Các Điều Kiện Dạy Chỉnh Trị Đọc Hiểu Cho Học Sinh Tiểu Học Chậm Phát Triển Ranh Giới


3.2.3.3. Trường hợp 3

Họ và tên học sinh: Hoàng O. Th. Giới tính: Nữ Sinh năm: 2005 Học lớp: 2B Trường: Tiểu học Hồng Sơn, TP Vinh, Nghệ An

Kết quả Test Gille cho chỉ số IQ = 78

Hoàn cảnh gia đình của học sinh cũng tương đối đặc biệt. Bố là kỹ sư giao thông, mẹ làm nghề thẩm mỹ. Bố mẹ không sống với nhau từ khi em lên 3 tuổi, từ đó học sinh sống cùng bà nội và bố. Mẹ của học sinh ở xa và đã có gia đình riêng. Nhà ở cách trường không xa nên học sinh tự đi học và tự về nhà. Thông tin được chia sẻ từ giáo viên chủ nhiệm lớp (cũng là người quen biết với gia đình học sinh): khi ở nhà, học sinh thường lủi thủi một mình, ít có được tình cảm của những người trong gia đình bà nội, vì mọi người thường cho rằng học sinh "giống tính mẹ".

Hình ảnh lâm sàng về học sinh

Hình ảnh về học sinh phản ánh sự thiếu quan tâm chăm sóc của người lớn thể hiện qua ăn mặc, nói năng, đi đứng. Học sinh đến trường ăn mặc tự do, không theo quy định của nhà trường, nói năng thường cộc lốc, thích tham gia các trò chơi với các bạn nam: đá cầu, rượt đuổi, hò hét...

Hình ảnh tâm lý học của học sinh

Học sinh có vẻ bạo dạn, thích được tiếp xúc, trò chuyện, hỏi han, đặc biệt là

khi được quan tâm đến, em nói chuyện rất sôi nổi và tỏ ra gần gũi, thân mật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Theo nhận xét của giáo viên chủ nhiệm lớp thì " Hoàng O. Th là học sinh vừa có hoàn cảnh đặc biệt, vừa học kém trong lớp, cần được quan tâm chia sẻ. Em nhiệt tình tham gia các hoạt động nhưng lại rất lười học. Bình thường, trong các hoạt động khác, em tỏ ra mạnh dạn, vui vẻ nhưng vào giờ học thì hoàn toàn khác. Khi gọi đứng dậy em thường nói rất nhỏ, ấp úng và có khi không trả lời...".

Hình ảnh tâm lý thần kinh: (Xin tham khảo phụ lục số 3)

Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới góc độ tâm lý học thần kinh - 19

Kết quả tiến hành test Luria - 90 của học sinh ở phần trí nhớ thị giác phản ánh rất rõ các lỗi về tri giác không gian ở cả bước viết, vẽ theo mẫu và tái hiện dấu


vết kích thích thị giác. Điều này thể hiện ở số điểm (điểm phạt) tăng cao hơn so với lứa tuổi ở thông số nói lên khả năng nhận biết các kích thích thị giác (Z2) và thông số phản ánh hiện tượng đảo hướng tái hiện kích thích thị giác(Z5).

Phần trí nhớ âm thanh - ngôn ngữ ở học sinh phản ánh các lỗi loạn ngôn âm khi tái hiện dấu vết âm thanh - ngôn ngữ như: "Ngôi nhà" → "Môi nhà"; "Sàn nhà"

→ "Chàn nhà"...

Những biểu hiện về kết quả trắc nghiệm của học sinh hoàn toàn đúng với các triệu chứng được mô tả trong các nghiên cứu ở trẻ CPT vùng liên hợp phía sau của vỏ não. Dựa vào kết quả chẩn đoán tâm lý thần kinh, học sinh được kết luận CPT các vùng não cấp III sau và nhận vào lớp học chỉnh trị của đề tài luận án.

Kiểm tra đầu vào trước khi tiến hành DCT

Kết quả kiểm tra đầu vào đã bộc lộ rất rõ những khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc đọc hiểu:

Môn Tiếng Việt: Học sinh không bộc lộ vấn đề cơ bản đối với việc đọc trơn nhưng không hoàn thành được phần bài tập đọc hiểu, không biết kể lại câu chuyện đã học theo tranh. Với các bài tập kiểu hoàn thành câu hoặc phân tích câu theo các mẫu câu đã học đều có kết quả không đúng.

Môn Toán: Thực hiện được với các phép tính đơn giản, không nhớ, nhưng biểu hiện lúng túng và có khi không thực hiện được các thao tác tính trong các phép tính cộng, trừ,.... có nhớ. Với các bài toán có lời văn, không tiến hành được bước tóm tắt bài toán vì thế không thể giải được bài toán (Xem bài làm của học sinh ở phiếu học tập 1 - Phụ lục số 2.3).

Kết quả chẩn đoán CPT các vùng não cấp III phía sau đã phản ánh cơ chế rối loạn đọc hiểu ở học sinh này có nguyên nhân từ những hạn chế của các phép tổng hợp "không gian ảo". Những khó khăn khi phải phân tích các quan hệ trực quan và quan hệ biểu trưng đã làm cho trẻ không hiểu được các cấu trúc logic - ngữ pháp.

DCT đối với trường hợp này được xác định là có thể huy động các chức năng thị giác, thính giác, xúc giác và cơ giác vận động chuyên biệt ở đứa trẻ phát triển trong giới hạn bình thường theo độ tuổi làm điểm tựa để tiến hành các tác động bù trừ.


Quá trình DCT và một số kết quả đạt được

Học sinh được hướng dẫn để có thể đọc hiểu câu và viết được các câu theo mẫu trong chương trình lớp 2 theo nguyên tắc đưa ra bên ngoài cấu trúc các thành phần câu qua các bức tranh hoàn cảnh có sự hỗ trợ của các ô giấy. Kết quả đã cho thấy, các tác động DCT đã được đáp ứng tương đối tốt với mức độ và tính chất CPT ở O.Th. Bước đầu, dựa vào các bức tranh, em đã viết được các câu đơn giản theo các mẫu đã được dạy và chỉ ra được các bộ phận (các từ ngữ) trong câu trả lời cho các câu hỏi Ai/ Con gì?/ Cái gì/ làm gì/ như thế nào? Kết quả được thể hiện thông qua việc thực hiện có kết quả một số bài tập đặt câu theo mẫu theo kiểu sắp xếp các từ đã cho thành câu trên cơ sở biết tạo lập câu và ý thức về trật tự, vị trí của các từ trong câu (Phụ lục số 2.3 - phần bài làm của học sinh).

Kết quả của các tác động trong DCT đối với trường hợp này còn được thể hiện qua việc học sinh đã biết giải các bài toán có lời văn, đặc biệt là em đã tóm tắt được đầu đề bài toán cả bằng lời và bằng sơ đồ đoạn thẳng. Biết tóm tắt bài toán đã thể hiện việc hiểu và có khả năng tái hiện lại chính xác các yếu tố đã biết và yếu tố phải tìm của bài toán cũng như mối quan hệ giữa chúng. Đây là điều trước đây rất khó khăn đối với học sinh. Trên mô hình toán học đã xây dựng được (qua bước tóm tắt bài toán), việc viết lời giải và xác lập phép tính cho bài toán đã trở nên dễ dàng hơn đối với học sinh.

(Xem bài làm giải toán có lời văn của học sinh - Phụ lục số 2.3).

Kết quả học tập của học sinh ở trường sau thời gian học chỉnh trị tiến bộ rõ rệt. So sánh điểm thi kết thúc học kỳ I (trước khi học chỉnh trị) và điểm thi cuối năm (sau khi học chỉnh trị) cho thấy đã có sự tiến bộ về kết quả học tập. Giáo viên chủ nhiệm lớp và phụ huynh cũng rất hài lòng về kết quả đạt được ở kỳ thi cuối năm của học sinh. (Phụ lục số 3 - hồ sơ trường hơp 3)

3.2.3.4. Trường hợp 4

Họ và tên học sinh: Nguyễn Ng. A Giới tính: Nữ

Sinh năm: 2006 Học lớp: 2

Trường: Tiểu học Hồng Sơn, TP Vinh, Nghệ An


Kết quả Test Gille cho chỉ số IQ = 75

Hình thức bên ngoài của học sinh nhìn chung không có gì đặc biệt so với học sinh bình thường.

Về hoàn cảnh của gia đình học sinh: bố mẹ em đều là cán bộ công chức nhà nước, có trình độ đại học. Họ rất quan tâm lo lắng đến việc tập của con mình. Từ đầu năm học lớp 2, bố mẹ học sinh mời gia sư về dạy học tại nhà 2 buổi / tuần. Khi được biết con mình được học thêm buổi ở trường thì họ rất phấn khởi. Tìm hiểu qua trò chuyện với mẹ của học sinh, chúng tôi đã nhận được thêm những thông tin chia sẻ rất có ý nghĩa: "Vợ chồng chúng tôi phải mong đợi thật lâu mới có được cháu, khi đó tôi đã 42 tuổi nên cũng có nhiều vất vả. Cho đến lúc cháu chào đời, vẫn cần sự can thiệp đặc biệt, phải dùng forceps để đưa cháu ra..."

Hình ảnh lâm sàng về học sinh

Trong các giờ học ở lớp, O.Th ngồi học rất nghiêm túc, nhưng thường không phát biểu xây dựng bài. Sách vở và đồ dùng lúc nào cũng đầy đủ, gọn gàng. Em được cô giáo chủ nhiệm nhận xét là ngoan nhưng học rất chậm.

Hình ảnh tâm lý học

Tiếp xúc có thể nhận thấy học sinh hiền lành, ngoan ngoãn và lễ phép, có vẻ ít nói và hơi rụt rè, đặc biệt là trong học tập. Qua trò chuyện học sinh thể hiện mong muốn được học giỏi như các bạn.

Hình ảnh tâm lý thần kinh: (Xin tham khảo phụ lục số 2.4)

Kết quả tiến hành test Luria - 90 của Ng.A ở phần trí nhớ thị giác thể hiện các lỗi về không gian khi tái hiện các dấu vết thị giác. Các lỗi này xuất hiện không chỉ ở mức độ trí nhớ mà ngay cả mức độ vẽ theo mẫu. Ngay cả khi người dẫn test đưa hình mẫu cho em nhìn để vẽ lại thì lỗi không gian vẫn không mất đi. Lỗi chủ yếu là lỗi đảo hướng khi tái hiện.

Hồi cứu các kết quả nghiên cứu trên trẻ em của Ximernhitxcaia E.G cho thấy các lỗi này cũng được mô tả ở trẻ CPT các vùng liên hợp (vùng não cấp III) phía sau của vỏ não [93]. Với kết quả chẩn đoán tâm lý thần kinh của học sinh đã cho phép xếp học sinh vào nhóm CPT các vùng não cấp III phía sau ở lớp học chỉnh trị.


Kiểm tra đầu vào trước khi tiến hành DCT

Kết quả bài làm của học sinh trước khi học chỉnh trị và những thông tin quan

sát được đã phản ánh một số vấn đề :

- Học sinh có những biểu hiện rõ rệt về rối loạn định hướng tọa độ không

gian như: không phân biệt khi tri giác giữa các chữ cái /n/ - /u/, /d/ - /b/

- Các câu hỏi thuộc phần bài tập đọc hiểu, học sinh trả lời không đúng và có câu không hoàn thành được. Phần bài tập tiếng Việt, không tiến hành được các bài tập dạng đặt câu theo mẫu trong chương trình.

- Với các bài tập Toán, Ng.A có biểu hiện biết tính nhẩm trong phạm vi 10 và thực hiện được một số phép tính đơn giản, nhưng với các phép tính đặt dọc, có nhớ thường có kết quả sai do không biết nhớ vào đâu. Phần giải bài toán có lời văn không được thực hiện.

Kết quả kiểm tra đầu vào của học sinh đã góp phần phản ánh rõ hơn về định khu CPT các vùng chức năng trên não. Qua phân tích có thể xác định cơ chế của khó khăn đọc hiểu ở học sinh là những hạn chế trong phân tích các quan hệ trực quan và quan hệ biểu trưng. Những hạn chế này đã gây nên khó khăn trong việc học

- lĩnh hội tri thức của học sinh và là nguyên nhân trực tiếp của khó khăn đọc hiểu.

Khó khăn chủ yếu trong lĩnh hội tri thức của học sinh là do các bộ máy não đảm bảo việc thực hiện các phép đồng thời (các vùng não cấp III phía sau) chưa được đưa vào hoạt động đúng độ tuổi. Tiến hành DCT đối với trường hợp này có thể huy động sự phát triển trong giới hạn bình thường của các chức năng chuyên biệt khác và các hình thức hành động vật chất, cụ thể, trực quan để làm điểm tựa.

Tuy nhiên, cần xác đinh, với thực tế về khó khăn đọc hiểu của học sinh, mục đích DCT đọc hiểu như đã nêu ở trên chỉ có thể đạt được sau khi hoàn thành nhiệm vụ trước mắt là chỉnh trị rối loạn định hướng tọa độ trong không gian cho học sinh. Khi khiếm khuyết này được khắc phục, độ chính xác của tri giác trong quá trình đọc được đảm bảo thì việc DCT đọc hiểu mới có thể được thực hiện.

Quá trình DCT và một số kết quả đạt được

Việc thực hiện nhiệm vụ trước mắt - chỉnh trị các khiếm khuyết trong

phân tích đường nét không gian chữ cái giúp học sinh tri giác phân biệt giữa


các chữ cái có sự phân bố gần giống nhau về hình ảnh quang học - được tiến hành bằng cách tăng cường thêm vào các buổi tối tại nhà học sinh. Nhiệm vụ này được tiến hành bởi tác động dạy nhận biết chữ cái qua phân tích đường nét không gian (đã trình bày ở mục 2.3 4). Sau thời gian chỉnh trị tăng cường (1buổi /tuần, trong 4 tuần), học sinh đã điều chỉnh lại hình ảnh khái quát và ổn định của các chữ cái và đảm bảo độ chính xác của tri giác khi đọc.

Đồng thời học sinh cũng được tiến hành DCT đọc hiểu theo cơ chế CPT vùng não cấp III phía sau. Việc dạy đặt câu, phân tích câu theo mẫu đơn giản và dạy đọc câu được kết hợp đã đem lại kết quả đồng bộ, thể hiện trong bài làm của học sinh (tham khảo phụ lục số 4 - phần kết quả bài làm của học sinh)

Dựa vào sự tiến bộ của học sinh, chương trình DCT đọc hiểu được nâng cao dần, học sinh được hướng dẫn để thao tác với các cấu trúc chứa đựng các quan hệ biểu trưng như quan hệ so sánh, quan hệ không, thời gian. Bước đầu học sinh cũng đã đạt được một số kết quả tương đối khả thi (tham khảo phụ lục số 4 - phần kết quả bài làm kể chuyện theo tranh)

Tóm lại, kết quả DCT đối với các trường hợp nghiên cứu đã phản ánh, khi học sinh được quan tâm, giáo dục phù hợp của gia đình và thực hiện đầy đủ các hướng dẫn của giáo viên chỉnh trị thì kết quả thực hiện các bài kiểm tra (theo đề chung của nhà trường) đều đạt mức khả quan (Tham khảo kết quả học tập trong hồ sơ của học sinh tại các phụ lục). Điều đáng nói ở đây không chỉ là việc cải thiện về điểm số, mà cơ bản là các em đã tự biết cách “dàn xếp” công việc theo khả năng của mình, đặc biệt là các em không còn sợ học và đã bắt đầu thích học và biết "cách" học. Với kết quả này, chắc chắn những nét tính cách tích cực ở học sinh, thói quen, sự tự tin, và sự thích nghi tốt với các hoạt động của lớp học sẽ được củng cố, tạo cơ sở cho sự phát triển ở học sinh.

3.3. CÁC ĐIỀU KIỆN DẠY CHỈNH TRỊ ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TIỂU HỌC CHẬM PHÁT TRIỂN RANH GIỚI

Qua tiến hành DCT và phân tích kết quả thu được trên HSTH CPTRG có khó khăn đọc hiểu cho thấy, để đảm bảo hiệu quả của DCT cần đảm bảo một số điều kiện cần thiết sau đây:


3.3.1. Về phía học sinh

3.3.1.1. Học sinh phải có động cơ, hứng thú đối với việc học tập

Từ kết quả quan sát được, chúng tôi nhận thấy, học sinh CPTRG tỏ ra tự tin, tích cực, chủ động khi ở lớp học chỉnh trị hơn so với khi ở trong lớp học thường ngày của mình. Nhận xét này có cơ sở thực tế và hoàn toàn dễ hiểu. Khi học cùng các bạn cùng lớp của mình, trong quan niệm của cô giáo và các bạn học, những học sinh có khó khăn đọc hiểu nói riêng và học sinh CPTRG nói chung được đánh giá là học kém, tiếp thu kém, thập chí được xếp vào diện "ngoài luồng", "ngồi nhầm chỗ". Bản thân học sinh và những người xung quanh đều nhận thấy những khó khăn thực tế về khả năng lĩnh hội tri thức và sự thua kém bạn bè trang lứa về thành tích học tập tại thời điểm hiện tại. Điều đó đã làm cho các em dần dần mất tin tưởng vào khả năng của mình, giảm sút sự tự tin sau mỗi lần các em thực hiện nhiệm vụ học tập của mình không đạt kết quả như nhiều bạn bè khác hoặc do thái độ ứng xử của thầy cô và bạn bè. Những đặc điểm này rất dễ quan sát thấy qua các biểu hiện trong các giờ học của học sinh.


Giờ Tập đọc:

... Cô giáo gọi O. Th đọc bài. Em đọc lí nhí, mặc dù ngồi rất gần cũng không nghe được gì. Cô giáo nhắc: "đọc to lên"... sau lần nhắc thứ hai, cô giáo hỏi: "Cả lớp có nghe được bạn Th. đọc không?"... rồi nói: "Thôi, ngồi xuống đi. Bạn Hà đọc bài nào".

Bình luận:... Có vẻ như việc gọi O.Th đọc bài hay phát biểu của cô giáo trong giờ học chỉ là việc "làm cho có" thì phải...

(Ghi chép dự giờ ngày 12/02/2014)


Với thiết kế bài học và các tác động của DCT phù hợp với tính chất và mức độ CPT ở trẻ sẽ giúp các em thuận lợi hơn khi giải quyết nhiệm vụ nhận thức. Những kết quả đạt được và sự khích lệ của giáo viên ở lớp học chỉnh trị đã đem đến sự hào hứng phấn khởi cho các em, có tác dụng khơi dậy sự tự giác, tích cực của các em với việc học tập. Đây cũng là yếu tố rất cần thiết góp phần tạo nên động cơ và hứng thú học tập của học sinh.


Cũng như mọi hôm, X.T. đến lớp học chỉnh trị trước cả cô giáo và các bạn khác. Vừa thấy cô giáo vào, em hỏi ngay xem hôm nay học bài gì trước. Ngay sau khi nghe cô giáo trả lời, em lấy sách Tiếng Việt và mở ra xem....

Giờ Tiếng Việt (học phân tích thành phần câu, có sự hỗ trợ của các ô giấy)

Ở bước đặt các ô giấy tương ứng với các từ ngữ trả lời cho các câu hỏi.. X.T làm đúng. Cô giáo yêu cầu: "Không nhìn vào tranh, hãy chỉ vào các ô giấy vừa xếp, nhắc lại các câu...". Được gọi đến lượt, X.T đã hào hứng đứng dậy, nhắc lại to, rõ ràng và tỏ vẻ rất tự tin. Phần chép lại vào vở cũng được thực hiện nhanh hơn một số bạn.

(Ghi ngày 28/4/2014 tại lớp học chỉnh trị)


Từ kết quả quan sát và phân tích trên, chúng tôi cho rằng, cần có sự khích lệ để học sinh tự tin, tích cực và chủ động trong quá trình học tập. Đây là một trong những điều kiện rất quan trọng để có thể tổ chức có kết quả các tác động trong DCT. Sự tự tin, tích cực và chủ động, trước hết, sẽ thuận lợi cho sự hợp tác giữa thầy và trò trong việc đáp ứng các yêu cầu của quy trình DCT. Hơn thế nữa, sự tích cực và tự giác sẽ giúp tăng cường sự tập trung chú ý trong học tập, điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với học sinh có rối loạn hành vi. Đồng thời, tính tích cực và tự giác của học sinh là điều kiện tiên quyết, là động lực quan trọng, trực tiếp quyết định chất lượng của việc lĩnh hội tri thức.

3.3.1.2. Học sinh phải hình thành ý thức về tính mục đích, tính kế hoạch trong mọi lĩnh vực hoạt động của bản thân

Ở đa số học sinh chúng tôi còn quan sát thấy có một thói quen không tốt là không làm bài tập “qua nháp” mà làm thẳng vào vở. Với học sinh nhỏ, đặc biệt là học sinh khó học do CPT chức năng các vùng não khi mà hành động không có trật tự, không có hoạch định “trước” trong công việc, thì các em có “chăm chỉ, cần cù” đến mức nào, sự cố gắng chỉnh trị lớn đến mấy cũng không thể mang lại kết quả mong muốn. Bởi vậy, trước khi dạy cho trẻ cách tiến hành một công việc cụ thể, hãy dạy cho trẻ cách "lập trình" cho công việc đó. Chỉ khi hành động theo chương

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 23/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí