CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ SAU KHI GIA NHẬP WTO
1.1. Tổng quan về tiền tệ và thị trường tiền tệ
1.1.1. Lý luận chung về tiền tệ
1.1.1.1. Quan niệm, chức năng của tiền tệ
Quan niệm về tiền tệ
Có nhiều quan niệm khác nhau về tiền tệ tùy theo quan điểm của mỗi người nghiên cứu, tuy nhiên dưới giác độ kinh tế chính trị học, sau khi xem xét lịch sử ra đời của tiền tệ gắn liền với sự phát triển các hình thái giá trị, K.Marx đã xác định bản chất của tiền tệ như sau: Tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt, được tách ra khỏi thế giới hàng hóa đóng vai trò là vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa. Nó thể hiện lao động xã hội và phản ánh quan hệ sản xuất xã hội, quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa với nhau.
Kinh tế học đã chỉ ra rằng, tiền tệ là một phạm trù kinh tế khách quan, gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Tiền tệ là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Theo Frederic S.Mishkin – trường Đại học Columbia (Mỹ) thì “Tiền tệ là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hóa, dịch vụ, hoặc trong việc trả nợ”. (Kinh tế tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính của Frederic S.Mishkin –trường Đại học Columbia xuất bản năm 1992).
Các chức năng của tiền tệ
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới - 1
- Phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới - 2
- Phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới - 3
- Những Vấn Đề Cơ Bản Của Thị Trường Tiền Tệ
- Thị Trường Tiền Tệ Trong Cấu Trúc Hệ Thống Của Thị Trường Tài Chính
- Nội Dung Phát Triển Thị Trường Tiền Tệ Sau Khi Gia Nhập Wto
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
Thước đo giá trị: Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hoá. Giá trị hàng hoá được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hoá. Do đó giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Trong đó giá trị là nhân tố giữ vai trò quyết định, là cơ sở quy định giá cả của hàng hóa. Tuy nhiên, trên thị trường do sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau nên giá cả và giá trị không phải lúc nào cũng thống nhất mà thường có một độ chênh lệch, song đứng trên tầm vĩ mô của nền kinh tế và xem xét cho cả một thời kỳ dài thì ∑ giá cả = ∑
giá trị của hàng hóa (1).
1 K. Marx – Ph.Anghen toàn tập
Phương tiện lưu thông: Lưu thông hàng hóa là sự vận động liên tục của hàng hóa khi lấy tiền tệ làm môi giới. Công thức vận động của lưu thông hàng hóa là H – T – H. Trong công thức này tiền đóng vai trò là môi giới cho trao đổi hàng hóa. Lưu thông tiền tệ là sự vận động liên tục của tiền tệ khi lấy sự trao đổi hàng hóa làm tiền đề. Lưu thông hàng hóa là cơ sở của lưu thông tiền tệ và sẽ quyết định lưu thông tiền tệ.
Phương tiện thanh toán: Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu. Trong hình thức giao dịch này trước tiên tiền làm chức năng thước đo giá trị để định giá cả hàng hoá. Nhưng vì là mua bán chịu nên đến kỳ hạn tiền mới được đưa vào lưu thông để làm phương tiện thanh toán. Sự phát triển của quan hệ mua bán chịu này một mặt tạo khả năng trả nợ bằng cách thanh toán khấu trừ lẫn nhau không dùng tiền mặt. Mặt khác, trong việc mua bán chịu người mua trở thành con nợ, người bán trở thành chủ nợ. Khi hệ thống chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi, đến kỳ thanh toán, nếu một khâu nào đó không thanh toán được sẽ gây khó khăn cho các khâu khác, phá vỡ hệ thống, khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên.
Phương tiện cất trữ: Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. Sở dĩ tiền làm được chức năng này là vì: tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải. Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền vàng. Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hoá nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại nếu sản xuất giảm lượng hàng hoá lại ít thì một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.
Tiền tệ thế giới: Khi trao đổi hàng hoá vượt khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm chức năng tiền tệ thế giới. Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải trở lại hình thái ban đầu của nó là vàng, bạc. Trong chức năng này, vàng được dùng làm phương tiện mua bán hàng, phương tiện thanh toán quốc tế và biểu hiện của cải nói chung của xã hội.
1.1.1.2. Cung cầu về tiền tệ
Sự ra đời của tiền giấy, kèm theo đặc trưng của nó chỉ là đại biểu cho giá trị, đã dẫn đến một sự thay đổi trong lưu thông hàng hóa và trao đổi. Trong thời kỳ vàng còn được coi là tiền tệ thì bản thân vàng đã có thể tự điều chỉnh các mối quan hệ
cung cầu trong xã hội, làm cho lượng tiền trong lưu thông luôn giữ được tính ổn định, từ đó dẫn đến việc luôn có được một lượng tiền hợp lý trong lưu thông thì với tiền giấy lại khác.Tiền giấy, xét trên một khía cạnh, chỉ là đại biểu của tiền vàng hay là giá trị danh nghĩa mà thôi. Nhưng tiền giấy lại không có đổi được ra vàng nên bản thân tiền giấy không thể tự điều hòa được trong lưu thông. Nếu như lượng tiền giấy đưa vào lưu thông quá cao, thừa tiền giấy sẽ dẫn đến lạm phát và ngược lại. Vì vậy, việc nghiên cứu các quy luật cung và cầu tiền tệ chính là để có được một lượng tiền giấy trong lưu thông tối ưu.
Ngân hàng Trung ương là cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm cung ứng tiền cho nền kinh tế, giữ cho quan hệ cung cầu tiền luôn cân đối để ổn định thị trường, giá cả, sản xuất, lưu thông... Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Ngân hàng Trung ương rút bớt tiền khỏi lưu thông khi nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát, cung thêm tiền vào lưu thông khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái. Bằng cách tăng giảm việc cung ứng tiền, Ngân hàng Trung ương đã điều tiết các hoạt động kinh tế.
Cung tiền
Mức cung tiền là mức tiền được cung ứng cho nền kinh tế.
Cung về tiền tệ hay còn được gọi là quá trình cung ứng tiền tệ thông qua các hành vi kinh tế của các chủ thể trên thị trường. Có nhiều tác nhân tham gia vào quá trình cung ứng tiền tệ, trong đó có NHTW có vai trò quan trọng. NHTW vừa là một tác nhân tham gia vào quá trình cung ứng, vừa có trách nhiệm kiểm soát quá trình cung ứng tiền tệ thông qua các công cụ điều hành chính sách tiền tệ của mình theo chính sách tiền tệ mở rộng (mở rộng khối lượng tiền cung ứng) hay thắt chặt, từ đó làm giảm lãi suất thị trường (hoặc tăng) và có thể còn làm tăng (hoặc giảm) mức lạm phát của nền kinh tế.
Cung tiền tệ phụ thuộc vào các nhân tố như : dự tính về khả năng sinh lợi của những cơ hội đầu tư; lạm phát dự tính; các hoạt động của Chính phủ (Phát hành các công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường để bù đắp bội chi ngân sách).
Nhìn chung, hiện nay trong xã hội có hai nguồn chính để tạo nguồn cung tiền ra thị trường, đó là NHTW và NHTM, trong đó NHTW phát hành tiền pháp định còn NHTM phát hành tiền tín dụng. Vì vậy đầu tiên có thể nhận định về mức cung của hai loại tiền này và các nhân tố ảnh hưởng như sau:
Tiền pháp định (tiền giấy)
Đây là tiền pháp định do NHTW phát hành, còn được gọi là cơ số tiền MB hay lượng tiền cơ sở. Lượng tiền giấy trong lưu thông tồn tại dưới hai dạng, dạng thứ nhất được nắm giữ bởi các chủ thể kinh tế, và được ký hiệu là C (Cash hay còn được hiểu là tiền mặt). Dạng thứ hai tồn tại trong các ngân hàng dưới dạng dự trữ, ký hiệu là R (Reserve).
Tiền tín dụng
Như vậy: MB = C+R (2)
Bên cạnh tiền pháp định do NHTW phát hành, còn có loại tiền tín dụng do các NHTM phát hành, lượng tiền này dựa trên cơ sở số tiền dự trữ R mà các NHTM nắm giữ, được ký hiệu là D (Deposit - tiền gửi tiết kiệm).
Trên cơ sở của những phân tích trên, cộng với nhận xét lượng tiền dự trữ R không được đưa vào lưu thông (nếu đưa vào lưu thông thì sẽ không còn là dự trữ nữa), chúng ta sẽ có được công thức tổng lương cung tiền MS (Money Supply).
MS = C+D(3)
Trên thực tế, với việc sử dụng tiền tín dụng của các NHTM, lượng tiền cung ứng ra lưu thông đã lớn hơn nhiều so với lượng tiền cơ sở, để so sánh sự gia tăng của lượng tiền với cơ số tiền người ta sử dụng đại lượng số nhân tiền tệ m (money multiplier)
m = MS/MB
Từ công thức này có thể thấy MS = MB x m, hay nói cách khác, lượng cung tiền phụ thuộc vào lượng tiền cơ sở và số nhân tiền tệ.
Thay MS = C +D và MB = R + C có m = (1 + C/D)/(R/D +C/D)
C/D được gọi là c (Currency Ratio): Tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi tiết kiệm R/D được gọi là r (Reserve Ratio): Tỷ lệ dữ trữ của ngân hàng thương mại. khi đó sẽ có công thức tính m: m = (1 + c) /(r + c)
Từ đây cũng có thể rút ra kết luận rằng số nhân tiền phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ của các Ngân hàng Thương mại và tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi tiết kiệm.
2 Tiền tệ Ngân hàng, Thị trường tài chính”, Nxb TC, Hà nội-2001.
3 N. GREGORY MANKIW, Giáo trình Kinh tế vĩ mô, NXB TK, Hà Nội năm 2000.
Cầu tiền
Cầu tiền tệ chính là nhu cầu nắm giữ tiền của các chủ thể kinh tế trên thị trường, bao gồm Chính phủ, các trung gian tài chính, doanh nghiệp, hộ gia đình và các tầng lớp dân cư...Nhu cầu tiền tệ của xã hội bao gồm, nhu cầu tiền tệ cho việc chi tiêu theo kế hoạch đã định trước; nhu cầu tiền tệ cho nhu cầu chi tiêu đột suất và nhu cầu đầu tư vào các công cụ sinh lời của thị trường. Cầu tiền tệ phụ thuộc vào nhiều nhân tố như sau:
-Thu nhập của công chúng: Khi thu nhập (mức sống) của công chúng tăng lên thì nhu cầu đầu tư vào thị trường tiền tệ (ngoài nhu cầu sinh hoạt) sẽ tăng lên từ đó làm cho cầu tiền tệ tăng lên. Điều này cũng lý giải vì sao ở các nước có thu nhập cao thì thị trường tiền tệ phát triển hơn các nước có thu nhập thấp.
-Mức giá cả: Keynes quan niệm rằng công chúng quan tâm đến việc số tiền (thu nhập) mà họ kiếm được có thể đáp ứng được một khối lượng tài sản, dịch vụ như thế nào. Khi thu nhập danh nghĩa không thay đổi nhưng mức giá tăng lên thì thu nhập thực tế giảm đi và đồng nghĩa với cầu tiền tệ giảm đi.
-Rủi ro và tính lỏng của các công cụ nợ
-Lợi tức thu được của công cụ nợ so với tài sản thay thế khác.
Tuy nhiên, vấn đề cần nghiên cứu trong mục này là lượng tiền trong lưu thông như thế nào là vừa đủ. Câu hỏi đặt ra là mối tương quan giữa cung tiền và cầu tiền như thế nào sẽ làm cho nhu cầu đối với tiền tệ trở lên cân bằng. Để trả lời câu hỏi này đã có rất nhiều nhà kinh tế học xây dựng những học thuyết tiền tệ khác nhau, dưới đây là một số quan điểm tiêu biểu. Tuy nhiên, tất cả các học thuyết này đều có một điểm chung, đó là dựa trên phương trình tương quan giữa tổng giá cả sản phẩm xã hội và lượng tiền trong lưu thông. Phương trình này có dạng chung như sau:
M.V = P.Q
(Đại lượng Q còn có thể được ký hiệu là Y – Yield) Trong công thức này:
+ M: Lượng tiền trong lưu thông, hay nói cách khác là lượng cung tiền.
+ V: Số vòng quay của tiền tệ trong đơn vị thời gian
+ P: Giá cả sản phẩm xã hội.
+ Q: Lượng sản phẩm xã hội.
Ngoài quan điểm của K.Marx đã trình bày ở trên và một lần nữa khẳng định rằng K.Marx là người đặt nền móng cho những lý luận về tiền tệ, thì các quan điểm đề cập tiếp theo đây sẽ đi sâu hơn vào các biến số trong công thức trên để xác định khối lượng tiền tệ cần thiết trong lưu thông.
1.1.1.3 Một số lý thuyết tiền tệ cổ điển
Lý thuyết tiền tệ của D.Ricardo
D.Ricardo (1772-1823) là đại biểu xuất sắc nhất của trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh. Ông là nghị viện Anh và là chuyên gia về lý thuyết tiền tệ vào cuối thế kỷ thứ XVIII. D.Ricardo nghiên cứu về tiền tệ và lưu thông tiền tệ trong điều kiện vào năm 1793 chiến tranh Anh – Pháp bùng nổ, buộc Chính phủ Anh phải tăng thuế và công trái từ năm 1797 Ngân hàng Anh ngừng việc đổi tín phiếu lấy vàng, làm giá cả hàng hóa tăng cao sinh ra lạm phát. Ông đặc biệt chú ý ổn định tiền tệ và chống lạm phát.
Trên quan điểm coi vàng là cơ sở của tiền tệ, Ông cho rằng phải khôi phục lại việc đổi tín phiếu ngân hàng lấy vàng. Ông ủng hộ quan điểm dùng tiền giấy thay thế tiền vàng, vì tiền giấy có ưu thế là rẻ hơn tiền vàng và dễ thay thế hơn tiền vàng. Từ đó Ông đưa ra phương án lưu thông tiền giấy đổi được vàng và đưa ra khái niệm giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị. Ông cũng khẳng định số lượng tiền cần thiết trong lưu thông phụ thuộc vào tổng giá cả hàng hóa; giá trị của tiền tệ do hao phí lao động khai thác ra tiền quyết định. Điều này dựa trên cơ sở lý luận giá trị lao động. Tuy nhiên, Ông lại không nhất quán quan điểm của mình, Ông lại cho rằng giá trị của tiền tệ phụ thuộc và số lượng của tiền. Như vậy Ông đã lẫn lộn lưu thông tiền tệ vàng và lưu thông tiền giấy.
Lý thuyết tiền tệ của K.Max
Lý thuyết tiền tệ của K.Max vẫn có giá trị hiện thực trong nền kinh tế thị trường. Ông cho rằng: Số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông là bao nhiêu là do lưu thông hàng hóa quyết định. Việc xác định số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông phải căn cứ vào các nhân tố sau đây:
-Số lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.
-Giá cả trung bình của hàng hóa.
-Tốc độ lưu thông trung bình của các đồng tiền cùng loại.
Sự ảnh hướng của các nhân tố nói trên tới số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông
được thể hiện bằng công thức: M
Trong đó:
P . Q
V
(4)
M: Số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông
P: Giá cả trung bình của hàng hóa
Q: Số lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
V: Tốc độ lưu thông trung bình của các đồng tiền cùng loại
Điều kiện: Tất cả các nhân tố nói trên phải được xem xét trên cùng một không gian và trong cùng một thời gian.
Công thức nói trên, trước tiên được áp dụng cho lưu thông tiền vàng. Về sau tiền giấy dần dần thay thế cho tiền vàng và nếu số lượng tiền giấy được phát hành phù hợp với số lượng tiền vàng thì công thức này cũng áp dụng được cho tiền giấy. Tuy nhiên, tiền giấy chỉ là giá trị danh nghĩa hay là phù hiệu của giá trị, nên nếu phát hành tiền giấy vượt quá số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông sẽ sinh ra lạm phát.
Khi tiền vừa làm chức năng phương tiện lưu thông, lại vừa làm chức năng phương tiện thanh toán thì công thức số lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định như sau:
M
Trong đó:
PQ -
(PQ b PQ k ) V
PQ d
(5)
M: Số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông
PQ: tổng số giá cả của hàng hoá lưu thông trên thị trường PQb: tổng giá cả hàng hoá bán chịu
PQk: tổng giá cả hàng hoá khấu trừ nhau
PQd: tổng giá cả hàng hoá thanh toán đã đến kỳ hạn
V: Tốc độ lưu thông trung bình của các đồng tiền cùng loại
Điều kiện:Tất cả các nhân tố nói trên phải được xem xét trên cùng một không gian và trong cùng một thời gian.
4 Tư (Lê văn), “Tiền tệ, Ngân hàng, Thị trường tài chính”; NXB TC năm 2006
5 Tiền tệ Ngân hàng, Thị trường tài chính”, Nxb Tài chính, Hà nội-2001.
Lý thuyết tiền tệ của I. Fisher6
Quan điểm của I.Fisher được thể hiện trong học thuyết số lượng tiền tệ7 của ông. Cũng dựa trên phương trình M.V = P.Q. Fisher đã đặt ra giả thiết đối với đại lượng V (số vòng quay của tiền tệ) trong ngắn hạn. Theo ông, trong ngắn hạn V là một đại lượng bất biến vì tốc độ quay vòng tiền phụ thuộc vào thói quen thanh toán, mà thói quen này rất khó thay đổi. Fisher đặt 1/V = k, (k được gọi là hệ số ưa thích tiền) từ đó dẫn đến công thức
Md = k.P.Q
(Md số lượng tiền do các chủ thể nắm giữ - cầu tiền tệ)
Với k không đổi nên lúc này Md hoàn toàn phụ thuộc vào P.Q, với P.Q là tổng chi tiêu của xã hội (cũng có thể hình dung như tổng thu nhập). Do đó, Fisher kết luận là cầu tiền là một hàm số thuần túy của thu nhập. Đồng thời lúc đó, với việc cho rằng các chủ thể kinh tế giữ tiền chỉ nhằm mục đích giao dịch nên ông đưa ra thêm một kết luận khác là lãi suất hoàn toàn không có tác động gì tới cầu tiền.
Quan điểm của trường phái Cambridge
Cũng dựa trên phương trình tương tự như Fisher, nhưng các nhà kinh tế học theo trường phái Cambridge lại xuất phát từ động cơ nắm giữ tiền của các cá nhân để nghiên cứu, theo đó các cá nhân có thể nắm giữ tiền xuất phát từ động cơ giao dịch (giống như Fisher), nhưng bên cạnh đó họ có thể giữ tiền vì mục đích cất trữ của cải.
Tuy nhiên, họ cũng xây dựng công thức giống như Fisher, với k là một hằng số không đổi, cũng có nghĩa là cầu tiền vẫn là một hàm số phụ thuộc vào thu nhập danh nghĩa. Và mặc dù không gạt bỏ được lãi suất nhưng trong công thức của họ lãi suất không được để cập tới.
Trên thực tế, bằng những khảo sát người ta đã phát hiện ra rằng, trái ngược với những gì hai học thuyết trên giả định, V không bất biến. Do đó, những lý thuyết này không thể giải quyết được vấn đề cần tiền vì đã không có sự hiện diện yếu tố biến động của V.
6 Irving Fisher 1887 – 1947, nhà kinh tế học Mỹ
7 Quantity theory of Money