Theo Tính Chất Pháp Lý Của Thị Trường


của các NHTM trên TTLNH còn có cả các công ty Đầu tư và các định chế tài chính khác cùng tham gia, chính xác hơn nên gọi là thị trường liên giao dịch(Interdealer)[54]

Đối với thị trường tài chính nói chung, thị trường liên ngân hàng là một trong những thị trường cơ sở và quan trọng nhất vì hầu hết các giao dịch mua và bán tiền tệ được chu chuyển qua kênh thị trường liên ngân hàng toàn cầu. Do đó, trọng tâm của thị trường hối đoái là thị trường liên ngân hàng.

Ở Mỹ và một số TTNH lớn khác, thị trường Interbank được thực hiện dưới hai hình thức: TTLNH trực tiếp giữa các ngân hàng với ngân hàng và TTLNH gián tiếp thông qua môi giới [48]

Trên TTLNH trực tiếp: Các dealer của các ngân hàng hỏi giá và báo giá lẫn nhau thông qua các phương tiện truyền thông, điển hình là thông qua điện thoại, telex và hệ thống giao dịch điện tử.Trong một giao dịch bao giờ cũng có hai dealer của hai ngân hàng tham gia. Một dealer hỏi giá và một dealer báo giá, dealer hỏi giá còn được gọi là dealer khởi tạo giao dịch (“initiator”), khi hỏi giá, dealer hỏi giá thường không nói cho đối tác biết mình muốn mua hay bán, trong khi đó dealer báo giá phải báo giá hai chiều mua và bán, vì thế, thị trường gọi những nhà giao dịch trên TTLNH là nhà tạo giá (Market Maker).

Trên TTLNH gián tiếp: Các dealer gửi các lệnh có giới hạn(limit order) lệnh mua hay lệnh bán với số lượng xác định đến nhà môi giới cuả mình. Các nhà môi giới đối chiếu và làm khớp các lệnh mua và bán, cung cấp giá tốt nhất cho khách hàng của mình giá mua cao nhất và giá bán thấp nhất “inside spread” Các nhà môi giới được hưởng hoa hồng từ hai bên khi giao dịch thành công.

So sánh giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trực tiếp và gián tiếp, ta thấy có những điểm khác biệt sau:

Trong giao dịch trực tiếp, các dealer luôn biết đối tác của mình là ai, trong khi trong giao dịch gián tiếp các dealer chỉ biết chi tiết của đối tác khi giao dịch được thực hiện;


Trong giao dịch trực tiếp các dealer luôn sẳn sàng báo giá và phải chịu sự ràng buộc đối với giá mình đưa ra. Với giao dịch qua môi giới, các dealer có thể chủ động hơn trong việc quyết định giao dịch tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích của mình; các dealer không cần phải báo giá hai chiều; các dealer có thể hủy bỏ lệnh giao dịch khi nó chưa thực hiện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

Trong giao dịch trực tiếp việc hỏi giá và báo giá diễn ra liên tục nhưng tỷ lệ được giao dịch không nhiều. Hình thức giao dịch gián tiếp qua môi giới dễ dàng khớp lệnh hơn, làm tăng tính thanh khoản cho thị trường.

- Thị trường khách hàng hoặc thị trường bán lẻ (Non- Interbank), trong đó các ngân hàng giao dịch với khách hàng thương mại của mình, các khách hàng không phải ngân hàng giao dịch với nhau. Hay còn gọi là giao dịch trên thị trường bán lẻ, là những giao dịch giữa NHTM và khách hàng mua bán lẻ. Trong giao dịch này, các khách hàng sẽ giao dịch theo tỷ giá mà NHTM yết công khai. Tỷ giá giao dịch trên thị trường mua bán lẻ được gọi là tỷ giá bán lẻ. Các NHTM thường tính toán tỷ giá mua bán lẻ trên cơ sở tỷ giá trên TTLNH, do vậy, chênh lệch giá mua và bán trên thị trường mua bán lẻ lớn hơn so với trên thị trường bán buôn.[48]

Phát triển thị trường ngoại hối trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực - 4

Giao dịch trên thị trường mua bán lẻ có qui mô tương đối nhỏ và không đồng đều. Tỷ giá trên thị trường này thường không có biến động mạnh tỷ giá được yết buổi sáng có thể sẽ được sử dụng cả ngày đối với tất cả các giao dịch.

Thủ tục thanh toán: Thông thường việc thanh toán giữa các ngân hàng được thực hiện qua một hệ thống thanh toán điện tử như SWIFT (The Society for Worldwide Interbank Financecial Telecommunication). Ở Mỹ các ngân hàng giao dịch ngoại hối thanh toán bằng USD giữa các ngân hàng thông qua CHIPS- Clearing House Interbank Payments System [54]

1.1.3.2. Theo tính chất giao dịch


Thị trường giao ngay là thị trường thực hiện giao dịch giao ngay có ngày giá trị là hai ngày làm việc sau ngày ký hợp đồng và giao dịch giao ngay được coi là giao dịch sơ cấp(Primary operation);


Thị trường phái sinh đây chính là nơi thực hiện các giao dịch phái sinh (Derivative operations) bao gồm giao dịch kỳ hạn, hoán đổi, tương lai, quyền chọn. Các giao dịch của thị trường phái sinh là những giao dịch có ngày giá trị khác hai ngày làm việc.

1.1.3.3. Theo tính chất pháp lý của thị trường

Thị trường ngoại hối chính thức (Official Market FX): Là thị trường giao dịch ngoại hối của các tổ chức tín dụng với các cá nhân, tổ chức kinh tế và các tổ chức tín dụng được phép khác, thị trường này hoạt động theo các nguyên tắc, thể chế do nhà nước qui định trong các văn bản pháp luật. Các chủ thể tham gia được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

Thị trường ngoại tệ không chính thức(Unoffictial Market FX): trong nhiều nghiên cứu thị trường này được biết đến với tên gọi là thị trường chợ đen( black market), kinh tế ngầm (underground economic), Grosse(1994) định nghĩa TTNH chợ đen là thị trường mua bán ngoại tệ bên ngoài hệ thống tài chính hợp pháp của một quốc gia [56] , trong nghiên cứu của Janivier gọi là thị trường ngoại hối song song mà sự tồn tại của thị trường này là tình trạng dư cầu ngoại tệ do phản ứng của sự kiểm soát cung ngoại hối cuả chính phủ[4343], hay khi mà tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường có sự chênh lệch đáng kể sẽ là cơ sở tồn tại thị trường chợ đen [42].

1.1.3.4. Theo tính chất tập trung của thị trường


Hai đặc trưng chủ yếu phân biệt TTNH với những thị trường tài chính khác là hầu hết thị trường là không tập trung và doanh số giao dịch rất lớn

Thị trường phi tập trung (The Over The Counter -OTC): các bên tham gia thực hiện giao dịch với nhau bằng cách sử dụng điện thoại, telex, mạng máy tính mà không cần phải tập trung tại một khu vực địa lý như sàn giao dịch [47]. Giao dịch giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi và một phần giao dịch quyền chọn được thực hiện trên thị trường phi tập trung.

Thị trường tập trung (Centralized market) hay Sở giao dịch- The Exchange:

các giao dịch tương lai và một phần giao dịch quyền chọn được thực hiện tại Sở


giao dịch. Muốn được giao dịch phải là thành viên của sàn giao dịch và tuân thủ những qui định về ký quỹ, mở tài khoản giao dịch, nếu không phải là thành viên thì có thể giao dịch thông qua môi giới là thành viên của Sở giao dịch. Sở giao dịch có trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và đưa ra những qui định về loại tiền được giao dịch, khối lượng giao dịch, về kỳ hạn và giới hạn mức biến động của tỷ giá.

Trên thị trường tập trung, giao dịch được thực hiện với mức giá được công bố công khai và tất cả những nhà kinh doanh trên thị trường đều có cơ hội đối mặt với các mức giá như nhau. Ngược lại, trên thị trường phi tập trung, giá được yết và các giao dịch được thực hiện riêng lẽ, có thể được thực hiện qua phương tiện truyền thông [46].Ví dụ như Sở giao dịch chứng khoán Newyork(Newyork Stock Exchange- NYSE), Sở giao dịch chứng khoán London(London Stock Exchange-LSE) là những thị trường tập trung.

Để biết được cơ chế hoạt động của thị trường cũng như đánh giá mức độ phát triển của một TTNH phải xem xét các thành viên tham gia, phân loại thành viên tham gia tùy vào tiêu thức là hình thức tổ chức hay chức năng của thành viên đối với thị trường.

1.1.4. Các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối

1.1.4.1. Phân loại theo hình thức tổ chức


Theo hình thức tổ chức chúng ta có thể phân các chủ thể thành năm nhóm chính: các khách hàng mua bán lẻ, các ngân hàng thương mại, các định chế tài chính khác, các nhà môi giới và các ngân hàng trung ương.

Nhóm khách hàng mua bán lẻ.

Nhóm này bao gồm các công ty nội địa, các công ty đa quốc gia, những nhà đầu tư quốc tế và tất cả những ai có nhu cầu mua bán ngoại hối nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động của chính mình. Các cá nhân cũng có thể tham gia vào thị trường ngoại hối, ví dụ những người đi du lịch, đi nước ngoài học tập, công tác… có nhu cầu mua ngoại tệ và thường là bằng tiền mặt. Tuy nhiên, loại giao


dịch bằng tiền mặt như vậy chỉ chiếm một phần nhỏ, không quan trọng trong tổng giá trị của các giao dịch ngoại hối được thực hiện. Nhóm khách hàng mua bán lẻ tham gia trên thị trường với hai mục đích chính: chuyển đổi tiền tệ và phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Các ngân hàng thương mại.

Các NHTM tham gia giao dịch trên cả hai thị trường, bán lẻ và bán buôn nhằm hai mục đích:

Thị trường bán lẻ còn được gọi là thị trường khách hàng, ngân hàng cung cấp dịch vụ cho khách hàng, mua bán ngoại tệ cho khách hàng theo tỷ giá niêm yết, phần lớn các hoạt động trên thị trường mua bán lẻ của các NHTM thường được xem là hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng, chủ yếu là mua hộ, bán hộ, chuyển tiền hộ.

Trên thị trường bán buôn còn được gọi là TTLNH các NHTM giao dịch với nhau; họ hoạt động chủ yếu như là các nhà đầu cơ chấp nhận rủi ro ngoại hối kiếm lời thông qua sự biến động của tỷ giá. Với hoạt động đầu cơ, các ngân hàng thương mại làm thay đổi cơ cấu tiền tệ các tài sản có và các tài sản nợ của mình tạo trạng thái mở ngoại tệ nên đối mặt với rủi ro về tỷ giá, vì thế đòi hỏi các giao dịch viên phải thận trọng, chính xác và nhạy bén. Ngoài ra, các NHTM còn thực hiện nghiệp vụ arbitrage - kinh doanh chênh lệch tỷ giá để kiếm lời hoặc phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho chính các hoạt động của mình.

Các định chế tài chính khác.

Nhóm này bao gồm các ngân hàng đầu tư, các công ty tài chính, các quỹ đầu tư, các quỹ hưu trí và các quỹ tương hỗ. Họ thường tham gia giao dịch ngoại hối với quy mô giao dịch lớn, phục vụ ngoại hối cho đa dạng khách hàng và cạnh tranh với các NHTM, góp phần hình thành thị trường bán buôn [54].

Các NHTM, các định chế tài chính khác và các công ty lớn giao dịch với nhau bằng hai cách. Cách thứ nhất là giao dịch trực tiếp với nhau thông quan điện thoại hoặc thông qua hệ thống kinh doanh điện tử. Cách thứ hai là giao dịch thông qua các nhà môi giới.


Các nhà môi giới ngoại hối.

Đây là nhóm chủ thể tham gia phổ biến thông tin thị trường và thực hiện việc làm khớp các giao dịch giữa người mua và người bán. Khác với các nhà kinh doanh, các nhà môi giới không tạo ra các trạng thái ngoại hối cho mình mà kiếm lợi nhuận thông qua việc thu phí hoa hồng môi giới. Các nhà môi giới hoạt động khắp toàn cầu, cung cấp dịch vụ 24/24 cho thị trường.

Các ngân hàng trung ương.

NHTW thực hiện việc mua bán ngoại tệ thông qua giao dịch trực tiếp với các NHTM hoặc thông qua các nhà môi giới

Ngoài ra NHTW tham gia mua bán ngoại tệ trên TTNH để thực hiện các hoạt động thanh toán của chính phủ.

1.1.4.2. Phân loại theo chức năng trên thị trường


Theo chức năng hoạt động trên TTNH, các chủ thể tham gia thị trường có thể phân thành các nhóm sau: nhà tạo giá sơ cấp, nhà tạo giá thứ cấp, nhà chấp nhận giá, nhà môi giới, nhà đầu cơ và người can thiệp trên thị trường [48].

Nhóm các nhà tạo giá sơ cấp: Bao gồm các NHTM lớn, các nhà kinh doanh đầu tư lớn và một số công ty lớn, thực hiện tạo giá trên thị trường bán buôn – thị trường liên ngân hàng. Họ là những nhà kinh doanh chuyên nghiệp trên thị trường, họ sẵn sàng tạo giá lẫn cho nhau trên cơ sở yết giá hai chiều. Khi được yêu cầu, họ sẽ yết đồng thời cả giá mua vào và bán ra và sẵn sàng mua và bán theo tỷ giá đã yết. Các nhà tạo giá sơ cấp còn được gọi là những nhà bán buôn.

Các nhà tạo giá thứ cấp thường là các NHTM, tạo giá trên thị trường bán lẻ – thị trường khách hàng, tạo giá một chiều trên cơ sở yết giá hai chiều cho các khách hàng của mình. Nghĩa là họ đưa ra tỷ giá mua vào và bán ra cho khách hàng nhưng khách hàng không phải là người tạo giá ngược lại cho các NHTM. Việc tạo giá trên thị trường bán lẻ được thực hiện trên cơ sở tỷ giá được hình thành trên thị trường bán buôn.


Các nhà chấp nhận giá là những khách hàng mua bán lẻ. Họ đơn thuần chấp nhận giá đưa ra của các thành viên tạo giá trên thị trường bán lẻ và tiến hành giao dịch. Đôi khi các NHTM lớn cũng là những người chấp nhận giá khi mua và bán những đồng tiền mà họ không giao dịch tích cực.

Nhóm các nhà cung cấp dịch vụ bao gồm các tổ chức cung cấp thông tin cập nhật thường xuyên về thị trường và cung cấp các hệ thống giao dịch điện tử như Reuters, Telerate và Knight-Ridder là các nhà cung cấp dịch vụ nổi tiếng.

Nhóm các nhà môi giới đóng vai trò trung gian giữa người mua và người bán trên thị trường. Các nhà môi giới giúp người mua và người bán tiếp cận các cơ hội kinh doanh tốt, tiết kiệm thời gian, chi phí và làm cho thị trường hoạt động sôi động. Tại một thời điểm, một nhà môi giới có thể nhận được nhiều lệnh mua và bán từ các chủ thể khác nhau trên thị trường. Nhà môi giới sẽ lựa chọn tỷ giá mua cao nhất và tỷ giá bán thấp nhất để tạo thành giá chào tốt nhất cung cấp cho người hỏi giá. Người môi giới không kinh doanh cho chính mình không tạo trạng thái ngoại tệ mở vì thế họ cũng không đối mặt với rủi ro tỷ giá biến động [55].

Nghiệp vụ môi giới có thể được thực hiện bằng các hình thức: (1)Môi giới bằng giọng nói(Voice-Broker), là những người có kỷ năng trong việc thực hiện giao dịch cho khách hàng và mức độ tin tưởng của khách hàng quyết định sự thành công của nhà môi giới giọng nói. Để thực hiện chức năng này, những nhà môi giới phải tiếp cận với một số lượng lớn các nhà giao dịch và biết rõ tỷ giá mà tại đó những người tham gia thị trường được chuẩn bị để mua và bán, cùng một lúc họ phải liên lạc bằng điện thoại với nhiều nhà giao dịch để thỏa thuận về điều kiện thị trường, số lượng giao dịch và tỷ giá thực hiện. (2) Khớp lệnh tự động (Automated Oder-Matching) hay hệ thống môi giới điện tử (Electronic Broking Systems) với hệ thống này các nhà giao dịch có thể thấy trên màn hình của họ tỷ giá mua và bán được yết của những đối tác tiềm năng để sẳn sàng giao dịch, khi được khớp lệnh giao dịch tự động thực hiện. (3) Nhà môi giới trên sàn giao dịch


tương lai và quyền chọn, lệnh từ khách hàng sẽ được chuyển đến cho nhà môi giới tại sàn (Floor broker). Nhà môi giới tại sàn cố gắng thực hiện lệnh trên sàn hối đoái bằng cách đấu giá mở (by open outcry) [54].

Nhóm các nhà đầu cơ hoạt động tương đối mạnh trên TTNH, họ mua vào hay bán ra một đồng tiền nhất định trên cơ sở phán đoán của mình về xu hướng biến động tỷ giá, chấp nhận duy trì trạng thái ngoại hối mở, họ có thể thu được lợi nhuận hoặc phải chịu thua lỗ khi tỷ giá biến động. Các nhà đầu cơ thường bị buộc tội gây ra những biến động trên các thị trường, gây tác động không tích cực đến nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, yếu tố đầu cơ là cần thiết nhằm tăng tính thanh khoản cho thị trường và làm cho thị trường sôi động. Hoạt động đầu cơ trên TTNH không được chính phủ của các nước Đông Nam Á chấp thuận vì họ cho rằng đầu cơ sẽ tạo nên rắc rối gây nên tình trạng mất ổn định [50].

Người thực hiện chức năng can thiệp

Sự tham gia của những NHTW trên TTNH của nước họ có sự khác nhau về mức độ, cách thức và mục đích tham gia, hoạt động của NHTW đóng vai trò rất quan trọng bởi vì tác động của những giao dịch do NHTW thực hiện có vai trò định hướng sự biến động của tỷ giá, các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối luôn chăm chú theo dõi các hoạt động của NHTW để dự đoán các chính sách kinh tế vĩ mô trong tương lai, dự báo sự biến động của tỷ giá và đưa ra các quyết định phù hợp trên thị trường.

Việc lựa chọn cơ chế tỷ giá sẽ xác định khung cơ bản mà trong đó NHTW thực hiện hành động can thiệp của nó, phạm vi và phương pháp thực hiện phụ thuộc trước hết vào cơ chế tỷ giá hối đoái của mỗi nước [54]. Đó là việc NHTW sẽ thả nổi tỷ giá cho thị trường tự quyết định hay NHTW sẽ tác động vào tỷ giá thông qua các hoạt động can thiệp của mình bằng cách mua vào hay bán ra ngoại tệ trên TTNH.

Trong chế độ tỷ giá cố định, NHTW thường xuyên can thiệp với mục đích duy trì tỷ giá trong một biên độ tỷ giá nhất định. Trong chế độ tỷ giá thả nổi có

Xem tất cả 204 trang.

Ngày đăng: 14/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí