nghiệp & PTNT về địa điểm chi trả. Kịp thời phát hiện và xử lý các sai phạm trong quản lý đối tượng và chi trả BHXH như khai tăng tuổi đời và thời gian công tác để hưởng BHXH, cắt giảm không kịp thời, đối tượng ký nhận thay, nhận hộ....; quy định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của từng cấp quản lý trong công tác quản lý đối tượng, kinh phí BHXH nên công tác chi trả các chế độ BHXH dài hạn đã đạt được nhiều thành công quan trọng. Lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng của các đối tượng được chi trả kịp thời, an toàn đầy đủ, góp phần ổn định tình hình chính trị, xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Tổng hợp đối tượng và kinh phí chi trả các chế độ BHXH dài hạn được phản ảnh tại bảng 2.2 và bảng 2.3.
Bảng 2.2: Tổng hợp đối tượng hưởng chế độ BHXH dài hạn từ năm 2003 đến năm 2007
Năm | Tổng số người | Trong đó chia ra | ||
NSNN đảm bảo | Quỹ BHXH đảm bảo | |||
1 | 2003 | 115.618 | 102.843 | 12.775 |
2 | 2004 | 117.395 | 101.552 | 15.843 |
3 | 2005 | 123.036 | 99.759 | 23.277 |
4 | 2006 | 126.752 | 97.888 | 28.864 |
5 | 2007 | 129.635 | 96.317 | 33.318 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Phân Cấp Quản Lý Thu, Chi Bảo Hiểm Xã Hội
- Nội Dung Phân Cấp Quản Lý Thu, Chi Bảo Hiểm Xã Hội Ở Địa Phương
- Quá Trình Hình Thành Hệ Thống Tổ Chức Quản Lý Bảo Hiểm Xã Hội Thanh
- Kết Quả Giải Quyết Đơn Thư Khiếu Nại, Tố Cáo Về Bhxh Từ Năm 2003 Đến Năm 2007
- Bảo hiểm xã hội Thanh Hoá - 8
- Bảo hiểm xã hội Thanh Hoá - 9
Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.
Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa [5]
Bảng 2.3: Tổng hợp kinh phí chi các chế độ BHXH dài hạn từ năm 2003 đến năm 2007
ĐVT: Triệu đồng
Năm | Tổng số | NSNNđảm bảo | Quỹ BHXH đảm bảo |
2003 | 720.523 | 574.720 | 145.803 | |
2 | 2004 | 791.008 | 592.930 | 198.078 |
3 | 2005 | 1.013.000 | 711.000 | 302.000 |
4 | 2006 | 1.255.780 | 903.600 | 352.180 |
5 | 2007 | 1.696.000 | 1.142.000 | 554.000 |
Cộng | 5.476.311 | 3.924.250 | 1.552.061 |
Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa [5]
Bên cạnh những thành công đã đạt được, việc quản lý chi các chế độ BHXH dài hạn còn có những hạn chế, yếu kém, tập trung ở các nội dung sau:
Một là, công tác báo cáo cắt giảm thực hiện chưa tốt. Vẫn còn nhiều đơn vị để đối tượng hưởng quá thời hạn quy định mà không báo cáo giảm kịp thời, đối tượng đã chết nhưng thường để từ 01 đến 02 tháng mới báo cắt giảm. Đến 31/12/2007, toàn tỉnh vẫn còn 242 trường hợp đối tượng hưởng trợ cấp mất sức lao động quá thời hạn theo quy định. Số đối tượng này hiện nay tuổi đã cao (62-65 tuổi).
Hai là, công tác kiểm tra các Ban đại diện chi trả xã, phường còn chưa thường xuyên nên vẫn còn có tình trạng chậm trễ trong việc cấp phát chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH cho các đối tượng.
Ba là, công nghệ thông tin chưa được ứng dụng mạnh trong quản lý đối tượng hưởng chế độ BHXH có thời hạn, do vậy khâu kiểm soát rất khó khăn.
2.2.2. Thực trạng phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh Thanh Hoá
2.2.2.1. Thực trạng phân cấp về thẩm quyền quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội
* Về phân cấp thẩm quyền quản lý thu BHXH
Hiện nay, BHXH Thanh Hoá thực hiện phân cấp quản lý thu theo đối tượng tham gia BHXH và theo mức thu BHXH. Việc phân cấp này chưa thực hiện đối với cấp xã, phường.
BHXH tỉnh có thẩm quyền quản lý thu BHXH đối với các đơn vị hành chính, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể của Trung ương hoặc do tỉnh quản lý. Các đơn vị đó gồm các sở, ban ngành, tổ chức, đoàn thể cấp tỉnh, các đơn vị thuộc ngành dọc do
Trung ương quản lý; một số doanh nghiệp do tỉnh hoặc Trung ương quản lý; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh có số lao động lớn đóng trên địa bàn.
BHXH cấp huyện có thẩm quyền quản lý thu BHXH đối với các đơn vị, tổ chức khác ngoài các đơn vị, tổ chức đã được BHXH tỉnh quản lý. Những đơn vị, tổ chức sử dụng lao động đóng trên địa bàn huyện nào thì do BHXH huyện đó quản lý. Đối với các đơn vị sử dụng lao động có các đơn vị trực thuộc đóng trụ sở và hoạt động trên địa bàn nhiều huyện thì cơ quan BHXH cấp huyện nơi đơn vị đóng trụ sở chính thực hiện quản lý thu BHXH.
Ngoài những đơn vị, tổ chức có số lao động và mức thu lớn do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý thu BHXH, BHXH huyện có thẩm quyền quản lý thu BHXH đối với các đơn vị, tổ chức có số lao động và mức thu BHXH thấp hơn còn lại. Các tổ chức đó gồm các cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức, đoàn thể do cấp huyện trực tiếp quản lý; các doanh nghiệp, đơn vị ngoài quốc doanh trên địa bàn; các xã, phường, thị trấn; các tổ hợp tác, cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh cá thể.
Số liệu bảng 2.4 và bảng 2.5 cho thấy số lượng đơn vị, số lao động tham gia BHXH và số thu BHXH được phân cấp cho BHXH tỉnh và BHXH cấp huyện quản lý thu BHXH từ năm 2003 đến năm 2007.
Bảng 2.4: Phân cấp quản lý đơn vị và đối tượng tham gia BHXH ở Thanh Hoá từ năm 2003 đến năm 2007
Năm | BHXH tỉnh quản lý | BHXH cấp huyện quản lý | Tổng số | ||||
Đơn vị | Lao động | Đơn vị | Lao động | Đơn vị | Lao động (Người) | ||
1 | 2003 | 184 | 37.908 | 3.124 | 90.489 | 3.308 | 128.397 |
2004 | 165 | 34.830 | 3.488 | 98.436 | 3.653 | 133.266 | |
3 | 2005 | 189 | 34.793 | 3.836 | 102.934 | 4.025 | 137.727 |
4 | 2006 | 239 | 34.905 | 4.115 | 105.052 | 4.354 | 139.957 |
5 | 2007 | 242 | 35.434 | 4.692 | 111.736 | 4.934 | 147.170 |
Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa [2], [3]
Bảng 2.5: Tiền thu BHXH theo phân cấp quản lý thu BHXH từ năm 2003 đến năm 2007
ĐVT: Triệu đồng
Năm | BHXH tỉnh | BHXH cấp huyện | Tổng số | |
1 | 2003 | 77.837,3 | 133.343,2 | 212.180,5 |
2 | 2004 | 63.264,3 | 154.999,6 | 218.263,9 |
3 | 2005 | 88.589 | 175.182 | 263.771 |
4 | 2006 | 130.579,1 | 229.373,3 | 359.952,4 |
5 | 2007 | 166.252 | 272.505 | 438.757 |
Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa [2], [3]
Các số liệu trên cho thấy số đơn vị, người lao động tham gia BHXH và số tiền thu BHXH liên tục tăng qua các năm. Trong đó, số đơn vị, người lao động và số tiền thu BHXH do BHXH tỉnh quản lý thu chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng số của toàn tỉnh.
ở BHXH tỉnh, năm 2007, số tiền thu BHXH chiếm 37,89 %, số lao động tham gia BHXH chiếm khoảng 24,07 % trong tổng số của cả tỉnh. Mỗi cán bộ chuyên quản thu của BHXH tỉnh bình quân quản lý 17,28 đơn vị với 2.531 lao động. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ các doanh nghiệp do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý thu BHXH là những doanh nghiệp có số lao động lớn.
* Về phân cấp thẩm quyền quản lý chi BHXH.
Phân cấp về thẩm quyền quản lý chi BHXH ở Thanh Hoá được quy định như sau:
BHXH tỉnh quản lý việc chi trả, quyết toán các chế độ BHXH trên địa bàn tỉnh quản lý; trực tiếp chi trả và quyết toán chế độ BHXH ngắn hạn cho người lao động do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý thu.
BHXH cấp huyện quản lý tổ chức chi trả và quyết toán chế độ ngắn hạn cho người lao động do BHXH cấp huyện trực tiếp quản lý thu; chi trả trợ cấp BHXH dài hạn cho các đối tượng hưởng BHXH trên địa bàn huyện.
Thực hiện quy định trên, thời gian qua, việc chi trả chế độ BHXH ngắn hạn và dài hạn trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã đạt được những kết quả nhất định.
Đối với chi trả chế độ BHXH ngắn hạn, hàng quý, căn cứ vào hồ sơ, chứng từ do các đơn vị sử dụng lao động lập theo quy định. BHXH tỉnh, huyện tiến hành thẩm định xét duyệt quyết toán chi chế độ BHXH ngắn hạn cho các đơn vị trực tiếp quản lý thu BHXH theo phân cấp quản lý.
Kết quả chi chế độ BHXH ngắn hạn theo phân cấp quản lý ở từng cấp được thể hiện trên bảng 2.6.
Bảng 2.6: Kết quả chi chế độ BHXH ngắn hạn theo phân cấp quản lý chi BHXH từ năm 2003 đến 2007
ĐVT: Triệu đồng
Đơn vị | Năm 2003 | Năm 2004 | Năm 2005 | Năm 2006 | Năm 2007 | |
1 | BHXH tỉnh | 5.806 | 5.195 | 7.381 | 10.291 | 9.208 |
2 | BHXH cấp huyện | 17.532 | 18.254 | 21.216 | 33.848 | 33.232 |
Cộng | 23.338 | 23.449 | 28.597 | 44.139 | 42.440 |
Bảng 2.7: Kết quả chi chế độ BHXH ngắn hạn theo phân cấp quản lý chi BHXH tại BHXH tỉnh, huyện năm 2007
Số tiền duyệt chi | Số tiền BHXH tỉnh |
Năm 2007 | (Triệu đồng) | không chấp nhận thanh toán (Triệu đồng) | ||
BHXH tỉnh | BHXH huyện | |||
1 | Quý I | 2.270 | 4.468 | 253 |
2 | Quý II | 869 | 7.499 | 108 |
3 | Quý III | 2.588 | 6.903 | 240 |
4 | Quý IV | 3.481 | 14.362 | 264 |
Cộng | 9.208 | 33.232 | 865 |
Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hoá [5]
Từ số liệu trên, có thể thấy nổi lên một số điểm khá lớn. Kinh phí chi chế độ BHXH ngắn hạn ở cấp huyện gấp 3,6 lần so với chi ở cấp tỉnh. Số tiền này tăng dần qua từng quý và qua các năm.
Số tiền không chấp nhận thanh toán cho các đơn vị sử dụng lao động còn chiếm tỷ lệ khá cao. Tỷ lệ đó ở cấp tỉnh là 9,4%.
Một số đơn vị BHXH cấp huyện còn thanh toán chế độ ốm đau quá số ngày quy định theo chế độ, hoặc tính toán sai, chứng từ chưa hợp lệ. Việc chi trả các chế độ BHXH chưa gắn với việc thu nộp BHXH. Có đơn vị BHXH cấp huyện còn thanh toán chế độ BHXH cho những đơn vị sử dụng lao động nộp chậm, nộp thiếu BHXH. Theo số liệu quyết toán năm 2007, BHXH tỉnh đã xuất toán 0,439 tỷ đồng trên tổng số 33,671 tỷ đồng (chiếm khoảng 1,3 %) mà BHXH cấp huyện đã xét duyệt thanh toán cho các đơn vị sử dụng lao động trực tiếp quản lý thu BHXH (xem phụ lục 3).
Đối với việc chi trả chế độ BHXH dài hạn, ở Thanh Hoá, việc chi trả chế độ BHXH dài hạn được thực hiện theo quy trình đã định. Hàng tháng, căn cứ vào số đối tượng đang hưởng và số đối tượng giảm (do hết thời hạn hưởng, do chết hoặc chuyển đi) của từng xã, phường. BHXH cấp huyện tiến hành lập biểu tổng hợp báo cáo giảm gửi BHXH tỉnh để lập dự toán kinh phí và lập danh sách chi trả cho từng đơn vị. Sau khi nhận được kinh phí (bằng uỷ nhiệm chi qua tài khoản Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT) và danh sách chi trả từ tỉnh, BHXH cấp huyện phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT cấp huyện để lập
kế hoạch rút tiền mặt, phân công cán bộ chi trả trực tiếp hoặc cấp kinh phí và bàn giao danh sách chi trả cho các Ban đại diện chi trả xã, phường để tổ chức chi trả cho từng đối tượng. Sau khi cấp phát chi trả, BHXH cấp huyện tiến hành quyết toán với từng Ban đại diện chi trả xã, phường và tổng hợp báo cáo quyết toán về cấp tỉnh theo đúng quy định.
Thực hiện quy định trên, thời gian qua, BHXH tỉnh đã thực hiện tốt các quy định về phân cấp thẩm quyền quản lý chi BHXH. BHXH tỉnh đã cấp phát đầy đủ, kịp thời kinh phí và cung cấp danh sách chi trả cho 634 xã, phường của tỉnh Thanh Hoá có đối tượng đang hưởng chế độ BHXH dài hạn. BHXH cấp huyện đã phối hợp với hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT để lập kế hoạch tiền mặt chi trả cho đối tượng hưởng chế độ BHXH; phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, phường trong việc ký kết hợp đồng chi trả với các Ban đại diện chi trả.... bảo đảm chi trả kịp thời, đầy đủ, an toàn chế độ BHXH dài hạn tới đối tượng được hưởng BHXH trên địa bàn (xem phụ lục 4).
Từ thực trạng phân cấp thẩm quyền quản lý thu, chi BHXH ở tỉnh Thanh Hoá, chúng ta có thể thấy có một số điểm cần quan tâm.
Thứ nhất, theo quy định phân cấp, việc quản lý thu BHXH của khối ngoài quốc doanh, cán bộ xã, phường, khối mầm non ngoài công lập, tổ hợp tác và hộ sản xuất kinh doanh cá thể được giao cho BHXH cấp huyện thực hiện. Đây là công việc khó khăn vì các đầu mối thu này không tập trung, thường xuyên biến động, trong khi đó nhiệm vụ giao cho BHXH cấp huyện khá nặng nề, biên chế còn ít, các điều kiện vật chất và công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế. Vấn đề này sẽ càng khó khăn hơn khi năm 2008 cơ quan BHXH tiếp tục tổ chức quản lý thu BHXH của đối tượng tham gia BHXH tự nguyện theo Luật BHXH.
Thứ hai, việc phân cấp quản lý thu BHXH chưa gắn chặt với việc phân cấp thực hiện các chế độ BHXH cho người lao động. Theo quy định hiện nay, BHXH huyện chỉ được giao thực hiện xét duyệt chế độ BHXH ngắn hạn cho người lao động do huyện trực tiếp quản lý thu. Các chế độ BHXH dài hạn, cấp sổ BHXH, thẻ đều do BHXH tỉnh thực hiện. Cơ chế này một mặt chưa tạo ra sự hợp lý trong việc thực hiện nguyên tắc có tham gia BHXH mới được hưởng các chế độ BHXH. Mặt khác, nó chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng lao động khi thực hiện chế độ BHXH.
Thứ ba, việc quản lý xét duyệt thanh toán chế độ BHXH ngắn hạn cũng đã bộc lộ bất cập do các hoạt động nghiệp vụ chủ yếu là làm thủ công. Việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế. Việc phân cấp chi BHXH chưa phù hợp và gây không ít khó khăn cho những đơn vị ở khá xa trung tâm tỉnh lỵ khi giải quyết chế độ cho người lao động. Chẳng hạn, Công ty Đường Lam Sơn (Trụ sở chính đóng tại huyện Thọ Xuân, cách tỉnh lỵ 60 km), Công ty Xi măng Bỉm Sơn (Trụ sở chính đóng tại thị xã Bỉm Sơn, cách tỉnh lỵ 40 km, Công ty Xi măng Nghi Sơn (Trụ sở chính đóng tại huyện Tĩnh Gia, cách tỉnh lỵ 60 km, Công ty thuốc lá Thanh Hoá (Trụ sở chính đóng tại huyện Hà Trung, cách tỉnh lỵ 30 km).
Thứ tư, việc phân cấp quản lý chi chế độ BHXH dài hạn đã tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH trên địa bàn toàn tỉnh được nhận tiền một cách nhanh chóng, đồng loạt. Trách nhiệm trong việc quản lý và chi trả các chế độ BHXH của từng cấp, từng đơn vị được quy định cụ thể rõ ràng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phân cấp quản lý chi BHXH dài hạn còn có ba hạn chế. Một là, lượng chi trả bằng tiền mặt quá lớn và chủ yếu lại giao cho Ban đại diện chi trả các xã, phường thực hiện, do vậy việc kiểm soát chi đúng đối tượng, kịp thời và đảm bảo an toàn là vấn đề rất khó khăn. Hai là, công tác lập dự toán chi BHXH còn thiếu chính xác, hiện tượng cắt giảm nhầm, cắt giảm hai lần, cắt giảm chậm vẫn còn, gây bức xúc cho đối tượng hưởng BHXH trên địa bàn; Ba là, một số đơn vị BHXH cấp huyện chưa phối hợp tốt với Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT cấp huyện trong việc lập kế hoạch tiền mặt. Điều đó đã dẫn đến việc không có đủ lượng tiền mặt để chi trả trong cùng một thời điểm và việc chi trả cho các đối tượng kéo dài.
2.2.2.2. Thực trạng phân cấp kiểm tra, kiểm soát thu, chi bảo hiểm xã hội
Thời gian qua, BHXH tỉnh Thanh Hoá đã thực hiện nghiêm túc các quy định của BHXH Việt Nam về phân cấp quản lý đối với công tác kiểm tra, kiểm soát và giải quyết khiếu nại tố cáo. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện thu, chi BHXH ở tỉnh Thanh Hóa đã đạt được một số kết quả nhất định. Hàng năm, BHXH tỉnh đều xây dựng kế hoạch kiểm tra. Từ năm 2003 đến năm 2007, BHXH tỉnh đã thực hiện 196 cuộc kiểm tra (có 8 cuộc kiểm tra liên ngành). Trong đó, có 44 cuộc kiểm tra tại BHXH cấp huyện; 31