Cơ Sở Thực Tiễn Của Công Tác Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Lịch Sử Ở Trường Thpt

Đối với trường THPT Giao Thủy, do đặc thù đây là một ngôi trường được tỉnh chọn để xây dựng cơ sở giáo dục chất lượng cao nên lãnh đạo trường rất coi trọng chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục mũi nhọn. Vì vậy thành tích HSG và thi THPT quốc gia nhà trường luôn đặt ra chỉ tiêu xếp thứ 2 toàn tỉnh trở lên. Để đạt được mục tiêu đó kết quả đội tuyển HSG môn LS giữ một vai trò rất quan trọng.

1.2. Cơ sở thực tiễn của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử ở trường THPT

Để góp phần khẳng định tính khả thi của những vấn đề lí luận đã trình bày ở trên đồng thời tìm câu giải đáp cho thực trạng của công tác bồi dưỡng HSG ở trường THPT hiện nay thì những điều tra cơ bản là vô cùng cần thiết.

Mục đích của việc điều tra không chỉ nắm vững tình hình dạy và học LS cụ thể ở trường THPT, mà qua những số liệu thu được cùng với các phương pháp khoa học như điều tra, quan sát, dự giờ, trao đổi… có thể rút ra những nhận xét kết luận chính xác, khách quan về tình hình bồi dưỡng HSG trong quá trình dạy học LS ở trường THPT nói chung và trường THPT Giao Thủy nói riêng. Kết quả này là căn cứ để chúng tôi đề ra những phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bồi dưỡng HSG trong quá trình dạy học LS lớp 12 ở trường THPT Giao Thủy.

Thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn 15 GV bộ môn LS ở các tỉnh: Nam Định, Bắc Ninh, Phú Thọ, Hà Nội( có GV đã, đang dạy hoặc chưa tham gia bồi dưỡng HSG), 60 em học sinh( bao gồm HS học khá đều các môn, HS có khả năng học tốt môn LS, HS học trung bình), 20 phụ huynh học sinh trường THPT Giao Thủy( bao gồm phụ huynh có con là HSG Lịch sử, phụ huynh có con học bình thường nhưng muốn được bồi dưỡng để thi Đại học, phụ huynh có con học khá đều các môn, phụ huynh có con học bình thường) chúng tôi thu được kết quả cụ thể như sau:

1.2.1. Về Giáo viên

Chúng tôi đưa ra một số câu hỏi nhằm tìm hiểu nhận thức của GV và phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi trong quá trình dạy học LS ở trường THPT.

Tìm hiểu nhận thức về tác dụng của việc bồi dưỡng HSG trong quá trình dạy học LS ở trường THPT chúng tôi đưa ra câu hỏi “Thầy cô nhận thức như thế nào về tác dụng của phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi trong quá trình dạy học LS?”, đối với câu hỏi này có 60 % GV trả lời là “Góp phần nâng cao hiệu quả dạy học LS ở trường phổ thông” và 40 % GV trả lời là “Giúp học sinh thi được giải cao hơn”. Như vậy đa số GV đã nhận thức đúng vai trò của công tác bồi dưỡng HSG, tuy nhiên vẫn còn một tỉ lệ không nhỏ GV chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của công tác bồi dưỡng HSG, họ nhận thức công tác này chỉ giành riêng cho các HSG được chọn để tham gia kì thi HSG cấp trường, cấp tỉnh. Đây là hạn chế trong nhận thức của một bộ phận giáo viên về tác dụng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi trong quá trình dạy học lịch sử ở trường THPT. Do sự hiểu biết chưa đúng của bộ phận này về tác dụng của việc bồi dưỡng HSG trong quá trình dạy học LS nên họ không chú trọng vào công việc này. Như vậy trong điều kiện ngành giáo dục đang thực hiện việc dạy học phân hóa đối tượng với phương châm bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu kém thì nhận thức này cần phải thay đổi kịp thời.

Tìm hiểu về mức độ thường xuyên của công tác bồi dưỡng HSG, chúng tôi đưa ra câu hỏi “Thầy cô có thường xuyên bồi dưỡng học sinh giỏi trong quá trình dạy học Lịch sử không?” , có 60 % GV được hỏi trả lời “Thỉnh thoảng”, 30 % GV trả lời “Thường xuyên”, 10 % GV trả lời “chưa bao giờ”. Từ kết quả trên có thấy việc bồi dưỡng HSG đối với các GV là không đồng đều và còn một bộ phận GV chưa quan tâm đến công việc này. Khi trao đổi trực tiếp với bộ phận GV chọn đáp án “ chưa bao giờ” chúng tôi được biết sở dĩ họ chọn phương án đó là vì họ chưa được giao nhiệm vụ bồi dưỡng HSG. Như vậy ở bộ phận GV này họ coi bồi dưỡng HSG là công việc chỉ được thực

hiện ở những người được giao nhiệm vụ và đương nhiên khái niệm HSG đối với họ chỉ bao gồm những HS được chọn vào đội tuyển của nhà trường. Đây là nhận thức không chỉ của bộ phận GV này mà kể cả những GV chọn hai phương án trả lời trên. Như vậy nhận thức về đối tượng để bồi dưỡng của một GV còn rất hạn chế. Đây chính là nguyên nhân làm cho kết quả của việc dạy và học LS còn rất thấp, thậm chí điểm thi THPT quốc gia môn LS trung bình của cả nước luôn ở tình trạng thấp dưới ngưỡng điểm 5,0.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Để tìm hiểu về phương pháp bồi dưỡng HSG chúng tôi đưa ra câu hỏi “Thầy cô sử dụng những phương pháp nào trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử?. Đối với câu hỏi này chúng tôi nhận được 5 0% GV trả lời “Áp dụng các phương pháp dạy học Lịch sử” và 50 % GV tiến hành “Tập trung chủ yếu vào việc làm bài tập và luyện đề.”. Như vậy GV mới chỉ đưa ra các phương pháp chung cho mọi đối tượng học sinh mà chưa có phương pháp đặc biệt, cụ thể giành cho đối tượng HSG.

Để tìm hiểu quá trình bồi dưỡng HSG hiện được GV bồi dưỡng theo hình thức nào, chúng tôi đưa ra câu hỏi “Những hình thức nào được thầy cô sử dụng trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử?”. 100 % GV lựa chọn “Bồi dưỡng theo nhóm, đội tuyển”. Đây là một hạn chế trong công tác bồi dưỡng HSG vì đối tượng này chỉ gồm khoảng 3-5 em, như vậy còn rất nhiều HS khác đã bị “bỏ rơi” và vì hiểu như vậy nên chỉ GV nào được giao nhiệm vụ lãnh đội thì mới bồi dưỡng còn những GV khác mặc nhiên không chú ý đến nhiệm vụ này.

Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12 ở trường trung học phổ thông Giao Thủy tỉnh Nam Định - 4

Để tìm hiểu về nội dung chính của quá trình bồi dưỡng chúng tôi đưa ra câu hỏi “ Thầy cô thường tập trung vào yếu tố nào trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử?”. Có 40 % GV chọn “Truyền đạt nội dung kiến thức” và 60 % GV chọn “Rèn kĩ năng làm bài”. Như vậy đa số GV tập trung vào việc rèn kĩ năng làm bài cho HS vì theo họ HSG có khả năng tiếp thu kiến thức nhanh và tự tiếp thu kiến thức.

Từ sự phân tích số liệu trên cùng với các hoạt động điều tra khác chúng tôi xin rút ra một số nhận xét sau:

Ưu điểm:

- Đa số GV đã nhận thức được sự cần thiết, tác dụng của công tác bồi dưỡng HSG. trong quá trình dạy học LS ở trường THPT.

- GV đã áp dụng một số phương pháp bồi dưỡng phù hợp. Hạn chế:

- Một bộ phận GV chưa nhận thức được sự cần thiết, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG trong quá trình dạy học LS ở trường THPT. Đây là nhận thức sai lệch về nhiệm vụ của GV. Điều này không chỉ làm giảm hiệu quả học tập bộ môn, ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục mà còn làm lãng phí nguồn tài nguyên quý báu của nước nhà. Về lâu dài nhận thức này sẽ để lại hệ lụy xấu cho xã hội trên phương diện đào tạo “nhân tài” cho đất nước và tương lai phát triển của ngành khoa học lịch sử nước nhà.

- Đa số GV mới chỉ chú ý bồi dưỡng các em HSG trong đội tuyển tức là bồi dưỡng theo nhóm nhỏ. Các em HS này được lựa chọn trong toàn trường. Như vậy đã có sự lệch lạc trong nhận thức và hành động của GV về việc bồi dưỡng HSG trong quá trình dạy học LS bởi số lượng đó chỉ bao gồm khoảng 3 đến 5 HS. Từ nhận thức bồi dưỡng HSG chỉ bao gồm những HS được lựa chọn vào đội tuyển nên nhiều GV “ thỉnh thoảng” mới tham gia. Như vậy còn rất nhiều HS khác “bị bỏ rơi”, thực tế cho thấy rất nhiều HS muốn được bồi dưỡng để phát triển tài năng, để thi đỗ vào Đại học, Cao đẳng, nhưng vì số lượng đội tuyển có hạn nên các HS này không được tham gia. Hiện tượng này đã làm mất cơ hội được học tập của HS đồng thời chưa thực hiện đúng nguyên tắc “ bình đẳng” trong giáo dục. Thực trạng này khá phổ biến chứng tỏ công tác bồi dưỡng HSG trong quá trình dạy học LS ở trường THPT hiện nay chưa mang tính “tự giác”, chưa xuất phát từ lợi ích của người học, còn nặng về tính hình thức, đối phó với các kì thi HSG. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho chất lượng học tập môn LS chưa cao ở bậc

THPT. Để khắc phục được nguyên nhân này trước hết Gv cần có nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ bồi dưỡng HSG trong quá trình dạy học LS của mình.

- Một hạn chế khác là nhiều GV chưa tìm ra phương pháp bồi dưỡng có hiệu quả và phù hợp với đối tượng HSG. Trong khi một bộ phận GV đồng nhất các phương pháp dạy học thông thường cho mọi đối tượng HS và chưa phân biệt đối tượng HSG cần phương pháp đặc thù để phát triển tài năng thì đa số GV chọn biện pháp luyện đề và làm bài tập. Đây là cách làm góp phần mang lại hiệu quả nhất định, song qua trao đổi chúng tôi được biết một hiện tượng tồn tại khá phổ biến là các bài tập đưa ra đều được GV làm sẵn đáp án vì vậy HS sẽ chép lời giải của thầy và học thuộc để đi thi. Đó là cách bồi dưỡng hết sức lạc hậu và áp đặt. Việc bồi dưỡng như trên là triệt tiêu sự sáng tạo, làm thui chột tài năng của học trò. Hậu quả của cách làm này là tạo ra những HS chỉ biết răm rắp nghe và làm theo GV hoàn toàn không phát huy được tính chủ động, tích cực của người học đặc biệt là tư duy phản biện, phê phán trong học tập. Những HS được đào tạo theo cách này sẽ khó đạt kết quả cao trong bối cảnh những thay đổi trong thi cử hiện nay và khó thích nghi với thực tiễn. Học tập theo phương pháp này sẽ không thể thực hiện được phương châm “ học ” đi đôi với “ hành ” đồng thời không thể phát triển được phẩm chất và năng lực vốn có của HS.

- Một hạn chế lớn của việc bồi dưỡng HSG môn LS nữa là GV sa đà vào việc bồi dưỡng tri thức, thiếu các điều kiện, biện pháp rèn luyện về thể chất, phẩm chất, năng lực. Thực tế khi tiến hành bồi dưỡng mục tiêu chủ yếu của GV là HS thi chiếm lĩnh được lượng tri thức càng nhiều càng tốt, còn việc xử lí lượng tri thức đó như thế nào, tri thức đó có tác dụng gì với cuộc sống của HS thì chưa được để ý tới. Vì vậy có rất nhiều HSG môn LS tương đối giàu tri thức song chưa biết phát huy giá trị của vốn tri thức đó, đây cũng là một lý do làm cho môn LS bị “coi thường”.

Từ thực trạng trên chúng tôi nhận thấy tuy công tác bồi dưỡng HSG trong quá trình dạy học LS ở trường phổ thông giữ vai trò quan trọng và có

tác dụng quyết định hiệu quả dạy và học LS, song trên thực tế công tác này còn nhiều bất cập. Vì vậy vấn đề cần được giải quyết cấp thiết là GV cần có nhận thức đúng, vận dụng các phương pháp bồi dưỡng phù hợp để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn. Đó cũng là những vấn đề mà chúng tôi tập trung giải quyết ở phần tiếp theo của Luận văn.

1.2.2. Về học sinh

1.2.2.1. Quá trình điều tra

Để tìm hiểu hứng thú, nguyện vọng, mức độ quan tâm và phương pháp học tập của HS đối với việc bồi dưỡng HSG môn LS của GV chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát thực tiễn:

Đối với câu hỏi “Em có thích học bộ môn Lịch sử không?”, có 5 % HS được trả lời “ không thích”, 60 % HS trả lời “ bình thường”, còn lại 35 % HS trả lời “ rất thích”. Như vậy kết quả điều tra cho thấy có khá nhiều HS yêu thích môn LS và chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ HS không thích môn học này. Tuy nhiên khi trao đổi trực tiếp với các em đó chúng tôi nhận được câu trả lời: nguyên nhân chủ yếu là do GV dạy chưa hấp dẫn lại bắt các em học thuộc lòng kiến thức quá nhiều. Nếu GV dạy hấp dẫn các em sẽ thích học vì các em rất muốn khám phá kiến thức LS. Bộ phận chọn thích “ bình thường” bởi các em không chọn LS là môn học để xét tuyển tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, tuy nhiên các em khẳng định rất rõ việc yêu thích bộ môn nào ngoài việc chọn trường thi đại học, cao đẳng thì yếu tố quyết định là ở việc dạy học của GV bởi việc yêu thích LS khác với việc chọn LS là môn thi tốt nghiệp hay đại học. Thực tế có nhiều em không thi đại học khối C nhưng lại rất thích môn LS do GV dạy lớp đó “dạy hay”.

Khi nhận được câu hỏi “Em học lịch sử chủ yếu bằng phương pháp nào?” Đã có 5 % HS chọn “Đọc trước sách giáo khoa”, 10 % HS chọn “Sưu tầm, tìm hiểu tư liệu liên quan đến Lịch sử” và 85 % HS học LS bằng cách “Làm các bài tập, học thuộc lòng tri thức lịch sử trong SGK, vở ghi”. Như vậy việc học LS của HS hiện tại vẫn chủ yếu được thực hiện bằng cách thức xưa cũ và

theo lối mòn. Việc phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS trong quá trình học tập còn rất hạn chế. Đây là một trong những nguyên nhân mấu chốt làm cho HS chán học LS và kết quả học LS của HS chưa cao. Để giải quyết thực trạng này rõ ràng việc thay đổi cách dạy và học LS là vấn đề vô cùng cần thiết và cấp bách.

Để tìm hiểu về tác dụng của các phương pháp dạy học do GV thực hiện đối với việc phát triển các phẩm chất và năng lực của HS chúng tôi đưa ra câu hỏi “Phương pháp dạy học của thầy cô có phát huy được phẩm chất và năng lực học tập của em không?”. Đối với câu hỏi này chúng tôi nhận được 10 % HS trả lời là “Không”, 70 % HS trả lời “Bình thường”, còn lại 20 % chọn “Phát huy tốt”. Từ thông tin này có thể kết luận hiệu quả từ các phương pháp dạy học hiện tại của GV lịch sử ở trường THPT còn rất hạn chế. Khi trao đổi trực tiếp với các em tại sao các em cho rằng các phương pháp dạy học của GV trong giờ học LS chưa phát huy được khả năng học tập của HS thì chúng tôi nhận được câu trả lời: do các thầy cô chưa tạo hứng thú cho HS trong giờ học. Đa số các thầy cô đều tập trung truyền thụ cho đủ lượng kiến thức của bài học, còn HS chủ yếu nghe, thậm chí phải ghi cả những kiến thức mà SGK đã trình bày. Khi kiểm tra, đánh giá HS câu hỏi và bài tập thầy cô nêu ra phần lớn kiểm tra lượng kiến thức LS mà HS nhớ được, GV chưa có nhiều những câu hỏi và bài tập mang tính vận dụng, thực tế hoặc đặt ra những tình huống để HS giải quyết… . Đây là lí do chủ yếu dẫn tới việc các em cho rằng học LS không có nhiều tác dụng đối với việc phát triển các phẩm chất và năng lực của các em.

Để nắm bắt nguyện vọng của HS đối với việc học tập môn LS, chúng tôi đưa ra câu hỏi “ Em có muốn được bồi dưỡng khả năng học tập lịch sử của mình không?”. Kết quả đối với câu hỏi này, chúng tôi nhận được 4 % HS trả lời “Có”, 90 % HS trả lời “không”, 6 % HS trả lời “Chưa quyết định”. Từ thực tế trên khi được trao đổi trực tiếp chúng tôi được biết những HS trả lời “có” là HS thi đại học khối C, những HS trả lời “không” là do các em không

thi đại học hoặc không thi khối C, những HS trả lời “ chưa quyết định” là các em chưa chọn được chính xác mình sẽ thi đại học khối gì. Kết quả này phản ánh một thực tế: rất ít HS thi đại học khối C và chỉ khi HS chọn thi đại học các em mới muốn được bồi dưỡng. Thậm chí vì trong thời gian dài do cách hiểu và cách làm của GV bồi dưỡng chỉ dành cho các em được chọn vào đội tuyển HSG của trường nên có những HS tuy có năng khiếu LS nhưng không muốn được bồi dưỡng vì việc bồi dưỡng tập trung tốn rất nhiều thời gian mà hiệu quả chưa chắc đã tốt. Mặt khác các đội tuyển HSG của các trường THPT chỉ tham gia kì thi chọn HSG cấp tỉnh, cho dù có đoạt giải cao các em cũng không có quyền lợi gì trong việc xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Thậm chí nhiều em vì quá tập trung vào học trong đội tuyển nên không cân bằng được các môn học còn lại dẫn tới trượt đại học. Một hạn chế khác của kì thi HSG ở các địa phương cũng tác động đến tâm lí HS đó là hình thức thi, mức độ yêu cầu của đề, tính khách quan, trung thực của kì thi...

1.2.2.2. Đặc điểm của HSG Lịch sử trường THPT Giao Thủy

Từ kết quả trên, kết hợp với thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy đối tượng HSG môn LS ở trường THPT Giao Thủy có một số đặc điểm:

- Tư chất khá tốt song không đồng đều. Sở dĩ có tình trạng trên vì trường THPT Giao Thủy là trường chất lượng cao, chỉ những HS có bằng tốt nghiệp bậc THCS loại khá trở lên mới đủ điều kiện dự thi nên điểm tuyển đầu vào luôn thuộc tốp đầu của tỉnh. Song do quá trình học từ cấp học dưới là thi gì học nấy nên hầu như các em không chú ý học kiến thức LS vì vậy chỉ có một số em có nền tảng kiến thức LS khá tốt còn lại đại đa số các em không nhớ và hiểu về kiến thức LS phổ thông.

- Phần lớn các em bộc lộ tư chất ở dạng tiềm năng, kĩ năng học tập bộ môn yếu.

- Chưa có phương pháp học tập LS hiệu quả. Chủ yếu HS học LS theo kiểu truyền thống: học thuộc lòng kiến thức theo yêu cầu của GV.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2023