Trên cơ sở kết quả của hình thức bồi dưỡng này, ở trường THPT Giao Thủy chúng tôi lựa chọn đội tuyển HSG và tiếp tục việc bồi dưỡng. Bồi dưỡng đội tuyển HS giỏi là việc bồi dưỡng theo nhóm nhỏ các HS có phẩm chất và năng lực học tập LS tốt nhất. Đó là những HS giỏi nhất trong tổng số các học sinh giỏi LS. Đây là những HS có biểu hiện xuất sắc về phẩm chất và năng lực trong các hoạt động học tập LS. Việc bồi dưỡng theo hình thức này thường được tiến hành theo kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định và trường THPT Giao Thủy. Đối với hình thức bồi dưỡng này, giáo viên căn cứ vào mục đích, yêu cầu của kì thi để chọn số lượng HS bồi dưỡng phù hợp. Thông thường đối với tỉnh Nam Định, mỗi đội tuyển gồm khoảng từ 3 đến 5 HS. Thời gian bồi dưỡng cho đội tuyển HSG được sắp xếp một cách linh hoạt: nhà trường thường bố trí cho GV được giao trách nhiệm làm lãnh đội mỗi tuần dạy một buổi chiều với thời gian là 3 tiết học, tuy nhiên GV bồi dưỡng có thể tùy vào điều kiện thực tế mà tiến hành thêm các buổi bồi dưỡng vào thời gian thích hợp.
Việc xây dựng nội dung, phương pháp bồi dưỡng cho các em HSG trong các nhóm học chuyên biệt được chúng tôi đặc biệt quan tâm bởi vừa phải đảm bảo tính vừa sức vừa đảm bảo tính phát triển cũng như có độ phân hóa rõ rệt:
Khi thực hiện bồi dưỡng chủ đề: Phong trào Dân chủ 1936 -1939 cho đội tuyển HSG chúng tôi xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập
Câu 1: Phân tích điều kiện lịch sử của phong trào Dân chủ 1936 -1939. Điều kiện lịch sử đó tác động như thế nào tới nội dung, tính chất của phong trào cách mạng này?
Câu 2: Có ý kiến cho rằng “ phong trào Dân chủ 1936 -1939 chẳng có điểm gì mới so với phong trào cách mạng 1930 – 1931 nên nó không thể hiện được sự phát triển của cách mạng Việt Nam”. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm trên không? Tại sao?
Câu 3: Trên cơ sở phân tích đặc điểm của phong trào Dân chủ 1936 - 1939, anh/chị hãy rút ra tính chất của phong trào cách mạng này.
Câu 4: Anh/ Chị hãy chỉ rõ mối liên hệ giữa phong trào cách mạng 1930 – 1931 với phong trào Dân chủ 1936 – 1939.
2.1.4. Bồi dưỡng học sinh giỏi trong quá trình tự học
Tự học là một trong những năng lực cốt lõi cần đạt được của mọi HS. Đối với HSG môn LS, chúng tôi yêu cầu các em phải đạt được năng lực này ở mức cao. Nhờ quá trình tự học mà HS được bồi dưỡng không chỉ ở trên lớp mà ở mọi nơi, mọi thời điểm phù hợp.
Các em cũng có thể tự học thông qua việc tham gia các cuộc thi có liên quan đến LS do các cấp, các ngành tổ chức.
Có thể bạn quan tâm!
- Quan Niệm Về Phương Pháp Bồi Dưỡng Hsg Trong Quá Trình Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Thpt
- Cơ Sở Thực Tiễn Của Công Tác Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Lịch Sử Ở Trường Thpt
- Các Hình Thức Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Môn Lịch Sử Ở Trường Thpt Giao Thủy
- Nội Dung, Mức Độ Cần Đạt Và Câu Hỏi Chuyên Đề “Phong Trào Giải Phóng Dân Tộc Thế Giới Từ Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai Đến Cuối Thế
- Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12 ở trường trung học phổ thông Giao Thủy tỉnh Nam Định - 8
- Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12 ở trường trung học phổ thông Giao Thủy tỉnh Nam Định - 9
Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.
Theo chúng tôi tự học có định hướng của GV là cách học hiệu quả nhất . Vì vậy chúng tôi giúp HS nhận thức được vai trò của việc tự học từ đó hình thành ở các em ý chí tự học cao. Việc rèn kỹ năng tự học cho HSG được thực hiện thông qua quá trình tự làm việc với các loại tài liệu học tập mà trước hết là chuẩn kiến thức kĩ năng và sách giáo khoa Lịch sử( đại trà và nâng cao). Đối với Việt Nam, sách giáo khoa là tài liệu học tập cơ bản, song với đối tượng HSG chúng tôi yêu cầu các em sử dụng kết hợp với giữa các bộ sách và yêu cầu của chuẩn kiến thức và kĩ năng thuộc cả chương trình chuẩn và nâng cao vì như vậy các em sẽ so sánh giữa “chuẩn” và những gì “trên chuẩn”. Tuy nhiên để bổ sung và khắc phục những hạn chế của sách giáo khoa, trong thời đại hiện nay, một trong những kênh thông tin hữu ích cho HSG là mạng xã hội, chúng tôi hướng dẫn các em cách tra cứu, tên trang mạng, cách lập tài khoản, cách lấy tư liệu…. Trước khi tiến hành tự học với các loại tài liệu tham khảo đó chúng tôi yêu cầu các em cần xác định mục tiêu, nội dung của bài học, những gì sách giáo khoa đã có, những gì cần tìm hiểu bổ sung và bổ sung ở mức độ như thế nào. Việc tự học của HS cũng được thực hiện thông qua việc giao cho HS làm các dạng câu hỏi và bài tập cụ thể.
Quá trình bồi dưỡng thông qua hoạt động tự học của HS thông qua bài tập lịch sử cụ thể: Khi dạy học LS Việt Nam thời kỳ 1954 -1975 phần cách mạng miền Bắc chúng tôi thực hiện ý tưởng giao cho các em HSG thực hiện nhiệm vụ:
Anh/ chị hãy cho biết trong Đại hội Đảng lần thứ III năm 1960, Đảng ta xác định cách mạng miền Bắc có vai trò như thế nào? Vai trò đó được thể hiện ra sao trong thời kì 1954 -1975?.
Để HS có thể hoàn thành bài tập trên, chúng tôi hướng dẫn:
HS tìm đọc các bài 21, 22, 23, 24 trong SGK phần về cách mạng miền Bắc, ghi chép kiến thức cơ bản. Tìm các tài liệu ôn thi HSG, ôn thi THPT quốc gia về các câu hỏi liên quan đến cách mạng miền Bắc Việt Nam thời kì này.
Lên mạng tìm kiếm tài liệu liên quan đến bài học: tranh ảnh cổ động, biếm họa, văn kiện Đảng, Hồ Chí Minh toàn tập…
Tiếp đó HS thực hiện trả lời: vai trò của cách mạng miền Bắc: quyết định nhất đối với cách mạng cả nước. Vai trò đò được thể hiện thông qua việc chi viện cho tiền tuyến miền Nam, đánh bại các cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ góp phần đi đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và xây dựng tiền đề cho công cuộc đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta sau khi cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành trong cả nước.
Trong quá trình bồi dưỡng, các hình thức trên được chúng tôi tiến hành song song và bổ trợ cho nhau tạo thành tổng thể của một quá trình thống nhất. Sở dĩ các hình thức trên được tiến hành đồng thời bởi đối tượng bồi dưỡng đều là HSG, nội dung bồi dưỡng đều chủ yếu là kiến thức Lịch sử lớp 12 và cùng hướng tới mục tiêu là phát triển cao hơn năng lực và phẩm chất của người học. Mặt khác việc tiến hành bồi dưỡng kết hợp còn tiết kiệm về thời gian và nâng cao hiệu quả của công tác bồi dưỡng.
2.2. Các biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12 ở trường THPT Giao Thủy tỉnh Nam Định
2.2.1. Phát hiện, lựa chọn học sinh có khả năng học giỏi môn Lịch sử , thành lập đội tuyển HSG
Trên cơ sở xác định đúng đắn những tiêu chí về phẩm chất và năng lực cần có của một HS giỏi Lịch sử, trong quá trình dạy học chúng tôi đã tiến hành tìm kiếm, phát hiện đối tượng học sinh này. Quá trình tìm kiếm và phát hiện được tiến hành qua nhiều kênh, nhiều công đoạn, nhiều con đường khác nhau :
2.2.1.1. Trong quá trình dạy học Lịch sử
Chúng tôi căn cứ vào chuỗi các hoạt động chủ yếu của HS, phân tích các hoạt động đó để xác định mục tiêu cần vươn tới của các em. Nếu học sinh chỉ tập trung vào hoạt động học thì đỉnh cao tri thức chính là ước mơ vươn tới của các em. Nếu học sinh chăm chú dõi theo mọi động thái của giáo viên, hào hứng tham gia các hoạt động học thì chắc chắn học sinh đó rất thích thú với môn học và người dạy môn học đó. Và cứ như thế qua từng giờ lên lớp chúng tôi quan sát, “tích lũy” những biểu hiện của học sinh và tìm mọi cách để các em ngày càng gắn bó với môn học nhằm tạo ra những hạt giống tốt chuẩn bị cho hành trình mới: bồi dưỡng các em phát triển hơn về phẩm chất và năng lực.
Tuy nhiên biểu hiện của học sinh rất đa dạng, một số trường hợp học sinh hầu như không có biểu hiện rõ ràng bằng những hành động cụ thể như phát biểu, tranh luận, nêu vấn đề nhưng lại yêu thích môn học. Trong những trường hợp như vậy bằng trực giác của người thầy và “từ ánh mắt đến trái tim” chúng tôi đã động viên và đưa các em vượt lên ranh giới của chính bản thân mình để tham gia vào quá trình học tập tích cực. Tuy nhiên lại có những học sinh rất năng nổ hoạt động, tích cực bày tỏ ý kiến song lại chưa chăm chỉ hoặc chưa đủ điều kiện cần thiết về tố chất để có thể bồi dưỡng.
Một căn cứ quan trọng chúng tôi thường xuyên thực hiện nhằm tìm kiếm và phát hiện HS giỏi là dựa trên kết quả của các bài kiểm tra. Để có thể
đánh giá chính xác mức độ đạt được về phẩm chất và năng lực của HS chúng tôi kết hợp các hình thức kiểm tra: trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận. Hệ thống câu hỏi và bài tập trong các bài kiểm tra được thiết kế theo các cấp độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
Trong quá trình đánh giá HS chúng tôi tuân thủ nguyên tắc khách quan, độc lập, không để bị tác động, chi phối bởi yếu tố khác. Đặc biệt chúng tôi rất thích những học sinh đưa ra ý kiến trái chiều với GV, với suy nghĩ của số đông nhưng biết cách tìm minh chứng để bảo vệ quan điểm của mình hoặc những HS tìm ra cách giải quyết vấn đề mới không theo cách mà GV đã dạy. Gặp những trường hợp như vậy chúng tôi sẽ tranh luận với HS để khám phá khả năng tiềm ẩn của học trò và động viên khuyến khích các em tìm tòi sự sáng tạo trong học tập.
Để kết quả đánh giá phản ánh trung thực nhất chất lượng HS chúng tôi vận dụng kết hợp các hình thức đánh giá: điểm số, thường xuyên, định kì, tổng kết. Bên cạnh các phương pháp đánh giá truyền thống chúng tôi còn bổ sung những phương pháp đánh giá mới như đánh giá bằng Hồ sơ học tập, coi trọng và kết hợp kết quả tự đánh giá của học sinh với kết quả đánh giá xếp loại của giáo viên nhằm giúp các em tự tin, hứng thú tham gia vào quá trình đánh giá.
2.2.1.2. Trong các hoạt động kết hợp
- Điều tra kết quả học tập của HS ở các thời điểm trước.
- Trao đổi với GVLS đã từng dạy HS.
- Trao đổi với GV dạy các môn khoa học xã hội của HS.
- Trao đổi với bạn học của HS.
- Thông qua các hoạt động khác của HS( tham gia các cuộc thi có liên quan đến Lịch sử…).
Trên cơ sở kết quả thu được sau khi tổng hợp những thông tin về học sinh cả trong và ngoài giờ học chúng tôi tiến hành đánh giá và xếp loại mức
độ phẩm chất và năng lực học tập LScủa HS từ đó có kế hoạch bồi dưỡng cho các em.
2.2.1.3. Thành lập đội tuyển.
Với hình thức bồi dưỡng theo đội tuyển nhiều năm qua chúng tôi luôn gặp phải vấn đề: những học sinh có đủ các yếu tố của một học sinh giỏi Lịch sử đã từ chối việc tham gia đội tuyển học sinh giỏi. Lúc này chúng tôi phải căn cứ vào tình hình cụ thể của từng trường hợp để có quyết định dứt khoát:
- Chúng tôi sẽ không thuyết phục những em bày tỏ thái độ không muốn bồi dưỡng vì lí do em ấy chọn nghề nghiệp không liên quan đến bộ môn.
- Đối với các em còn do dự chúng tôi áp dụng các biện pháp tâm lí sư phạm như động viên, phân tích và đặc biệt là nêu gương cho các em về sự thành đạt của các nhà khoa học, nhà giáo Lịch sử …của chính bản thân chúng tôi cùng các anh chị đi trước đã thành công. Qua nhiều năm liên tục bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi chúng tôi nhận ra mảnh đất phù hợp với việc chọn lựa học sinh cho đội tuyển của môn Lịch sử là các lớp đại trà( đối với trường THPT Giao Thủy) của ban khoa học cơ bản vì ngay từ khi vào lớp 10 ở trường tôi học sinh đã được chia thành các ban: khoa học tự nhiên, khoa học cơ bản. Học sinh học ban khoa học tự nhiên bao gồm các em học tốt các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học vì vậy các em sẽ chọn thi và xét đại học là các môn đó. Còn ở các lớp của ban khoa học cơ bản năng lực học các môn tự nhiên của học sinh đa số chỉ trung bình, khá nên cơ hội đỗ vào các trường đại học hàng đầu là không cao. Vì vậy nếu các em đó có tư chất tốt để phát triển khả năng học tập Lịch sử chúng tôi sẽ phân tích:
+ Nếu các em thi và chọn các môn xét tuyển vào đại học, cao đẳng là các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học các em sẽ phải cạnh tranh với các học sinh giỏi tự nhiên trên khắp cả nước bởi đa số học sinh hiện tại có xu hướng chọn tổ hợp xét tuyển là các môn này liệu các em có khả năng đạt nguyện vọng đậu các trường đại học thuộc top đầu không?
+ Nếu chọn các môn khoa học xã hội phù hợp với sở trường năng lực của các em, các em sẽ có nhiều cơ hội đậu vào các trường đại học, cao đẳng ở top đầu hơn.
+ Việt Nam đang trong quá trình quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội vì vậy mọi điều kiện về kinh tế, xã hội chuyển biến rất nhanh, trước mắt các môn khoa học tự nhiên là xu thế chính trong học tập và tuyển sinh đại học cao đẳng. Song trong tương lai không xa khi đất nước đã phát triển thì nhu cầu về nguồn nhân lực có liên quan đến khoa học xã hội sẽ rộng mở hơn( như các nước phương Tây hiện nay), đó là một trong những vấn đề mà học sinh cần phải cân nhắc khi chọn nghề nghiệp cho tương lai.
+ Trong quá trình dạy học chúng tôi còn dành thời gian để tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh nhất là điều kiện về kinh tế. Nếu gia đình các em có điều kiện kinh tế không khá giả tôi sẽ động viên các em cố gắng phát huy sở trường học tập của mình bởi chỉ khi lựa chọn đúng môn học, ngành học theo sở trường các em mới phát huy được tốt nhất những phẩm chất và năng lực chuyên môn từ đó các em mới kiếm được công việc phù hợp mà không cần đến sự giúp đỡ từ bên ngoài. Chúng tôi cũng cố gắng động viên các em phấn đấu vào đội tuyển học sinh giỏi để học vì trong nhiều năm qua các trường đại học uy tín lại được bao cấp như học viện An ninh, học viện Cảnh sát, học viện Biên phòng…đều xét tuyển khối thi, điểm thi có môn Lịch sử. Nếu đỗ vào các trường này các em sẽ không phải lo đến gánh nặng kinh tế chi phí cho học hành và xin việc. Điều này không chỉ giúp bản thân các em có nghề nghiệp ổn định mà còn giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình đồng thời tạo điều kiện cho các thành viên khác trong gia đình cũng có cơ hội học tập tốt hơn vì thực tế có những gia đình không đủ khả năng nuôi tất cả các con ăn học đại học mà chỉ tập trung cho một vài em.
+ Nhằm tạo động lực phấn đấu cho các em tham gia đội tuyển chúng tôi đóng vai là tuyên truyền viên để truyền đạt tới các em những quyền lợi mà các em trong đội tuyển học sinh giỏi được học: được các thầy cô giáo có
phẩm chất và năng lực tốt dạy, được cung cấp tài liệu học tập miễn phí, được tạo điều kiện tốt nhất về thời gian học tập, được giúp đỡ về vật chất và tinh thần trong quá trình học tập…
+ Để chọn được học sinh có chất lượng, bên cạnh những việc làm trên chúng tôi còn rất quan tâm đến công tác hậu đội tuyển. Trong thời gian các em tập trung học để thi học sinh giỏi, việc học các môn khác sẽ bị ảnh hưởng do đó chúng tôi luôn nhờ các đồng nghiệp giúp đỡ các em. Sau khi các em thi xong dù kết quả thế nào chúng tôi cũng động viên các em cố gắng để chuẩn bị cho các kì thi tiếp theo nhất là kì thi đại học. Chúng tôi bố trí mọi thời gian có thể để bổ sung kiến thức cho các em, tận tình dạy các em đến ngày các em dự thi. Đối với các em có hoàn cảnh đặc biệt: không có người nhà đưa các em đi thi đại học chúng tôi nhờ người thân quen hoặc chính các anh chị khóa trước dẫn các em đi thi, tìm chỗ ăn ở cho các em. Sau khi các em thi đỗ, chúng tôi tiếp tục quan tâm theo dõi sát sao quá trình học tập của các em để động viên chia sẻ, góp ý, giúp đỡ các em trong điều kiện có thể về cả vật chất và tinh thần thậm chí quan tâm cả đến vấn đề việc làm của các em sau khi ra trường.
2.2.2. Xác định mức độ kiến thức bồi dưỡng cho học sinh giỏi
Kiến thức là mục tiêu chủ yếu cần đạt của quá trình dạy học và là nền tảng của sự phát triển về phẩm chất và năng lực của HS. Đối với HSG, kiến thức là yêu cầu quan trọng nhất mà quá trình bồi dưỡng cần hướng tới. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu này trước hết chúng tôi chúng tôi căn cứ vào:
- Mục tiêu cuối cùng của quá trình bồi dưỡng.
- Đặc điểm của đối tượng bồi dưỡng.
- Chương trình học bộ môn.
- Định hướng kiểm tra, đánh giá, tính chất yêu cầu của các kì thi.
- Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học.
- Thời gian bồi dưỡng.
- Hình thức bồi dưỡng.
- Kết quả bồi dưỡng của các năm học trước.