Phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới - 2


này đã đặt ra những vấn đề mới với nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải giải quyết. Chính vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp,kiến nghị cho sự phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề hết sức cần thiết.

Xuất phát từ tính cấp bách nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: Phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giớilàm Luận án tiến sĩ kinh tế của mình.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Cho đến nay, có thế thấy một số công trình khoa học, bài viết nghiên cứu dưới các góc độ tiếp cận và phạm vi khác nhau, trong đó đơn cử một số Công trình sau:

2.1 – Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước

-Một số cuốn sách mang tính giáo khoa kinh điển như: “Tiền tệ, ngân hàng & thị trường tài chính” của Frederic S.Mishikin; và “Quản trị Ngân hàng Thương mại” của Peter S.Rose. Và một số sách khác như: “Quản trị các định chế trung gian tài chính” của Anthony Saunders và Hugh Thomas. Sách “Thị trường tài chính mới nổi – Emerging Financial Market” của David O.Bein và Charles W. Calomiris, Nhà xuất bản McGraw Hill Irwil năm 2001; “Thị trường tài chính và các định chế” của Anthony Saunders và Marcia Millon Cornett, Nhà xuất bản McGraw Hill Irwil năm 2007; Sách “Bước ngoặt trong chuyển đổi tài chính của Trung Quốc” của Charles

W. Calomiris, Nhà xuất bản McGraw Hill Irwil; các ấn phẩm về thị trường tài chính của Word Bank và IMF…

-Nghiên cứu phát triển Thị trường chứng khoán Luân Đôn của Green Chrisophes et.al. (2000). “ Regeelatory lessons for emerging Stock markets from a cetury of evidence on transaction costs and share price volatility in the London stock exchange” Journal of banking and finance, PP 577 – 601. Tác giả đã tập trung nghiên cứu sự biến động của thị trường chứng khoán tại Luân Đôn, đặc biệt là nghiên cứu sự tác động chi phí giao dịch đến sự biến động của giá cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn. Tác giả cho rằng chi phí giao dịch và thuế giao dịch có tác động cùng chiều với sự biến động của thị trường. Chi phí và thuế giao dịch tăng làm tăng biến động giá cổ phiếu. Từ kết quả nghiên cứu, Tác giả khuyến nghị đối với các nhà quản lý thị trường chứng khoán tại các thị trường mới nổi rằng,


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

việc giảm chi phí giao dịch hoặc các loại thuế giao dịch không phải là công cụ duy nhất tác động tới giá trị giao dịch và biến động của thị trường chứng khoán. Các nhà quản lý thị trường cần lưu tâm đến sự cân bằng cấu trúc của thị trường, các loại chi phí giao dịch và việc điều hành các nhà tạo lập thị trường chứng khoán.

-Nghiên cứu thị trường chứng khoán Ấn Độ của Krishnamurti Chandrasekhar (Năm 2003) “ Stock exchange governance and market quality” Journanl of Banking and Finance; PP 1859 – 1878. Tác giả cùng các đồng sự nghiên cứu về thị trường chứng khoán Ấn Độ, trong đó tập trung nghiên cứu sự tác động của mô hình tổ chức trung tâm giao dịch chứng khoán tới chất lượng hoạt động của thị trường. Trên cơ sở nghiên cứu mô hình tổ chức của hai Sở giao dịch chứng khoán Bombay và Sở giao dịch Chứng khoán Quốc Gia, Tác giả thấy rằng Sở giao dịch Quốc gia hoạt động theo mô hình công ty, tạo điều kiện sử dụng công nghệ hiện đại hơn; hệ thống kiểm soát nội bộ minh bạch hơn; hệ thống kiểm soát rủi ro tốt hơn và các qui định bảo vệ nhà đầu tư được đảm bảo cao hơn… làm chi phí giao dịch thấp hơn, biến động giá chứng khoán nhỏ hơn, mức thanh khoản cao hơn, do đó Sở giao dịch chứng khoán Quốc gia hoạt động chất lượng cao hơn.

Phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới - 2

-Nghiên cứu thị trường vốn của Daouk Hazemz (năm 2006), “Capital market governance: How do security laws affect market performance ? ” Journal of Banking and Finance, PP.560 – 593. Tác giả tập trung nghiên cứu tác động của công tác điều hành đến hoạt động của thị trường vốn trong nền kinh tế thị trường phát triển. Các yếu tố của công tác điều hành bao gồm: Việc áp dụng và thực hành các qui định nội gián; chỉ số tổng hợp về chất lượng thu thập công ty được công bố và chỉ số về các hạn chế bán khống. Dựa trên các yếu tố này, Tác giả đã xây dựng chỉ số quản lý thị trường tổng hợp (CMG – Capital Market Governance) để phản ánh chất lượng quản lý thị trường vốn. Tác giả kết luận: Chỉ số CMG tăng lên thì làm tăng giá trị giao dịch, tăng qui mô của thị trường và tăng số lượng các nhà đầu tư.

Cho đến nay chưa có tác giả nước ngoài nào nghiên cứu sâu về thị trường tiền tệ Việt Nam. Có thể là những bài tham luận, bài viết tại thời điểm nhất định, về một khía cạnh nào đó của thị trường, chưa có đề tài nào nghiên cứu có tính hệ thống về thị trường tiền tệ Việt Nam.


2.2-Các công trình nghiên cứu ở trong nước

-Một số sách giáo khoa, giáo trình như: “Tiền tệ ngân hàng, Thị trường tài chính” của Hoàng Kim, Nhà xuất bản tài chính năm 2001; Sách “Tiền tệ, ngân hàng thị trường tài chính” của GS.TS Lê Văn Tư, Nhà xuất bản tài chính năm 2006; giáo trình “Lý thuyết tài chính – tiền tệ” của Trường Đại học KTQD, năm 2009…

-Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Mạnh Dũng về đề tài “Sự hình thành và phát triển thị trường vốn ở Việt Nam”. Luận án được bảo vệ tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 1998. Dưới góc độ của kinh tế chính trị học, Luận án đã nghiên cứu những vấn đề chung mang tính qui luật của sự hình thành và phát triển thị trường vốn, trong đó có bộ phận là thị trường vốn ngắn hạn là TTTT. Tuy nhiên, Luận án tập trung nghiên cứu những điều kiện tiền đề thiết lập thị trường vốn, định hướng và giải pháp thúc đẩy sự ra đời của thị trường vốn tại Việt Nam. Luận án không nghiên cứu sự phát triển của TTTT, đặc biệt giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

-Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Phương Thảo về đề tài “Đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của các nước ASEAN dưới giác độ ngân hàng và áp dụng kinh nghiệm vào Việt Nam”. Luận án được bảo vệ tại Học Viện Ngân hàng năm 2000. Đối tượng nghiên cứu của Luận án là tình hình phát triển kinh tế và lĩnh vực ngân hàng của các nước ASEAN. Nghiên cứu về lý luận của các nước đang phát triển trong các giai đoạn tăng trưởng, khủng hoảng và khắc phục hậu quả khủng hoảng. Phân tích tình hình thực tiễn của 4 nước ASEAN điển hình để rút ra bài học kinh nghiệm trong quản lý kinh tế vĩ mô và lĩnh vực ngân hàng. Luận án đã nghiên cứu và đưa ra đề xuất tăng trưởng kinh tế thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng, tuy nhiên không đề cập tới sự phát triển của thị trường tiền tệ Việt Nam.

-Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Hiền về đề tài “Hội nhập kinh tế khu vực của một số nước ASEAN”. Luận án được bảo vệ tại Viện kinh tế Thế giới năm 2001. Đối tượng nghiên cứu của Luận án là những nội dung lý luận cốt lõi nhất của Hội nhập kinh tế.Từ những kinh nghiệm có tính phổ quát về quá trình hội nhập của các nước Singapore, Thailand và Philippines, tác giả đã rút ra những bài học vận dụng cho Việt Nam. Luận án đã đưa ra những đề xuất về hội nhập kinh tế, tuy nhiên không nghiên cứu đến sự phát triển TTTT sau khi gia nhập WTO.


-Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Đỗ Đức Quân về đề tài “Thị trường vốn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Luận án được bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2001. Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động của thị trường vốn ở Việt Nam. Những kết quả mà luận án đã nghiên cứu là: Vấn đề lý luận về thị trường vốn và thực tiễn ở một số nước; khảo sát thực trạng thị trường vốn ở Việt Nam; đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình xây dựng và phát triển thị trường vốn Việt Nam trong quá trình CNH – HĐH.

-Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Đặng Ngọc Đức về đề tài: “Giải pháp đổi mới hoạt động ngân hàng thương mại nhằm góp phần phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam”. Luận án được bảo vệ tại Trường đại học Kinh tế Quốc dân năm 2002. Đối tượng nghiên cứu của luận án là mối quan hệ giữa hoạt động của NHTM với thị trường chứng khoán. Những kết quả mà luận án đã nghiên cứu là: Vấn đề lý luận về hoạt động của NHTM với sự phát triển của thị trường chứng khoán; phân tích thực trạng hoạt động của NHTM với quá trình phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam; đưa ra một số giải pháp đổi mới hoạt động của NHTM nhằm góp phần phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam.Tuy nhiên, Luận án chưa đề cập tới sự phát triển của các thị trường bộ phận có liên quan như thị trường tiền tệ.

-Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Vũ Thị Lợi về đề tài “Hoàn thiện cơ chế điều hoà vốn trong thị trường liên ngân hàng”. Luận án được bảo vệ tại Học viện hành chính năm 2003. Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm làm sáng tỏ lý luận về thị trường liên ngân hàng bao gồm thị trường ngoại tệ và nội tệ. Phân tích vai trò quan trọng của thị trường trong việc phân phối và điều chuyển vốn giữa các ngân hàng, đề xuất giải pháp phát triển thị trường và hoàn thiện cơ chế điều hoà vốn trong thị trường liên ngân hàng Việt Nam. Luận án đi sâu nghiên cứu thị trường liên ngân hàng nhưng chưa đề cập đến các thị trường bộ phận, có liên quan chặt chẽ và khăng khít với thị trường liên ngân hàng. Như vậy chưa có cái nhìn nhận, đánh giá một cách tổng thể của TTTT.

-Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành về “Cơ chế điều hành lãi suất thị trường tiền tệ của Ngân hàng Trung ương: Định hướng và các giải pháp cho những năm trước mắt”, Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Lê Hoàng Nga. Đề tài được bảo vệ tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2004. Mục tiêu của Đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận của cơ chế điều hành lãi suất trên thị trường tiền tệ của nền kinh tế thị


trường, thực chất là lãi suất thị trường liên ngân hàng, từ đó phân tích thực tế điều hành lãi suất thị trường tiền tệ của Việt Nam và đề xuất cơ chế điều hành lãi suất có tính khả thi trong điều kiện hội nhập quốc tế ở Việt Nam.

-Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành về “Vấn đề phát triển thị trường tài chính: Thị trường tiền tệ, tín dụng, tài sản và mối tương tác với chính sách tiền tệ ở Việt Nam thập kỷ 2001 – 2010”, Chủ nhiệm đề tài: TS.Nguyễn Đức Thảo. Đề tài được bảo vệ Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng, NHNN Việt Nam năm 2004. Đề tài nghiên cứu những lý luận cơ bản về phát triển tài chính và thị trường tài chính, các lý thuyết về hoạt động của NHTW trên thị trường tài chính để làm rõ mối tương tác của chính sách tiền tệ với sự phát triển của thị trường tài chính thông qua các cơ chế lan truyền tiền tệ. Định hướng và giải pháp phát triển thị trường tài chính gắn liền với việc đổi mới hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ nhằm đảm bảo mục tiêu ổn định tiền tệ và an toàn hệ thống ngân hàng.

-Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Trần Văn Tần về đề tài “ Giải pháp nâng cao vai trò kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước đối với thị trường tiền tệ Việt Nam”. Luận văn bảo vệ tại Học viện Ngân hàng năm 2005. Luận văn phân tích vai trò kiểm soát thị trường tiền tệ của NHTW trong các thời kỳ, từ đó xác định vai trò, vị trí của NHTW trong việc kiểm soát thị trường tiền tệ trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay. Và đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của NHTW trong việc kiểm soát thị trường tiền tệ hiện nay. Luận án có những phân tích, đánh giá về vai trò quản lý điều hành của Ngân hàng TW đối với TTTT, tuy nhiên chưa đưa ra nhìn nhận trên giác độ thị trường.

-Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Lê Đức Thọ về đề tài “Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước ở nước ta hiện nay”. Luận án bảo vệ tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2005. Luận án đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng của NHTM, từ đó làm rõ vai trò của nó trong nền kinh tế. Đánh giá một cách khách quan, toàn diện và khoa học về hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM Nhà nước trong thời gian qua, tác động của nó đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Đề xuất giải pháp có tính đồng bộ nhằm đổi mới hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM Nhà nước Việt Nam. Luận án mới nghiên cứu thị trường tín dụng Nhà nước là chủ yếu, chưa có nghiên cứu các thị trường bộ phận có mối quan hệ mật thiết với thị trường tín dụng.


-Công trình nghiên cứu khoa học của tác giả PGS.TS Ngô Hướng là chủ nhiệm đề tài “Giải pháp tổ chức thanh toán trong giao dịch giấy tờ có giá trên thị trường tài chính Việt Nam”, được bảo vệ tại NHNN Việt Nam năm 2005. Mục đích nghiên cứu nhằm tổng kết lý luận và thực tiễn về lĩnh vực thanh toán trong các giao dịch GTCG ở Việt Nam, rút ra bài học kinh nghiệm nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thanh toán trong giao dịch GTCG ở Việt Nam.

-Nghiên cứu của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước: “Hệ thống giám sát các

hoạt động trên trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội ” (năm 2006) – (Đề tài khoa học cấp ủy ban). Trong đề tài này đã tập hợp, phân tích khá kỹ về kinh nghiệm của nước ngoài về xây dựng hệ thống giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán trên các sàn giao dịch chứng khoán thông qua số liệu phong phú, đa dạng. Từ đó đã đề xuất được một mô hình hệ thống giám sát áp dụng cho các sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Đề tài này thực chất là nghiên cứu về mô hình tổ chức giám sát thị trường chứng khoán áp dụng đối với Việt Nam.

-Luận án tiến sỹ của tác giả Trần Thị Thanh Tú về đề tài “ Đổi mới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam” (năm 2006); Công trình đã khái quát về cơ sở lý luận và thực tiễn về đổi mới cơ cấu vốn của doanh nghiệp Nhà nước. Phân tích và đánh giá thực trạng cơ cấu vốn của các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam đến năm 2005; đánh giá rút ra những thành tựu, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó, đưa ra phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam đến năm 2010. Luận án đã khẳng định, để doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả cần phải có một chiến lược sử dụng linh hoạt vốn chủ sở hữu và vốn nợ. Đặc biệt tác giả nhấn mạnh việc huy động vốn theo phương thức mới là phát hành trái phiếu để phục vụ mục tiêu phát triển trung và dài hạn của các doanh nghiệp Nhà nước.

-Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Phát triển các Nhà tạo lập thị trường trái phiếu ở Việt Nam” (năm 2007); Do tiến sỹ Trần Đăng Khâm làm chủ nhiệm. Tác giả đã phân tích khung lý thuyết về thị trường trái phiếu và các nhà tạo lập thị trường trái phiếu; phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động các nhà tạo lập trái phiếu ở Việt Nam. Tác giả khẳng định: Các nhà tạo lập thị trường là chủ thể hết sức


quan trọng trong quá trình phát triển thị trường trái phiếu. Hiện nay ở Việt Nam chưa có các Nhà tạo lập thị trường trái phiếu theo đúng nghĩa của nó. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một hệ thống các giải pháp khá đồng bộ nhằm phát triển các nhà tạo lập thị trường trái phiếu Việt Nam.

-Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu phát triển thị trường tài chính trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, kinh nghiệm của Hàn Quốc và vận dụng vào Việt Nam” (Năm 2008); Do PGS.TS. Nguyễn Thị Quy chủ nhiệm đề tài. Đề tài phân tích kỹ vai trò quan trọng của thị trường tài chính đối với tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội. Nhóm tác giả phân tích và đánh giá khá toàn diện thực trạng phát triển thị trường tài chính của Hàn Quốc đặc biệt từ sau cuộc khủng khoảng tài chính năm 1997. Từ đó rút ra vai trò quan trọng của Nhà nước trong phát triển thị trường tài chính. Nhóm tác giả phân tích và đánh giá thực trạng thị trường tài chính Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh phát triển thị trường tài chính Việt Nam.

-Công trình nghiên cứu của tác giả Bùi Duy Phú: “Phân tích định lượng về tác động của chính sách tiền tệ tới một số nhân tố vĩ mô của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới” (năm 2008); Trong đó tác giả đã phân tích cung tiền, vai trò của cung tiền đến một số nhân tố vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam như mối quan hệ giữa cung ứng tiền và thu nhập, giữa tiền tệ và giá cả, giữa tiền tệ và cán cân thanh toán. Tác giả đã phân tích và đánh giá thực trạng chính sách tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2006; đề xuất các giải pháp về chính sách tiền tệ Việt Nam và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực chính sách tiền tệ của Việt Nam trong những năm tới.

-Nghiên cứu của Hà Quỳnh Hoa: “Cầu về tiền và hệ quả đối với chính sách tiền tệ ở Việt Nam” (năm 2008); Tác giả đã phân tích về cầu tiền, vai trò của cầu tiền đối với phát triển kinh tế; phân tích chính sách tiền tệ mục tiêu, công cụ…của chính sách tiền tệ, những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách tiền tệ. Tác giả còn phân tích, đánh giá thực trạng về cầu tiền và chính sách tiền tệ của Việt Nam từ năm 1990 – 2008; đề xuất các giải pháp ứng dụng cầu tiền trong hoạch định chính sách tiền tệ ở Việt Nam.


-Luận án tiến sỹ của Đặng Anh Tuấn: “ Phát triển thị trường vốn ở Việt Nam” (năm 2010), Luận án đã hệ thống hóa được các khái niệm cơ bản liên quan đến thị trường vốn và phát triển thị trường vốn; phân biệt rõ khái niệm thị trường vốn; phân biệt thị trường vốn với thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán và thị trường tín dụng và phân tích vai trò của thị trường vốn đối với phát triển kinh tế. Luận án còn phân tích rõ khái niệm, tiêu chí phát triển thị trường vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường vốn trong nền kinh tế thị trường. Luận án phân tích và đánh giá được thực trạng phát triển thị trường vốn ở Việt Nam từ năm 2005

– 2009, từ đó đề xuất mục tiêu, phương hướng và các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển thị trường vốn ở Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

-Luận án tiến sỹ kinh tế của Đoàn Phương Thảo: “Đổi mới hoạt động thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” (năm 2011); trong đó luận án hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động thị trường mở của Ngân hàng Trung ương; phân tích mối quan hệ hoạt động thị trường mở với các hoạt động khác của Ngân hàng Trung ương; phân tích vai trò quan trọng của hoạt động thị trường mở đối với hoạt động quản lý tiền tệ của Ngân hàng Trung ương. Luận án phân tích kinh nghiệm tổ chức, điều hành hoạt động thị trường mở của Ngân hàng Trung ương ở một số quốc gia trên Thế giới và rút ra những bào học cho Việt Nam. Luận án phân tích những thực trạng hoạt động thị trường mở của Ngân hàng Trung ương Việt Nam đến năm 2010; rút ra những thành tựu đạt được, những tồn tại, hạn chế cùng với nguyên nhân của nó. Từ đó, luận án phân tích dự báo xu hướng hoạt động hoạt động thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lựa chọn mục tiêu và phân tích đề xuất những giải pháp, đồng thời có những kiến nghị cụ thể nhằm đổi mới hoạt động thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

-Luận án tiến sỹ của Khuất Duy Tuấn: “Điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam ” (Tháng 6 năm 2012); trong đó tác giả đã hệ thống hóa, phân tích và làm sáng tỏ hơn những vấn đề cơ bản về điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế; phân tích kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của một số nền kinh tế chuyển đổi và rút ra bài học cho Việt Nam. Luận án phân tích,

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 14/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí