Kiểm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Phối Hợp Giữa Các Trường Trung Học Phổ Thông Với Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp - Giáo Dục Thường Xuyên Cấp Tỉnh

1.4.4.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp giữa các trường trung học phổ thông với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực giáo viên

a. Xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn thực hiện việc kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch phối hợp giữa các trường trung học phổ thông và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực giáo viên

- Thực hiện kiểm tra hiệu quả hoạt động phối hợp giữa các trường THPT với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV ở từng nội dung phối hợp so với năm học trước để đánh giá về chất lượng thực hiện hoạt động phối hợp giữa các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV và sự phù hợp của nội dung, kế hoạch phối hợp giữa các trường THPT với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV.

- Hàng năm, thu thập ý kiến nhà giáo, CBQL về các nội dung liên quan đến công tác phối hợp giữa các trường THPT với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV.

- Sở GD&ĐT thực hiện đánh giá chất lượng chương trình hoạt động, kế hoạch hoạt động của các đơn vị.

- Hàng năm, Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh có kế hoạch cụ thể và thực hiện cải thiện, nâng cao chất lượng bồi dưỡng GV, thay đổi kế hoạch hoạt động phối hợp giữa các trường THPT với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV phù hợp với tình hình chất lượng đội ngũ GV THPT trên cơ sở kết quả tự đánh giá của các lực lượng giáo dục.

b. Phân công, phân cấp kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng GV

- Sở GD&ĐT chỉ đạo trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh thực hiện những nhiệm vụ sau:

+ Xây dựng nội dung, mục tiêu, kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động phối hợp giữa các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV dựa trên tình hình và mục tiêu phối hợp giữa các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV.

+ Phối hợp với các CBQL các cấp để triển khai việc kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp giữa các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

+ Từ kết quả kiểm tra, đánh giá mà đưa ra những điều chỉnh phù hợp trong công tác quản lý cũng như trong việc đưa ra kế hoạch hoạt động phối hợp giữa các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV trong thời gian tiếp theo.

- Chỉ đạo của Sở GD&ĐT đối với trường THPT:

Phối hợp giữa trường trung học phổ thông với trung tâm bồi dưỡng giáo viên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực cho giáo viên ở tỉnh Hải Dương - 7

+ Xây dựng mối liên hệ gắn kết, làm cầu nối giữa trung tâm bồi dưỡng và GV về thông tin 2 chiều nhằm là nâng cao chất lượng phối hợp giữa các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV.

+ Chỉ đạo đội ngũ GV các nhà trường tích cực phối hợp với trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh góp phần thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá của hoạt động phối hợp giữa các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV nhằm đảm bảo tính chính xác, minh bạch và hiệu quả.

c. Quy định kênh thông tin chỉ đạo và báo cáo phản hồi

Để có quyết định đúng và tổ chức khoa học lao động quản lý tốt, các CBQL Sở GD&ĐT phải luôn luôn chăm lo xây dựng đổi mới hệ thống bảo đảm thông tin quản lý hoạt động phối hợp giữa các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp

- giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV. Đặc biệt phải quan tâm đến các khâu:

- Xây dựng và tổ chức nguồn tin.

- Tổ chức thu thập thông tin.

- Phân tích xử lý thông tin.

- Phổ biến thông tin.

- Lưu trữ thông tin.

Toàn bộ hệ thống bảo đảm thông tin trong quản lý phối hợp giữa các trường THPT với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV phải xây dựng theo yêu cầu tập trung, thống nhất về mục tiêu, kế hoạch, phương pháp, thấu suốt từ các đơn vị trong trường đến hệ thống toàn ngành.

Nguyên tắc này phải được bảo đảm về mặt pháp lý bằng các văn bản pháp quy của nhà nước. Nếu nguyên tắc này không được tôn trọng, thông tin sẽ rối loạn, mâu thuẫn, phủ định lẫn nhau, không thể đảm bảo tốt thông tin quản lý trong nhà trường.

Hệ thống bảo đảm thông tin quản lý được xây dựng phải định hướng phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý phối hợp giữa các trường THPT với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV. Như vậy, hệ thống bảo đảm thông tin phải xác định đúng yêu cầu thông tin tối cần thiết, không rườm rà, bảo đảm đến mức tối đa tính chính xác. Các thông tin phải được phân tích, xử lý khách quan, khoa học, xem xét toàn diện các khả năng, các phương án để sử dụng tốt trong công tác quản lý.

Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT cần lưu ý xây dựng các phương tiện thu thập, xử lý thông tin, phổ biến thông tin và lưu trữ thông tin:

- Xây dựng các biểu mẫu báo cáo khoa học.

- Xây dựng hệ thống công văn lưu trữ.

- Xây dựng hệ thống hồ sơ sổ sách về các mặt của hoạt động phối hợp giữa các trường THPT với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV, tài sản, sách vở thiết bị, hồ sơ cán bộ một cách khoa học.

d. Thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch hoạt động phối hợp giữa các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV

Sở GD&ĐT thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch phối hợp giữa các trường THPT với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV. Qua đó chỉ đạo các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh không ngừng đổi mới phương pháp hoạt động, xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động thực hiện kế hoạch phối hợp giữa các trường THPT với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV.

đ. Tập hợp thông tin, báo cáo, xử lý kết quả kịp thời để điều chỉnh kế hoạch nếu thấy cần thiết

Thông qua kết quả kiểm tra, giám sát, giúp Sở GD&ĐT đánh giá tình hình, tiến độ, kết quả đạt được một cách hệ thống, liên tục và toàn diện các mục tiêu, chỉ

tiêu kế hoạch hoạt động phối hợp giữa các trường THPT với TTGDTX cấp tỉnh trong bồi dưỡng GV. Từ đó kịp thời chỉ đạo các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém.

Thông qua việc kiểm tra tính chính xác, tính hợp lý của các tài liệu, số liệu về việc thực hiện kế hoạch phối hợp giữa các trường THPT với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV; hệ thống hóa, phân tích tổng hợp số liệu, tài liệu; chỉnh lý chính xác số liệu, tài liệu để chúng phản ánh được tình hình, xác định đúng tình hình thực hiện kế hoạch, từ đó đưa ra các biện pháp, phương án cho việc điều chỉnh kế hoạch hoạt động phối hợp giữa các trường THPT với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV trong trường hợp cần thiết. Đây là khâu then chốt, phản ánh nội dung trọng tâm hoặc kết quả cần đạt tới của hoạt động kiểm tra, giám sát, bởi lẽ kết quả của nó là tạo lập những thông tin mới phục vụ trực tiếp cho hoạt động phối hợp giữa các trường THPT với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV.

1.5. Các yếu tố ảnh hướng đến hoạt động phối hợp giữa các trường THPT với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực giáo viên

1.5.1. Các yếu tố khách quan

1.5.1.1. Sự chỉ đạo, định hướng của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, Đoàn thể

Sự chỉ đạo, định hướng của các cấp lãnh đạo đảng, chính quyền, Đoàn thể về công tác phối hợp giữa các trường THPT với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV là những định hướng để các cấp chính quyền cùng các cơ sở giáo dục và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh cụ thể hòa bằng những giải pháp, quy định và cách thức quản lý phù hợp với điều kiện thực tiễn trong hoạt động bồi dưỡng GV, tạo nên sự chuẩn mực và thống nhất trong mọi hoạt động phối hợp giữa các trường THPT với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV THPT.

1.5.1.2. Cơ sở pháp lý cho hoạt động phối hợp giữa các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực giáo viên

Cơ sở pháp lý cho hoạt động phối hợp giữa các trường THPT với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động phối hợp giữa các trường THPT với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV là cơ sở để hình thành các cơ chế phối hợp đồng bộ, có kế hoạch, có mục tiêu.

Chính sự phối hợp trong hoạt động phân công, phân cấp rõ ràng của các cấp lãnh đạo là cơ sở để hình thành mối quan hệ tương đương giữa các bộ phận của hai bên; tạo tính chặt chẽ, nghiêm minh trong mối quan hệ. Những nhu cầu chính đáng của cả hai phía chỉ gặp nhau, phối hợp được với nhau khi có các định hướng, chỉ đạo của các cấp quản lý bằng các quy chế, sự phân quyền, phân trách nhiệm cụ thể.

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

1.5.2.1. Nhận thức của đội ngũ CBQL về vai trò của trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo viên THPT

Yếu tố nhận thức của đội ngũ CBQL về vai trò của trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong hoạt động bồi dưỡng năng lực GV THPT là một yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng hoạt động phối hợp giữa các trường THPT với trung tâm giáo dục nghề nghiệp

- giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV. Khi nhận thức được thấm nhuần và đầy đủ về vai trò của trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong hoạt động bồi dưỡng năng lực GV THPT sẽ tạo được động lực phát huy sức mạnh tổng hợp của hoạt động bồi dưỡng GV.

1.5.2.2. Năng lực của đội ngũ CBQL các trường THPT và TTGDTX tỉnh

Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục được xác định là nhân tố quyết định việc đổi mới giáo dục nói chung và hiệu quả hoạt động phối hợp hợp giữa các trường THPT với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV THPT hiện nay.Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của đội ngũ CBQL các trường THPT và TTGDTX tỉnh là điều kiện để các CBQL hoàn thành những nhiệm vụ cần được giải quyết đồng bộ trong việc xây dựng và phát triển

đội ngũ GV THPT nói chung và thực hiện công tác phối hợp hợp giữa các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV THPT hiện nay.

1.5.2.3. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của TTGDTX phục vụ cho công tác bồi dưỡng năng lực GV THPT

Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và sự đầu tư kinh phí phục vụ cho công tác bồi dưỡng GV cũng như tổ chức những hoạt động bổ trợ cho việc nâng cao năng lực GV THPT là điều kiện giúp tạo môi trường học tập, rèn luyện cho GV, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng năng lực GV THPT cũng như công tác phối hợp hợp giữa các trường THPT với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV.


Kết luận chương 1

Trong Chương 1, luận văn đã khái quát các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước và quốc tế về bồi dưỡng đội ngũ GV THPT theo một hệ thống

được chia theo từng vấn đề cụ thể. Luận văn đã kế thừa có chọn lọc những ưu điểm từ nguồn tài liệu này.

Luận văn đã áp dụng tiếp cận hệ thống và phức hợp, với các phương pháp nghiên cứu phù hợp để xác định rõ nội dung công tác phối hợp các trường THPT và trung tâm bồi dưỡng GV THPT cấp tỉnh cùng các yếu tố ảnh hưởng.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũGV phổ thông là một hoạt động thường xuyên, liên tục của các cơ sở đào tạo GV và đơn vị sử dụng đội ngũ GV, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng giáo dục và đào tạo. Việc phối hợp các trường THPT và trung tâm bồi dưỡng GV THPT cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV là một trong những hoạt động quan trọng của các trường THPT cùng các trung tâm bồi dưỡng cấp tỉnh và các cấp quản lý trong ngành giáo dục hiện nay. Thực hiện hiệu quả hoạt động phối hợp đảm bảo cho sự phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của các tổ chức thành viên, cùng hướng tới mục tiêu hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác bồi dưỡng GV.

Những cơ sở lý luận ở chương một sẽ là cơ sở để tác giả tiến hành tìm hiểu, phân tích thực trạng phối hợp giữa các trường THPT và trung tâm bồi dưỡng GV THPT cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV trên địa bàn tỉnh Hải Dương đồng thời đề xuất những biện pháp phù hợp ở những nội dung tiếp theo của luận văn.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHỐI HỢP GIỮA CÁC TRƯỜNG THPT

VÀ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP TỈNH TRONG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIÁO VIÊN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG


2.1. Tình hình phát triển giáo dục Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Nền giáo dục hiện tại của Hải Dương được xem là một trong cái nôi đào tạo nhân tài của Việt Nam. Nhiều học sinh gốc từ Hải Dương đã đạt giải cao trong các kỳ thi Olympic Quốc tế.

Năm học 2018-2019 là năm đánh dấu 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29 và Chương trình hành động số 53 ngày 12/3/2014 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". Mặc dù còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: Vẫn còn tình trạng thiếu phòng học do quy mô học sinh tăng nhiều; việc bất hợp lý trong cơ cấu giáo viên trung học cơ sở gây khó khăn cho việc bố trí, sắp xếp giảng dạy đúng chuyên môn; định mức giáo viên mầm non, tiểu học còn thấp so với yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục 2 buổi/ngày; áp lực từ dư luận xã hội tạo nên sức nóng, sự căng thẳng cho các kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 và thi THPT quốc gia... Song với sự nỗ lực, quyết tâm cao, ngành Giáo dục và Đào tạo Hải Dương đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi trên tất cả các mặt.

Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo được tăng cường; quy mô các cấp học, bậc học không ngừng được củng cố, mở rộng và phát triển; các loại hình trường lớp cũng như các điều kiện phục vụ dạy và học đều có những tiến bộ đáng kể; công tác xã hội, huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục được đẩy mạnh cả về bề rộng và chiều sâu; chất lượng giáo dục, đào tạo từng bước được nâng cao ở cả giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn. Công tác phổ cập giáo dục xóa mù chữ được thực hiện tốt. Hải Dương tiếp tục được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ

II và chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ III.

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 17/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí