DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê số lớp và số HS từ năm 2013 -2016 34
Bảng 2.2. Thống kê điểm thi vào lớp 10 trong 3 năm gần đây 35
Bảng 2.3. Thống kê kết quả xếp loại hạnh kiểm 3 năm học 36
Bảng 2.4. Thống kê kết quả xếp loại học lực trong 3 năm gần đây 37
Bảng 2.5. Kết quả thi HSG văn hóa cấp tỉnh từ 2013 – 2016 37
Bảng 2.6. Kết quả thi HSG thể dục thể thao từ năm 2013 - 2016 38
Bảng 2.7. Kết quả thi sáng tạo khoa học kĩ thuật; vận dụng kiến thức liên môn đểgiải quyết vấn đề thực tiễn (giải quốc gia) 38
Bảng 2.8. Kết quả thi tốt nghiệp, thi THPT thông quốc gia từ năm 2013 - 2016 39
Bảng 2.9. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của năm học 2015 - 2016 40
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam theo chuẩn nghề nghiệp để phát triển năng lực dạy học - 1
- Sơ Đồ Các Chức Năng Quản Lý
- Các Tiêu Chuẩn, Tiêu Chí Của Chuẩn Nghề Nghiệp Giáo Viên Thpt
- Nội Dung Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Thpt Theo Chuẩn Nghề Nghiệp Để Phát Triển Năng Lực Dạy Học
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Bảng 2.10. Các mức độ của tiêu chí xây dựng kế hoạch dạy học 43
Bảng 2.11. Các mức độ của tiêu chí đảm bảo kiến thức môn học 44
Bảng 2. 12. Các mức độ của tiêu chí đảm bảo chương trình môn học 44
Bảng 2.13. Các mức độ của tiêu chí vận dụng các phương pháp dạy học 44
Bảng 2.14. Các mức độ của tiêu chí sử dụng các phương tiện dạy học 45
Bảng 2.15. Các mức độ của tiêu chí xây dựng môi trường học tập 45
Bảng 2.16. Các mức độ của tiêu chí quản lý hồ sơ dạy học 46
Bảng 2.17. Các mức độ của tiêu chí kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS 46
Bảng 2.18. Các mức độ của năng lực dạy học 47
Bảng 2.19. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn 50
Bảng 2.20. Kết quả xếp loại năng lực dạy học theo Chuẩn năm học 2015 – 2016(GV tự đánh giá) 50
Bảng 2.21. Kết quả xếp loại năng lực dạy học theo Chuẩn năm học 2015 – 2016(Đánh giá của tổ chuyên môn) 51
Bảng 2.22. Kết quả xếp loại năng lực dạy học theo Chuẩn năm học 2015 – 2016(Đánh giá của hiệu trưởng) 51
Bảng 2.23. Khảo sát việc quản lý các nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học 53
Bảng 2.24. Khảo sát thực trạng xây dựng đội ngũ báo cáo viên 54
Bảng 2.25. Khảo sát thực trạng quản lý các hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lựcdạy học 55
Bảng 2.26. Khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực dạy học 56
Bảng 2.27. Khảo sát thực trạng các điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng GV 58
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện phápquản lý bồi dưỡng năng lực dạy học 84
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ các chức năng quản lý 11
Sơ đồ 1.2: Các bước đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghề 24
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp 83
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 36
Biểu đồ 2.2..Tỉ lệ tốt nghiệp của các trường THPT huyện Lý Nhân 39
Biểu đồ 2.3.Tỉ lệ xếp loại năng lực dạy học của GV theo Chuẩn nghề nghiệp 52
Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các BP đề xuất 86
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mục tiêu phát triển GD&ĐT là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu tổ quốc, yêu đồngbào;sống tốt và làm việc hiệu quả.
Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học,khuyến khích học tập suốt đời.
Tuy đã có những bước phát triển mạnh về quy mô và trình độ đào tạo cơ bản nhưng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông của huyện Lý Nhân vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD&ĐT. Nguyên nhân của thực trạng này là công tác quản lý, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên,... còn hạn chế. Hoạt động bồi dưỡng GVTHPT đáp ứng yêu câu đổi mới GD&ĐT cần được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ, khoa học và có hệ thống.
Xuất phát từ những lí do nêu trên và thực tiễn GD&ĐT tại địa phương, tôi lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông ở huyện
Lý Nhân, tỉnh Hà Nam theo Chuẩn nghề nghiệp để phát triển năng lực dạy học”
để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên có vai trò như thế nào?
Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam hiện nay như thế nào?
Những biện pháp quản lý nào của Hiệu trưởng có thể giúp cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện HS?
3. Giả thuyết nghiên cứu
Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên của Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn huyện Lý Nhân đã được triển khai áp dụng trong những năm gần đây, tuy nhiên chưa đồng bộ, chưa triệt để, do đó chưa mang lại kết quả như mong muốn. Nếu đề xuất và triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên bám sát theo Chuẩn nghề nghiệp thì các trường THPT của huyện Lý Nhân có thể xây dựng được đội ngũ giáo viên có đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT.
4. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THPT theo Chuẩn nghề nghiệp ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam để phát triển năng lực dạy học cho giáo viên.
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động bồi dưỡng giáo viên THPT theo Chuẩn nghề nghiệp để phát triển năng lực dạy học.
5.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp để phát triển năng lực dạy học của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông của huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp tại 4 trường THPT của huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (THPT Lý
Nhân, THPT Bắc Lý, THPT Nam Lý, THPT Nam Cao) từ năm 2013 đến năm 2016, chú trọng các tiêu chuẩn liên quan đến năng lực dạy học.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
7.1. Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THPT theo Chuẩn nghề nghiệp để phát triển năng lực dạy học.
7.2. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp để phát triển năng lực dạy học ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
7.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam để phát triển năng lực dạy học.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến công tác quản lý hoạt đồng bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp để phát triển năng lực dạy học: các bài báo trong các tạp chí, các văn bản chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên, sách và các công trình nghiên cứu khoa học, phân tích, đánh giá tìm ra các cơ sở lí luận được nghiên cứu và những vấn đề cần giải quyết.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra bằng bảng hỏi: xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra theo những nguyên tắc và nội dung chủ định của tác giả nhằm mục đích thu thập số liệu minh chứng thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên của Hiệu trưởng trường THPT.
Phương pháp quan sát: quan sát cách thức quản lý của CBQL với các lực lượng tham gia vào hoạt động bồi dưỡng giáo viên như: giáo viên cốt cán, báo cáo viên, chuyên viên...
Phương pháp đàm thoại: trò chuyện với CBQL, giáo viên cốt cán, báo cáo viên, chuyên viên về các biện pháp quản lý và các hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng GV của BGH các trường THPT.
8.3. Phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu
Sau khi thu thập các phiếu thăm dò ý kiến, dựa vào kết quả điều tra, tác giả sử dụng bảng tính Excel để xử lí số liệu, tính tỉ lệ phần trăm các nội dung trong phiếu hỏi nhằm đánh giá thực trạng và định hướng nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Lý Nhân.
9. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn
Về mặt lí luận: hệ thống hóa và làm phong phú thêm lí luận về hoạt động bồi dưỡng giáo viên THPT trên cơ sở vận dụng đa dạng các phương pháp tiếp cận nghiên cứu, đặc biệt là tiếp cận theo Chuẩn nghề nghiệp GVTHPT và yêu cầu đối với GV trong bối cảnh đổi mới sự nghiệp GD&ĐT; phân tích làm rõ nội dung hoạt động bồi dưỡng GV THPT và các yếu tố tác động đến hoạt động bồi dưỡng GV THPT.
Về mặt thực tiễn: các biện pháp đề xuất mang tính phù hợp thực tiễn và khoa học về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp để phát triển năng lực dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện sự nghiệp GD&ĐT không chỉ được áp dụng ở các trường THPT huyện Lý Nhân, mà còn có thể được áp dụng cho tất cả các trường THPT trong tỉnh Hà Nam và một số các tỉnh khác có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng với tỉnh Hà Nam.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông theo Chuẩn nghề nghiệp để phát triển năng lực dạy học.
Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam theo Chuẩn nghề nghiệp để phát triển năng lực dạy học.
Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam theo Chuẩn nghề nghiệp để phát triển năng lực dạy học.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THPT THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Yếu tố đóng vai trò then chốt, quyết định chất lượng và hiệu quả GD&ĐT chính là đội ngũ GV. Để có được đội ngũ GV đủ mạnh, đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT thì vấn đề đào tạo và bồi dưỡng GV là hết sức cần thiết và quan trọng, như một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng của giáo dục.Từ trước đến nay, vấn đề đào tạo và bồi dưỡng GV đã được nhiều tập thể và cá nhân nghiên cứu.
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Ở Liên Xô cũ, có rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về nghề dạy học, tiêu biểu là N.L Boondurep với tác phẩm “Chuẩn bị cho sinh viên làm công tác giáo dục ở trường phổ thông”. Trong tác phẩm này, vai trò của kĩ năng sư phạm đối với nghề dạy học được tác giả đặc biệt quan tâm và nhấn mạnh “những kĩ năng đó chỉ được hình thành và củng cố trong hoạt động thực tiễn của người thầy giáo”. Theo tác giả này, những yêu cầu về chuyên môn của người thầy giáo tất nhiên không chỉ có kiến thức phong phú mà còn phải có những kĩ năng cần thiết để tổ chức và thực hành công tác giáo dục, vấn đề không phải chỉ ở chỗ tiếp thu kiến thức về tâm lý học và giáo dục học mà điều cần thiết là phải biết vận dụng chúng vào thực tế. Muốn làm công tác giáo dục tốt phải có kĩ năng giáo dục và phải có cả thời gian. Như vậy, việc bồi dưỡng GV nhất thiết phải làm thường xuyên.
Ở các nước phát triển, yêu cầu về chất lượng GV cũng được đặt ra theo yêu cầu của sự phát triển GD&ĐT và nhu cầu tăng trưởng kinh tế. Công trình nghiên cứu chung của các nước thành viên OECD đã chỉ ra yêu cầu về phẩm chất đối với người GV: kiến thức phong phú về phạm vi chương trình và nội dung bộ môn mình dạy; kĩ năng sư phạm, kể cả việc có được "kho kiến thức" về phương pháp giảng dạy, về năng lực sử dụng những phương pháp đó; có tư duy phản ánh trước mỗi vấn đề, có năng lực tự phê - nét rất đặc trưng của nghề dạy học; biết cảm thông và cam kết tôn trọng phẩm giá của người khác; có năng lực quản lý, kể cả trách nhiệm quản lý trong và ngoài lớp học.
Tháng 4 năm 2000, tại Dakar –Senégal, diễn đàn giáo dục cho mọi người do UNESCO tổ chức đã coi chất lượng GV là một trong mười yếu tố cấu thành chất lượng giáo dục, tức là GV có động cơ tốt, được động viên tốt và có năng lực chuyên môn cao. Năng lực chuyên môn mà người GV cần phải có để đảm bảo chất lượng giáo dục gồm: hiểu biết sâu sắc về nội dung môn học, có tri thức sư phạm, có tri thức về sự phát triển, có sự hiểu biết về sự khác biệt, hiểu biết về động cơ, có tri thức về việc học tập, làm chủ được các chiến lược dạy học, hiểu biết về việc đánh giá HS, hiểu biết về các nguồn của chương trình và công nghệ, am hiểu và sự đánh giá cao về sự cộng tác, có khả năng phân tích và phản ánh trong thực tiễn dạy học.
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Trong thư gửi hội nghị giáo dục toàn quốc (tháng 3-1955), Người viết: “Trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của người thầy dạy học là: chăm lo dạy dỗ con em của nhân dân thành công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà”. Người còn nói: “Các thầy giáo có nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang là đào tạo cán bộ cho dân tộc. Vậy giáo dục cần nhằm vào mục đích là thật thà phụng sự nhân dân. Các cháu thì học tập cần gắn liền với thực hành để mai sau thực hiện mục đích cao quý: thật thà phụng sự nhân dân”. Thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, suốt nửa thế kỷ qua, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV.
Tại hội thảo khoa học “Chất lượng giáo dục và vấn đề đào tạo GV” do khoa sư phạm -Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức, nhiều báo cáo tham luận của các tác giả như Trần Bá Hoành, Mai Trọng Nhuận, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Cảnh Toàn, Lê Khánh Bằng, Đặng Xuân Hải... cũng đã đề cập đến việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV trước nhiệm vụ mới của GD&ĐT.
Trong bài viết “Chất lượng giáo viên” đăng trên tạp chí giáo dục tháng 11/2001, tác giả Trần Bá Hoành đã đề xuất cách tiếp cận chất lượng GV từ các góc độ: đặc điểm lao động của người GV, sự thay đổi chức năng của người GV trước yêu cầu đổi mới giáo dục, mục tiêu sử dụng GV, chất lượng từng GV và chất lượng đội ngũ GV. Các thành tố tạo nên chất lượng GV là phẩm chất và năng lực. Theo tác giả Trần Bá Hoành, phẩm chất của GV biểu hiện ở thế giới quan, lòng yêu trẻ và yêu nghề; năng lực người GV bao gồm: năng lực chẩn đoán nhu cầu và đặc điểm đối tượng dạy học, năng lực thiết kế kế hoạch, năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch