35
hút giáo viên có trình độ đạt chuẩn cho các nhà trường theo chuẩn GVTH để đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực là một vấn đề khó thực hiện.
Tính khác biệt nêu trên đã phần nào phản ánh sự yếu kém về năng lực sư phạm, trình độ tay nghề của đội ngũ GVTH trong các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc hiện nay.
Tính khác biệt có ảnh hưởng không tốt đến việc tổ chức, thực hiện bồi dưỡng NLDH cho GVTH. Đó là tổ chức, thực hiện bồi dưỡng như thế nào, nội dung bồi dưỡng, chất lượng bồi dưỡng... đạt đến đâu khi trình độ chuyên môn của GVTH ở nhiều cấp độ khác nhau, kiến thức nghiệp vụ sư phạm và hiểu biết về giáo dục nghề nghiệp thiếu hụt, trình độ tay nghề non yếu.
2.1.2.2. Đặc điểm của học sinh học nghề các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc
Học sinh học nghề các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc tập trung chủ yếu ở khu vực vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, vùng dân tộc ít người nên có nhiều hạn chế về trình độ học vấn, về hiểu biết xã hội, về tiếp thu kiến thức và ý thức tập thể.
Yếu điểm trên của học sinh cho thấy: Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ trước các đối tượng như vậy, người giáo viên phải được bồi dưỡng các năng lực cần thiết để trở thành nhà sư phạm, nhà tâm lý và nhà chuyên môn giỏi.
2.2. Thực trạng năng lực đội ngũ giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc
2.2.1. Thực trạng trình độ chuyên môn và trình độ sư phạm
2.2.1.1. Thực trạng
Trình độ chuyên môn nghề nghiệp và trình độ sư phạm là vốn quý của người GVTH, có tính chất quyết định đến chất lượng đào tạo nghề. Đội ngũ thầy giỏi sẽ là nền tảng cho các thế hệ học trò giỏi. Trình độ này có được thông qua quá trình đào tạo ở các nhà trường và việc học tập, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ trong quá trình công tác. Số liệu điều tra về trình độ chuyên môn và trình độ sư phạm của GVTH được tổng hợp tại bảng 2.1.
Số liệu tổng hợp cho thấy: Trình độ chuyên môn của đội ngũ GVTH về mặt chỉ số hầu như đạt chuẩn 100% (có đến 82,4% có trình độ từ cao đẳng trở lên). Tuy nhiên thực tế điều tra nhận thấy sự không tương ứng giữa trình độ
36
chuyên môn và trình độ tay nghề của giáo viên làm cho trình độ chuyên môn không phát huy được tác dụng.
Bảng 2.1. Thực trạng trình độ chuyên môn và trình độ sư phạm
(số liệu điều tra năm 2007)
Tên tỉnh/trường | Số GV TH | Tr | ình độ | chuyên môn | Trình | độ sư | phạm | ||
Sau ĐH | Đại học | Cao đẳng | CN bậc cao | ĐH, CĐ SPKT | SP bậc 2 | SP bậc 1 | |||
1 | Trung cấp nghề Cao Bằng | 45 | 2 | 15 | 13 | 15 | 13 | 7 | 25 |
2 | Trung cấp nghề Bắc Cạn | 32 | 0 | 17 | 12 | 3 | 13 | 8 | 11 |
3 | Trung cấp nghề Hà Giang | 43 | 1 | 21 | 10 | 11 | 10 | 12 | 21 |
4 | Trung cấp nghề Việt Đức - Lạng Sơn | 42 | 2 | 25 | 10 | 5 | 10 | 8 | 24 |
5 | Tuyên Quang | ||||||||
5.1 | Trung cấp nghề Tuyên Quang | 62 | 5 | 29 | 7 | 21 | 15 | 35 | 12 |
5.2 | Trung học KT-KT | ||||||||
Tuyên Quang | 15 | 2 | 6 | 7 | 0 | 5 | 2 | 8 | |
(Khoa Đào tạo nghề) | |||||||||
6 | Thái Nguyên | ||||||||
6.1 | Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật | 64 | 10 | 52 | 2 | 0 | 17 | 38 | 9 |
6.2 | Cao đẳng nghề Cơ điện - Luyện kim | 88 | 16 | 63 | 5 | 4 | 22 | 41 | 25 |
6.3 | Cao đẳng nghề Công nghiệp Việt Bắc | 82 | 8 | 62 | 12 | 0 | 21 | 52 | 9 |
6.4 | Trung cấp nghề Số 1 Bộ Quốc phòng | 97 | 5 | 26 | 11 | 55 | 27 | 53 | 17 |
6.5 | Trung cấp nghề Thái Nguyên -TLĐLĐ | 40 | 2 | 28 | 10 | 0 | 9 | 23 | 8 |
Tổng cộng | 610 | 53 | 344 | 99 | 114 | 162 | 279 | 169 | |
Tỷ lệ (%) | 100 | 8,7 | 56,4 | 16,3 | 18,6 | 26,6 | 45,7 | 27,7 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc - 3
- Bồi Dưỡng Và Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Thực Hành
- Mục Tiêu, Nội Dung, Loại Hình Bồi Dưỡng Và Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Thực Hành
- Biểu Đồ Thực Trạng Mức Độ Hiểu Biết Thực Tế Sản Xuất Và Tiếp Cận Công Nghệ Mới Của Gvth
- Thực Trạng Đáp Ứng Các Nội Dung Bồi Dưỡng Giáo Viên Thực Hành
- Định Hướng Xây Dựng Các Biện Pháp Bồi Dưỡng
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
37
Thực trạng trình độ chuyên môn của đội ngũ GVTH được biểu diễn theo biểu đồ sau (hình 2.3):
56,4%
8,7%
18,6%
Công nhân bậc cao Cao đẳng
Đại học
SĐH
16,3%
Hình 2.3. Biểu đồ thực trạng trình độ chuyên môn của GVTH
Trình độ sư phạm là một điểm yếu của đội ngũ GVTH. Qua kết quả điều tra 610 giáo viên (bảng 2.1) với 160 giáo viên có bằng sư phạm kỹ thuật và 450 giáo viên được bồi dưỡng sư phạm bậc 1 và bậc 2 thì trình độ sư phạm cũng có sự chênh lệch nhất định, cụ thể là:
- Trình độ đại học SPKT chính quy (ĐHSPKT CQ): 63 người - đạt 10,4%
- Trình độ đại học SPKT tại chức (ĐHSPKT TC ): 57 người - đạt 9,4%
- Trình độ cao đẳng SPKT chính quy (CĐSPKT CQ): 25 người - đạt 4,3%
- Trình độ cao đẳng SPKT tại chức (CĐSPKT TC): 15 người - đạt 2,5%
- Trình độ sư phạm bậc 2 (SP BẬC 2): 280 người - đạt 45,7%
- Trình độ sư phạm bậc 1 (SP BẬC 1): 170 người - đạt 27,7%
Số liệu tổng hợp chỉ ra rằng: Việc đào tạo đội ngũ GVTH không đủ đáp ứng cho nhu cầu của các nhà trường. Làm một phép so sánh đơn giản để thấy rõ bất cập: Để cung cấp giáo viên cho giáo dục phổ thông, hiện cả nước có hàng chục trường đại học sư phạm do Trung ương quản lý và mỗi tỉnh có một trường cao đẳng sư phạm. 100% giáo viên dạy các trường phổ thông có văn bằng do các trường sư phạm cấp. Trong khi đó cũng là dạy học (dạy nghề), mức độ chuyên sâu cao hơn nhưng đội ngũ GVDN được đào tạo trong các trường SPKT chiếm tỷ lệ thấp (26,6%) còn lại 73,4% giáo viên được tuyển dụng từ các nguồn khác nhau (sơ đồ hình 2.2 - trang 31 – Mô hình đào tạo và bồi dưỡng GVDN).
Thực trạng trình độ sư phạm của đội ngũ GVTH được biểu diễn theo biểu đồ hình 2.4:
38
45.7%
27.7%
10.4%
ĐHSPKT CQ ĐHSPKT TC CĐSPKT CQ CĐSPKT TC SP BẬC 1
SP BẬC 2
9.4%
4.3%
2.5%
Hình 2.4. Biểu đồ thực trạng trình độ sư phạm của GVTH
Số liệu (bảng 2.1) và biểu đồ (hình 2.4) cho thấy: Đội ngũ GVTH đa dạng về trình độ chuyên môn, phong phú về ngành nghề đào tạo. Đặc điểm này gây rất nhiều khó khăn cho việc tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn một cách đồng bộ, khó khăn trong việc lựa chọn nội dung bồi dưỡng, hiệu quả công tác bồi dưỡng thấp. Từ những khó khăn trên nên trong nhiều năm qua, số lượng GVTH ở các nhà trường được bồi dưỡng về chuyên môn rất hạn chế.
Kết quả: Sự bất cập trong trình độ chuyên môn, trình độ sư phạm làm suy giảm chất lượng đội ngũ GVTH. Trình độ chuyên môn không được thường xuyên nâng cao, phương pháp giảng dạy không được đổi mới dẫn đến chất lượng học sinh ra trường không đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
2.2.1.2. Nguyên nhân
Trình độ chuyên môn và trình độ sư phạm còn nhiều bất cập như trên do một số nguyên nhân, cụ thể là:
- Các trường Sư phạm kỹ thuật không đáp ứng đủ số GVTH (nếu đem so sánh số trường Sư phạm - cung cấp giáo viên cho các trường phổ thông với số trường Sư phạm kỹ thuật - cung cấp giáo viên cho các trường dạy nghề thì số trường Sư phạm kỹ thuật là quá ít). Để có đủ số giáo viên, các trường dạy nghề đã phải tuyển dụng từ nhiều nguồn khác nhau dẫn đến tình trạng GVTH có nhiều cấp trình độ và không đồng đều về trình độ.
- Các giáo viên phần lớn không được đào tạo chính thống để làm GVTH nên còn thiếu và yếu một số năng lực cần thiết của một người GVTH, trong đó có năng lực đặc biệt quan trọng, cần thiết là năng lực sư phạm.
- Do đa dạng về trình độ chuyên môn, đa dạng về ngành nghề được đào tạo nên việc tổ chức bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho đạt một
39
mặt bằng chung với mọi giáo viên khó thực hiện nên trình độ chuyên môn được nâng cao không đồng đều.
2.2.2. Thực trạng trình độ tay nghề
2.2.2.1. Thực trạng
Khác với các giáo viên phổ thông và giáo viên các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, GVDN mà cụ thể là GVTH không những nắm cơ bản về lý thuyết (chuyên môn) mà còn phải thực sự giỏi về tay nghề (thực hành). Dạy nghề ngoài việc dạy cho học sinh thái độ trân trọng, yêu quý nghề nghiệp thì điều cốt yếu là dạy để hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho học sinh. Do vậy rất cần giáo viên có tay nghề bậc cao (giỏi thực hành) để truyền thụ các tinh hoa, các bí quyết nghề nghiệp cho học sinh.
Số liệu (bảng 2.2) cho thấy thực trạng trình độ tay nghề của GVTH tại các trường được khảo sát.
Bảng 2.2. Thực trạng trình độ tay nghề của GVTH
(số liệu điều tra năm 2007)
Tên tỉnh/trường | Số GVTH | Trình | độ | tay nghề | |||
Bậc 3 | Bậc 4 | Bậc 5 | Bậc > | 5 | |||
1 | Trung cấp nghề | 45 | 12 | 22 | 9 | 2 | |
Cao Bằng | |||||||
2 | Trung cấp nghề | 32 | 8 | 15 | 8 | 1 | |
Bắc Cạn | |||||||
3 | Trung cấp nghề | 43 | 10 | 22 | 9 | 2 | |
Hà Giang | |||||||
4 | Trung cấp nghề | 42 | 8 | 24 | 9 | 1 | |
Việt Đức - Lạng Sơn | |||||||
5 | Các trường dạy nghề | 77 | 32 | 33 | 10 | 2 | |
tỉnh Tuyên Quang | |||||||
6 | Các trường dạy nghề | 371 | 69 | 198 | 97 | 7 | |
tỉnh Thái Nguyên | |||||||
Tổng cộng | 610 | 139 | 314 | 142 | 15 | ||
Tỷ lệ (%) | 100 | 22,8 | 51,4 | 23,3 | 2,5 |
40
Để đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, Nhà nước quy định chuẩn kỹ năng nghề nghiệp đối với giáo viên trung cấp nghề và giáo viên, giảng viên cao đẳng nghề phải có trình độ tay nghề tối thiểu đạt bậc 4/7 [59].
Số liệu cho thấy: Có đến 22,8% GVTH chưa đạt chuẩn về trình độ tay nghề. Tình trạng GVTH thiếu về số lượng và yếu về tay nghề vẫn còn tồn tại. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của học sinh. Học sinh tốt nghiệp ra trường không tinh thông nghề nghiệp, không vượt qua được giai đoạn thử việc của các doanh nghiệp, của các cơ sở sử dụng lao động trong khi nhu cầu về nguồn nhân lực còn rất thiếu.
Biểu đồ thực trạng trình độ tay nghề của GVTH cho thấy tương quan tỷ lệ giữa các trình độ (hình 2.5).
51,4%
Bậc 3
Bậc 4
Bậc 5
Bậc >5
23,3%
22,8%
2,5%
Hình 2.5. Biểu đồ thực trạng trình độ tay nghề của GVTH
Kết quả: Đội ngũ GVTH không được biến đổi về chất. Kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp chưa đạt và vượt chuẩn dẫn đến chất lượng đào tạo thấp, sản phẩm đào tạo ra chưa đạt yêu cầu, gây lãng phí, tốn kém cho gia đình học sinh và xã hội.
2.2.2.2. Nguyên nhân
Có thực trạng tay nghề của GVTH nêu trên là do các nguyên nhân sau:
- Nghệ nhân và công nhân bậc cao ít được quan tâm và chưa được tận dụng trong đào tạo nghề.
- Chương trình đào tạo đại học và cao đẳng sư phạm kỹ thuật chưa đảm bảo cho người học có được trình độ tay nghề theo chuẩn của GVTH (tốt nghiệp ra trường đạt tay nghề tối đa là bậc 4/7).
- Giáo viên dạy nghề (GVTH) được tuyển dụng từ sinh viên tốt nghiệp ở các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp tuy được bồi dưỡng,
41
thực tập nghề nhưng năng lực thực sự còn một khoảng cách khá xa so với yêu cầu tối thiểu (thường không vượt quá bậc 4/7).
- Chưa có chiến lược đầu tư và kế hoạch phát triển đội ngũ GVTH. Công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề của GVTH chưa được chú trọng.
2.2.3. Thực trạng hiểu biết thực tế sản xuất và tiếp cận công nghệ mới.
2.2.3.1. Thực trạng
Trước đây, GVTH đưa học sinh đi thực tập tại các nhà máy, xí nghiệp là nội dung bắt buộc trong chương trình đào tạo để học sinh và giáo viên tiếp cận với thực tế sản xuất. Ngoài ra, một số lượng lớn giáo viên được luân phiên nhau đi thực tập nghề ở nước ngoài để hiểu biết thực tế và nắm bắt công nghệ mới nhằm thực hiện tốt nguyên lý giáo dục: “Nhà trường gắn liền với xã hội, học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn”. Do vậy chất lượng đào tạo đáp ứng được yêu cầu của các cơ sở sử dụng lao động, học sinh ra trường nhanh chóng thích nghi với công việc.
Tuy nhiên, những năm gần đây việc tìm hiểu thực tế và tiếp cận công nghệ mới chưa được chú trọng, chưa được xúc tiến mạnh mẽ trong các nhà trường. Việc tổ chức bồi dưỡng, nắm bắt công nghệ mới cho giáo viên thực hiện thiếu đồng bộ, hạn chế về số lượng, hạn chế về ngành nghề... Trong khi đó các nhà máy, xí nghiệp đã đổi mới cơ bản theo hướng tiên tiến, hiện đại về trang thiết bị, về công nghệ sản xuất. Vì vậy, giáo viên không tiếp cận kịp với thực tế sản xuất, thiếu hiểu biết về các công nghệ mới nên không lồng ghép, không giới thiệu được các vấn đề mới về kỹ thuật, về công nghệ vào nội dung bài giảng làm cho bài giảng trở nên nghèo nàn và lạc hậu, không sát thực tế.
Khảo sát 610 giáo viên ở các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc về mức độ hiểu biết thực tế sản xuất và tiếp cận công nghệ mới thông qua hình thức tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại các xí nghiệp trong và ngoài nước hoặc tự tìm hiểu qua các nguồn thông tin. Số liệu (bảng 2.3) cho thấy mức độ hiểu biết thực tế sản xuất và tiếp cận công nghệ mới của GVTH theo phương thức thực hiện, trong đó:
Cách 1: Hiểu biết thực tế sản xuất và tiếp cận công nghệ mới thông qua các khóa học tập, bồi dưỡng ở nước ngoài (mức 1 - loại tốt).
Cách 2: Hiểu biết thực tế sản xuất và tiếp cận công nghệ mới thông qua các khóa học tập, bồi dưỡng ở trong nước do Bộ, ngành chủ quản hoặc nhà trường tổ chức (mức 2 - loại khá).
42
Cách 3: Hiểu biết thực tế sản xuất và tiếp cận công nghệ mới thông qua việc tự bồi dưỡng (mức 3 - loại trung bình).
Cách 4: Chưa có điều kiện tìm hiểu thực tế sản xuất và tiếp cận công nghệ mới (mức 4 - loại yếu).
Bảng 2.3. Thực trạng hiểu biết thực tế sản xuất và tiếp cận công nghệ mới của GVTH theo phương thức thực hiện
(số liệu điều tra năm 2007)
Tên tỉnh/trường | Số giáo viên | Hiểu biết về thực tế sản xuất và công nghệ mới theo phương thức thực hiện (%) | ||||
Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | |||
1 | Trung cấp nghề Cao Bằng | 45 | 10 | 40 | 50 | 0 |
2 | Trung cấp nghề Bắc Cạn | 32 | 0 | 30 | 70 | 0 |
3 | Trung cấp nghề Hà Giang | 43 | 8 | 37 | 55 | 0 |
4 | Trung cấp nghề Việt Đức - Lạng Sơn | 42 | 10 | 30 | 60 | 0 |
5 | Các trường dạy nghề tỉnh Tuyên Quang | 77 | 5 | 35 | 60 | 0 |
6 | Các trường dạy nghề tỉnh Thái Nguyên | 371 | 15 | 30 | 55 | 0 |
Tỷ lệ trung bình (%) | 8,0 | 33,7 | 58,3 | 0 |
Trong 4 mức nêu trên, mức 2 là mức tạo điều kiện tốt nhất để GVTH hiểu biết, nắm được thực tế sản xuất và tiếp cận công nghệ mới một cách nhanh chóng và thuận lợi để vận dụng, lồng ghép, bổ sung vào nội dung giảng dạy chỉ chiếm 33,7% (hơn 1/3 số giáo viên có khả năng đạt được mức này). Trong khi đó mức 3 tuy nắm được nhiều thông tin nhưng mức độ chuyên nghiệp không cao chỉ dừng lại ở mức độ biết chưa đến độ hiểu và nắm được nên chưa thể sử dụng được các thông tin đó lại chiếm tỷ lệ cao (hơn 58,3% số giáo viên). Biểu đồ