Về Chuẩn Nghề Nghiệp Giáo Viên Trung Học Phổ Thông


trình và phạm vi bộ môn mình dạy; kĩ năng sư phạm; có tư duy phản ánh, năng lực tự phê; biết cảm thông và cam kết tôn trọng phẩm giá của người khác; có năng lực quản lí.

Tại Hội thảo Khoa học Chất lượng giáo dục và vấn đề đào tạo GV do

Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tháng 4/2004, nhiều báo cáo tham luận của các tác giả như Trần Bá Hoành, Mai Trọng Nhuận, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Bá Lãm, Đặng Xuân Hải… đã đề cập đến việc đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV trước yêu cầu mới [98].

Trong bài viết “Cải cách sư phạm và đổi mới mô hình đào tạo GV THPT” (2011), tác giả Trần Khánh Đức đã nêu rõ những yêu cầu mới của xã hội và nền giáo dục hiện đại đối với ĐNGV, mô hình tổng thể nhân cách người GV và các đề xuất nội dung chuyển đổi mô hình đào tạo GV ở các trường ĐHSP.

Tại Hội thảo do 5 Sở GD&ĐT của 5 thành phtrực thuộc trung ương tổ chức tại Hà Nội vào tháng 10/2011, các đại biểu là cán bộ QLGD đã rất quan tâm đề cập đến vấn đề xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD. Hội thảo đã thảo luận sôi nổi, đưa ra nhiều giải pháp để xây dựng đội ngũ nhà giáo từ việc nâng cao tư tưởng, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; đào tạo, bồi dưỡng; quy hoạch, sắp xếp, bổ nhiệm, sử dụng; thi tuyển… đến việc thực hiện các chế độ chính sách, cơ ch ế quản lí, sử dụng.

Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài: “Đánh giá thực trạng triển khai

chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho GV phổ thông” do tác giả Cao Đức Tiến làm Chủ nhiệm đề tài , đã đánh giá việc bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì đã tạo ra đư ợc một thói quen tự học tập, tự bồi dưỡng trong toàn thể GV trên phạm vi cả nước. Nhu cầu được bồi dưỡng thường xuyên (đào tạo tiếp sau đào tạo ban đầu) đã trở thành ý thức tự giác trong mỗi GV, nhằm cập nhật hoá kiến thức, từng bước nâng cao trình độ chuy ên môn, nghiệp vụ để


đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

Báo cáo Nghiên cứu đánh giá Thực trạng đội ngũ nhà giáo Việt Nam do Viện Chiến lược và chương trình giáo dục tiến hành đã đề cập slượng, chất lượng GV, thực hiện chế độ chính sách đối với GV, từ đó đưa ra giải pháp trong việc đào tạo, bồi dưỡng GV.

Trong bài viết “Chất lượng GV”, tác giả Trần Bá Hoành đã đưa ra cách tiếp cận chất lượng GV từ các khía cạnh như đặc điểm lao động của người GV, sự thay đổi chức năng của người GV trước yêu cầu đổi mới giáo dục, mục tiêu sử dụng GV, chất lượng từng GV và ĐNGV. Theo tác giả, có 3 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng GV, đó là: quá trình đào tạo - sử dụng - bồi dưỡng GV, hoàn cảnh, điều kiện lao động sư phạm của GV, ý chí thói quen và năng lực tự học của GV. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra 3 giải pháp cho vấn đề GV: phải đổi mới công tác đào tạo, công tác bồi dưỡng và đổi mới việc sử dụng GV [61].

Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hiện nay - 4

Trong bài viết: “Đổi mới mô hình đào tạo GV trong các trường đại học sư phạm theo hướng tiếp cận năng lực” đăng trên Tạp chí Giáo dục (tháng 01/2012), các tác giả Bùi Minh Đức, Đào Thị Việt Anh, Hoàng Thị Kim Huyền đã nêu ra mô hình đào tạo GV ở các nước có nền giáo dục tiên tiến. Cùng với việc đổi mới chương trình giáo dục phổ th ông theo hướng tiếp cận năng lực, các chương trình đào tạo và bồi dưỡng GV cũng được cải tiến, điều chỉnh, thậm chí đổi mới toàn bộ theo chủ trương hình thành và phát triển các năng lực nghề nghiệp cho GV. Các tác giả cũng đã đề xuất giải pháp đổi mới việc đào tạo GV như sau:

(1) Các trường sư phạm đào tạo GV cần đổi mới chương trình theo

hướng tiếp cận năng lực;

(2) Chương trình đào tạo GV trước hết cần xác định được hệ thống các năng lực chung - những năng lực mà sinh viên của các ngành cần phải có và


những năng lực riêng (năng lực môn học) cho sinh viên các ngành cụ thể;

(3) Đội ngũ giảng viên phải có những năng lực cần thiết và nhất là phải giỏi những năng lực môn học cụ thể, thay đổi nhận thức, kĩ năng, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá;

(4) Công tác quản lí, tổ chức đào tạo của các bộ phận chức năng trong

trường cũng phải thay đổi theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

Trong chương trình đào tạo sau đại học chuyên ngành quản lí giáo dục, vấn đề ĐNGV là một vấn đề quan trọng, đã có nhiều luận văn nghiên cứu về xây dựng và phát triển ĐNGV ở các cấp học, ngành học như tác giả Vũ Đình Chuẩn, Nguyễn Công Chánh,…

1.1.2.2. Về chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông

Tại các quốc gia tiên tiến trên thế giới , vấn đề chuẩn nghề nghiệp của GV rất được quan tâm. Đ ây là nội dung mà các trường sư phạm phải tập trung đào tạo và mỗi GV phải phấn đấu hoàn thiện.

Chuẩn nghề nghiệp của GV tại các bang của Mĩ được xây dựng nhằm mục đích làm cho GV nâng cao kiến thức của nội dung môn học; cải thiện sự hiểu biết về học thuật, xã hội, tinh thần và vật chất bảo đảm thầy giáo tận dụng được các kĩ năng dạy học để giúp học sinh đạt được và vượt qua; phản ánh đầy đủ và sáng tỏ những kiến thức cần thiết có liên quan về những bài học và kinh nghiệm nghề nghiệp, tạo đồng thuận về chính kiến nghề nghiệp, dạy học và lãnh đạo; khuyến khích thầy giáo phát triển sự đa dạng của lớp học nhờ các kĩ năng đánh giá; cung cấp những bài học mới có tính tích hợp vào trong chương trình và trong lớp học; trang bị cho học sinh đủ kiến thức để học tập và phát triển; đánh giá định kì để tạo ra tác động của nó đối với hoạt động dạy và học; nhà giáo cần phải nắm được, tận dụng và hỗ trợ phát triển các mối quan hệ cộng đồng rõ ràng, gắn bó, có kế hoạch; phát triển văn hóa trường học để giúp cho việc thực hiện liên tục, xử lí các thách thức về vai trò


và các quan h truyền thống trong giáo dục; có kế hoạch phát triển nghề nghiệp bao gồm cả sự xem xét về trí tuệ và tài chính; bố trí đủ thời gian trong số các giờ làm việc để thu hút sự tham vấn ý kiến của người h ọc nhằm hỗ trợ cho sphát triển nghề nghiệp; làm việc có hiệu quả với cha mẹ học sinh và cộng sự.

Giáo viên của Đức phải đạt được 10 năng lực nghề nghiệp thuộc 4 nhóm:

- Năng lực dạy học (xây dựng kế hoạch bài học, hỗ trợ việc học của học sinh…);

- Năng lực giáo dục - nghĩa hẹp (hiểu được các điều kiện sống của học

sinh, truyền đạt các giá trị và chuẩn mực…);

- Năng lực đánh giá;

- Năng lực đổi mới.

Quy định về tiêu chuẩn nghề nghiệp GV của Anh rất cụ thể, đó là: Thiết lập những kinh nghiệm học tập linh động và sáng tạo cho các cá nhân và các nhóm; đóng góp vào việc phát triển ngôn ngữ, khả năng đọc viết và toán; xây dựng những kinh nghiệm học tập mang tính thử thách về mặt trí tuệ; xây dựng những kinh nghiệm học tập phù hợp, có mối liên kết với thế giới bên ngoài trường học; xây dựng những kinh nghiệm học tập m ang tính tổng quát và có sự tham gia; kết hợp công nghệ thông tin và liên lạc để tăng hiệu quả việc học tập của học sinh; đánh giá và báo cáo việc học tập của học sinh; htrợ việc phát triển và tham gia xã hội của thanh niên; tạo ra môi trường học tập an toàn và mang tính hỗ trợ; xây dựng những mối quan hệ với cộng đồng rộng lớn hơn; đóng góp vào những nhóm nghề; tham gia thực hiện những hoạt động của nghề giáo.

Công trình nghiên cứu chung của các nước thành viên OECD đã chỉ ra

yêu cầu đối với một GV cần có các phẩm chất [Dẫn theo Nguyễn Lộc - Mạc Văn Trang - Nguyễn Công Giáp,76]:


- Kiến thức phong phú về phạm vi chương trình và nội dung bộ môn

mình dạy;

- Kĩ năng sư phạm, kể cả việ c có được “kho kiến thức” về phương pháp

giảng dạy, về năng lực sử dụng những phương pháp đó;

- Có tư duy phản ánh trước mỗi vấn đề và có năng lực tự phê;

- Biết cảm thông và cam kết tôn trọng phẩm giá của người khác;

- Có năng lực quản lí, kể cả trách nhiệm quản lí trong và ngoài lớp học.

Tại Hội thảo nghiên cứu về “Chuẩn và chuẩn hóa trong giáo dục” do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà sư phạm, nhà giáo dục như Đặng Thành Hưng, Nguyễn Bá Thái, Nguyễn Thị Minh Hương … đã bàn luận nhiều về chuẩn nghề nghiệp GV để phát triển nghề nghiệp GV.

Tác giả Trần Bá Hoành trong bài “Những yêu cầu mới về nghiệp vụ sư phạm trong chuẩn nghề nghiệp GV trung học” đã phân tích sâu những yêu cầu về nghiệp vụ sư phạm mà GV phải có để thực hiện giảng dạy hiệu quả [63].

1.1.2.3. Về chế độ, chính sách đối với giáo viên

Đã có nhiều nghiên cứu, hội thảo bàn về các chế độ, chính sách, lương GV, xem đây như là một động lực để GV tích cực nâng cao năng lực, tinh thần và trách nhiệm của mình.

Kết quả nghiên cứu của đề tài độc lập cấp nhà nước của bà Nguyễn ThBình (Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam) đã nêu lên thực trạng tác động của chế độ, chính sách đối với GV THPT nước ta từ các chính sách về tuyển chọn, chế độ làm việc, tiền lương và phụ cấp, chính sách khen thưởng và tôn vinh. Đây là công trình nghiên cứu có sự phân tích rõ ràng, khoa học, số liệu cụ thể, có so sánh với chế độ, chính sách đối với GV THPT của các nước. Đồng thời , tác giả cũng đã đề xuất giải pháp sửa đổi chế độ, chính sách đối với nhà giáo nói chung và GV THPT nói riêng.


Trong bài: “Nghvà Nghiệp của người GV ”, tác giNguyễn Thị Mỹ Lộc đã nhấn mạnh đến vấn đề “ lí tưởng sư phạm”- cái tạo nên động cơ cho việc giảng dạy của GV, khuyến khích GV sáng tạo, không ngừng tự học, học hỏi, nâng cao trình độ. Tác giả đề xuất cần phải xây dựng tập thể sư phạm theo mô hình “đồng thuận” để trong quan hệ giữa GV với nhau có sự chia sẻ “bí quyết nhà nghề”. Theo đó, năng lực chuyên môn của GV là nền tảng của mô hình đào tạo GV thế kXXI: sáng tạo và hiệu quả [ 78].

Trong bài viết “Chất lượng GV và những chính sách cải thiện chất lượng GV”, tác giả Trần Thanh Hoàn đã đưa ra khái niệm chất lượng GV bằng cách phân tích kết quả nghiên cứu về chất lượng của các nước thà nh viên OECD. Theo đó, đặc điểm và năng lực đặc trưng của GV có năng lực qua sự phân tích 22 năng lực cụ thể trên góc độ tiếp cận năng lực giảng dạy và giáo dục. Đồng thời, tác giả cũng đã đề cập những chính sách cải thiện và duy trì chất lượng GV ở cấp vĩ mô và vi mô; nhấn mạnh 3 yếu tố quyết định chất lượng GV là bản thân người GV, nhà trường và môi trường chính sách bên ngoài.

Từ các nghiên cứu trên, có thể rút ra một số nhận xét như sau:

- Phát triển ĐNGV là vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD&ĐT, là vấn đề cần thiết, cần được quan tâm ;

- Phát triển ĐNGV là vấn đề của thời đại, của các nước trong xu thế hội nhập; GD&ĐT được xem là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho GD&ĐT là đầu tư cho phát triển;

- Đội ngũ GV có vai trò quan trọng, quyết định chất lượng giáo dục. Phát triển ĐNGV cần quan tâm thực hiện tốt việc tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thanh tra, xây dựng chuẩn nghề nghiệp GV, xây dựng các chế độ, chính sách đối với GV;

- Nghiên cứu về phát triển ĐNGV được triển khai ở nhiều bình diện


khác nhau và đặc biệt được quan tâm trên bình diện quản lí giáo dục, được tập trung vào 2 mảng chính là nghiên cứu phát triển ĐNGV theo cấp học, ngành học và nghiên cứu phát triển ĐNGV cho từng cơ sở giáo dục thuộc cấp học, ngành học.

1.2. Các khái niệm cơ bản

1.2.1. Đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

Đội ngũ là tập hợp gồm nhiều người có cùng chức năng hoặc nghề nghiệp tạo thành một lực lượng. Khái niệm đội ngũ được sử dụng một cách phổ biến trong lĩnh vực tổ chức thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau như: đội ngũ tri thức; đội ngũ văn, nghệ sĩ; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đội ngũ y, bác sĩ... Trong lĩnh vực GD&ĐT, thuật ngữ đội ngũ cũng được sử dụng để chỉ những tập hợp người được phân biệt với nhau về chức năng trong hệ thống GD&ĐT. Ví dụ ĐNGV, giảng viên, đội ngũ CBQL trường học... ĐNGV được nhiều tác giả nước ngoài quan niệm như là những chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, họ có kiến thức, hiểu biết phương pháp dạy học và giáo dục , có khả năng cống hiến toàn bộ sức lực , trí tuệ của họ đối với giáo dục. Ở Việt Nam, khái niệm ĐNGV dùng để chỉ tập hợp người bao gồm CBQL, GV. Từ điển Giáo dục học định nghĩa: “Đội ngũ GV là tập hợp những người đảm nhận công tác giáo dục và dạy học có đủ tiêu chuẩn đạo đức, chuyên môn và nghiệp vụ quy định” [96].

Từ những định nghĩa nêu trên, có thể quan niệm: ĐNGV là một tập hợp

những người làm nghề dạy học - giáo dục được tổ chức thành một lực lượng (có tổ chức) cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đề ra cho tập hợp đó, tổ chức đó. Họ làm việc có kế hoạch và gắn bó với nhau thông qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định của pháp luật, thể chế xã hội. Họ chính là nguồn lực quan trọng trong lĩnh vực giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục nghề nghiệp.


Như vậy, có thkhẳng định rằng: ĐNGV THPT là những người làm công tác giảng dạy - giáo dục trong trường THPT, có cùng nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện học sinh THPT, giúp các em hình thành và phát triển nhân cách theo mục tiêu giáo dục đã xác định cho cấp học. Theo quan điểm hệ thống, tập hợp các GV của một trường THPT nhất định được gọi là ĐNGV của trường THPT đó. Đây là một hệ thống mà mỗi thành tố trong đó có mối quan hvới nhau, bràng buộc bởi những cơ chế xác định. Vì lẽ đó , mỗi tác động vào các thành tố đơn lẻ của hệ thống vừa có ý nghĩa cục bộ vừa có ý nghĩa trên toàn thể với toàn bộ hệ thống .

1.2.2. Chất lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên

1.2.2.1. Chất lượng

Chất lượng là mức độ hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng

tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản.

Chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự

việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác.

Chất lượng là tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng.

Từ góc độ quản lí, có thể quan niệm theo Bùi Minh Hiền, Đặng Quốc Bảo, Vũ Ngọc Hải: “Chất lượng là sự thực hiện được mục tiêu và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng” [58].

1.2.2.2. Chất lượng dạy học

Chất lượng dạy học, giáo dục của GV được đánh giá qua kết quả giảng dạy, giáo dục, sự tiếp thu kiến thức của học sinh mà sản phẩm cuối cùng là năng lực, nhân cách của người học. Chất lượng giáo dục phải hướng vào “phát triển học sinh”, “phát triển nguồn nhân lực”. Để có chất lượng giáo dục tốt, đòi hỏi GV phải thật sự có năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, phương pháp giáo dục phải phù hợp với từng đối tượng học sinh, phải thật sự

Xem tất cả 242 trang.

Ngày đăng: 23/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí