Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 16


công phu và có óc khái quát. Rồi lối nghiên cứu có hệ thống qua 5 bước (giới thiệu thơ, tham khảo so sánh, chú thích, giải thích, phê bình) trong Thi văn bình chú, bước đầu đã khẳng định một tư duy nghiên cứu khoa học và tập trung. Trên mặt bằng những thành tựu đó, Việt Nam cổ văn học sử của Nguyễn Đổng Chi và Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan là những công trình tiếp bước đáng ghi nhận trong buổi đầu của hoạt động nghiên cứu văn học thể hiện qua từng giai đoạn văn học cụ thể. Cách sắp xếp, hệ thống của Nguyễn Đổng Chi và Vũ Ngọc Phan so với các tác phẩm của Ngô Tất Tố đã cho thấy rò hơn diện mạo của văn học Việt Nam qua từng giai đoạn văn học.

2.2.1.2.2. Nếu như Việt Nam cổ văn học sử của Nguyễn Đổng Chi là cuốn lịch sử văn học đầu tiên nghiên cứu liên tục lịch sử văn học Việt Nam từ thời cổ đại đến triều nhà Hồ; Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan một trong những cuốn lịch sử văn học đầu tiên nghiên cứu văn học hiện đại trong khoảng bốn mươi năm (từ năm 1940 trở về trước) ở giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX thì Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm lại là cuốn lịch sử văn học đầu tiên bao quát toàn bộ lịch sử văn học Việt Nam từ văn học dân gian đến hiện đại và còn mở rộng xem xét ảnh hưởng của sự giao lưu văn hoá Trung Hoa, Pháp, sự du nhập truyền bá Phật giáo, Đạo giáo đối với quá trình phát triển của văn học Việt Nam.

Việt Nam văn học sử yếu, vốn là một cuốn sách giáo khoa văn học sử được soạn theo chương trình trung học Pháp Việt (tiền thân của nó là sách Quốc văn trích diễm) nhưng nó đã vượt ra ngoài tính chất một cuốn sách giáo khoa bình thường trước đó và thực sự xứng đáng là một bộ sách lịch sử văn học. Toàn bộ công trình gồm 3 phần được chia theo chương trình của ba năm học ở bậc trung học:

- Phần thứ nhất, dành cho năm thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề văn

học tổng quát, ngoài chương dẫn đầu giới thiệu qua về kết cấu của chương


trình học, có mười chín chương quy vào sáu thiên: Thiên thứ nhất nghiên cứu văn chương bình dân gồm các thể: tục ngữ, ca dao, thành ngữ, câu đố; Thiên thứ hai nghiên cứu ảnh hưởng của nước Tàu bao gồm: giới thiệu phương pháp và các sách giáo khoa để học chữ Nho, nêu công dụng của văn học Tàu xét qua các bộ sách Tứ Thư Kinh Thi, du học Việt Nam qua Tàu, sự truyền bá Phật giáo và Đạo giáo; Thiên thứ ba: nghiên cứu các chế độ về việc học, việc thi bao gồm: cách tổ chức việc học thời xưa, lịch sử khoa cử ở Việt Nam thời xưa, giới thiệu các lối văn cử nghiệp viết bằng chữ Nho như: kinh nghĩa, văn sách, chiếu, biểu…, vua Lê Thánh Tôn và Hội Tao Đàn; Thiên thứ tư nghiên cứu các thể văn: trong đó hai chương XI, XII giới thiệu chữ Nôm, Hàn Thuyên và các nhà mô phỏng ông. Chương XIII, XIV giới thiệu các thể văn của Tàu và của ta gồm: phép đối và phú (trong văn Tàu), phú và văn tế (trong văn Việt Nam). Chương XV, XVI giới thiệu các thể văn Việt Nam gồm: truyện, ngâm, hát nói, ca Huế và hát bội. Chương XVII nghiên cứu tính cách chính của các tác phẩm về văn chương: các điển cố; Thiên thứ năm nghiên cứu ảnh hưởng của nước Pháp: các giáo sĩ. Cố Alexandre de Rhodes. Việc sáng tác chữ quốc ngữ; Thiên thứ sáu nghiên cứu vấn đề ngôn ngữ văn tự: giới thiệu những sự khác nhau về thổ âm trong tiếng Việt.

- Phần thứ hai, dành cho năm thứ hai, khảo xét các thời đại văn học Việt Nam từ đầu đến cuối thế kỷ XIX, trước khi có phong trào quốc văn mới, ngoài chương dẫn đầu còn có hai mươi chương quy vào năm thiên: Thiên thứ nhất nghiên cứu ảnh hưởng của văn chương Tàu gồm ba chương: tính cách phổ thông của văn Tàu và văn chương Việt Nam (chương I), các văn sĩ và thi sĩ Tàu đã có ảnh hưởng lớn nhất đến văn chương Việt Nam gồm: Khuất Nguyên, Đào Tiềm, Lý Bạch, Hàn Dũ, Tô Đông Pha (chương II và III); Thiên thứ hai: Thời kỳ Lý, Trần (từ thế kỷ XI đến XIV), nghiên cứu các nhà viết thơ văn chữ Nho trong hai triều Lý, Trần (chương IV); Thiên thứ ba nghiên cứu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

thời kỳ Lê, Mạc (thế kỷ XV và XVI) gồm: các nhà viết thơ văn chữ Nho trong triều Hậu Lê (phụ nhà Mạc), sự nghiệp của Nguyễn Trãi qua các tác phẩm viết bằng chữ Hán và Việt văn (Gia huấn ca) (chương V - VI), các bộ Nam sử đầu tiên - bộ Đại Việt sử ký (chương VII), chương VIII giới thiệu các tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Việt: thơ đời Hồng Đức và thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm (tức Trạng Trình); Thiên thứ tư nghiên cứu văn học thời kỳ Nam Bắc phân tranh (thế kỷ thứ XVII và XVIII) (từ chương IX đến chương XII) gồm: Hán văn đời Lê trung hưng, Việt văn đời Lê trung hưng, văn thời Lê Mạc, Nguyễn sơ (giới thiệu những sách đặc biệt của văn học thời ấy: sách Tang thương ngẫu lục Vũ trung tùy bút), việc người Âu châu đến nước Nam gồm: các nhà buôn và giáo sĩ, ảnh hưởng của giám mục Bá Đa Lộc, sự bành trướng của chữ quốc ngữ, sự phát đạt của nghề in; Thiên thứ năm nghiên cứu thời kỳ cận kim (Triều Nguyễn - thế kỷ XIX) bao gồm: giới thiệu các vua triều Nguyễn, chính sách, học quy, các đời Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức (chương XIII), mưu đồ canh tân của Nguyễn Trường Tộ và chương trình cải cách của ông (chương XIV), giới thiệu văn chương triều Nguyễn (chia làm ba thời kỳ: buổi Nguyễn sơ, trước khi nước Pháp lập cuộc bảo hộ, sau khi nước Pháp lập cuộc bảo hộ (chương XIV)), giới thiệu các bộ sử ký, địa lý (Việt sử cương mục, Đại Nam nhất thống chí) và Lịch sử bản triều (Thực lục Liệt truyện) (chương XVI), giới thiệu bộ Lịch triều hiến chương - bộ Bách khoa toàn thư về Việt Nam thời cổ (chương XII); Truyện Kim Vân Kiều của Nguyễn Du (chương XVIII), các truyện Nôm khác: Lục Vân Tiên, Bích Câu kỳ ngộ, Nhị độ mai, Phan Trần (chương XIX), các nhà viết văn Nôm thế kỷ XIX (chương XX).

- Phần thứ ba, dành cho năm thứ ba, nghiên cứu văn học Việt Nam về thế kỷ XX, từ khi chịu ảnh hưởng của phương Tây. Nội dung ngoài “Mấy lời dẫn đầu” có bảy chương chia làm 3 phần: Xét về các ảnh hưởng đã gây nên

Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 16


nền quốc văn mới của ta (ảnh hưởng của nền văn mới nước Tàu (Lương Khải Siêu) và của Pháp) và vấn đề những danh từ mới (tiếng Tàu, tiếng Nhật) đã sáp nhập vào tiếng ta (chương I, II); xét về việc thành lập nền quốc văn mới và những phái, những người đã có công trong việc thành lập nền quốc văn ấy như: Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh và phái Nam Phong (chương III và IV); xét về sự biến hóa về hình thức tư tưởng, nghệ thuật trong các thể văn mới (kịch, phê bình văn xuôi, văn dịch, văn viết báo), tác giả có dừng lại phân tích một số tác gia và nhóm Tự lực văn đoàn (chương V, VI, VII).

Ngoài nội dung của ba năm học vừa kể, phần sau cùng của cuốn sách còn có mục tổng kết và biểu liệt kê tác giả, tác phẩm. Tất cả những nội dung trên được Dương Quảng Hàm trình bày theo một bố cục rò ràng, chặt chẽ. Đối với những vấn đề lớn, Dương Quảng Hàm tỏ rò cái nhìn khái quát và sự am hiểu sâu sắc về tình hình văn học Việt Nam từ thuở phát nguyên cho đến hiện tại. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của các ảnh hưởng bên ngoài và các tác động mạnh mẽ của vấn đề giáo dục, vấn đề ngôn ngữ đối với văn học Việt Nam. Đối với những vấn đề nhỏ, Dương Quảng Hàm thường đi vào nghiên cứu các yếu tố nhỏ nhất như từ ngữ, việc cắt nghĩa các phép tắc của thể loại. Điều này thể hiện việc coi trọng yếu tố ngôn từ và vấn đề thi pháp trong công tác nghiên cứu của tác giả.

Dương Quảng Hàm luôn tuân thủ một cách nghiêm ngặt những qui định trong phương pháp nghiên cứu mà mình đặt ra. Đó là “lấy sự thực làm trọng”, “lấy sự minh bạch làm trọng”, hết sức tránh những kết luận áp đặt, hồ đồ, phiến diện. Ông chủ trương “Không khi nào dám lấy ý riêng mà giải quyết một nghi vấn theo cách vò đoán, cũng không hấp tấp theo liều những ý kiến thông thường nhiều khi sai lầm hoặc thiên lệch”. Vì vậy, những dữ kiện được Dương Quảng Hàm đề cập trong Việt Nam văn học sử yếu đều có tính chính xác khá cao. Các nhận định và cắt nghĩa của Dương Quảng Hàm thường ngắn


gọn, đầy đủ, đúng mực. Việc chọn lựa và giới thiệu tác giả, tác phẩm, trào lưu văn học tương đối tiêu biểu, thể hiện sự phán đoán tinh tế và nhạy cảm về văn học ở Dương Quảng Hàm.

Trong các công trình nghiên cứu văn học sử xuất hiện ở nửa đầu thế kỷ XX như Việt Nam văn học, Việt Nam cổ văn học sử, Nhà văn hiện đại…, thì Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm là cuốn sách đầu tiên bao quát toàn bộ tiến trình lịch sử văn học nước ta (tính thời điểm sách ra đời). Điều này cho phép ta khẳng định đây là một tác phẩm có dung lượng lớn, nhưng có lẽ, điều khiến cho Việt Nam văn học sử yếu khẳng định được vị trí của mình không chỉ là có “dung lượng lớn” mà còn là tính khoa học trong phương pháp nghiên cứu cũng như sự nghiêm túc của tác giả Dương Quảng Hàm.

Phần lớn các bài viết gần đây đều tập trung khẳng định giá trị lớn lao của bộ sách trong việc xây nền đắp móng cho ngành văn học sử nước ta. Nhà nghiên cứu văn học Trần Hữu Tá trong bài viết nhân kỷ niệm 95 năm ngày sinh của Dương Quảng Hàm, đã đưa ra những nhận xét thỏa đáng:

Tuy bị gò bó như tên sách và lời nói đầu đã quy định - đây là sách giáo khoa văn học cho học sinh bậc trung học, nhưng Việt Nam văn học sử yếu thực sự có giá trị của một công trình văn học sử. Người viết đã chú ý đúng mức cả hai bộ phận văn chương bình dân và văn chương viết. Ở bộ phận chủ yếu thứ hai này, cụ chú ý cả văn chương viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, đồng thời trân trọng không kém văn chương viết bằng quốc ngữ (…). Cụ giới thiệu nền văn xuôi mới, nền thơ mới, các văn gia, thi sĩ hiện đại, các thể loại văn học mới (…). Cụ trân trọng bất cứ thành tựu nào của bất cứ ai dù thuộc thế hệ nào, kể cả thế hệ hậu sinh.


Nhà nghiên cứu văn hóa Hữu Ngọc cũng đánh giá rất cao Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm khi cho rằng: Cấu trúc tác phẩm này rất lôgic và sáng sủa. Việc xử lý tư liệu rất khoa học, bố cục chặt chẽ, lập luận vững chắc. Lời văn trong sáng, khúc chiết và giản dị, khác hẳn lối văn biền ngẫu dài dòng của các thế hệ Nho gia trước đó [121,tr.134].

Tìm hiểu Việt Nam văn học sử yếu, chúng tôi nhận thấy rằng, vấn đề trước tiên góp phần khẳng định giá trị của công trình, đó là thái độ khiêm tốn, thận trọng, nghiêm túc của học giả Dương Quảng Hàm trong công tác nghiên cứu khoa học. Điều này được ông bộc bạch ngay trong Lời mở đầu:

Nay chúng tôi lấy tài sơ học thiển soạn ra quyển Việt Nam văn học sử yếu này, cũng tự biết là làm một việc quá bạo và chắc rằng tác phẩm của chúng tôi còn nhiều điều thiếu thốn, phải đợi công cuộc khảo cứu tra tầm của các học giả sau này mà bổ khuyết dần. Dù sao chăng nữa, trong việc biên tập, chúng tôi đã hết sức cẩn thận. Khi xét về một vấn đề nào, trước hết sưu tập các tài liệu tản mạn ở các sách báo, rồi khảo sát, suy nghĩ: điều gì xác thực chắc chắn mới chép, điều gì còn hồ nghi thì để huyền, điều gì có nhiều thuyết tương đương thì giải bày rò ràng để sau này có thể nghiên cứu thêm mà quyết định. Tóm lại, chúng tôi lấy sự thực làm trọng, không khi nào dám lấy ý riêng mà giải quyết một nghi vấn theo cách vò đoán, cũng không hấp tấp theo liều những ý kiến thông thường nhiều khi sai lầm hoặc thiên lệch. Bởi thế, mỗi việc quan trọng kể ra, mỗi cái chứng cớ dẫn ra, thường có chua rò xuất xứ. Cuối mỗi chương, đều có kể rò các tác phẩm để kê cứu và các bản in, bản dịch để độc giả có thể theo đấy mà kiểm điểm những điều đã chép ở trên [46,tr.12].

Và Dương Quảng Hàm đã thực hiện đúng như lời mình nói trong Việt Nam văn học sử yếu, từ việc giải thích một thuật ngữ, giới thiệu một vấn đề, một


tác giả hay một tác phẩm, nhà nghiên cứu đều rất thận trọng trong việc sưu tầm tra cứu tư liệu gốc, các dị bản khác nhau. Mỗi vấn đề, sự việc được kể ra, tác giả đều ghi rò xuất xứ tham khảo để người đọc dễ tìm kiếm. Với mỗi tác gia (trừ người còn sống) được giới thiệu, tác giả đều có dẫn một tiểu truyện cẩn thận, chu đáo gồm: họ tên, ngày tháng, năm sinh, năm mất, nơi sinh, quê quán, trình độ văn hóa, tác phẩm…). Sau mỗi chương, mục, ông còn giới thiệu các bài đọc thêm, các tác phẩm để kê cứu… Theo Lê Thị Đức Hạnh trong bài viết “Phần văn học Việt Nam hiện đại trong Việt Nam văn học sử yếu”, thống kê có tới 36 loại báo, 467 tác gia, 561 tác phẩm, ngoài ra còn có Biểu liệt kê các tác gia và các tác phẩm theo thứ tự thời gian (từ 1067 đến 1940 gần 900 năm) bao gồm cả văn, sử, triết, chính trị… Điều này một lần nữa khẳng định: dù là một trong những quyển văn học sử đầu tiên nhưng Việt Nam văn học sử yếu là địa chỉ rất đáng tin cậy cho nhiều thế hệ nghiên cứu và giảng dạy từ khi ra đời cho đến nay.

Giá trị được quan tâm tiếp theo là phương pháp tiếp cận khoa học trong sự nhận diện quá trình phát triển của văn học dân tộc ở Dương Quảng Hàm. Tác giả Việt Nam văn học sử yếu chia văn học Việt Nam thành hai bộ phận lớn là văn chương bình dân và văn học viết. Đây là cách phân chia văn học lần đầu tiên đã được tác giả Việt Nam văn học sử yếu áp dụng và đã được các nhà nghiên cứu sau này đồng tình. Về quan điểm viết văn học sử, thời điểm Việt Nam văn học sử yếu ra đời, dù quy luật văn - sử - triết bất phân đã nhường chỗ cho quy luật phân lập văn - sử, văn - triết nhưng cơ bản Dương Quảng Hàm vẫn viết theo quan điểm cũ. Tuy vậy, nếu xét toàn bộ tác phẩm, ta thấy không phải ông luôn viết theo quan điểm bất phân, mà chỉ có thời kỳ cận đại trở về trước ông mới nhìn theo quan điểm ấy.

Và cho dù xuất phát từ quan niệm văn - sử - triết bất phân, nhưng ở

nhiều chỗ Dương Quảng Hàm đã có cách tiếp cận văn học khá hiện đại khi


không tự bó mình trong giới hạn khép kín của văn chương mà đã mở rộng phạm vi sang các lĩnh vực khác như lịch sử, văn hoá, tư tưởng, tôn giáo, chế độ xã hội, ảnh hưởng văn hoá, văn học Trung Quốc, ảnh hưởng văn hoá, văn học phương Tây.… để nhìn nhận, đánh giá văn học rò hơn. Đây là một lối nghiên cứu mới, mà trong những thập kỉ gần đây, chúng ta mới nói nhiều đến phương pháp này - phương pháp nghiên cứu liên ngành trong khoa học. Điều này cho thấy sự nhạy bén trong cách nhìn nhận vấn đề của học giả Dương Quảng Hàm trong công trình giáo khoa văn học sử đầu tiên, những vấn đề mà ông đề xuất là những gợi ý rất bổ ích cho ngành nghiên cứu văn học hôm nay. Vấn đề thi pháp văn học là vấn đề mà văn học ngày nay mới đặc biệt quan tâm cũng đã được Dương Quảng Hàm rất coi trọng và dành nhiều trang để khảo sát về thi pháp Tàu, thi pháp những thể loại phổ biến trong nền văn học cổ của ta như: phú, văn tế, truyện, ngâm, hát nói, ca Huế, hát bội… Nhận xét về vấn đề này, ông chỉ rò: tuy chịu ảnh hưởng nghiêm nhặt của thi pháp văn chương cổ điển Trung Hoa, của các văn liệu rút ra từ tinh hoa của văn chương ấy, song các nhà văn Việt Nam, với tài năng và bản lĩnh nghệ thuật của mình, vẫn có khả năng dân tộc hóa các thể loại vốn có nguồn gốc từ nước ngoài vào (như thơ Đường luật chữ Hán và chữ Nôm). Mặt khác, các nhà văn ta còn sáng tạo ra những thể văn riêng của ta như lục bát, song thất lục bát,

truyện thơ Nôm, Thơ Mới, tiểu thuyết viết bằng chữ quốc ngữ.

Riêng phần nghiên cứu văn học hiện đại trong Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm đã cho thấy bản lĩnh vững vàng và thể hiện sự nhạy bén của tác giả trong việc tiếp cận văn học từ cách chọn vấn đề, chọn tác gia, tác phẩm, đánh giá, sắp xếp, phân loại đến cách trình bày… Chẳng hạn: trong việc chọn tác gia và tác phẩm, Dương Quảng Hàm đã chứng tỏ cặp mắt rất tinh đời khi ông chọn Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu là những người đại diện cho các nhà Thơ Mới; về văn xuôi, bên cạnh sự chú ý đặc biệt đến Khái

Xem tất cả 227 trang.

Ngày đăng: 25/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí