khích sử dụng dịch vụ ngân hàng và giảm bớt tình trạng phụ thuộc và sử dụng tiền mặt trong lưu thông thanh toán như hiện nay.
Kết kuận Chương 4
Chương 4 đã xem xét các định hướng chiến lược của Vietcombank tới năm 2015 và tầm nhìn đến 2020. Với các mục tiêu cụ thể cũng như các mục tiêu rất rõ ràng việc tiếp theo của các nhà lãnh đạo ngân hàng là xây dựng hệ thống Vietcombank theo đúng định hướng.
Luận án đã đánh giá điểm mạnh và điểm yếu thông qua mô hình SWOT thương hiệu và đề xuất các hành động cần phải triển khai đối với phát triển thương hiệu Hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Cuối cùng, Luận án cũng đưa ra 05 nhóm giải pháp đề xuất để phát triển thương hiệu Hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và một số kiến nghị đối với các cơ quản lý nhà nước.
KẾT LUẬN
Được ví là huyết mạch sống còn của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng sẽ gần như trở thành đơn vị tiên phong đón lấy nhiều cơ hội mới từ sự hội nhập sâu rộng của nền kinh tế, đó chính là sự có mặt của hàng loạt các ngân hàng nước ngoài với rất nhiều kế hoạch mở rộng chi nhánh và phòng giao dịch tại Việt Nam, từ đó dẫn tới những thương vụ mua bán, sáp nhập trong lĩnh vực tài chính, tạo ra khả năng tiếp cận những nguồn vốn ngoại khổng lồ cũng như dẫn đến những thay đổi căn bản về sản phẩm và dịch vụ ngân hàng tài chính. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng sẽ có cơ hội hợp tác toàn diện hơn với các ngân hàng nước ngoài khi việc mở cửa các ngành dịch vụ đi cùng với giới hạn sở hữu nước ngoài được nâng lên hoặc xóa bỏ. Theo đó, chất lượng dịch vụ và sản phẩm được nâng cao, thủ tục hành chính được giảm thiểu, đồng thời công nghệ được đổi mới, năng lực quản trị rủi ro được cải thiện và năng lực kết nối với hệ thống định chế tài chính quốc tế sẽ được tăng cường.
Có thể bạn quan tâm!
- Đề Xuất Thành Lập “Trung Tâm Thương Hiệu” Của Vietcombank
- Gia Tăng Khả Năng Bao Quát Chi Phối Của Thương Hiệu
- Hoàn Thiện Chiến Lược Kinh Doanh Và Nâng Cao Năng Lực Tài Chính
- Các Chỉ Tiêu Cơ Bản Của Vcb Giai Đoạn 2009-2014 2
- Hiện Trạng Hệ Thống Nhận Diện Thương Hiệu Vietcombank
- Bảng Câu Hỏi Khải Sát Khách Hàng Cá Nhân
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
Có thể nói, hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định và bền vững, là kênh cơ bản cung ứng vốn cho nền kinh tế nhằm góp phần thực hiện các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Hệ thống ngân hàng đã đóng một vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô và ổn định nền kinh tế. Nếu NHNN có nhiệm vụ xây dựng thực thi chính sách tiền tệ thông qua các công cụ như thị trường mở, dự trữ bắt buộc, lãi suất,… thì hệ thống các NHTM một mặt chịu sự tác động trực tiếp của các công cụ này, mặt khác còn tham gia điều tiết gián tiếp vĩ mô nền kinh tế thông qua mối quan hệ với các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân về các hoạt động tài chính. Nói cách khác, thông qua hoạt động của các NHTM với các chủ thể khác trong nền kinh tế, mọi thông tin có liên quan đến việc hoạch định chính sách tiền tệ sẽ được phản hồi lại NHNN, giúp NHNN hoạch định cách chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp trong từng thời kỳ để đảm bảo thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững, đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỉ giá, góp phần cải thiện môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết và xương sống góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng bền vững, tạo tiền đề và cơ sở cho tiềm năng và cơ hội trở thành trung tâm chế biến, chế tạo công nghệ cao trong tương lai.
Qua nghiên cứu một cách có hệ thống những lý luận cơ bản về phát triển thương hiệu và phát triển thương hiệu hệ thống ngân hàng nói chung, thực tiến phát triển thương hiệu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank nói riêng, Luận án đã hoàn thành một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa lý luận về thương hiệu, thương hiệu ngân hàng và phát triển thương hiệu các NHTM. Luận án đã tiếp cận các nội dung liên quan đến phát triển thương hiệu ngân hàng và các công cụ của chiến lược phát triển thương hiệu ngân hàng qua đó làm cơ sở để đánh giá thực trạng phát triển thương hiệu hệ thống Vietcombank.
Thứ hai, Luận án đã rút ra được các bài học kinh nghiệm phát triển và phát triển thương hiệu ngân hàng của một số ngân hàng quốc tế và ngân hàng trong nước.
Thứ ba, Luận án đã đánh giá tình hình kết quả kinh doanh của Vietcombank trong giai đoạn 2010-2014. Ngoài ra, Luận án đã đánh giá thực trạng phát triển thương hiệu hệ thống Vietcombank trên cở sở các số liệu, hình ảnh được thu thập trong thời gian nghiên cứu. Bên cạnh đó, kết quả điều tra khảo sát khách hàng đã được đánh giá phân tích thực trạng phát triển thương hiệu Vietcombank một cách cụ thể và rõ nét.
Thứ tư, với các định hướng chiến lược của Vietcombank đến năm 2020, Luận án đã sử dụng mô hình SWOT để đánh giá các vấn đề đặt ra đối với Vietcombank trong quá trình phát triển thương hiệu đến năm 2020.
Thứ năm, Luận án đã đề xuất 05 Nhóm giải pháp đối với Vietcombank trong phát triển thương hiệu và một số các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Ngân hàng TMCP Nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank - (2011), Báo cáo thường niên năm 2010, Hà Nội.
2. Lê Anh Cường (2006), Tạo dựng và quản trị thương hiệu - danh tiếng - lợi nhuận, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.
3. Nguyễn Tiến Đạt (2012), "Những vấn đề đặt ra đối với phát triển thương hiệu ngành ngân hàng", Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, Vol 13 (358), (ISSN 1859-2805).
4. Nguyễn Tiến Đạt (2012), "Phát triển thương hiệu và vấn đề đặt ra đối với phát triển thương hiệu Ngành ngân hàng", Ký yếu hội thảo: Tỏa sảng thương hiệu Việt, tr. 103.
5. Hạ Diệp (2004), 100 thương hiệu tạo dựng thành công, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng, trang 47-49.
6. Dương Hữu Hạnh (2005), Nghiên cứu Marketing: Khảo hướng ứng dụng, NXB Thống kê.
7. Mai Thanh Hào (2002), Tiếp thị trong thế kỷ thứ 21, NXB Trẻ, tp Hồ Chí Minh, trang 212-219.
8. Jack Trout, Steve rivkin (2004), Định vị thương hiệu (biên dịch TS Dương Ngọc Dũng + TS Phan Đình Quyền), NXB Thống kê, Hà Nội, trang 201-209.
9. Jack Trout, Steve rivkin (2004), Định vị thương hiệu (biên dịch TS Dương Ngọc Dũng + TS Phan Đình Quyền),, NXB Thống kê, trang 37-42.
10. KS. Doãn Công Khánh (2005), "Các giải pháp xây dựng và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Bộ Thương mại 2005).
11. Kotler, Philip (2006), Principles of Marketing, NXB The United Kingdom at the University Press.
12. Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (2011).
13. Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2012).
14. An Thị Thanh Nhàn (2003), Những giải pháp hoàn thiện công nghệ quản cáo thương mại tại các DNNN ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sỹ - Mã số 50205 - 2003.
15. Nguyễn Thị Quy (2005), Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
16. Temporal, Paul (2008), Bí quyết thành công của các thương hiệu hàng đầu Châu Á, NXB Trẻ.
17. Nguyễn Quốc Thịnh (2003), Doanh nghiệp với vấn đề xây dựng thương hiệu, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 73, trang 40.
18. Nguyễn Quốc Thịnh (2009), Thương hiệu với nhà quản lý, NXB Lao động xã hội.
19. Nguyễn Quốc (2010), "Giải pháp xây dựng thương hiệu tập thể cho thuỷ sản Việt Nam. ", Bài viết cho Hội thảo về phát triển thuỷ sản tại Cần Thơ, tháng 4 năm 2010.
20. Nguyễn Quốc Thịnh (2012), Bài giảng Quản trị thương hiệu cho hệ đại học tại ĐH Thương mại, Trường ĐH Thương mại.
21. Nguyễn Quốc Thịnh (2013), Quản trị thương hiệu sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp, Bài giảng cho hệ cao học chuyên ngành Kinh doanh thương mại, Trường ĐH Thương Mại.
22. Nguyễn Quốc Thịnh (2009), Thương hiệu với nhà quản lý, NXB Lao động xã hội.
23. Đoàn Văn Trường (2005), Các phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình, NXB Khoa học kỹ thuật, tg 181-191, tg 212-218.
Tiếng Anh
24. Aaker, D. (2010), BRAND MASTER, Argent, 3(5), trang 29-29.
25. Aaker, D. & Joachimsthaler, E. (2000), Brand Leadership, New York: The Free Press.
26. Albaum (2006), International Marketing And Export Management. s.l., Pearson Education India.
27. Alexander, N. & Colgate, M. (2000), Retail financial services: transaction to relationship marketing, European Journal of Marketing, số 34 (8).
28. Amoah-Mensah, A., Fa, M. C. & Saurina, C. (2011), Customer Satisfaction in the Banking Industry: A Comparative Study of Ghana and Spain, Universitat de Girona.
29. Barone, M. J., Miniard, P. W. & Romeo, J. B. (2000), The Influence of Positive Mood on Brand Extension Evaluations, Journal of Consumer Research, số 26, trang 386-400.
30. Bick, G., Brown, A. & Abratt, R. (2004), Customer perceptions of the value delivered by retail banks in South Africa, The International Journal of Marketing, số 22(4), trang 300-318.
31. Bryman, A. & Bell, E. (2007), Business research methods, Oxford University Press.
32. Chandral, S. S. & Sharma, D. R. K. (2004), Research In Education, Atlantic Publishers & Dist.
33. Chernatony, L. d. d. (2012), From Brand Vision to Brand Evaluation, NXB Routledge.
34. Clifton, R. (2009), Brands and Branding, NXB John Wiley & Sons.
35. Collardi, B. F. J. (2012), Private Banking: Building a Culture of Excellence, NXB John Wiley & Sons.
36. Ennew, C. & Waite, N. (2012), Financial Services Marketing, NXB Routledge.
37. Hansemark, O. & Albinsson, M. (2004), Customer satisfaction and retention: the experiences of individual employees., Managing Service Quality, số 4(1), trang 40-57.
38. Kohli, C. & Thakor, M. (1997), "Branding Consumer Goods: Insights form Theory and Practice", Journal of Consumer Marketing, số 14(3), trang 206-219.
39. Matzler, K. B. S. & Grabner-Kra¨Uter, S. (2006), "Individual determinants of brand affect", Journal of Product & Brand Management, số 15(7), trang 427 – 434.
40. Mishkin, F. (2001), The Economics of Money, Banking and Financial Markets, NXB Reading MA.
41. Padmalatha, S. (2011), Management Of Banking And Financial Services, NXB Pearson Education India.
42. Sjödin, H. (2006), "Financial assessment of brand extensions", Journal of Brand Management, số 14 (3), trang 223-231.
43. Veloutsou, C., Daskou, S. & Daskou, A. (2004), "Are the determinants of bank loyalty brand specific?.", Journal of Financial Services Marketing, số 9(2), trang 113-125.
44. Wood, L. (2000), Brands and brand equity: definition and management, Management Decision, số 38(9), trang 662-669.
45. Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2013).
Website
46. Http://vietnambranding.com/thong-tin/phong-su-thuong-hieu/4055/Capital-One-
%E2%80%93- Xay-dung-thuong-hieu-trong-nganh-ngan-hang
47. Http://www.brunel.ac.uk/services/library?success=yes
48. Http://brandirectory.com/profile/bank-of-america
49. Http://brandfinance.com/knowledge-centre/reports/
50. Http://brandfinance.com/knowledge_centre/whitepapers/connecting-brand-value- brand-equity-and-brand-economics/
51. Https://www.prophet.com/blog/aakeronbrands/122-five-steps-to-getting-brand- touchpoints-right
52. Http://www.plasticsbusinessmag.com/stories/article.asp?ID=98#.VkABvUBXGaB
53. Http://www.brighternaming.com/namebase/articles/measuring-brand-touchpoints/
54. Http://www.shopperception.com/blog/case-study-a-beer-brand-touchpoints-within-a- store/
55. Http://www.radiantbrands.com/branding/news/enews-09-1110-tavern.html
56. Http://sbinfocanada.about.com/od/marketing/a/brandbuildingsg.htm
57. Http://www.vnba.org.vn/
58. Http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/pages/trangchu
60. www.bidv.com.vn
61. www.sacombank.com.vn
62. www.acb.com.vn
63. www.techcombank.com.vn
64. www.vietcombank.com.vn
65. www.mhb.com.vn
66. www.agribank.com.vn
67. www.hsbc.com.vn
68. www.vib.com.vn
69. www.anz.com
70. www.db.com
71. www.citibank.com.vn
72. www.standarchartered.com
73. www.rbs.co.uk
74. www.shinhan.com.vn
75. www.vsb.com.vn
76. www.kienlongbank.com.vn
77. www.icb.com.vn
78. www.abbank.vn
79. Http://www.lantabrand.com/cat2.html
80. Http://www.marketingchienluoc.com/
81. Http://brand2asia.com/
82. Https://www.brandbank.com/
83. Https://www.thebrandbank.com/
84. Http://jobs.monster.com/c-boars-head-brand-v-banking-q-bank-secrecy-act-jobs-l- tampa,-fl.aspx
85. Http://jobhopnow.co.uk/jobs/head-of-brand---banking--based-dubai- b096bfb6f9f411e4943700259065139f
86. Http://www.mzbierlyconsulting.com/bank-sales-corner-blog/bid/57802/Building-a- Personal-Brand-Tips-for-Bankers
87. Http://www.forbes.com/forbes/welcome/
88. Http://www.cdfibrand.com/
89. Https://hbr.org/2007/07/building-a-leadership-brand
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
1. Nguyễn Tiến Đạt, Nguyễn Thị Hồng Lan, (2012), “Phát triển thương hiệu đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 12 tháng 6/2012, trang 26-32.
2. Nguyễn Tiến Đạt, Nguyễn Thị Hồng Lan, (2012), “Những vấn đề đặt ra đối với phát triển thương hiệu ngành ngân hàng”, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 13 (358) tháng 7/2012, trang 24-26.
3. Nguyễn Tiến Đạt, Phạm Minh Điển, (2012), “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển bền vững của ngân hàng thương mại”, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 17 (362) tháng 9/2012, trang 24-27.
4. Nguyễn Tiến Đạt, Nguyễn Thị Hồng Lan, (2012), “Đánh giá mức độ cạnh tranh của các ngân hàng trong hệ thống thông qua chỉ số tập trung thị trường”, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 18 (363) tháng 9/2012, trang 20-21.
5. Nguyễn Tiến Đạt, Nguyễn Đắc Hưng, (2012), “Các ngân hàng thương mại triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 22 (367) tháng 11/2012, trang 22-23-36.
6. Nguyễn Tiến Đạt, (2012), “Rủi ro trong cho vay doanh nghiệp kinh doanh thương mại cà phê”, Tạp chí Ngân hàng, số 23 tháng 12/2012, trang 41-44.
7. Nguyễn Tiến Đạt, Nguyễn Thị Hồng Lan, (2012), “Phát triển thương hiệu và vấn đề đặt ra đối với phát triển thương hiệu ngành Ngân hàng”, Kỷ yếu Hội thảo Tỏa sáng thương hiệu Việt, tại Quảng Ninh tháng 8/2012 do Văn phòng Quốc hội và Lien hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức, trang 103-113.
8. Nguyễn Tiến Đạt, Nguyễn Thị Hồng Lan, (2015), “Giải pháp tăng cường sức mạnh thương hiệu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 3+4 (420+421) tháng 2/2015, trang 50-53.