Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12 ở trường trung học phổ thông Giao Thủy tỉnh Nam Định - 8

tiêu không chỉ biết cách tư duy LS mà phải vận dụng thuần thục, chính xác các khâu, các thao tác của quá trình tư duy trong các hoạt động học.

Tư duy là khái niệm “dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật: Tư duy bao giờ cũng là sự giải quyết vấn đề thông qua những tri thức đã nắm được từ trước”[32. tr. 2]

Như vậy có thể kết luận bồi dưỡng phương pháp tư duy cho HS trong quá trình dạy học LS là quá trình làm cho học sinh làm chủ, vận dụng thành thạo được các thao tác của con đường hình thành kiến thức LS một cách đúng đắn, khoa học.

Về con đường hình thành kiến thức LS cho học sinh chúng tôi căn cứ vào quan điểm của triết học Mác – Lênin về quá trình nhận thức chân lí của con người. Trong tác phẩm Bút ký triết học, V.I.Lênin đã khái quát con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý như sau: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan. Như vậy con đường nhận thức bản chất của sự kiện hiện tượng Lịch sử cũng luôn đi từ “trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” tức là chúng tôi hướng dẫn HS nhận thức đúng đắn các khâu, các thao tác trong quá trình tư duy LS đó là:

- Xuất phát từ sự kiện, hiện tượng LS.

- Tạo biểu tượng về các sự kiện hiện tượng LS.

- Hình thành khái niệm LS

- Rút ra bài học, quy luật LS.

Như vậy khi học sinh đã nhận thức đúng đắn được con đường hình thành kiến thức LS các em sẽ có trong tay “ cẩm nang” cho quá trình học tập của mình một cách khoa học. Các em sẽ rút ra được những đánh giá, nhận xét và bài học trên cơ sở bằng chứng lịch sử xác đáng chứ không mang tính chủ quan, phiến diện tức là các em sẽ thống nhất được tính “sử” và “luận” trong

quá trình học LS. Trên con đường hình thành kiến thức LS của HS từ khâu tạo biểu tượng đến việc hình thành khái niệm và rút ra bài học LS nhiều thao tác tư duy: nghe, nói, đọc, viết, phân tích, phản biện… được thực hiện. Đối với HSG, việc thực hiện các thao tác trên phải được bồi dưỡng trở thành kỹ năng, kỹ xảo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Vận dụng con đường hình thành tri thức LS trên khi dạy học chủ đề “Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám(1939 – 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời” chúng tôi tiến hành:

Bước 1: Xác định các sự kiện lịch sử cơ bản:

Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12 ở trường trung học phổ thông Giao Thủy tỉnh Nam Định - 8

- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Nhật nhảy vào Đông Dương, Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương, Nhật đầu hàng Đồng minh.

- Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần 6, 8, thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Hội nghị Thường vụ BCH Trung ương Đảng, Hội nghị toàn quốc của Đảng , Đại hội quốc dân, khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập.

Bước 2: tạo biểu tượng về các sự kiện lịch sử trên:

Để giúp HS có hình ảnh về các sự kiện trên với những nét chung nhất, điển hình nhất để lĩnh hội bài học chính xác từ đó có thể hình thành được khái niệm và rút ra bài học chúng tôi thực hiện:

- Cụ thể hóa thời gian, địa điểm xảy ra các sự kiện trên, sử dụng tài liệu: văn kiện Đảng giai đoạn 1939-1945, Hồ Chí Minh toàn tập, tranh ảnh: đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, trích phim “Sao tháng Tám”, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, bản đồ cách mạng tháng Tám 1945, thơ Tố Hữu viết về Tổng khởi nghĩa tháng Tám để giúp HS có hình ảnh rõ nhất về các sự kiện LS trên.

- Sử dụng tài liệu văn học: thơ Tố Hữu viết về Tổng khởi nghĩa tháng Tám, một số tác phẩm văn học hiện thực phê phán, văn học cách mạng: Vợ

nhặt… giúp học sinh tạo biểu tượng về cao trào kháng Nhật, sự lãnh đạo của Việt Minh, vai trò của quần chúng…

- Tóm tắt tiểu sử Võ Nguyên Giáp nhằm hình thành cho HS những phẩm chất, tài năng, cống hiến của ông cho cách mạng.

Bước 3: Hình thành khái niệm cách mạng tháng Tám 1945.

- Sau khi tạo được biểu tượng về các sự kiện, nhân vật tiêu biểu trên, chúng tôi tổ chức cho HS rút ra những thuộc tính bản chất, đặc trưng và khái quát được những đặc trưng cơ bản để hình thành khái niệm cách mạng tháng Tám năm 1945. Cụ thể:

- Từ biểu tượng của đã được tạo, chúng tôi yêu cầu HS xác định các đặc điểm của cách mạng tháng Tám:

+ Đối tượng:

+ Nhiệm vụ, mục tiêu:

+ Lãnh đạo:

+ Động lực:

+ Chính quyền thành lập:

Sau khi học sinh xác định được các đặc điểm trên, chúng tôi yêu cầu các em nêu khái niệm cách mạng tháng Tám: Là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc nổ ra ở Việt Nam vào tháng Tám năm 1945, do quần chúng nhân dân tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương lật đổ ách thống trị của bọn xâm lược và tay sai lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Bước 4: Rút ra bài học, quy luật lịch sử

Sau khi đã rút ra được khái niệm của cách mạng tháng Tám chúng tôi tổ chức hoạt động học để học sinh rút ra bài học kinh nghiệm:

GV nêu câu hỏi: trên cơ sở những kiến thức đã học, anh/chị hãy cho biết cách mạng tháng Tám thành công là do những nguyên nhân chủ yếu nào?

Sau khi HS tìm ra chính xác các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thành công của cách mạng, chúng tôi đặt câu hỏi tiếp:

Căn cứ vào sản phẩm trả lời của HS( là các nguyên nhân chủ quan và khách quan), GV hỏi tiếp: Trong các yếu tố dẫn đến thành công của cách mạng tháng Tám, anh/ chị hãy cho biết những yếu tố nào cần phát huy ở thời kì sau?

Sau đây là một số bài học kinh nghiệm tiêu biểu được rút ra từ quá trình trên:

- Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi.

- Quần chúng nhân dân là chủ nhân của cách mạng, vì vậy phải quan tâm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

- Chuẩn bị chu đáo và biết chớp đúng thời cơ.

- Kết hợp các hình thức và phương pháp đấu tranh hợp lí.

2.2.4. Bồi dưỡng phẩm chất, năng lực


2.2.4.1. Bồi dưỡng phẩm chất

- Bồi dưỡng thế giới quan khoa học:

“Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới ấy”[4. tr. 273]. Thế giới quan bao gồm nhiều yếu tố như tình cảm, lý trí, niềm tin, tri thức, lý tưởng. Các yếu tố này liên hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau trong đó tri thức, lý trí đóng vai trò hạt nhân, cơ sở. Sở dĩ chúng tôi coi việc bồi dưỡng thế giới quan là một hoạt động quan trọng trong quá trình bồi dưỡng HSG là bởi thế giới quan “ định hướng cho toàn bộ hoạt động sống của con người” [ 4. tr. 275]. Như vậy người có thế giới quan khoa học là người có tình cảm cao đẹp, sâu sắc, đúng đắn, lành mạnh, có lý trí, không để tình cảm lấn át; có tri thức đúng đắn, có lý tưởng cao đẹp, trong sáng. Vì vậy thế giới quan khoa học có vai trò đặc biệt quan trọng với cuộc sống con người. Nó sẽ giúp HS nhận thức, xác lập giá trị, bình xét, đánh giá

và điều chỉnh hành vi một cách khoa học. Tuy nhiên ở độ tuổi HS THPT việc bồi dưỡng thế giới quan khoa học được chúng tôi lồng ghép trong các hoạt động học. Việc bồi dưỡng thế giới quan khoa học cho HS được chúng tôi tập trung vào:

+ Việc định hướng tư tưởng cho các em khi nhìn nhận sự kiện, hiện tượng, các vấn đề LS phải dùng lí trí để xem xét với thái độ khách quan, không thiên lệch.

+ Căn cứ vào các chuẩn mực đạo đức của xã hội loài người nói chung và của Việt Nam nói riêng làm tiêu chí để nhìn nhận, đánh giá vấn đề.

+ Căn cứ vào điều kiện LS cụ thể khi xem xét sự kiện, hiện tượng LS.

+ Kết hợp đúng đắn giữa tri thức và tình cảm khi học LS.

+ Biết điều chỉnh thái độ, hành vi trên cơ sở chân lí LS.

Bằng việc bồi dưỡng cho HS hệ thống quan niệm đúng đắn về xã hội loài người chúng tôi đã trang bị cho các em cách thức để có thể nhìn nhận, xét đoán sự kiện, hiện tượng LS cũng như của chính bản thân mình một cách

đúng đắn, từ đó, các em có phương thức học tập thích hợp , đem laị hiêu qua

bởi vì khi có thế giới quan duy vật biện chứng HS sẽ nâng cao năng lực tư duy lý luận. Thế giới quan khoa học cũng góp phần nâng cao ý thức tự tu dưỡng, tự rèn luyện của học sinh.

Bằng việc bồi dưỡng cho các em thế giới quan duy vật biện chứng, khi chúng tôi yêu cầu HS làm sáng tỏ nhận định: nhân dân Việt Nam là chủ nhân của những thắng lợi vĩ đại trong LS dân tộc ta ở thế kỷ XX.

Để hoàn thành bài tập trên, bằng thế giới quan khoa học, HS sẽ căn cứ vào các bằng chứng LS làm minh chứng:

+ Nhân dân ta là lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, thúc đẩy đất nước phát triển.

+ Nhân dân ta là động lực cơ bản của các cuộc cách mạng, kháng chiến: điều này được Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định và được khẳng định trên thực tế: nhân dân tham gia vào lực lượng chính trị lực lượng

vũ trang trong cách mạng tháng Tám 1945, mặt trận kháng chiến và kiến quốc 1945 - 1954, xây dựng hậu phương và tham gia lực lượng vũ trang cách mạng 1954 -1975…

+ Nhân dân ta là chủ thể sáng tạo ra các gái trị văn hóa tinh thần: những áng thơ văn bất hủ, những ca khúc đi cùng năm tháng…

Như vậy nhân dân Việt Nam chính là người sáng tạo ra LS dân tộc Việt Nam và là chủ nhân của những thắng lợi vĩ đại trong LS dân tộc ta ở thế kỷ XX.

- Bồi dưỡng tình cảm, động lực, ý chí, niềm tin.

“Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với sự vật và hiện tượng có liên quan tới như cầu và động cơ của họ” [29.tr. 65]. Cơ sở khoa học của việc chúng tôi coi trọng việc bồi dưỡng tình cảm cho HS là xuất phát từ mối liên hệ mật thiết giữa nhận thức với tình cảm: “nhận thức định hướng, điều chỉnh, điều khiển tình cảm đi đúng hướng, tình cảm đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ nhận thức sâu sắc” [29. tr. 67] và “ tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm chân lý, ngược lại nhận thức là cái lý của tình cảm, lý chỉ đạo tình cảm.

Động lực là yếu tố thúc đẩy làm chuyển biến sự vật. Như vậy tình cảm và động lực sẽ thúc đẩy con người hoạt động, giúp con người khắc phục những khó khăn trở ngại gặp phải trong quá trình hoạt động. Tình cảm, động lực có một ý nghĩa đặc biệt trong công tác sáng tạo. Đặc biệt trong công tác giáo dục thì tình cảm giữ một vị trí vô cùng quan trọng: nó vừa là điều kiện vừa là phương tiện vừa là nội dung của giáo dục” [29.tr.67]. Như vậy việc bồi dưỡng tình cảm cho HSG không chỉ góp phần thúc đẩy hiệu quả mà còn là một trong những mục tiêu cần đạt của giáo dục.

Vì vậy chúng tôi đặc biệt chú ý đến việc vun đắp tình cảm giữa thầy với trò, giữa trò với trò, giữa thế hệ này với thế hệ kia. Chúng tôi thường xuyên tổ chức những buổi giao lưu, gặp gỡ giữa các thế hệ học sinh mỗi khi tết đến xuân về, mừng ngày Chiến thắng hoặc lễ Quốc khánh… . Những câu chuyện

tếu táo, những món ăn giản dị do các em làm và tận hưởng chính là thứ bảo bối ninh nghiệm thắt chặt tình cảm của chúng tôi. Chúng tôi đã trở thành một gia đình có nhiều thế hệ cùng chia sẻ và yêu thương. Thế hệ trước chỉ bảo, giúp đỡ thế hệ sau về kinh nghiệm học tập, thi cử về định hướng nghề nghiệp. Sự quan tâm đến nhau của ngày hôm nay sẽ xây dựng tình cảm bền lâu của các em trong cuộc sống tương lai. Đặc biệt với các em học sinh giỏi được vào đội tuyển là các em có thêm một gia đình mới bên cạnh gia đình của mình. Chính tình cảm đặc biệt này là động lực để các em cố gắng và có trách nhiệm với bản thân, nhà trường, xã hội. Chúng tôi luôn tạo mọi quan tâm đối với các em, đặc biệt là trước khi năm sau bước vào kì thi luôn có sự trở về của các anh chị khóa trước. Sự quan tâm của các anh chị chính là một động lực tiếp thêm sức mạnh giúp các em chiến thắng. Từ đó chúng tôi thấm thía sâu sắc rằng: tình thầy trò, tình bạn bè là nhân tố quan trọng trong những lúc khó khăn nhất. Bên cạnh việc cố gắng dạy dỗ các em, chúng tôi còn chuẩn bị cho mình một quỹ để giúp đỡ các em khi thực sự cần thiết. Chúng tôi hào hứng hưởng ứng và tích cực tham gia phong trào khuyến học khuyến tài của nhà trường để giúp đỡ học sinh của trường trong đó có các em học sinh giỏi LS. Những việc làm đó của chúng tôi đã chạm đến được trái tim các thế hệ học sinh từ đó tình cảm thầy trò càng thêm bền chặt. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công trong quá trình bồi dưỡng của chúng tôi.

Tuy nhiên bên cạnh việc xây dựng cho học sinh tình yêu thương, thân ái đoàn kết và chia sẻ, chúng tôi còn tạo động lực cho các em thông qua việc tạo mối quan hệ cạnh tranh bởi có cạnh tranh mới có sự cố gắng và phát triển. Giúp đỡ nhau nhưng phải thúc đẩy nhau tiến bộ, vì vậy trong quá trình bồi dưỡng để chọn đội tuyển HSG chúng tôi luôn tạo số thành viên lớn hơn số dự thi chính thức. Chúng tôi mong muốn các em phải rèn luyện mình như những chiến binh xuất sắc, đã đi thi là chiến thắng. Muốn vậy chúng tôi đặt mục tiêu các em phải chiến thắng chính mình, đồng đội của mình bởi nếu không thắng đội mình thi đấu sao được với trường khác.

Song trong quá trình dạy học, chúng tôi luôn chuẩn bị tâm lí vững vàng cho các em, chúng tôi chia sẻ quan điểm cùng các em: em nào cũng xứng đáng vào đội tuyển HSG, các em học không chỉ để đi thi học sinh giỏi mà cao hơn là để thi đỗ đại học. Vì vậy quá trình học đội tuyển cũng là quá trình chuẩn bị cho thi đại học. Như vậy em nào bị loại cũng không cảm thấy thời gian học đội tuyển vô ích và cũng không bị sốc khi bị loại.

“Ý chí là là một phẩm chất nhân cách, thể hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn”[69,29]. Niềm tin là “một phẩm chất của thế giới quan, là cái kết tinh các quan điểm , tri thức rung cảm, ý chí của con người thể nghiệm, trở thành chân lý bền vững trong mỗi cá nhân. Niềm tin giúp cho con người có nghị lực, ý chí để hành động phù hợp với quan điểm chấp nhận”[29. tr. 75]. Rõ ràng việc bồi dưỡng cho HS có ý chí cao sẽ giúp các em tự giác thực hiện hoạt động học tập và quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra. Điều này là vô cùng quan trọng đối với phẩm chất nhân cách của HSG. Để bồi dưỡng ý chí cho HS, chúng tôi tập trung vào bồi dưỡng tính mục đích, tính độc lập, tính quyết đoán, tính kiên cường, tính dũng cảm. Những phẩm chất đó sẽ trở thành động lực và sức mạnh để HS hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Việc bồi dưỡng tình cảm, ý chí, niềm tin cho HS được chúng tôi kết hợp trong các bài học: những câu chuyện về sự vươn lên phi thường của Liên Xô cùng sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự thoát hiểm ngoạn mục của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc”, của những chiến công được lập nên bởi một dân tộc phải tiến hành kháng chiến trong điều kiện “châu chấu đá xe”… . Bên cạnh những bài học sâu sắc ấy, chúng tôi coi kho tàng ca dao tục ngữ và lời dạy của các bậc danh nhân là một nguồn tư liệu vô cùng quý giá để truyền lửa phấn đấu cho học trò. Chúng tôi đồng hành cùng các em trên cuộc hành trình chinh phục mọi thử thách và cùng các em trải nghiệm một thực tế “sự học luôn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa trái thật ngọt bùi” và vinh quang

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2023