- Việc hiểu biết kiến thức LS giới hạn trong phạm vi chương trình THCS và THPT, khả năng tích lũy kiến thức từ các nguồn khác rất yếu.
- Học tập mang tính thực dụng, chạy theo trào lưu của xã hội.
- Còn nặng về thụ động trong học tập, chưa nhận thức được việc học và bồi dưỡng năng lực học LS là một nhu cầu thiết yếu.
- Có khoảng cách rất xa giữa việc yêu thích học môn LS, khả năng học tốt LS với việc muốn được bồi dưỡng để phát triển năng lực học tập LS. Vì vậy số lượng các em HS giỏi LS chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với lượng HS trong toàn trường.
- Chịu sự chi phối rất lớn của tư tưởng gia đình.
- Có sự chênh lệch rất lớn giữa HS nam và nữ. Trong khi HS nữ chiếm đa số trong những em định hướng muốn theo học LS thì sự thông minh và thành tích học tập tốt lại nghiêng về các HS nam.
- Có truyền thống hiếu học và giành nhiều thành tích cao trong các kì thi, nhất là kì thi chọn HSG.
1.2.3. Về phụ huynh học sinh
Một trong những yếu tố có tác động lớn tới kết quả giáo dục là gia đình của HS. Để nắm bắt được quan điểm của phụ huynh HS về việc bồi dưỡng HS giỏi LS ở trường phổ thông chúng tôi đã tiến hành thăm dò
Tìm hiểu nhận thức của phụ huynh học sinh về vai trò của môn Lịch sử trong trường THPT, chúng tôi đưa ra câu hỏi “Theo gia đình môn Lịch sử có vai trò như thế nào trong trường THPT?”. Kết quả có 85 % gia đình cho LS là “môn phụ”, 15 % người lựa chọn “ Bình thường”, không có phụ huynh nào đánh giá là môn học “Quan trọng”. Như vậy tất cả phụ huynh học sinh đều không nhận thức đúng đắn vai trò của giáo dục LS đối với HS. Đây là thực trạng buồn của xã hội và nền giáo dục nước nhà trong nhiều năm qua nhưng chưa được giải quyết.
Để biết được đánh giá về tác dụng của việc học giỏi môn LS đối với cuộc sống của người học chúng tôi đưa ra câu hỏi “Theo gia đình học sinh
giỏi môn Lịch sử có thể thành đạt không?”. Trong khi có 25 % phụ huynh trả lời “Không” và 50 % phụ huynh cho là “Rất khó”, thì chỉ có 25 % phụ huynh chọn “Có thể”. Như vậy đa số phụ huynh học sinh chưa hiểu biết sâu sắc về tác dụng, ý nghĩa của việc học giỏi môn LS trong trường THPT. Họ cho rằng LS là môn học phụ và HS học giỏi môn này không có nhiều cơ hội thành đạt bởi vì hiện tại rất ít trường đại học, cao đẳng tuyển sinh khối C hoặc xét tổ hợp các bộ môn trong đó có LS. Thậm chí khi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng rồi thì các em cũng rất khó kiếm được việc làm. Rõ ràng trong nhận thức của phụ huynh HS môn học nào giúp con họ thi đỗ vào đại học, kiếm được việc làm thì họ mới quan tâm. Đây là một hạn chế trong nhận thức của phụ huynh và xã hội cần phải thay đổi bởi học LS không phải chỉ để đi thi đại học, cao đẳng ; là chỉ để phục vụ cho nghề nghiệp có liên quan trực tiếp tới kiến thức LS mà học LS sẽ góp phần phát triển, hoàn thiện nhân cách HS.
Để tìm hiểu về phản ứng của gia đình khi con em học được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi, chúng tôi đưa ra câu hỏi “ Ý kiến của gia đình ra sao khi con em mình được bồi chọn vào đội tuyển học sinh giỏi Lịch sử”. Có 90
% gia đình chọn “Xin ra khỏi đội tuyển” hoặc “Khuyên con em tìm cách để bị loại nếu có thể” và chỉ có 10 % gia đình “Tôn trọng quyết định của con em”. Như vậy đa số phụ huynh không muốn con em mình được bồi dưỡng và phát triển năng lực học LS, càng không muốn con mình “bị bắt” vào đội tuyển. Đây là thực trạng rất buồn đã tồn tại trong thời gian qua. Thực trạng đó không chỉ tác động xấu đối với mục tiêu của ngành giáo dục mà còn làm tổn thương tới đội ngũ GV dạy LS.
Từ kết quả điều tra trên đối với phụ huynh HS chúng tôi có thể kết luận Ưu điểm :
Một số phụ huynh HS đã nhận thức đúng đắn về vai trò của môn LS và ủng hộ con em mình học LS.
Hạn chế :
Đa số phụ huynh HS chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò của môn Lịch sử nên có thái độ xem thường bộ môn, điều này ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức của HS. Sự sai lầm trong nhận thức của đa số phụ huynh đã dẫn tới việc họ không tạo điều kiện cho con em mình phát triển sở trường học tập, tìm cách ngăn cản việc học tập LS của con em. Đây là một hạn chế lớn đã và đang tồn tại rất phổ biến trong xã hội.
Như vậy việc coi thường môn LS và nhận thức lệch lạc về bộ môn đang diễn ra phổ biến trong xã hội. Tuy nhiên muốn nâng cao chất lượng giáo dục LS trong trường phổ thông không chỉ nhà trường, thầy cô giáo giảng dạy LS có trách nhiệm mà còn có vai trò rất lớn từ các bậc phụ huynh học sinh và toàn xã hội. Vì vậy sự thay đổi trong nhận thức của gia đình HS theo hướng tích cực về bộ môn LS cũng là một vấn đề cấp thiết cần đặt ra và giải quyết kịp thời.
1.2.4. Về phía nhà trường
Ưu điểm:
- Trường THPT Giao Thủy là một ngôi trường có truyền thống dạy giỏi và học giỏi.
- Trường có kỷ cương nền nếp tốt.
- Có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, năng lực chuyên môn tốt.
- Lãnh đạo nhà trường rất quan tâm tới công tác bồi dưỡng HSG và cập nhật kịp thời những đổi mới của giáo dục.
- Thành tích bồi dưỡng HSG của nhà trường trong nhiều năm đoạt giải nhất toàn tỉnh. Đội tuyển HSG và kết quả thi THPT quốc gia môn lịch sử luôn xếp trong top đầu của tỉnh.
Hạn chế:
- Nhà trường còn thiếu nguồn kinh phí đầu tư cho công tác bồi dưỡng
HSG.
- Đội ngũ GV chưa đều về năng lực chuyên môn.
- Nhận thức của một số GVLS của nhà trường về vấn đề bồi dưỡng HSG còn hạn chế.
- Việc trao đổi, hợp tác giữa các GV về vấn đề bồi dưỡng HSG trong quá trình dạy học LS chưa thường xuyên.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Bồi dưỡng HSG trong quá trình dạy học LS nói chung, đặc biệt là với HS lớp 12 có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT đồng thời là nhiệm vụ của nhà giáo cũng như đảm bảo quyền lợi của HS.
Kết quả của việc dạy và học LS cũng như công tác bồi dưỡng HSG là sản phẩm tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó phương pháp dạy học và bồi dưỡng của GV là một trong những nhân tố quyết định.
Thực tiễn bồi dưỡng HSG trong quá trình dạy học LS lớp 12 ở trường phổ thông tuy đạt được một số kết quả song còn rất nhiều hạn chế: nhận thức của GV, HS, phụ huynh học sinh về vấn đề này chưa đúng đắn, việc bồi dưỡng diễn ra trong phạm vi hẹp, đối tượng được bồi dưỡng còn rất ít, hiệu quả bồi dưỡng chưa cao dẫn đến chất lượng học tập bộ môn thấp. Để khắc phục những hạn chế trên, nâng cao chất lượng bộ môn thì một trong những biện pháp cấp thiết là phải tìm ra phương pháp bồi dưỡng HSG phù hợp. Vấn đề này sẽ được giải quyết ở chương 2.
CHƯƠNG 2
CÁC HÌNH THỨC VÀ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT GIAO THỦY.
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
2.1. Các hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường THPT Giao Thủy
2.1.1. Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử trong quá trình dạy học các bài trên lớp
Hình thức bồi dưỡng trên lớp được thực hiện trong các tiết học nội khóa. Đây là hình thức bồi dưỡng thường xuyên và mang tính chất quyết định. Sở dĩ chúng tôi quan niệm như vậy bởi giờ học chính khóa là thời gian mà cả HS và GV tập trung tâm thế ở mức cao nhất để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của hoạt động dạy học. Những hoạt động dạy và học trong giờ học chính khóa có vai trò quyết định chủ yếu đối với hiệu quả dạy và học bộ môn. Trong các giờ học chính khóa chúng tôi tập trung vào việc:
- Kết hợp hướng dẫn HS chủ động học kiến thức mới đồng thời với việc ôn tập, củng cố kiến thức đã học.
- Xây dựng mục tiêu bài học với nhiều cấp độ phù hợp với từng đối tượng HS. Đối với HS có khả năng học giỏi môn LS chúng tôi đặt ra yêu cầu cao hơn về dung lượng mức độ kiến thức đạt được cũng như yêu cầu về kĩ năng, năng lực hướng tới. Để đạt được điều đó, chúng tôi thường xuyên tạo điều kiện để các em được: thể hiện mức độ đạt được về kiến thức đã học thông qua các hoạt động học (kiểm tra, phát biểu ý kiến, thảo luận, tranh luận…)
- Yêu cầu HS về nhiệm vụ chuẩn bị bài học mới, hoàn thành bài học cũ cao hơn với HS bình thường: tìm hiểu về nội dung bài học, sưu tầm tài liệu học tập và các vấn đề có liên quan, phát hiện vấn đề cần giải quyết…. Khi
giao bài về nhà các em sẽ được giao nhiệm vụ nhiều và cao hơn và được kiểm tra thường xuyên hơn.
- Chúng tôi còn chú ý rèn luyện kỹ năng tự kiểm tra kiến thức cho HS nhằm yêu cầu các em vừa tự kiểm tra mình vừa có thể kiểm tra đánh giá được các bạn học. Với việc làm này ở bất kỳ tiết học nào chúng tôi cũng yêu cầu các em viết ra những vấn đề mình đã biết có liên quan đến bài học, những vấn đề cần được giải quyết trong bài học và cuối tiết học các em phải viết thu hoạch về nội dung bài học: những gì đã học được, những gì chưa được giải đáp hoặc còn băn khoăn cần tiếp tục trao đổi:
Bảng 2.1. Bảng mẫu phiếu ghi chép
PHIẾU GHI CHÉP
HỌ VÀ TÊN: ………………….LỚP:….THỨ:………TUẦN: ………. Chủ đề học:……………………………………………………………
2. Điều muốn đạt được | 3. Kết quả đạt được | |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12 ở trường trung học phổ thông Giao Thủy tỉnh Nam Định - 2
- Quan Niệm Về Phương Pháp Bồi Dưỡng Hsg Trong Quá Trình Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Thpt
- Cơ Sở Thực Tiễn Của Công Tác Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Lịch Sử Ở Trường Thpt
- Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Trong Quá Trình Tự Học
- Nội Dung, Mức Độ Cần Đạt Và Câu Hỏi Chuyên Đề “Phong Trào Giải Phóng Dân Tộc Thế Giới Từ Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai Đến Cuối Thế
- Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 12 ở trường trung học phổ thông Giao Thủy tỉnh Nam Định - 8
Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.
2.1.2. Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử trong quá trình dạy học các hoạt động ngoài lớp (ngoại khóa)
Có thể nói ở trường THPT Giao Thủy tuy hoạt động ngoại khóa không diễn ra thường xuyên song khi tổ chức chúng tôi đặc biệt chú ý đến hiệu quả của công việc. Hoạt động ngoại khóa được chúng tôi thực hiện mỗi năm một lần theo sự phân công của nhà trường. Hoạt động này được tổ chức vào buổi sinh hoạt tập thể đầu tuần của cả trường. Bên cạnh hoạt động này, chúng tôi còn tư vấn cho các chi đoàn lớp tổ chức các chủ đề liên quan đến LS để thực hiện trong các buổi sinh hoạt chi đoàn. Những chủ đề được lựa chọn thường liên quan đến các vấn đề mang tính thời sự, các dịp kỷ niệm ngày lễ lớn của dân tộc:
Chủ đề về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với lịch sử dân tộc, lý tưởng cộng sản đối với thanh niên ngày nay nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chủ đề về vai trò của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đối với các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc trong thế kỷ XX và vai trò của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Chủ đề được thực hiện nhân dịp kỷ niệm thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Chủ đề: Truyền thống tôn sư trọng đạo trong lịch sử dân tộc và quan niệm của học sinh hiện nay về truyền thống này. Chủ đề được thực hiện nhân dịp kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
Những chủ đề trên được giao cho các em HSG chuẩn bị và thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV trong các buổi sinh hoạt tập thể dưới cờ đầu tuần.
Chủ đề về khẳng định bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lí của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa. Chủ đề trên giao cho HSG thực hiện có thể tiến hành trước toàn trường hoặc trong buổi sinh hoạt chi đoàn hàng tháng.
Khi giao nhiệm vụ cho HSG chuẩn bị chúng tôi hướng dẫn và đồng hành cùng các em từ khâu lên ý tưởng, lựa chọn nội dung, sưu tầm, sắp xếp, xử lí tư liệu, phác họa bản thảo, chỉnh sửa và hoàn thiện sản phẩm, làm thử , rút kinh nghiệm và tổng duyệt chương trình. Khi thực hiện nhiệm vụ học tập như trên, bản thân các em HS sẽ phải thực hiện rất nhiều công đoạn với những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc…vì vậy quá trình thực hiện hoạt động trên cũng là quá trình bồi dưỡng phẩm chất và năng lực cho các em.
Một hoạt động khác gần đây chúng tôi tư vấn cho nhà trường thực hiện để bồi dưỡng cho HSG là hoạt động tham quan, trải nghiệm thực tế: năm học 2016 – 2017, chúng tôi đã tư vấn cho nhà trường kết hợp với hội cha mẹ HS đưa HS của tất cả các khối lớp đi thăm quan, học tập ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Bảo tàng Lịch sử, bảo tàng các dân tộc Việt Nam. Trước khi thực hiện
chuyến thăm quan chúng tôi đưa ra mục đích, nhiệm vụ cho HS và yêu cầu HS viết bài thu hoạch sau chuyến đi:
Khi đến thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám chúng tôi giao nhiệm vụ:
Văn Miếu được xây dựng vào thời gian nào? Việc xây dựng Văn Miếu nói lên điều gì? Tại sao nhà Lê sơ cho dựng bia Tiến sĩ?
Khi thăm quan Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng các Dân tộc Việt Nam, chúng tôi giao nhiệm vụ các em trả lời các câu hỏi:
Anh/ Chị ấn tượng nhất với thời kỳ nào trong lịch sử dân tộc Việt Nam? Tại sao?
Bản thân anh chị có thể học tập thế hệ cha anh được những phẩm chất
gì?
Anh/ Chị hãy đóng vai người kể chuyện và kể lại cho các thành viên
trong gia đình về một sự kiện LS mình tâm đắc nhất sau khi tham quan bảo tàng.
Như vậy thông qua việc đưa các em đến các địa điểm trên, chúng tôi đã thực hiện việc giáo dục LS theo hướng trải nghiệm thực tế đồng thời việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao ngay trước chuyến đi sẽ định hướng cho các em khi tiến hành hoạt động. Việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập đó cũng bồi dưỡng, phát triển những phẩm chất và năng lực của các em trong quá trình học tập.
2.1.3. Bồi dưỡng học sinh giỏi trong các lớp chuyên biệt
Hình thức bồi dưỡng này chủ yếu dành cho những học sinh có điểm chung là có năng khiếu các bộ môn khoa học xã hội, yêu thích môn LS, có định hướng nghề nghiệp liên quan tới LS. Đây là hình thức bồi dưỡng được chúng tôi thực hiện thường xuyên đối với học sinh lớp 12 vì kết quả của hình thức bồi dưỡng này là sản phẩm đầu ra của bộ môn, là căn cứ để xét tuyển tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào đại học, cao đẳng của HS. Đồng thời căn cứ vào kết quả của quá trình bồi dưỡng này để giáo viên tuyển chọn ra đội tuyển HS giỏi LS các cấp: cấp trường, cấp tỉnh, khu vực và quốc gia.