Những Vấn Đề Cơ Bản Của Thị Trường Tiền Tệ


Quan điểm của J.M.Keynes8

Vốn là một nhà kinh tế theo trường phái cổ điển Cambridge, Keynes cũng có cách tiếp cận vấn đề tương đối giống so với những gì trường phái này theo đuổi, đó là bắt đầu từ việc nghiên cứu nhu cầu của các cá nhân trong việc nắm giữ tiền. Tuy nhiên, ở Keynes đã có những thay đổi phản ánh được sự hiện diện của những yếu tố khác bên cạnh thu nhập. Quan điểm của ông được thể hiện trong lý thuyết ưa thích tiền mặt9, trong đó đề cập đến ba động cơ chính để con người nắm giữ tiền:

+ Giao dịch: Tiền được sử dụng cho các giao dịch hàng ngày

+ Dự phòng: Tiền được cất trữ để dự phòng cho các sự kiện bất ngờ

+ Đầu cơ: Tiền được sử dụng cho mục đích mang tính đầu cơ

Ở động cơ giao dịch và động cơ dự phòng, theo phân tích của Keynes thì cầu tiền vẫn tỷ lệ với thu nhập, như vậy chưa có sự thay đổi vào so với trường phái Cambridge, sự tiến bộ của Keynes chỉ thể hiện ở động cơ thứ ba, đó là động cơ đầu cơ. Trong động cơ này, con người nắm giữ tiền trên cơ sở so sánh với việc nắm giữ những tài sản chính có tính sinh lời khác10. Nếu như việc nắm giữ tiền có lợi hơn so với việc nắm giữ trái phiếu thì các cá nhân sẽ giữ tiền, điển hình của trường hợp này

là lãi suất giảm xuống. Như vậy theo Keynes cầu tiền tệ cho nhu cầu đầu cơ có liên hệ âm với lãi suất. Do đó, ông xây dựng một công thức tính cầu tiền tệ như sau:

Md = f(i,Q).P

Với i là lãi suất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, điểm cần lưu ý trong công thức này là M liên hệ nghịch với i và liên hệ thuận với Q, vì vậy có thể biểu diễn dưới dạng sau:

Phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới - 5


Dấu trừ thể hiện mối liên hệ nghịch còn dấu cộng thể hiện mối liên hệ thuận.

Trong điều kiện cân bằng Md bằng M, chúng ta có công thức xác định V như sau:


- +

-

Quan điểm thời kỳ hậu Keynes và học thuyết tiền tệ hiện đại của M.Friedman

+


8 John Maynard Keynes, 1883 – 1946, nhà kinh tế học Anh

9 Liquidity Preference Theory

10 Trong học thuyết của Keynes là trái phiếu


Sau thời kỳ của Keynes, đã có nhiều nhà kinh tế học tiếp tục phát triển học thuyết của ông như James Tobin, William Baumol. Đặc biệt nhà kinh tế học người Mỹ M.Friedman đã cho ra đời học thuyết tiền tệ hiện đại nổi tiếng với quan điểm cho rằng cầu tiền tệ cũng là một loại cầu đối với tài sản.

Lý thuyết tiền tệ của M. Friedman

Mitol Friedman, Nhà kinh tế học Mỹ được giải thưởng Nobel năm 1976. Quan điểm của Ông về tiền tệ được thể hiện trong tác phẩm: Nghiên cứu về thuyết số lượng tiền tệ (1956), bao gồm những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, mức cung tiền tệ là nhân tố có tính chất quyết định đối với việc tăng sản lượng quốc gia.

Theo công thức: M.V = P.Q ; trong đó: M : Mức cung tiền

V : Tốc độ chu chuyển lưu thông của tiền (có tính ổn định) P : Mức giá cả hàng hóa

Q : Sản lượng hàng hóa

P.Q : Tổng giá trị sản phẩm quốc gia (GNP)

Vì V ổn định nên P.Q phụ thuộc vào mức cung tiền M, nếu M tăng thì P.Q tăng.

M.Friedman cho rằng, mức cầu tiền có tính ổn định, vì cầu tiền có liên quan chặt chẽ với thu nhập quốc dân. Ông đưa công thức tính cầu tiền:

Md = F(Yn)

Md : Là mức cầu tiền

Yn : Là thu nhập quốc dân danh nghĩa.

Trong khi, mức cung tiền lại không ổn định, vì nó phụ thuộc vào quyết định của cơ quan quản lý tiền tệ của Chính Phủ. Nếu cơ quan quản lý tiền tệ quyết định phát hành quá nhiều tiền sẽ sinh ra lạm phát, còn nếu phát hành quá ít tiền sẽ sinh ra khủng hoảng kinh tế. Từ đó ông cho rằng mức cung tiền cần tăng theo một tỷ lệ ổn định khoảng từ 3 – 4 %/năm, sẽ làm cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định. Nhưng trong thời kỳ nền kinh tế khủng hoảng nên tăng mức cung tiền, còn trong thời kỳ hưng thịnh thì nên giảm mức cung tiền.

Thứ hai, mức cung tiền cũng ảnh hưởng đến giá cả nên phải quan tâm đến ổn định giá cả và chống lạm phát.


Từ công thức M.V = P.Q

Nếu M tăng trong thời gian ngắn sẽ làm cho PQ tăng, nhưng nếu M tăng trong thời gian dài sẽ làm giá cả tăng và sinh ra lạm phát. Vì V ổn định, mà Q không hoặc rất ít phụ thuộc vào M nên M tăng làm cho P tăng. Ông coi lạm phát là một căn bệnh xã hội hết sức nan giải, nguy hiểm, gây ra mất ổn định và là nguyên nhân sinh ra khủng hoảng, thất nghiệp. Vì vậy, vấn đề cơ bản là phải có những biện pháp hữu hiệu chống lạm phát. (Lịch sử các học thuyết kinh tế - NXB ĐHKTQD năm 2009).

Lý thuyết tiền tệ của P.A.Samulson

Paul.A.Samulson, Nhà kinh tế học Mỹ năm 1970 được nhận giải thưởng Nobel về kinh tế học. Trong lý thuyết về tiền tệ của ông, tiền tệ có liên hệ mật thiết với ngân hàng. Theo ông, thành phần mức cung tiền bao gồm:

- Tiền giao dịch (M1): Bao gồm các khoản tiền thực tế được dùng cho giao dịch, để mua bán đồ vật, gồm tổng số tiền kim khí và tiền giấy lưu thông ngoài ngân hàng.

- Tiền rộng (M2): Bao gồm tài sản, tài khoản gửi tiết kiệm ngoài tiền kim khí, tiền giấy và tiền gửi ngân hàng có thể rút ra bằng séc.

- Tổng số tín dụng hoặc nợ (D): Bao gồm toàn bộ các công cụ tài chính - tiền tệ - chuẩn tệ, công trái, văn tự cầm cố…

Như vậy, theo P.A.Samulson: Mức cung tiền = M1 + M2 + D

P.A.Samulson còn phân tích quá trình tạo nguồn tiền gửi ngân hàng, đó là (sự mở rộng nhiều lần của tiền gửi ngân hàng). Theo ông, nếu các ngân hàng giữ 100% tiền mặt so với tổng số tiền gửi không có việc tạo ra nguồn tiền tăng lên gấp nhiều lần. Nhưng nếu NHTW quyết định các ngân hàng phải đảm bảo một tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ quỹ tiền gửi mới thì từ số tiền dự trữ đó sẽ được mở rộng gấp nhiều lần qua hệ thống ngân hàng.

Ví dụ, từ một khoản tiền gửi mới là 1000 USD, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%, thì qua 10 ngân hàng hệ số tiền đó sẽ tăng lên gấp 10 lần, quá trình đó khái quát theo công thức:

1000 USD + 900 USD + 810 USD + 729 USD + … =

= 1000 USD x [1 + (9 / 20) + (9 / 10) mũ 2 + (9 / 10) mũ 3 + …] =

= 1000 USD x 1 /(1 – 9/10) = 1000 USD


1.1.2. Những vấn đề cơ bản của thị trường tiền tệ

1.1.2.1- Khái niệm về thị trường tiền tệ

Thị trường tiền tệ là thị trường bán buôn các công cụ nợ với thời hạn ngắn, độ rủi ro thấp và tính lỏng cao. Nói cách khác, thị trường tiền tệ là thị trường mua bán các công cụ nợ ngắn hạn có thể chuyển nhượng được trong một năm hay dưới một năm. Cũng có thể hiểu, thị trường tiền tệ là thị trường mà ở đó người ta chuyển giao các khoản vốn ngắn hạn giữa các chủ thể nhằm thoả mãn nhu cầu thanh khoản và đầu tư ngắn hạn.

Theo điều 9, Luật sửa đổi một số điều của Luật NHNN (năm 2003): “TTTT là thị trường vốn ngắn hạn nơi mua,bán ngắn hạn các giấy tờ có giá, bao gồm tín phiếu kho bạc, tín phiếu NH, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác”. Theo điều 6, Luật NHNN (năm 2010): “TTTT là nơi giao dịch ngắn hạn về vốn”.

Thị trường tiền tệ rất linh hoạt. Tuỳ theo mỗi nước mà phạm vi và đối tượng tham gia thị trường có thể khác nhau, song phần lớn các giao dịch trên thị trường này có kỳ hạn dưới 1 năm, có lúc dưới 5 năm, song chủ yếu là từ 1 ngày đến 3 tháng.Thị trường tiền tệ, ở đó những công cụ tài chính ngắn hạn, thông thường dưới một năm, được đem ra mua bán như tín phiếu kho bạc, các khoản vay ngắn hạn giữa các ngân hàng, hợp đồng mua lại, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, v.v... Hay nói một cách khác, thị trường tiền tệ là thị trường vốn ngắn hạn – là nơi mua bán, trao đổi các chứng khoán ngắn hạn, có rủi ro thấp, tính “lỏng” cao và khả năng chuyển nhượng dưới một năm.

Từ các quan niệm nêu trên về thị trường tiền tệ có thể định nghĩa: Thị trường tiền tệ là nơi giao dịch ngắn hạn về vốn (mua,bán,vay,mượn…) giữa các chủ thể kinh tế như các NHTM, Định chế tài chính, NHTW, tổ chức, cá nhân…Các chủ thể này đều có thể tham gia giao dịch các chứng khoán ngắn hạn hoặc các công cụ nợ ngắn hạn theo cơ chế thị trường, với lãi suất biến động tự do.

Đề cập đến khái niệm thị trường tiền tệ, cần phải nói đến vị trí và mối quan hệ của nó trong thị trường tài chính. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về cơ cấu thị trường tài chính. Có nước, thị trường vốn bao trùm cả thị trường tiền tệ và thị trường tài chính. Lại có quốc gia, để phù hợp với việc thực hiện chức năng quản lý vĩ mô của Nhà nước, thị trường tài chính được nâng lên bao trùm cả hai bộ phận cấu thành là thị trường tiền tệ và thị trường vốn.


Sơ đồ dưới đây minh họa cơ cấu thị trường tài chính là thị trường bao trùm, với kết cấu hợp thành là thị trường tiền tệ và thị trường vốn.



THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH


THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ


THỊ TRƯỜNG VỐN

Sơ đồ 1.1. Cấu trúc thị trường tài chính

Sự phân chia thị trường tài chính thành thị trường tiền tệ và thị trường vốn được căn cứ vào thời gian sử dụng vốn vay của người đi vay và thời gian cho vay của người tích luỹ. Các nguồn vốn ngắn hạn (thường dưới 1 năm) là đối tượng của thị trường tiền tệ. Các nguồn vốn dài hạn (từ 1 năm trở lên) là đối tượng của thị trường vốn. Trên thực tế, các hoạt động của thị trường tiền tệ và thị trường vốn được thực hiện đồng bộ đan xen lẫn nhau, tác động và chịu ảnh hưởng qua lại, tạo thành cơ cấu hoàn chỉnh của một thị trường tài chính.

Như vậy, thị trường tiền tệ là một bộ phận của thị trường tài chính, bổ sung cho thị trường tiền gửi hay thị trường tiền vay qua hệ thống các tổ chức tài chính trung gian và nó chính là tiền đề của thị trường vốn dài hạn mà chủ yếu là thị trường chứng khoán.

1.1.2.2-Đặc điểm của thị trường tiền tệ

Thị trường tiền tệ xuất hiện khá sớm, ngay từ giai đoạn đầu của nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ. Khi mà nền kinh tế thị trường phát triển thì thị trường tiền tệ cũng đã đạt được mức độ phát triển cao và nó đã gắn với nghiệp vụ thị trường mở do có sự tham gia và điều hành của Ngân hàng Trung ương. Tùy thuộc vào mỗi quốc gia mà thị trường tiền tệ có đặc điểm khác nhau. Nhìn chung, có sáu đặc điểm nổi bật.

Một là, trong thị trường tiền tệ, hàng hoá được đưa ra trao đổi mua bán chủ yếu là các chứng khoán ngắn hạn tức là các giấy tờ có giá trị ngắn hạn, và có tính thanh khoản rất cao.


Hai là, việc mua bán, trao đổi trên thị trường nhằm thoả mãn nhu cầu vốn hoặc nhằm đến khả năng sinh lời của tiền tệ.

Ba là, “Gía cả hàng hoá” chính là lãi suất trên thị trường tiền tệ do các nhà kinh doanh tiền tệ mua, bán hay vay, mượn vốn lẫn nhau do các bên thoả thuận theo qui luật cung – cầu về nguồn vốn ngắn hạn và chứng khoán ngắn hạn.

Bốn là, trong thị trường này, có sự tham gia của nhiều thành viên, trong đó sự tham gia của Ngân hàng Trung ương là không thể thiếu được.

Năm là, có thể nói một cách khái quát thị trường tiền tệ là tổng hòa các quan hệ giao dịch vốn ngắn hạn. Nó không bị giới hạn bởi không gian địa lý, các quan hệ này diễn ra giữa các ngân hàng có tham gia mua bán các chứng khoán ngắn hạn. Thị trường tiền tệ hoạt động dựa trên cơ sở tôn trọng và tín nhiệm lẫn nhau qua các phương tiện thông tin hiện đại. Thị trường tiền tệ ngày nay không diễn ra ở một địa chỉ cụ thể, nó chỉ là một khái niệm nói lên sự tiếp xúc giữa cung và cầu để hình thành giá cả từng loại chứng khoán nợ.

Sáu là, một đặc điểm đã có tính thống kê, thị trường tiền tệ là thị trường bán buôn với những lượng hàng giao dịch rất lớn.

1.1.2.3- Vai trò của thị trường tiền tệ đối với nền kinh tế - xã hội

Về mặt lý luận kinh tế học cho thấy thị trường tiền tệ rất phát triển ở các nước có nền kinh tế thị trường. Một thị trường tiền tệ hoạt động tích cực, tổ chức hoàn hảo chẳng những đem lại nhiều lợi ích cho Ngân hàng Thương mại, mà còn cho các cơ sở tài chính, doanh nghiệp và cho nền kinh tế. Nó giúp cho Ngân hàng Thương mại hạn chế tài sản không sinh lời, góp phần mở rộng qui mô thực tế của hệ thống ngân hàng đảm bảo hiệu quả hơn.

Thêm vào đó, một thị trường tiền tệ hoạt động tốt sẽ giúp cho các công ty, và nói chung là các doanh nghiệp ngoài ngân hàng, có thể đầu tư ngắn hạn một cách thuận lợi những khoản thặng dư cho dù tạm thời. Đồng thời nó giúp cho các nhà doanh nghiệp vay ngắn hạn trên thị trường quốc tế. Một thị trường tiền tệ phát triển ổn định, bền vững đảm bảo an toàn trong quá trình luân chuyển vốn huy động được phục vụ sự phát triển nền kinh tế, nhờ đó nguồn tiết kiệm trong nước được sử dụng một cách hiệu quả.

Trong lịch sử hình thành và phát triển thị trường tài chính, thị trường tiền tệ ra đời trước so với thị trường vốn, xuất phát từ nền kinh tế lúc này còn kém phát triển và do vậy nhu cầu về vốn cũng như tiết kiệm trong dân cư chưa cao và chủ yếu là nhu cầu vốn ngắn hạn. Sau đó, cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu về các nguồn


vốn dài hạn cho đầu tư tăng lên và từ đó, thị trường vốn ra đời nhằm đáp ứng các nhu cầu này. Với vai trò chủ yếu hoạt động trong phạm vi điều tiết cung cầu về vốn ngắn hạn trên thị trường, thị trường tiền tệ đã hỗ trợ tích cực đối với hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là hỗ trợ cho các ngân hàng, bổ sung kịp thời cho nhu cầu vốn thông qua việc điều hòa các nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu. Thị trường tiền tệ ràng buộc chặt chẽ với lãi suất tín dụng. Thị trường tiền tệ góp phần sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tạm thời dư thừa tại các ngân hàng,ngân hàng thiếu tìm được nguồn vay, ngân hàng dư thừa vốn tạm thời có cơ hội đầu tư sinh lời. Thị trường tiền tệ đã tạo điều kiện để các nguồn vốn chủ động lưu thông,luân chuyển phục vụ đầu tư phát triển nền kinh tế.

Là một bộ phận không thể thiếu được của thị trường tài chính, thị trường tiền tệ có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện chức năng điều tiết cung – cầu về nguồn vốn ngắn hạn nhằm hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống của các chủ thể trong xã hội và tạo điều kiện cho việc cân đối, điều hòa nguồn vốn giữa các ngân hàng thương mại, giúp cho các doanh nghiệp này đảm bảo nguồn vốn kinh doanh, cũng như khả năng thanh toán. Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương thông qua các hoạt động trên thị trường tiền tệ để thực hiện quá trình điều tiết tiền tệ trên phạm vi toàn quốc nhằm thực thi chính sách tiền tệ đã được đề ra cho từng giai đoạn phát triển kinh tế đất nước.

Trong nền kinh tế thị trường, sự phát triển của thị trường tiền tệ là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa không những trên phạm vi một quốc gia mà còn mở rộng ra quốc tế. Sự tồn tại và không ngừng hoàn thiện của thị trường tiền tệ vừa là “bà đỡ” cho các doanh nghiệp mới ra đời có thể phát triển trong nền kinh tế thị trường, vừa là “mảnh đất” để Chính phủ và Ngân hàng Trung ương các nước ứng dụng và thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô.

Thị trường tiền tệ có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế, cụ thể:

a-Thị trường tiền tệ góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế

Thị trường tiền tệ là nơi tạo ra môi trường thuận lợi để dung hòa các lợi ích kinh tế khác nhau của các thành viên trên thị trường. Điều hòa các nguồn vốn nhàn rỗi từ nơi tạm thừa đến nơi tạm thiếu vốn, tận dụng triệt để nguồn vốn sẵn có trong nền kinh tế, tránh phát hành mới của ngân hàng trung ương. Đồng thời thực hiện phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của xã hội. Những chủ thể có nhu cầu vốn (Chính phủ, doanh nghiệp, ngân hàng thương mại…) có thể phát hành các công cụ nợ (ngắn hạn) để vay vốn trên thị trường. Những người mua công cụ nợ là những


người có nhu cầu tiết kiệm và đầu tư. Các công cụ nợ này là tài sản đối với người mua đồng thời là tài sản nợ (nghĩa vụ) đối với người bán. Như vậy, Thị trường tiền tệ đã thực hiện chức năng dịch chuyển nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi sang những người có nhu cầu, từ đó hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống của tất cả các chủ thể trong xã hội. Trong điều kiện thị trường vốn (thị trường cổ phiếu và công cụ nợ dài hạn) chưa phát triển thì vai trò của thị trường tiền tệ càng quan trọng và nó đảm nhiệm phần nào vai trò của thị trường vốn. Sự phát triển thị trường tiền tệ đã góp phần quyết định cơ cấu đầu tư từ đó quyết định cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ quay vòng của vốn, góp phần tăng trưởng kinh tế.

b-Thị trường tiền tệ là cơ sở phát triển thị trường tài chính

Thị trường tiền tệ làm cơ sở và tạo điều kiện cho sự phát triển và hoạt động có hiệu quả của thị trường vốn. Thị trường tiền tệ là thị trường thanh khoản của các công cụ dài hạn, vì các công cụ nợ dài hạn được giao dịch ngắn hạn trên thị trường. Thị trường tiền tệ góp phần thúc đẩy thị trường huy động và cho vay vốn trung dài hạn.Hoạt động mua,bán các công cụ nợ dài hạn (giao dịch ngắn hạn) trên thị trường thứ cấp sôi động, sẽ tạo điều kiện phát hành dễ dàng các công cụ nợ đó trên thị trường sơ cấp. Thị trường tiền tệ còn tạo điều kiện dễ dàng cho các nhà đầu tư cơ cấu lại thời hạn của các công cụ nợ, như chuyển đổi các công cụ ngắn hạn thành các công cụ dài hạn và ngược lại. Thị trường tiền tệ đóng vai trò là thị trường thứ cấp, thị trường thanh khoản của các thị trường dài hạn,vì vậy thị trường tiền tệ hoạt động tích cực sẽ thúc đẩy thị trường tài chính dài hạn hoạt động tích cực.

c-Thị trường tiền tệ là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước

Thị trường tiền tệ là phương tiện của Ngân hàng Trung ương thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Thực sự TTTT luôn hỗ trợ đắc lực trong việc thực thi chính sách tiền tệ và điều tiết cân đối vĩ mô vì thông qua thị trường tiền tệ có thể thấy được quá trình luân chuyển vốn, thực trạng vốn khả dụng của các TCTD, đồng thời truyền tải các thông tin, tín hiệu của NHTW tới nền kinh tế một cách kịp thời. Thực tiễn cho thấy, thị trường tiền tệ liên ngân hàng (thị trường mà các thành viên là các ngân hàng) là thị trường hoạt động tích cực và năng động nhất, góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn vốn khả dụng và đảm bảo khả năng chi trả cho các NHTM. NHTW là một thành viên đặc biệt của thị trường tiền tệ, thông qua các công cụ điều hành chính sách tiền tệ như dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn…NHTW có thể kiểm soát và điều tiết được cơ số tiền tệ.

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 14/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí