Quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ Ngân sách Nhà nước của tỉnh Nghệ An - 13


+ Rà soát, cắt giảm quy mô, phân kỳ đầu tư các công trình giao thông hợp lý.

- Đẩy mạnh việc quản lý và khai thác hiệu quả đất hành lang an toàn đường bộ, tăng cường bảo vệ hành lang ATGT, chống lấn chiếm nhằm giảm chi phí đền bù và GPMB khi xây dựng và phát triển KCHT sau này.

- Tập trung chỉ đạo công tác GPMB, giải quyết kịp thời các vướng mắc đảm bảo tiến độ cho các dự án.

- Tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện phân công, phân cấp hợp lý trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng giao thông, đảm bảo tính đồng bộ thống nhất giữa các chủ đầu tư, trong đó việc chuẩn bị quỹ nhà tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng phải được tính toán cụ thể và đi trước một bước.

3.3. Một số ý kiến với hệ thống quản lý nhà nước và TW

3.3.1. Kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai

QLNN xây dựng HTGT gắn chặt với việc sử dụng đất đai cũng như các nguồn lực khác (vốn, lao động), trong đó đất đai là nguồn lực đặc biệt. Đất đai không những là điều kiện cần thiết để xây dựng và phát triển HTGTT mà giá trị gia tăng của đất đai còn là nguồn thu bổ sung sự thiếu hụt vốn trong quá trình phát triển HTGTT. Song, đất đai chỉ có thể phát huy tác động tích cực của nó đến tăng trưởng và phát triển kinh tế, phát triển mạnh mẽ HTGTT khi có sự quản lý thống nhất của Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách đồng bộ, ổn định, lâu dài, đảm bảo được lợi ích cho Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất. Do vậy thời gian tới kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai cụ thể;

Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính về đất đai;

Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật trong các lĩnh vực chuyên môn quản lý nhà nước về đất đai; xây dựng và hoàn thiện định mức sử dụng đất;

Hoàn thiện phương pháp, quy trình và mở rộng điều tra cơ bản trong lĩnh vực đất đai, đánh giá tiềm năng đất đai và hiệu quả sử dụng đất phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;


Hoàn thiện phương pháp, nội dung, quy trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thực hiện lồng ghép quy hoạch với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu; đối với đô thị cần nghiên cứu quy trình lồng ghép quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng.

3.3.2. Kiến nghị hoàn thiện hệ cơ chế chính sách quản lý xây dựng hạ thồng giao thông

Luật Quy hoạch có hiệu lực từ 01/01/2019, nhưng đến nay chưa có Nghị định và các văn bản hướng dẫn thi hành nên việc triển khai ở địa phương còn lúng túng, gặp nhiều vướng mắc. Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định,Thông tư hướng dẫn định mức cho chi phí lập quy hoạch; hướng dẫn các trường hợp cụ thể sử dụng tư vấn nước ngoài lập quy hoạch có mức chi phí cao hơn định mức; đặc biệt là có hướng dẫn về việc xây dựng báo cáo hợp phần và tích hợp quy hoạch. Đề nghị sớm có giải pháp tháo gỡ khó khăn, bất cập trong việc thực hiện Luật Đầu tư công và các Nghị định hướng dẫn.

Nghiên cứu, hoàn thiện các văn bản pháp luật trong đầu tư, xây dựng, quản lý chi phí DA, hạn chế những thay đổi, bổ sung tạo điều kiện pháp lý đồng bộ, chặt chẽ cho công tác quản lý xây dựng HTGT.

Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ban hành ngày 18/6/2014. Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan (Nghị định 10/2013/NĐ-CP: Quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng giao thông ban hành ngày 11/01/2013; Thông tư 178/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 10/2013/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng giao thông do Bộ Tài chính ban hành …) đến việc chuyển nhượng, cho thuê quyền khai thác hạ tầng giao thông hiện có để đề xuất sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung theo hướng cải cách được thủ tục hành chính; đa dạng hóa các hình thức chuyển nhượng, cho thuê. Xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn để làm cơ sở tiến hành xã hội hóa theo hình thức cho thuê khai thác nhà hạt, trạm dừng nghỉ ven đường.


Rà soát, đề xuất điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, thể chế, chính sách về đầu tư phát triển HTGT; Triển khai các Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (được ban hành Thông tư để thay thế các Thông tư: thông tư số 166/2011/TT-BTC; Thông tư số 03/2011/TT-BKHĐT; Tác giả cũng đề xuất điều chỉnh, sửa đổi Thông tư số 159/2013/TT-BTC theo hướng đề xuất khung thu phí linh hoạt hơn, hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. Khoảng cách tối thiểu các trạm thu phí nên được tính toán lại và thời gian được thu phí cũng cần quy định rõ ràng hơn.

Chính sách về đấu thầu: tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các quy định hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu 43 có hiệu lực năm 2014 theo hướng: Cho phép người có thẩm quyền quyết định đầu tư được quyết định chỉ định thầu khi việc chỉ định thầu làm tăng hiệu quả dự án, chỉ định nhà thầu thi công một phần khối lượng gói thầu nếu xét thấy nhà thầu đang thi công chậm tiến độ ảnh hưởng tới cả dự án...

Chính sách về GPMB: sớm ban hành Thông tư quy định trách nhiệm các chủ thể tham gia GPMB dự án, nhất là người đứng đầu ở địa phương hoặc điều chỉnh Thông tư 107/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 7/9/2007 hướng dẫn về quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư sử dụng vốn ngân sách nhà nước (Thông tư này mới chỉ quy định trách nhiệm quản lý vốn GPMB khi tách thành tiểu dự án riêng). Chi phí GPMB hiện nay của các dự xây dựng HTGT tăng lên cao so với tổng mức đầu tư, nguyên nhân của điều này là chưa có các quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên trong hoạt động bồi thường GPMB. Khi có văn bản quy định trách nhiệm cụ thể và các chế tài xử phạt thì công tác GPMB sẽ được đốc thúc hiệu quả.


KẾT LUẬN

Quản lý nhà nước về xây dựng HTGT từ NSNN có vai trò quan trọng để đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn NSNN trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đối với tỉnh Nghệ An mạng lưới giao thông có bước phát triển mạnh mẽ, hoạt động xây dựng HTGT từ NSNN đã thu được những thành tựu quan trọng, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Mặc dù tỉnh chủ trương đa dạng hóa nguồn lực cho đầu tư phát triển nói chung và xây dựng HTGT từ NSNN nói riêng nhưng vốn đầu tư từ NSNN vẫn đóng vai trò quan trọng. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đã tập trung đề cấp về các vấn đề sau:

Nghiên cứu vấn đề cơ sở lý luận quản lý nhà nước về xây dựng HTGT từ NSNN. Đây chính là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN ở tỉnh Nghệ An trong chương tiếp theo.

Phân tích thực trạng QLNN, những nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN tại tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018 - 2020 trên từng phương diện đã nêu ở phần trước như trong công tác ban hành và thực thi các chính sách, pháp luật; lập quy hoạch và kế hoạch xây dựng; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và trong thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động những nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN. Qua đó, chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại và luận giải nguyên nhân của những thành cồn và hạn chế đó.

Dựa trên những phân tích, đánh giá về hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác QLNN về những nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN tại Nghệ An, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN đến năm 2025 và sớm hoàn thành các mục tiêu xây dựng HTGT tại tỉnh Nghệ An, nâng cao hiệu quả xây dựng HTGT từ NSNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lương Xuân Quỳ (2006), Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội

2. Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 620/QĐ-TTg ngày 12/5/2015,

3. Quyết định số 60/2009/QĐ- UBND ngày 30 tháng 6 năm 2009 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

4. Trần Thị Quỳnh Như (2012), “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng giao thông đường bộ khu vực duyên hải Nam Trung Bộ” Luận án tiến sỹ quản lý xây dựng, Đại học Giao thông vận tải

5. Nguyễn Hải Hưng (2013), “Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ NSNN tại tỉnh Quảng Bình”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Huế.

6. Hồ Thị Hương Mai (2015), “Quản lý nhà nước vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội.” Luận án tiến sỹ, Trường Học viện chính trị quốc gia.

7. Nguyễn Tuấn Dũng (2015), “Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Vương Thị Thành Hưng (2015), “Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ tại Ban Quản lý dự án công trình giao thông Nghệ An”. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội.

9. Nguyễn Hoài Sơn (2017), “Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Thương mại.


10. Nguyễn Đình Thông (2020), “Quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Báo Nhân Dân ở khu vực phía Bắc”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Thương mại.

11. Ban Quản lý dự án công trình giao thông Nghệ An 2016-2020, Báo cáo tổng kết năm 2016 - 2020.

12. Sở Giao thông vận tải Nghệ An, Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

13. Sở Giao thông vận tải Nghệ An, Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Nghệ An đến năm 2025.

14. Sở giao thông vận tải Nghệ An 2016-2020, Báo cáo tổng kết năm 2016 - 2020.

15. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Quyết định số 30/2017/QĐ-UBND ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Nghệ An. Nghệ An ngày 23/02/2017.

16. Quốc hội, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13. Hà nội, 26/11/2013.

17. Quốc hội, Luật đầu tư công số 39/2019/QH14. Hà nội, 13/06/2019.

18. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2017), Quy hoạch Phát triển công nghiệp Nghệ An đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, Nghệ An.

19. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2018), Quyết định số 30/2018/QĐ-UBND phê duyệt Quy chế phối hợp quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Nghệ An.



Phụ lục 1:


Kính thưa Quý vị!

PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT

Để có thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài Luận văn thạc sĩ: “Quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Nghệ An”, xin Quý vị vui lòng giúp đỡ trả lời những câu hỏi trong phiếu khảo sát dưới đây. Trong phiếu trưng cầu ý kiến này, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn các câu hỏi và phương án trả lời, quý vị đồng ý với phương án trả lời nào xin đánh dấu "X" vào ô tương ứng hoặc khoanh tròn vào số thứ tự của phương án. Nếu có ý kiến gì khác

ngoài các ý kiến trên, xin quý vị cho biết vào phần cuối của bảng điều tra.

Tôi cam đoan các thông tin Quý vị cung cấp được bảo mật và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu.

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý vị!

Câu 1. Đề nghị Quý vị cho biết mức độ cần thiết của QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN tại tỉnh Nghệ An hiện nay?

1. Cần thiết

2. Bình thường

3. Không cần thiết

Câu 2: Đề nghị Quý vị cho biết mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sau đây đến công tác QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN tại tỉnh Nghệ An ?


TT


Các yếu tố ảnh hưởng

Mức độ ảnh hưởng

Mạnh

Trung bình

Yếu

1

Cơ chế chính sách, pháp luật của Nhà nước về ĐTXD




2

Chiến lược phát triển của kinh tế - xã hội của địa phương




3

Năng lực của cán bộ quản lý




4

Tổ chức bộ máy quản lý




5

Năng lực quản lý điều hành của chính quyền địa phương




6

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, KTXH của địa phương




7

Sự phát triển của khoa học và công nghệ




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ Ngân sách Nhà nước của tỉnh Nghệ An - 13


Câu 3: Đề nghị Quý vị vui lòng đánh giá về thực trạng ban hành và tổ chức thực thi các chính sách, pháp luật có liên quan đến Xây dựng HTGT từ NSNN tại tỉnh Nghệ An hiện nay, theo các tiêu chí sau:

1. Ban hành và tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời.

2. Tuyên truyền, phổ biến thường xuyên, liên tục

3. Cơ chế chính sách pháp luật về ĐTXD còn nhiều bất cập

4. Cơ chế chính sách pháp luật còn thiếu thực tiễn

5. Nhiều quy định còn chồng chéo

Câu 4: Đề nghị Quý vị vui lòng đánh giá về công tác quy hoạch xây dựng HTGT từ NSNN tại tỉnh Nghệ An trong thời gian qua theo các tiêu chí dưới đây:

1. Thực hiện kịp thời, đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển GTVT của vùng, cả nước.

2. Chất lượng các đồ án quy hoạch chưa cao.

3. Công tác thẩm định còn nhiều sai sót.

4. Công tác quản lý thực hiện quy hoạch còn hạn chế.

5. Quy hoạch thường xuyên được rà soát, điều chỉnh

Câu 5: Đề nghị Quý vị vui lòng đánh giá về công tác lập kế hoạch Xây dựng HTGT từ NSNN tại tỉnh Nghệ An trong thời gian qua theo các tiêu chí dưới đây:

1. Đảm bảo tuân thủ chiến lược, quy hoạch phát triển GTVT của tỉnh.

2. Chưa phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3. Chưa tuân thủ đầy đủ các bước theo quy định, hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương.

4. Chưa đảm bảo tiến độ, chất lượng công tác lập kế hoạch đầu tư.

5. Chưa đảm bảo công khai, minh bạch.

6. Thực hiện tốt việc lựa chọn các công trình HTGT trọng điểm, cấp thiết để ưu tiên đầu tư.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/05/2023