Đặc biệt, năm học 2018-2019, chất lượng học sinh giỏi quốc gia lớp 12 của tỉnh có tiến bộ vượt bậc với 7 giải Nhất (tăng 5 giải nhất so với năm học trước). Các kỳ thi được tổ chức an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế, tạo được dư luận tốt trong nhân dân nhất là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và thi THPT quốc gia năm 2019. Bước đầu thực hiện tốt Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Ban Chấp hành Trung ương về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa XII về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Đến nay, toàn tỉnh đã giảm được 36 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập và đang tiếp tục quyết tâm thực hiện trong các năm tới theo lộ trình của Đề án “Tổ chức, sắp xếp các trường mầm non, phổ thông công lập tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2019-2020”.
2.2. Tổ chức quá trình khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
Đánh giá chính xác, khách quan thực trạng phối hợp giữa các trường THPT với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
2.2.2. Nội dung, đối tượng khảo sát
- Thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên và nhân viên các trường THPT và trung tâm GDNN-GDTX tỉnh Hải Dương về hoạt động bồi dưỡng năng lực cho giáo viên.
- Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực cho giáo viên THPT tỉnh Hải Dương tại trung tâm GDNN-GDTX.
+ Thực trạng năng lực đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tỉnh Hải Dương.
+ Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực cho giáo viên THPT tỉnh Hải Dương tại trung tâm GDNN-GDTX.
+ Thực trạng phương pháp và hình thức bồi dưỡng năng lực cho giáo viên THPT tỉnh Hải Dương tại trung tâm GDNN-GDTX.
+ Thực trạng đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực cho giáo viên THPT tỉnh Hải Dương tại trung tâm GDNN-GDTX.
- Thực trạng phối hợp giữa các trường THPT và trung tâm bồi dưỡng giáo viên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực giáo viên trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
+Thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên và nhân viên ở các trường THPT và trung tâm GDNN-GDTX về tầm quan trọng của việc phối hợp giữa 2 bên trong hoạt động bồi dưỡng năng lực cho giáo viên THPT tỉnh Hải Dương.
+ Thực trạng thực hiện nguyên tắc phối hợp giữa trường THPT và trung tâm GDNN-GDTX tỉnh Hải Dương trong hoạt động bồi dưỡng năng lực cho giáo viên.
+ Thực trạng nội dung phối hợp giữa trường THPT và trung tâm GDNN- GDTX tỉnh Hải Dương trong bồi dưỡng năng lực giáo viên.
+ Thực trạng xác định cơ chế hoạt động phối hợp giữa trường THPT và Trung tâm GDNN-GDTX tỉnh Hải Dương để bồi dưỡng năng lực cho giáo viên.
+ Thực trạng phối hợp lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực cho giáo viên.
+ Thực trạng phối hợp tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực cho giáo viên.
+ Thực trạng phối hợp kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực cho giáo viên.
+Thực trạng phương thức phối hợp giữa trường THPT và trung tâm GDNN- GDTX tỉnh Hải Dương trong bồi dưỡng năng lực giáo viên.
+Thực trạng kiểm tra, giám sát chéo trong quá trình phối hợp giữa trường THPT và trung tâm GDNN-GDTX tỉnh Hải Dương trong hoạt động bồi dưỡng năng lực cho giáo viên.
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phối hợp giữa trường THPT và trung tâm GDNN-GDTX tỉnh Hải Dương trong hoạt động bồi dưỡng năng lực cho giáo viên.
2.2.3. Khách thể khảo sát
GV, CBQL các trường THPT trên địa bàn tỉnh Hải Dương cùng ban giám đốc và các nhân viên trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương và CBQL sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương.
2.2.4. Phương pháp thu thập, xử lý và đánh giá kết quả khảo sát
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Đối tượng khảo sát được yêu cầu trả lời các câu hỏi với các mức độ theo thang điểm được quy ước cụ thể như sau: 1 điểm - hoàn toàn không đồng ý/kém; 2 điểm -
không đồng ý/ yếu; 3 điểm -phân vân/trung bình; 4 điểm - đồng ý/khá; 5 điểm - hoàn toàn đồng ý/tốt.
Điểm trung bình được chia ra 5 mức độ: 1-1,80 điểm: hoàn toàn không đồng ý/kém; 1,81 - 2,60 điểm: không đồng ý/ yếu; 2,61 - 3,40 điểm: phân vân/trung bình; 3,41 - 4,20 điểm: đồng ý/khá; 4,21 -5 điểm: hoàn toàn đống ý/tốt.
- Mẫu khảo sát: Tổng số 122 người tham gia, cụ thể gồm:
+) 6 lãnh đạo và chuyên viên Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương.
+) 40 CBQL trường THPT trên địa bàn tỉnh Hải Dương; 40 giáo viên THPT trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
+) 6 CBQL trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương, 30 nhân viên trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương.
2.3. Kết quả khảo sát
2.3.1. Thực trạng bồi dưỡng năng lực cho giáo viên THPT tỉnh Hải Dương tại trung tâm GDNN-GDTX
2.3.1.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên và nhân viên các trường THPT và trung tâm GDNN-GDTX tỉnh Hải Dương về hoạt động bồi dưỡng năng lực cho giáo viên
Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên và nhân viên các trường THPT và trung tâm GDNN-GDTX tỉnh Hải Dương về hoạt động bồi dưỡng năng lực cho giáo viên đề tài đã tiến hành khảo sát từ câu hỏi 1- phụ lục 1;2 và có kết quả như sau:
Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng cho GV Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương
CBQL | Nhân viên trung tâm GDTX cấp tỉnh | GV THPT | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | |
Rất quan trọng | 40 | 76,92 | 22 | 73,33 | 30 | 75,00 |
Quan trọng | 12 | 23,08 | 8 | 22,67 | 10 | 25,00 |
Bình thường | 0 | - | 0 | - | 0 | - |
Không quan trọng | 0 | - | 0 | - | 0 | - |
Có thể bạn quan tâm!
- Hình Thức Bồi Dưỡng Giáo Viên Trung Học Phổ Thông Ở Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp - Giáo Dục Thường Xuyên Cấp Tỉnh
- Nguyên Tắc Đảm Bảo Phát Tối Đa Huy Hiệu Quả Bồi Dưỡng Trên Cơ Sở Điều Kiện Hiện Có
- Kiểm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Phối Hợp Giữa Các Trường Trung Học Phổ Thông Với Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp - Giáo Dục Thường Xuyên Cấp Tỉnh
- Thực Trạng Thực Hiện Phương Pháp Bồi Dưỡng Năng Lực
- Thực Trạng Phương Thức Phối Hợp Giữa Các Trường Thpt Và Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp - Giáo Dục Thường Xuyên Cấp Tỉnh Trong Bồi Dưỡng Năng Lực
- Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Phối Hợp Giữa Trường Thpt Với Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp - Giáo Dục Thường Xuyên Trong Bồi Dưỡng Năng Lực
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.1, cho thấy, hầu hết các nhóm khách thể khảo sát đều có những nhận thức đúng đắn và sâu sắc về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng GV THPT đối với sự phát triển về chất lượng của đội ngũ GV THPT nói chung và chất lượng giáo dục của các trường THPT nói riêng. Trong đó:
Đối với nhóm khách thể khảo sát là “CBQL”, có 40/52 (76,92%) khách thể khảo sát cho rằng hoạt động bồi dưỡng năng lực GV “Rất quan trọng” đối với sự phát triển về chất lượng của đội ngũ Gv THPT nói chung và chất lượng giáo dục của các trường THPT nói riêng. Trong khi đó, có 12/52 (23,08%) khách thể kháo sát đánh giá với mức độ “Quan trọng”.
Đối với nhóm khách thể khảo sát “Nhân viên trung tâm GDTX tỉnh Hải Dương”, có 22/30 (73,33%) khách thể khảo sát cho rằng hoạt động bồi dưỡng năng lực GV “Rất quan trọng” đối với sự phát triển về chất lượng của đội ngũ GV THPT nói chung và chất lượng giáo dục của các trường THPT nói riêng. Trong khi đó, có 8/30 (22,67%) khách thể kháo sát đánh giá với mức độ “Quan trọng”.
Đối với nhóm khách thể “Giáo viên các trường THPT”, có 30/40 (75,00%) khách thể khảo sát cho rằng hoạt động bồi dưỡng năng lực GV “Rất quan trọng” đối với sự phát triển về chất lượng của đội ngũ GV THPT nói chung và chất lượng giáo dục của các trường THPT nói riêng. Trong khi đó, có 10/40 (25,00%) khách thể kháo sát đánh giá với mức độ “Quan trọng”.
Để củng cố thêm về kết quả khảo sát tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng GV Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn ông P.V.K - chuyên viên sở giáo dục Hải Dương với câu hỏi là: " Khi tiến hành điều tra nhận thức của GV về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng cho GV Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương thì có trên 70% CBQL và GV cho là rất quan trọng còn trên 20% là quan trọng đồng chí có ý kiến như thế nào về kết quả này" ?
Câu trả lời mà chúng tôi nhận được là: "Kết quả trên cho thấy hầu hết CBQL và GV đều nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng GV, tuy nhiên còn có một số ít GV chưa quan tâm nhiều đến hoạt động bồi dưỡng nên kết quả không được như ý muốn".
Những nhận thức đúng đắn và sâu sắc về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng GV trên địa bàn tỉnh Hải dương của các nhóm khách thể khảo sát là cơ sở
quan trọng để nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thức hiện hoạt động bồi dưỡng GV và công tác phối hợp giữa các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực giáo viên trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
2.3.1.2. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực cho giáo viên THPT tỉnh Hải Dương tại trung tâm GDNN-GDTX
i) Thực trạng năng lực đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tỉnh Hải Dương
Để tìm hiểu thực trạng năng lực đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tỉnh Hải Dương đề tài đã tiến hành khảo sát từ câu hỏi 2 - phụ lục 1; 2 kết hợp với nghiên cứu kế hoạch dạy học của GV THPT tỉnh Hải Dương. Kết quả tổng hợp được thể hiện như sau: Bảng 2.2. Thực trạng năng lực của đội ngũ GV giảng dạy 12 môn ở trường phổ thông
Nội dung khảo sát | Tỷ lệ % | Điểm TB | |||
Đồng ý | Phân vân | Không Đồng ý | |||
1 | Về cơ bản đáp ứng được yêu cầu | 81,8 | 18,2 | 0,0 | 2,8 |
2 | Đang có nhiều bất cập về chuyên môn | 31,8 | 40,9 | 27,3 | 2,0 |
3 | Đang có chiều hướng tích cực | 59,1 | 40,9 | 0,0 | 2.6 |
4 | Năng lực dạy học của GV còn yếu | 13,6 | 51,9 | 27,3 | 1,9 |
5 | Các phương pháp dạy học mới chưa được triển khai | 4,5 | 54,5 | 40,9 | 1,6 |
Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương
Kết quả trên cho thấy, có 31,8% cho rằng GV đang có nhiều bất cập về chuyên môn, 27,3% không thừa nhận điều này và 40,9 % ý kiến còn phân vân. Điều này cho thấy sự bất cập về chuyên môn của GV là một vấn đề cần giải quyết.
Về năng lực dạy học của GV, có 13,6% đánh giá là còn yếu, có 27,3% không đồng ý điều đó, nhưng tỷ lệ phân vân khá cao (51,9%). Điều này cho thấy mức độ tin tưởng vào năng lực dạy học của GV chưa được khẳng định rõ ràng.
Về việc triển khai thực hiện các PPDH mới, tuy có 40,9 % ý kiến không đồng ý (tức thừa nhận các PPDH mới đã được triển khai), nhưng có tới 54,5 ý kiến vẫn còn
phân vân. Như vậy, việc GV thực hiện các PPDH mới vẫn còn là vấn đề chưa được khẳng định rõ ràng. Qua nghiên cứu kế hoạch dạy học của GV tác giả nhận thấy giáo án còn nhiều nội dung cũ ít cập nhập, phương pháp dạy học chủ yếu là phương pháp truyền thống.
Để tìm hiểu thực trạng năng lực dạy học theo yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đề tài tiến hành điều tra, khảo sát GV THPT trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ câu hỏi 3-phụ lục 1;2 được kết quả như sau:
Bảng 2.3. Kết quả đánh giá năng lực dạy học theo yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông của GV THPT trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Mức độ đạt được % | ||||
Rất tốt | Tốt | Khá | Trung bình | |
1. Năng lực phát triển chương trình nhà trường, biên soạn và phát triển tài liệu giáo khoa | 10 | 35 | 54 | |
2. Năng lực dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS | 24,3 | 47,2 | 28,3 | |
3. Năng lực dạy học phân hoá | 18,9 | 44,5 | 36,4 | |
4. Năng lực dạy học tích hợp, lồng ghép | 10 | 59,4 | 27,0 | 2 |
5. Năng lực DH theo phương thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo | 5 | 52,7 | 41,8 | |
6. Năng lực tổ chức tự học, tự nghiên cứu cho HS | 16,2 | 67,5 | 16,2 | |
7. Năng lực sử dụng công nghệ thông tin (máy tính, Internet, mạng xã hội…) trong dạy học | 27,0 | 66,2 | 6,7 | |
8. Năng lực đổi mới, sáng tạo, cải tiến chất lượng DH | 16,2 | 39,1 | 40,5 | 4 |
9. Năng lực giao tiếp và kiểm soát cảm xúc trong DH | 21,6 | 44,6 | 28,3 | 5,4 |
10. Năng lực thích ứng với các điều kiện DH khác nhau | 20,2 | 39,1 | 40,5 | |
11. Năng lực xây dựng môi trường học tập (tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, cởi mở, thân thiện, hợp tác, thuận lợi, an toàn…) | 27,0 | 44,6 | 28,3 | |
12. Năng lực chuyển giao kinh nghiệm DH cho đồng nghiệp, phát triển nghề của tổ bộ môn, của trường | 17,5 | 51,3 | 31,0 |
Nhìn vào bảng số liệu trên, chúng ta thấy tuy GV đã có những năng lực cần thiết để đáp ứng với yêu cầu đổi mới GD phổ thông, nhưng số GV có năng lực vững chắc chỉ đạt trên dưới 20%; những năng lực đã có nhưng chưa vững chắc vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (trên dưới 60%). Tỷ lệ GV chưa có các năng lực DH theo yêu cầu đổi mới cũng còn khá nhiều (nhất là các năng lực về phát triển chương trình (54%); năng lực DH theo phương thức trải nghiệm sáng tạo (41,8%); năng lực đổi mới, sáng tạo, cải tiến chất lượng DH và năng lực thích ứng với các điều kiện DH khác nhau cũng có tới 40,5% GV chưa có được).
Về các năng lực DH tích hợp, lồng ghép, liên môn có tới gần 60% GV đều cho rằng chưa vững chắc. Qua các đợt tập huấn, bồi dưỡng GV do Bộ GD&ĐT gần đây, báo chí trong nước cũng đã phản ánh: “Hầu hết GV đều mơ màng về tích hợp, liên môn và có những GV đến nay vẫn chưa hiểu rõ tích hợp, liên môn là gì".
Những hiện tượng như: GV không giải được hết các bài toán trong sách giáo khoa, rời sách giáo khoa thì không biết lấy gì dạy và dạy như thế nào đã không còn hiếm. Đối với những bài học về thực vật (thân, lá, hoa...) hay các loài động vật, gia cầm xung quanh chúng ta chẳng hạn, đáng lẽ ra phải dạy ở vườn trường, sân trường, trại chăn nuôi thì tuyệt đại đa số GV dạy trong lớp với quyển sách giáo khoa một cách vô cảm…
ii) Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực cho giáo viên THPT tỉnh Hải Dương tại trung tâm GDNN-GDTX
Để tìm hiểu thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực cho giáo viên THPT tỉnh Hải Dương tại trung tâm GDNN-GDTX đề tài đã tiến hành khảo sát từ câu hỏi 4 - phụ lục 1; 2 và có kết quả như sau:
Bảng 2.4. Thực trạng nội dung bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Mức độ đánh giá | Điểm TB | Đạt mức | ||||||||
Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
Bồi dưỡng kỹ năng dạy học tích hợp và dạy học theo chủ đề | 55 | 45,08 | 40 | 32,79 | 18 | 14,75 | 9 | 7,37 | 3,27 | Tốt |
Bồi dưỡng kỹ năng phối hợp với cha mẹ học sinh, cộng đồng địa phương và các tổ chức xã hội | 50 | 40,98 | 42 | 34,43 | 19 | 15,57 | 11 | 9,02 | 3,22 | Khá |
Bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới. | 47 | 38,52 | 44 | 36,07 | 20 | 16,39 | 11 | 9,02 | 3,17 | Khá |
Bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ trong dạy học, giáo dục và quản lý trường học | 45 | 36,89 | 45 | 36,89 | 20 | 16,39 | 12 | 9,84 | 3,15 | Khá |
Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động xã hội cho giáo viên THPT | 51 | 41,80 | 46 | 37,71 | 21 | 17,21 | 4 | 3,28 | 3,21 | Khá |
Bồi dưỡng kỹ năng hướng dẫn tư vấn học sinh THPT trong học tập, sinh hoạt | 49 | 40,16 | 45 | 36,89 | 21 | 17,21 | 7 | 5,74 | 3,19 | Khá |
Trung bình chung | - | - | - | - | - | - | - | - | 3,20 | Khá |
Từ kết quả đánh giá ở bảng 2.4 cho thấy, thực trạng thực hiện nội dung bồi dưỡng GV THPT trên địa bàn tỉnh Hải Dương được đánh giá đạt mức “Khá” với điểm trung bình chung đánh giá là 3,20 điểm. Trong đó: