong 10 năm sau ngày giải phóng tổng số học sinh tốt nghiệp THPT là 3363 [96;35].

Sau ngày giải phóng, một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục là là phải xóa mù chữ cho nhân dân. Đó cũng là một trong những biện pháp tối ưu để đưa nhân dân thật sự làm chủ chính quyền của mình.

Đi cùng với xóa mù chữ là phổ cập giáo dục, đặc biệt ở lớp 1, 2, 3 cấp I. Với nhiều cách làm khác nhau : điều tra nắm chắc số lượng đối tượng mù chữ; tuyên truyền vận động đi vào chiều sâu và bề nổi về mục đích, ý nghĩa của công tác thanh toán nạn mù chữ nhằm huy động cao nhất các lực lượng xã hội tham gia chiến dịch “ Đồng khởi diệt dốt”. Bên cạnh đó đa dạng hóa về hình thức tổ chức lớp học, linh hoạt hóa về giờ giấc học tập, cụ thể hóa về trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng mù chữ được học và học tập đạt kết quả.

Chiến dịch “Đồng khởi diệt dốt” khởi đầu tháng 5 năm 1975, mở đầu cho công tác xóa nạn mù chữ. Nó thật sự trở thành phong trào cách mạng, 50 ngày đêm cuối năm 1976, đạt mục tiêu sau 55 ngày đêm của chiến dịch “Ánh sáng văn hóa” đầu năm 1977. Trong đó xã Bình Nguyên là đơn vị đạt mục tiêu xóa nạn mù chữ sớm nhất tỉnh.

Đi cùng với mục tiêu xóa mù chữ, các địa phương trong tỉnh tiếp tục phát động phong trào chống tái mù chữ. Đặc biệt các phường đã nêu mục tiêu phổ cập lớp 2, 3 cấp I. Thành quả xóa nạn mù chữ được giữ vững, toàn thành phố có 4 đơn vị phổ cập lớp 2, 3 đơn vị phổ cập lớp 3, 1 đơn vị hoàn thành phổ cập cấp I.[96;40]

Những bài học về công tác xóa mù chữ, và phổ cập giáo dục những năm sau ngày giải phóng trở thành những bài học kinh nghiệm sống động cho thành phố Bến Tre trong công tác phổ cập giáo dục hiện nay. Sự kế thừa và sáng tạo trong công tác này đã đưa thành phố Bến Tre luôn là ngọn cờ đầu của tỉnh trong công tác phổ cập giáo dục.

Dù trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách nhưng phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” của ngành giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre duy trì, phát triển và đạt kết quả. Trong 10 năm 1975-1985, giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre đã đón nhận: Huân chương lao động

hạng 3 về thành tích xóa mù chữ; Điển hình về xây dựng phòng thiết bị và thư viện trường học….

1.3.2. Những hạn chế, bất cập.‌


Dù cố gắng giải quyết mọi khó khăn để giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre đạt nhiều thành tựu sau 10 năm giải phóng. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan giáo dục phổ thông của thành phố Bến Tre còn những hạn chế nhất định phải được khắc phục trong những năm sau đó.

Cơ sở vật chất còn thiếu thốn lạc hậu, trường lớp chỉ cất tạm thời, phòng học cất bằng cây lá chiếm hơn 50%. Sự bất cập trong việc phát triển của qui mô giáo dục, trong khi số lượng học sinh tăng nhanh đáng kể nhưng tính riêng chổ ngồi thì không tăng đáng kể. Điều đó chứng tỏ cơ sở vật chất, trang thiết bị quá thiếu thốn, chổ ngồi không đáp ứng kịp số học sinh tăng. Chính vì vậy cơ sở vật chất và trang thiết bị sẽ quá tải cho việc triển khai chương trình cải cách giáo dục.

Thông qua số liệu về hiệu quả đào tạo, nhìn chung các cấp điều tăng trong 10 năm học 1975-1985, nhưng tình hình lưu ban và bỏ học chiếm tỉ lệ cao. Nếu không khắc phục trong những năm học tới thì hiệu quả đào tạo sẽ giảm theo.

Bảng 1.6.Tỉ lệ học sinh bỏ học, lưu ban các cấp từ 1981-1985.


Năm học

Tỉ lệ học sinh bỏ học (%)

Tỉ lệ học sinh lưu ban (%)

Cấp I

Cấp II

Cấp III

Cấp I

Cấp II

Cấp III

1981-1982

5,30

9,6

5,74

8,24

8,26

0,21

1982-1983

7,47

1,76

5,09

9,77

10,22

3,59

1983-1984

29,62

9,53

5,16

8,91

6,5

6,91

1984-1985

17,91

0,92

5,10

6,82

3,96

5,57

1985-1986

7,93

7,13

5,23

5,72

3,52

4,07

Nguồn: Sở giáo dục Bến Tre [96].

Nhìn chung giáo dục phổ thông giai đoạn 1975-1985 còn nhiều bất cập và hạn chế:

* Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

Do vừa mới thoát ra khỏi cuộc chiến tranh với bộn bề công việc, công tác lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ các cấp cho giáo dục chưa thật sự thường xuyên cụ thể hóa. Các chỉ đạo về giáo dục chỉ chiếm phần còn ít trong các Nghị quyết từng năm của Đảng bộ. Nhất là việc

chỉ đạo mang tính chung chung, gắn kết giáo dục vào văn hóa, xã hội, chỉ đạo có lúc chưa kịp thời.

Đảng viên trong đội ngũ giáo viên còn ít về số lượng nên việc quán triệt các đường lối của Đảng về giáo dục hạn chế. Công tác lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ tại các đơn vị chỉ mang tính triển khai trên xuống, chưa chủ động và đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo giáo dục địa phương thực sự.

* Công tác quản lý của ngành giáo dục

Còn nhiều bất cập trong công tác quản lý, chưa có sự phân biệt rõ ràng trong các cấp lãnh đạo, chằng chéo trong việc tách nhập trường, thiếu đội ngũ cán bộ chủ chốt, số lượng cán bộ là đảng viên chưa nhiều. Đến năm học 1984-1985, cán bộ trong ban giám hiệu là đảng viên chỉ là con số 20/67, chiếm 29,85% [96;41].

Đối với cán bộ của phòng giáo dục thì nhân sự quá ít, với chức vụ phải đảm nhận nhiều công việc. Mặc dù cán bộ của phòng giáo dục được học qua lớp quản lý nhưng nghiệp vụ vẫn còn yếu nên công tác quản lý chưa thật sự hiệu quả.

* Tác động kinh tế xã hội đối với ngành giáo dục

Những năm đầu sau khi rời khỏi cuộc chiến tranh, nhân dân thành phố Bến Tre dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ vừa khắc phục hậu quả chiến tranh, vừa cải tạo, xây dựng nền kinh tế mới. Thành tựu đạt được là nhiều, song khó khăn không ít. Những hạn chế của nền kinh tế bao cấp đã tác động đến đời sống hiện tại của nhân dân, cũng như toàn ngành giáo dục.

Cơ sở vật chất vốn thiếu thốn, càng thiếu thốn hơn. Trường lớp chỉ xây cất tạm bằng tre, lá. Bàn ghế cho học sinh không đáp ứng đủ số học sinh tăng theo từng năm học. Mọi tập trung cho giáo dục chủ yếu dựa vào kinh phí của Nhà nước các nguồn lực khác rất ít.

Cuộc sống của nhân hàng ngày chưa được đảm bảo, nhiều gia đình học sinh lâm vào tình trạng khó khăn, chật vật. Chính vì vậy, con em của họ có khả năng lao động ở mức độ nào đó đều được sử dụng, phụ với gia đình lo cuộc sống hàng ngày. Hậu quả mà giáo dục phải chịu đó là tình trạng học sinh bỏ học ngày một nhiều, số lượng học sinh giảm mạnh nhất là cấp II, III. Năm học 1976-1977 học sinh thôi học ở cấp 2 chỉ chiếm 12,16%, đến năm học 1979-1980 tăng lên đến 22,16%. Riêng cấp 3 học sinh thôi học chiếm 22,24% trong năm học 1978-1979 [96;27-29].

Đời sống cán bộ, giáo viên vốn khó khăn đến giai đoạn này càng khó khăn hơn.Vì vậy, số lượng giáo viên bỏ nghề, bỏ trường ngày càng tăng, cao điểm là năm học 1978-1979 giáo viên 3 cấp chỉ còn 353 người.

1.3.3. Nhiệm vụ đặt ra đối với ngành giáo dục và đào tạo thành phố Bến Tre‌


Tìm ra giải pháp thiết thực thoát ra khỏi khủng hoảng, tạo bước chuyển mình mới phù hợp với tình hình thực tế. Những vấn đề đặt ra đối với giáo dục thành phố Bến Tre.

Về công tác quản lý cần phải hoàn chỉnh phân cấp quản lý giữa sở giáo dục và phòng giáo dục. Đảm bảo đủ cán bộ chủ chốt trong ban giám hiệu của các trường. Đặc biệt tăng cường đội ngũ đảng viên trong ban giám hiệu cũng như trong giáo viên. Tăng cường nguồn cán bộ bổ sung cho các năm học sau.

Khắc phục nhanh, hạn chế tối đa số học sinh bỏ học, lưu ban. Từ đó tạo sự ổn định về qui mô trường lớp, nhất là cấp II, III. Đó không chỉ là nhiệm vụ của ngành giáo dục mà là của xã hội. Vì nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng này là tác động cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội cả nước nói chung, Bến Tre nói riêng.

Đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, cần sửa chữa lại các trường xuống cấp, xây dựng thêm các trường mới để giảm tối thiểu phòng học 3 ca, đảm bảo đủ chổ ngồi cho số lượng học sinh tăng, trang bị thêm trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Vấn đề này phải phát huy mọi nguồn lực không chỉ dựa vào ngân sách của Nhà nước mà từ các ngành, nhân dân “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Tạo mọi điều kiện đảm bảo cuộc sống cho giáo viên để họ an tâm đứng lớp. Phải khắc phục việc giáo viên bỏ nghề, đi cùng đào tạo thêm đội ngũ giáo viên mới. Đặc biệt để cho việc triển khai chương trình cải cách ở bậc phổ thông đạt kết quả thì nhiệm vụ quan trọng của ngành lúc bấy giờ phải có nguồn giáo viên vừa phải đủ về số lượng vừa phải đủ ở các môn nhất là thể dục, nhạc, mỹ thuật…

Thực hiện giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung và phương pháp nhằm phát huy tự học, sáng tạo của học sinh. Đảm bảo việc dạy đủ môn học tại các trường, gắn học tập đi cùng với lao động sản xuất, lý thyết và thực hành.

Xây dựng và hoạt động 3 môi trường giáo dục : Gia đình – Nhà trường – Xã hội phải hiệu quả hơn đặt biệt là hình thức hoạt động của Hội cha mẹ phụ huynh học sinh.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 30/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí