Chặng Đường Sáng Tác Mới Của Nguyên Ngọc


Trong hoàn cảnh ấy, nền văn học dân tộc cũng tồn tại trên sự phân cách hai miền và trong phân biệt giữa hai diện mạo khác nhau. Ở miền Bắc là sự nhất trí trong định hướng xây dựng một nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa lấy chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân trong chiến đấu làm mục tiêu bao trùm cho mọi nỗ lực khám phá hiện thực, và cho sự gắn nối giữa người viết với người đọc. Miền Nam là sự phân hóa thành nhiều xu hướng: xu hướng “chống cộng”, xu hướng thương mại, xu hướng đồi trụy,…Nhưng bên cạnh đó vẫn có xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng. Xu hướng này tuy bị đàn áp nhưng vẫn tồn tại, có lúc phải tạm thời lắng xuống, tìm cách thể hiện nội dung tư tưởng một cách kín đáo, khi có điều kiện lại bùng lên mạnh mẽ với những tác phẩm chiến đấu trực diện với kẻ thù.

Mặc dù văn học có sự phân cách giữa hai miền Nam - Bắc, song vẫn có thể khẳng định chưa có thời kì nào mà văn học yêu nước và chống xâm lăng phát triển mạnh mẽ, phong phú và rực rỡ như trong thời kỳ chống Mỹ. Nếu như những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, các nhà văn nước ta còn bỡ ngỡ, lúng túng, "nhận đường", dù rằng có lòng yêu nước và chí căm thù sâu sắc nhưng phải chờ đến quá nửa cuộc kháng chiến mới có những tác phẩm hay, thể hiện được phần nào cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta... thì bước sang thời kì chống Mỹ cứu nước, chúng ta không còn bỡ ngỡ, lúng túng nữa. Những bài học của kháng chiến chống Pháp đã giúp chúng ta rất nhiều, dù chúng ta chưa tổng kết được những kinh nghiệm của thời kì này một cách sâu sắc. Hơn nữa chúng ta đã có một miền Bắc xã hội chủ nghĩa - một hậu phương lớn để vừa xây dựng, vừa chiến đấu, không ngừng tạo ra những lực lượng văn học mới bổ sung cho tiền tuyến.

Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội là hai đề tài lớn gắn chặt vào nhau, trở thành máu thịt trong tác phẩm, trở thành động lực của mọi sự sáng tạo, đúng


như bức thư của Ban chấp hành Trung ương Đảng gửi Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ IV đã viết: "Nhân dân ta đang ra sức chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đứng ở mũi nhọn đấu tranh của phong trào quần chúng lúc này tức là đứng ở những nơi nhân dân ta đang chiến đấu gay go, quyết liệt để hoàn thành hai nhiệm vụ chiến lược đó, những nơi có nhiều nét điển hình nhất của chiến đấu và sản xuất. Đối với anh chị em văn nghệ sĩ của ta, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản phải là mục đích và lí tưởng đẹp đẽ nhất; Tổ quốc, nhân dân và cách mạng là đối tượng phục vụ cao quý nhất; văn hoá và tư tưởng là chiến trường, tác phẩm văn học, nghệ thuật là vũ khí sắc bén". Ngay từ đầu chúng ta đã có những sáng tác thể hiện lòng yêu nước, chí căm thù, sự hi sinh bất khuất và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta. Những nhân vật trong tác phẩm của chúng ta chân thực và sinh động. Chúng ta nhập ngay vào cuộc, nhạy bén và sâu sắc, mặc dù cuộc chiến đấu lần này gay gắt hơn rất nhiều so với cuộc chiến tranh trước kia.

Văn học cách mạng đã phục vụ đắc lực cho cuộc chiến đấu vô cùng gay go, ác liệt chống một kẻ thù lớn mạnh nhất, hung bạo nhất, với những đồng minh của nó suốt trong mười mấy năm trời, và để lại những bài thơ, những áng văn vô cùng quý giá. Có thể chúng ta chưa hài lòng với tác phẩm này hay tác phẩm khác, nhưng không thể coi nhẹ những giọt mồ hôi, những giọt máu đã chảy ra từ ngòi bút ghi trên những trang sách. Nhiều thế hệ khác sẽ viết về giai đoạn này và chắc chắn là sẽ có những kiệt tác, nhưng những tác phẩm viết dưới bom đạn trong những năm chống Mỹ ác liệt vừa qua sẽ vẫn rung động trái tim người đọc mai sau , như chúng ta bây giờ đọc bài thơ thần Sông núi nước Nam (tương truyền của Lí Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Đại cáo Bình Ngô (Nguyễn Trãi),...

Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước, văn học tập trung vào hai đề tài chính: Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội. Ngoài ra còn có nhiều


đề tài khác, với nhiều thể loại đa dạng. Thể loại văn học không chỉ có kí, mà còn có truyện, có kịch; không những có truyện ngắn mà còn có truyện dài, tiểu thuyết; không chỉ có kịch ngắn mà còn có kịch dài; không chỉ có thơ ngắn mà còn có cả trường ca, truyện thơ...Các thể loại văn học đều phát triển nhịp nhàng bất chấp cả bom đạn, và cuộc sống đang cháy bỏng đòi hỏi những gì kịp thời nhất, ngắn gọn nhất. Văn học về phương diện thể loại đã đáp ứng được những yêu cầu đó với nhiều phong cách và bản lĩnh của các nhà văn, nhà thơ. Ngay trong lòng địch, chúng ta vẫn xây dựng được một dòng văn học yêu nước và tiến bộ mà bọn địch không thể nào dập tắt được...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Nền văn học trong thời kì chống Mỹ cứu nước có thể được chia qua hai giai đoạn sau:

* Từ sau 1954 đến 1964, văn học tập trung thể hiện hình ảnh người lao động, ngợi ca những đổi thay của đất nước và con người trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội với cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui và niềm lạc quan tin tưởng. Nhiều tác phẩm đã thể hiện tình cảm sâu nặng với miền Nam ruột thịt, nói lên nỗi đau chia cắt và thể hiện ý chí thống nhất đất nước. Thơ ca phát triển mạnh mẽ, có được một mùa gặt bội thu. Nội dung tập trung phản ánh là công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nỗi đau chia cắt hai miền Nam Bắc... Nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn. Tác phẩm tiêu biểu: Tập Gió lộng của Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên, Riêng chung của Xuân Diệu, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời của Huy Cận… Kịch nói cũng được dư luận chú ý, với các tác phẩm: Một đảng viên của Học Phi, Ngọn lửa của Nguyễn Vũ, Quẫn của Lộng Chương, Chị Nhàn Nổi gió của Đào Hồng Cẩm… Đặc biệt văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề và phạm vi của hiện thực đời sống: Viết về đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, về sự đổi đời của con người, miêu tả sự

Hành trình sáng tác của Nguyên Ngọc từ Đất nước đứng lên đến Đất Quảng - 6


biến đổi số phận và tính cách nhân vật trong môi trường xã hội mới như Sông Đà của Nguyễn Tuân, Đi bước nữa của Nguyễn Thế Phương, Mùa lạc của Nguyễn Khải, Anh Keng của Nguyễn Kiên... Một số tác phẩm tập trung khai thác đề tài kháng chiến chống Pháp, không chỉ ngợi ca chủ nghĩa anh hùng, tinh thần bất khuất mà còn phản ánh được phần nào những hi sinh gian khổ, những tổn thất và số phận của con người trong chiến tranh như Sống mãi với thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng, Cao điểm cuối cùng của Hữu Mai, Trước giờ nổ súng của Lê Khâm... Ngoài ra còn có những truyện ngắn, tiểu thuyết viết về hiện thực đời sống trước Cách mạng tháng Tám với cái nhìn, khả năng phân tích và sức khái quát mới như Vợ nhặt của Kim Lân, Tranh tối tranh sáng của Nguyễn Công Hoan, Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi, Cửa biển của Nguyên Hồng...Và viết về hình ảnh những con người miền Nam trên đất Bắc đang quyết tâm góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở vững mạnh cho công cuộc đấu trang thống nhất nước nhà như Trăng sáng, Đôi bạn của Nguyễn Ngọc Tấn, Rẻo cao của Nguyên Ngọc, Trên mảnh đất này của Nguyễn Văn Bổn...

* Từ 1965 đến 1975, văn học tập trung viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chủ đề bao trùm là ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Thơ đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, đánh dấu một bước tiến mới của nền thơ hiện đại Việt Nam. Nội dung tập trung thể hiện cuộc ra quân của toàn dân tộc, khám phá sức mạnh của con người Việt Nam, nhận thức và đề cao sứ mệnh lịch sử, tầm vóc và ý nghĩa nhân loại của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nghệ thuật thể hiện rõ khuynh hướng mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực, đồng thời tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận. Nhiều tập thơ có tiếng vang, tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn như Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường-Chim báo bão Những bài thơ đánh giặc của Chế Lan Viên, Tôi giàu đôi mắt của Xuân Diệu, Đầu súng trăng treo của Chính Hữu, Vầng trăng quầng lửa của Phạm Tiến Duật, Mặt đường khát


vọng của Nguyễn Khoa Điềm, Gió Lào cát trắng của Xuân Quỳnh, Góc sân và Khoảng trời của Trần Đăng Khoa, v.v… Đặc biệt giai đoạn này ghi nhận sự xuất hiện và những đóng góp của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ cứu nước. Những tác giả đó phần lớn là những người trực tiếp cầm súng, vừa đánh giặc vừa làm thơ. Họ đem đến cho nền thơ Việt Nam hiện đại một tiếng thơ mới mẻ: trẻ trung, sôi nổi mà vẫn thấm đượm chất suy tư, triết luận. Đó là Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Lê Anh Xuân, Lưu Quang Vũ, Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mỹ Dạ, Nguyễn Duy, Hoàng Nhuận Cầm, Trần Đăng Khoa…

Kịch cũng có những thành tựu đáng ghi nhận, với những vở tạo được tiếng vang lúc bấy giờ như Quê hương Việt Nam, Thời tiết ngày mai của Xuân Trình, Đại đội trưởng của tôi của Đào Hồng Cẩm, Đôi mắt của Vũ Dũng Minh…

Nghiên cứu, lí luận, phê bình xuất hiện những công trình giá trị như công trình của Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Lê Đình Kị…

Đặc biệt văn xuôi giai đoạn này đã trở thành một bức tranh chân thực của cuộc sống và con người Việt Nam trong thời kì quyết liệt và vẻ vang nhất của lịch sử dân tộc. Chưa bao giờ trong một cuộc chiến tranh khốc liệt đến thế lại có thể ra đời gần như liên tục những sáng tác phản ánh kịp thời cuộc sống chiến đấu của nhân dân, và là vũ khí của nhân dân chiến đấu. Từ tiền tuyến lớn, những tác phẩm truyện, kí viết trong máu lửa của chiến tranh đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam anh dũng như Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Hòn đất của Anh Đức, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, Rừng U Minh của Trần Hiếu Minh, Mẫn và tôi, Gia đình má Bảy của Phan Tứ, v.v... Ở miền Bắc, truyện, kí cũng phát triển mạnh, tiêu biểu là kí chống Mỹ của Nguyễn Tuân; truyện ngắn của Nguyễn Thành Long, Nguyễn Kiên, Vũ Thị


Thường, Đỗ Chu; tiểu thuyết Vùng trời của Hữu Mai, Cửa sông Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu, Bão biển của Chu Văn, v.v…

Có thể nói từ sau 1954 đến 1975 là thời kì văn học đồng hành cùng với cuộc chiến đấu chống Mỹ của dân tộc, phấn đấu là bản hợp ca, rồi tráng ca của đau thương và quật khởi, của bi kịch và lạc quan, của quyết tâm và nỗ lực giành lại và giành trọn mục tiêu độc lập - tự do mà Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mở ra. Đây là thời kì nền văn học xứng đáng "đứng vào hàng ngũ tiên phong của những nền văn học nghệ thuật chống đế quốc trong thời đại ngày nay" (Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam - 1976).

2.2. Chặng đường sáng tác mới của Nguyên Ngọc

2.2.1. Giai đoạn từ 1954 đến 1964

Từ sau năm 1954, Nguyên Ngọc bước sang một giai đoạn sáng tác mới. Ông có nhiều tác phẩm phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc, tiêu biểu như truyện vừa Mạch nước ngầm (1960), tập truyện ngắn Rẻo cao (1961).

Mạch nước ngầm, Nguyên Ngọc kể về câu chuyện xảy ra ở một đơn vị bộ đội miền Nam tập kết đang lao động trên một công trường xây dựng thủy nông sau hòa bình lập lại. Nhận nhiệm vụ Chính trị viên đại đội 9 - đơn vị sẽ đào ba ngàn mét khối đất để xây dựng trạm bơm, Quả rất lo lắng. Anh hiểu sự hạn chế về văn hóa, kĩ thuật của mình nên rất chịu khó tự học và được cô Mỹ, kĩ thuật viên mới ra trường giúp đỡ. Trong khi đó thì Thuyết, người đồng đội trước đây từng cứu sống anh lại hoang mang khi Quả thay mặt đại đội nhận công việc khó nhọc này. Không tin tưởng mấy vào năng lực và ý chí của Quả, Thuyết thành người hoài nghi đối với các kết quả công việc của Quả và đại đội. Sau hai tháng lao động gian khổ, khi đại đội 9 đã hoàn thành được một nửa khối lượng công việc thì họ gặp phải một khó khăn lớn bất ngờ: sự


xuất hiện của một dòng lưu sa và mạch nước ngầm. Khó khăn này đòi hỏi cán bộ và chiến sĩ phải có quyết tâm cao, thậm chí, lúc cần, phải có những hành động mạo hiểm. Và Quả đã cố gắng cùng đồng đội quyết tìm phương án khắc phục. Song anh lại không được sự đồng tình, ủng hộ của Thuyết. Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm và sự nhiệt tình, trách nhiệm của bản thân, Quả đã có một hành động táo bạo khi để cho đồng đội buộc đá vào chân mình, nhảy vào nơi có mạch nước và xác định được vị trí của nó... Mạch nước ngầm trong lòng đất đã được khắc phục. Nhưng mạch nước ngầm trong lòng người thì vẫn rất khó dò. Sau sự kiện này của đại đội, Thuyết ốm... Công việc trên công trường vẫn tiếp tục.

Đương thời, Mạch nước ngầm được coi như một tác phẩm "có vấn đề" bởi nó không phù hợp với hoàn cảnh đất nước và tinh thần của người cách mạng lúc đó. Ở tác phẩm này, Nguyên Ngọc còn tỏ ra bối rối, bi quan. Ông chưa bày tỏ quan điểm một cách rõ ràng về cái đúng, cái sai. Qua một mạch nước ngầm trong lòng đất, theo nghĩa đen, gây ra bao nhiêu khó khăn, rắc rối cho công trường, Nguyên Ngọc muốn đặt vấn đề phê phán sự dốt nát: "Càng ngày càng thấy sự dốt nát dẫn đến biết bao nhiêu là tai vạ, tốn bao nhiêu công sức, của cải, mồ hôi, nước mắt và có khi là cả máu nữa" cho nên cần phải tìm hiểu cho kĩ "những mạch nước ngầm trong lòng đất và lòng người". Như vậy, với quan điểm này, Nguyên Ngọc muốn phê phán sự dốt nát nhưng vô hình trung lại ủng hộ một việc làm liều lĩnh, phiêu lưu của Quả - nhân vật chính diện; còn Thuyết - vốn là nhân vật tiêu cực, lại có chỗ đúng vì anh ta đã dám phản đối một việc làm không có căn cứ khoa học của Quả.

Sau Mạch nước ngầm, Nguyên Ngọc tiếp tục viết Rẻo cao. Đây là tập truyện ngắn gồm bảy tác phẩm, được viết trong thời gian ông tập kết ra Bắc (1955 - 1961) với hai mảng đề tài là con người mới, cuộc sống mới trên các


vùng rẻo cao ở miền Bắc và tâm tư tình cảm của những người con miền Nam tập kết.

Viết về con người miền Nam, Nguyên Ngọc chủ yếu đi vào kỉ niệm thời kháng chiến và tình cảm riêng tư của những người tập kết đối với những người ruột thịt đang sống dưới thảm cảnh của chính sách trả thù những người kháng chiến cũ của Mỹ - Diệm ở miền Nam. Trong Kỷ niệm Tây Nguyên, Nguyên Ngọc viết về hai chàng trai vốn là bạn của nhau, tuy tính tình họ khác nhau nhưng đều chung cảnh nghèo khổ, yêu nước, đều đi tìm cách mạng, tham gia du kích, bộ đội và cùng yêu một cô gái. Trước cái chết anh dũng của cô gái nhằm bảo vệ số gạo quyên góp được cho cách mạng, cả hai đều rất đau khổ và càng nung nấu lòng căm thù giặc. Thời gian trôi qua, cả hai người đều đã được thử thách trong gian khổ của chiến trường, đã trưởng thành nhưng nỗi đau thì không chàng trai nào quên được. Trong Đứa con, Nguyên Ngọc miêu tả sự gặp gỡ giữa hai con người bất hạnh: một em bé bảy tuổi, tên Trân, mồ côi mẹ, được cha đưa ra Bắc để tránh sự khủng bố của kẻ thù nhưng vì quá bận nên ông ít về thăm con; một người đàn ông tên Nguyên, có vợ con ở quê nhưng bị địch bắt và mất tích. Nguyên đã nhận Trân làm con nuôi. Hai con người một già, một trẻ đã tìm được chỗ dựa tinh thần cho mình. Mặc dù Nguyên có đau xót mỗi khi nghĩ đến vợ con song điều an ủi lớn nhất với anh là Trân đã tươi tỉnh hơn vì em đã có cha chăm sóc. Trong truyện Em gái tôi, nhà văn lại kể về Thủy - một học sinh miền Nam, mười tám tuổi biết chủ động tìm đến những người đồng hương để được sẻ chia và an ủi. Là người tự tin, yêu đời, tha thiết mong ngày ra trường đóng góp sức mình xây dựng Tổ quốc, Thủy đã biết nén nỗi đau khi nhận được tin cha hi sinh. Thủy là hình ảnh của "lớp người sau chúng ta đã lớn lên", đã đủ can đảm để chịu đựng những mất mát, đau thương đồng thời chuẩn bị tinh thần cho việc xây dựng cuộc sống mới, làm giàu cho Tổ quốc. Còn truyện ngắn Pồn, Nguyên Ngọc

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 05/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí